Phần mềm kế toán nào phù hợp nhất với công ty bạn

  • Thread starter phunv
  • Ngày gửi
P

phunv

Guest
7/9/05
1
0
0
49
Ha Noi
Lựa chọn một sản phẩm phần mềm kế toán phù hợp là một công việc thực sự khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Có quá nhiều sản phẩm phần mềm kế toán và mỗi nhà cung cấp lại có những lựa chọn khác nhau cho người sử dụng sản phẩm của họ.

Đánh giá các tính năng của sản phẩm theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp là một trong những bước đi quan trọng nhất nhằm lựa chọn một sản phẩm phần mềm kế toán phù hợp với giá cả hợp lý.

Doanh nghiệp không ngừng thay đổi, hoạt động của doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi để cạnh tranh tốt hơn trong một môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Vì vậy cần phải quan tâm đến những tính năng của phần mềm có thể đáp ứng yêu cầu tương lai của bạn.

Bạn thử tham khảo xem bạn cần những gì trong danh sách sau, và đặt ra câu hỏi là phần mềm bạn đang lựa chọn có đáp ứng đc yêu cầu mà doanh nghiệp của bạn cần hay không.

Bạn có thể tải danh sách này dạng file Excel để tham khảo ở đây

1 Kế toán phải thu, bán hàng
1.1 Nhập hóa đơn bán hàng theo lô
1.2 Khai báo thuế GTGT khi lập hóa đơn bán hàng
1.3 Thuế GTGT theo địa điểm bán hàng
1.4 Theo dõi các khoản phải thu chưa lập hóa đơn
1.5 Theo dõi đặt cọc, các khoản trả trước
1.6 Hàng bán trả lại
1.7 Theo dõi hàng đi đường
1.8 Theo dõi hàng gửi bán
1.9 Thông báo thu tiền cho các khoản doanh thu chưa lập hóa đơn
1.10 Sử dụng điều khoản thanh toán có chiết khấu thanh toán
1.11 Chi tiết thanh toán công nợ theo từng hóa đơn
1.12 Quản lý công nợ khách hàng theo tuổi nợ, định mức công nợ
1.13 Tính lãi các khoản nợ quá hạn
1.14 Có sự khác nhau giữa khách mua hàng và khách thanh toán công nợ
1.15 Tạo biên bản đối chiếu công nợ
1.16 Quản lý bán hàng theo hợp đồng
1.17 Quản lý bán hàng theo từng CBCNV
1.18 Quản lý đại lý
1.19 Quản lý doanh thu theo từng loại hình hoạt động kinh doanh
1.20 Quản lý khách hàng theo nhiều cấp
1.21 Quản lý hàng hóa theo nhiều cấp
1.22 Theo dõi bán hàng theo lãnh thổ, vùng địa lý
1.23 Quản lý giá hàng hóa dựa trên khách hàng, nhóm khách hàng
1.24 Giá hàng hóa dựa trên số lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra
1.25 Quản lý khai báo chiết khấu cho từng khách hàng, loại hàng, nhóm khách hàng
1.26 Theo dõi chi phí vận chuyển trên hóa đơn bán hàng
1.27 Bán hàng và thanh toán bằng ngoại tệ
1.28 Tự đổng tính chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khi thanh toán
1.29 Sử dụng nhiều đơn vị tính cho cùng một mặt hàng khi bán ra
1.30 Tự động tính hàng khuyến mãi
1.31 Hoa hồng bán hàng hóa và dịch vụ
1.32 Quản lý báo giá
1.33 Quản lý đơn hàng

2 Kế toán phải trả, mua hàng
2.1 Nhập hóa đơn mua hàng theo lô
2.2 Theo dõi hóa đơn mua hàng nhập khẩu
2.3 Khai báo thuế GTGT khi lập hóa mua hàng
2.4 Chi tiết thanh toán công nợ theo từng hóa đơn
2.5 Quản lý công nợ khách hàng theo tuổi nợ, định mức công nợ
2.6 Theo dõi chi phí vận chuyển trên hóa đơn bán hàng
2.7 Phân bổ chi phí vận chuyển cho từng hóa đơn, mặt hàng tự động theo tiêu thức số lượng, giá trị
2.8 Mua hàng và thanh toán bằng ngoại tệ
2.9 Tự đổng tính chênh lệch tỷ giá ngoại tệ khi thanh toán
2.10 Quản lý mua hàng theo hợp đồng
2.11 Sử dụng nhiều đơn vị tính cho cùng một mặt hàng khi mua vào
2.12 Có sự khác nhau giữa khách bán hàng và khách thanh toán công nợ
2.13 Quản lý báo giá
2.14 Quản lý đơn hàng

3 Kế toán kho, vật tư, hàng hóa
3.1 Tự động nhập kho vật tư khi làm hóa đơn mua hàng
3.2 Tách biệt nhập kho vật tư và hóa đơn mua hàng
3.3 Tự động xuất kho vật tư khi làm hóa đơn bán hàng
3.4 Tách biệt xuất kho vật tư và hóa đơn bán hàng
3.5 Theo dõi nhiều kho
3.6 Tự động tạo chứng từ nhập chuyển kho từ chứng từ xuất chuyển kho
3.7 Chuyển loại vật tư hàng hóa
3.8 Nhập xuất điều chỉnh
3.9 Kiểm kê hàng tồn kho
3.10 Tự động hạch toán chênh lệch kiểm kê
3.11 Tự động quản lý hao hụt
3.12 Quản lý vật tư theo lô
3.13 Quản lý vật tư theo ngày hết hạn sử dụng
3.14 Nhập xuất vật tư theo nhiều đơn vị tính
3.15 Tự động quy đổi giữa các đơn vị tính
3.16 Giá vốn bình quân cuối kỳ
3.17 Giá vốn bình quân cuối kỳ theo từng kho
3.18 Giá vốn tức thời
3.19 Giá vốn đích danh
3.20 Giá vốn nhập trước xuất trước
3.21 Phuơng pháp tính giá vốn khác nhau theo từng nhóm vật tư, hàng hóa
3.22 Xuất vật tư cho sản xuất theo từng bộ phận sử dụng
3.23 Xuât vật tư cho sản xuất theo từng vụ việc, nội dung công việc, đối tượng tính giá thành
3.24 Quản lý định mức hàng tồn kho
3.25 Quản lý vật tư thu hồi
3.26 Quản lý vật tư trong kho theo ngăn, giá, kệ
3.27 Quản lý mã vật tư hàng hóa theo nhiều cấp
3.28 Quản lý và tính giá thành vật tư gia công
3.29 Lắp ráp vật tư, hàng hóa
3.30 Tính giá vốn vật tư lắp ráp
3.31 Chia tách vật tư hàng hóa
3.32 Tính giá vốn vật tư bóc tách

4 Kế toán Tài sản cố định
4.1 Nhập thông thẻ mua mới, thẻ đã có
4.2 Tăng, giảm nguyên giá tài sản
4.3 Điều chỉnh khấu hao tài sản
4.4 Quản lý tài sản theo bộ phận sử dụng
4.5 Điều chuyển tài sản giữa các bộ phận sử dụng
4.6 Ngừng khấu hao tài sản
4.7 Thanh lý tài sản
4.8 Cho thuê tài sản
4.9 Tài sản đi thuê
4.10 Tài sản thế chấp
4.11 Tính khấu hao theo tháng
4.12 Tính hao mòn theo năm
4.13 Khấu hao giảm dần
4.14 Tự động tính khấu hao
4.15 Tự động hạch toán khấu hao vào chi phí

5 Kế toán thuế GTGT
5.1 Tự động kê khai thuế mua vào từ hóa đơn mua hàng
5.2 Tự động kê khai thuế bán ra từ hóa đơn bán hàng
5.3 Phân bịêt thuế suất 0% và không chịu thuế
5.4 Kê khai nhiều hóa đơn trên một phiếu thu
5.5 Kê khai nhiều hóa đơn trên một phiếu chi
5.6 Ghi các khoản điều chỉnh tăng giảm
5.7 Tự động kết xuất bảng kê mua vào, bán ra, tờ khai ra phần mềm HTKK của Tổng cục thuế
5.8 In mã vạch trên bảng kê, tờ khai
5.9 Theo dõi thuế theo từng đơn vị quản lý thuế (hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn)

6 Thuế TNCN, thuế nhà thầu, thuế tài nguyên
6.1 Theo dõi và tính thuế thu nhập cá nhân hàng tháng
6.2 Quyết toán thuế TNCN
6.3 Thuế tài nguyên
6.4 Thuế nhà thầu

7 Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm
7.1 Hạch toán chi phí chi tiết theo yếu tố chi phí
7.2 Theo dõi chi phí theo từng nội dung công việc, bộ phận sản xuất, đối tượng tính giá thành
7.3 Phân bổ chi phí theo các tài khoản khác (doanh thu, chi phí khác)
7.4 Phân bổ chi phí theo các tài khoản khác (doanh thu, chi phí khác)
7.5 Phân bổ chi phí theo hệ số sản phẩm
7.6 Phân bổ chi phí theo tỷ lệ %
7.7 Phân bổ chi phí theo yêu cầu đặc thù
7.8 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
7.9 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
7.10 Tính giá thành sản phẩm theo nhiều công đoạn
7.11 Tự động kết chuyển giá thành giữa các công đoạn
7.12 Tính giá thành sản phẩm theo định mức
7.13 Tính giá thành công trình xây dựng
7.14 Tính giá thành vật tư gia công
7.15 Tính giá thành theo yêu cầu đặc thù
7.16 Hỗ trợ đồng thời nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm cùng lúc
7.17 Xác định tay chi phí dở dang cuối kỳ
7.18 Tính giá trị dở dang cuối kỳ theo phương pháp tương đương
7.19 Tính giá trị dở dang cuối kỳ theo phương pháp nguyên vật liệu chính
7.20 Tính giá trị dở dang cuối kỳ theo phương pháp đặc thù
7.21 Quản lý các khoản giảm giá thành
7.22 Quản lý sản phẩm hỏng
7.23 Tự động chuyển giá thành vào giá vốn sản phẩm nhập kho
7.24 Phân bổ chi phí công cụ, chi phí trả trước theo tháng
7.25 Phân bổ chi phí công cụ, chi phí trả trước theo tỷ lệ
7.26 Phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh
7.27 Lãi lỗ, kế quả sản xuất kinh doanh cho từng sản phẩm, loại hình sản xuất kinh doanh
7.28 Tập hợp chi phí XDCB cho từng công trình, hạng mục công trình
7.29 Luỹ kế ban đầu doanh thu, chi phí công trình, hạng mục công trình

8 Quản lý hợp đồng
8.1 Quản lý hợp đồng mua hàng
8.2 Theo dõi mua hàng theo từng hợp đồng
8.3 Theo dõi thanh toán theo từng hợp đồng mua hàng
8.4 Quản lý hợp đồng bán hàng
8.5 Theo dõi bán hàng theo từng hợp đồng
8.6 Theo dõi thanh toán theo từng hợp đồng bán hàng
8.7 Quản lý hợp đồng vay
8.8 Theo dõi các lần vay theo từng hợp đồng
8.9 Theo dõi thanh toán cho từng hợp đồng vay
8.10 Tính lãi vay
8.11 Tự động hạch toán lãi vay
8.12 Quản lý hợp đồng cho vay
8.13 Theo dõi các lần cho vay theo từng hợp đồng
8.14 Theo dõi thanh toán cho từng hợp đồng cho vay
8.15 Tính lãi cho vay
8.16 Tự động hạch toán lãi cho vay

9 Kế toán tổng hợp
9.1 Hình thức chứng từ ghi sổ
9.2 Tự động tập hợp các chứng từ ghi sổ
9.3 Tập hợp thủ công các chứng từ ghi sổ
9.4 Báo cáo theo hình thức nhật ký chung
9.5 Báo cáo theo hình thức nhật ký chứng từ
9.6 Báo cáo theo hình thức nhật ký sổ cái
9.7 Khử trùng tài khoản
9.8 Tự động kết chuyển cuối kỳ
9.9 Khai báo cách lấy số liệu các báo cáo tài chính và quản trị
9.10 In thuyết minh báo cáo tài chính trên phần mềm
9.11 Tự tạo các báo cáo quản trị theo yêu cầu
9.12 Hợp nhất báo cáo tài chính
9.13 Tự động chuyển số dư giữa các năm

10 Các phần hành kế toán khác
10.1 Theo dõi ngân hàng theo chi tiết tiểu khoản
10.2 Theo dõi ngân hàng theo đối tượng
10.3 Các bút toán ngoài bảng, bút toán đơn
10.4 Quản lý và in Thanh toán tạm ứng

11 Xử lý ngoại tệ
11.1 Đơn vị tiền tệ hạch toán chính theo VND hoặc một ngoại tệ khác
11.2 Chứng từ kế toán phát sinh theo nhiều loại ngoại tệ
11.3 Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá tài khoản tiền mặt, ngân hàng ngoại tệ cuối năm
11.4 Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá tài khoản công nợ
11.5 Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá tài khoản tiền theo phương pháp đích danh
11.6 Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá tài khoản tiền theo phương pháp bình quân cuối kỳ
11.7 Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá tài khoản tiền theo phương pháp nhập trước xuất trước
11.8 Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá tài khoản tiền theo phương pháp bình quân tức thời
11.9 Theo dõi tât cả các chứng từ và báo cáo theo một đơn vị tiền tệ hạch toán thứ 2 (kể cả chứng từ không phải ngoại tệ)
11.10 Tự động cập nhật tỷ giá hàng ngày từ Vietcombank

12 Ngôn ngữ, tiếng nước ngoài
12.1 Hỗ trợ đồng thời 3 loại ngôn ngữ (tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nhật)
12.2 Có thể thay thế một ngôn ngữ đang có bằng ngôn ngữ khác (tiếng Hàn, Trung Quốc,…)
12.3 In sổ với tên tài khoản và mã tài khoản theo 3 hệ thống khác nhau đồng thời
12.4 Tự thay đổi tiêu để trên các màn hình giao dịên, báo cáo cho phù hợp với ngôn ngữ đang sử dụng

13 Làm việc từ xa qua mạng
13.1 Kết nối với máy chủ công ty qua mạng Internet từ nhà, khi đi công tác
13.2 Xem báo cáo bằng trình duyệt web
13.3 Xem báo cáo bằng điện thoại (Smart Phone, PDA)

14 Mô hình nhiều đơn vị con
14.1 Mô hình đơn vị có nhiều đơn vị con hạch toán phụ thuộc sử dụng chung một bộ số liệu
14.2 Mô hình đơn vị có nhiều đơn vị con hạch toán độc lập theo nhiều cấp

15 Tiện ích phần mềm
15.1 Tự động kiếm soát cập nhật chứng từ có đầy đủ chi tiết tài khoản (chi tiết đối tượng, giá thành, yếu tố chi phí,…)
15.2 Tự động kiểm soát các ràng buộc giữa chứng từ và danh mục
15.4 Thêm bớt thông tin trên các màn hình cập nhật số liệu theo yêu cầu
15.5 Tạo các màn hình cập nhật số lịêu mới
15.6 Thay đổi tiêu đề mục trên các màn hình cập nhật số liệu
15.7 Tự customize mấu phiếu in (phiếu thu chi, ủy nhiệm chi,…)
15.8 Tự customize các mẫu báo cáo
a - Thay đổi định dạng, font chữ
b - Kéo dãn các cột báo cáo tùy theo số liệu
c - Thêm bớt nhóm tổng cộng
d - Thay đổi sắp xếp thứ tự
e - Thêm bớt các cột chỉ tiêu trên báo cáo
15.9 Tự tạo các mẫu báo cáo mới theo yêu cầu quản trị
15.10 Truy cập ngược từ báo cáo tổng hợp sang báo cáo chi tiết
15.11 Truy cập ngược từ báo cáo chi tiết sang chứng từ gốc
15.12 Khai báo cách đánh số chứng từ của đơn vị (định dạng số chứng từ, số chứng từ theo tháng, theo năm,…)
15.13 Truy vấn tìm kiếm dữ liệu đa dạng
a - Sử dụng các công cụ lọc tương tự Excel trên màn hình truy vấn
b - Sắp xếp chỉ tiêu trên màn hình truy vấn
c - Tạo các tổng nhóm trên màn hình truy vấn
d - Thêm bớt các cột thông tin trên màn hình truy vấn
15.14 Kết xuât các màn hình, báo cáo sang Excel, Word, PDF, HTML
15.15 Import dữ liệu từ file Excel
15.16 Tiện ích thay đổi mã các danh mục và tự động chuyển đổi các nội dung chứng từ sang mã mới
15.17 Tiện ích sát nhập các mã do bị trùng tên
15.18 Tự tạo các danh mục mới và liên kết với chứng từ
15.19 Copy chứng từ


16 Hệ thống
16.1 Tự động lưu dữ liệu định kỳ
16.2 Phân quyền người sử dụng chi tíet theo từng chức năng
16.3 Phân quyền người sử dụng theo dữ liệu (theo tk, theo kho, …)
16.4 Khóa sổ cuối kỳ
16.5 Cơ sở dữ liệu Access
16.6 Cơ sở dữ liệu MS SQL
16.7 Cơ sở dữ liệu Oracle
16.8 Hỗ trợ Unicode
16.9 Số lịêu kế toán nhiều năm
16.10 Số liệu kế toán theo từng năm

(Đây là bài đăng lại từ trang web của FTS. Bạn có thể xem bài viết gốc tại đây
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

montrietchetdi

Guest
12/1/06
35
0
0
38
Thai Binh
Bài viết của bác thật quá dài, nhưng em chỉ muốn hỏi, nếu dựa trên các tiêu chí hiện giờ thì phan mem ke toan doanh nghiep của công ty em chỉ cần phần mền thương mại, nhưng nếu độ khoảng 6 tháng nữa thì lại cần phần mềm kế toán sản xuất, vậy em phải làm gì bây giờ? liệu em nên mua phan mem ke toan doanh nghiep thương mại, sau đó 6 tháng sau mua phan mem ke toan doanh nghiep sản xuất, hay là hiện tại em cũng nên dùng phan mem ke toan doanh nghiep bản miễn phí?

Nếu dùng phan mem ke toan sản xuất giờ thì có loạn vì quá nhiều chức năng ko? và máy của em có chạy chậm hơn khi em chỉ dùng bản thương mại thôi hay ko?
 
bichdieu

bichdieu

Sơ cấp
17/8/10
27
2
0
37
Đà nẵng
www.sgd.com.vn
Phần mềm kế toán

Bài viết của bác thật quá dài, nhưng em chỉ muốn hỏi, nếu dựa trên các tiêu chí hiện giờ thì phan mem ke toan doanh nghiep của công ty em chỉ cần phần mền thương mại, nhưng nếu độ khoảng 6 tháng nữa thì lại cần phần mềm kế toán sản xuất, vậy em phải làm gì bây giờ? liệu em nên mua phan mem ke toan doanh nghiep thương mại, sau đó 6 tháng sau mua phan mem ke toan doanh nghiep sản xuất, hay là hiện tại em cũng nên dùng phan mem ke toan doanh nghiep bản miễn phí?



Nếu dùng phan mem ke toan sản xuất giờ thì có loạn vì quá nhiều chức năng ko? và máy của em có chạy chậm hơn khi em chỉ dùng bản thương mại thôi hay ko?

Nếu 6 tháng nữa, Công ty của bạn cần phần mềm kế toán sản xuất thì mình nghĩ bạn nên dùng phiên bản dùng thử . Để sau này chính thức dùng cả 2 chương trình quản lý TM SX thì rất dễ và tiện lợi hơn nhiều.
Biết đâu trong quá trình dùng thử sẽ tìm hiểu được đâu là chương trình phàn mềm phù hợp với công ty thì sao?
chúc bạn thành công !
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Box này ko phải box quảng cáo phần mềm. Đề nghị ai muốn hỏi mua và bán sang box Mua và bán nhé.

1. Không hỏi đáp về 1 phần mềm cụ thể
2. Không giới thiệu phần mềm cụ thể
3. Không để lại thông tin liên lạc của bất kỳ công ty, cá nhân kinh doanh phần mềm nào

Tất cả những thứ đó, bạn đều có thể làm được ở box Mua và bán. Hãy học cách viết bài đúng box các bạn nhé. Mình ko muốn (nhưng vẫn phải) xóa bài của dân kinh doanh phần mềm đâu.

Nếu các bạn "quảng cáo" theo cách của bạn chủ topic, hay của bạn montrietchetdi cũng được (nhìn qua biết là bạn bán PM rồi). Khi viết bài thì gắn link vào 1 số từ khóa, đó là cách quảng cáo hợp lệ ko bị xóa, nhưng miễn là trong nội dung ko nói tới 1 phần mềm, công ty nào cụ thể là được. Mình rất mong muốn các bạn viết bài thật hữu ích cho cộng đồng (ví dụ về lựa chọn 1 sản phẩm phần mềm, liệt kê và phân tích từng tính năng như bạn chủ topic ở trên, v.v...). Khi các bạn viết bài với chất lượng cao như những chuyên gia thật sự, tự các bạn đã PR cho chính thương hiệu của công ty mình rồi (chứ ko cần phải nêu tên cty, nêu tên SP làm gì, hãy để những thứ đó ở chữ ký của bạn khi bạn viết bài). Hãy cùng phát triển kiến thức cộng đồng và quảng cáo một cách chuyên nghiệp các bạn nhé.

P/S: Mình xóa 1 số bài mang tính quảng cáo
 
Sửa lần cuối:
M

montrietchetdi

Guest
12/1/06
35
0
0
38
Thai Binh
huhu! có một anh nào đó đã đăng lên bảo em liên lạc với anh ấy để cho file gì đó mà em chưa kịp liên lạc đã bị xóa mất rồi.
Thôi, tóm lại là giờ em cứ dùng cái phan mem ke toan mien phi đó cũng được, sau đó 6 tháng sau tính tiếp. Mà em hỏi thêm các anh chị 1 chút, ví dụ như giữa năm tài chính chẳng hạn, em thay phần mềm, tức là em sẽ có nửa sổ sách báo cáo dùng phan mem ke toan này, nửa sổ sách báo cáo dùng phan mem ke toan khác, như thế thì có sao không ạ? hay miễn là sổ sách báo có cuối năm của em đúng là được?
 
bichdieu

bichdieu

Sơ cấp
17/8/10
27
2
0
37
Đà nẵng
www.sgd.com.vn
Sỏ sách cuối năm đúng là dc rồi. Nếu phàn mềm có tính mở thì có thể chuyển số liệu sang phần mềm mới ( Nhưng cái đó khó ah nha)
 
T

tathanhstp

Guest
14/11/10
1
0
0
TP.HCM
Có thể chuyển đổi số liệu được nếu phần mềm hiện tại đang dùng có thể xuất các chứng từ ra excel. Rối sau đó mình đưa số liệu từ excel vào phần mềm mới.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
N

nguoiconxunui

Khách vãng lai
29/6/04
1,280
215
63
Bình Định
aso2pc.co.cc
1. Có điều kiện hãy chọn một nhà tư vấn giải pháp phần mềm doanh nghiệp và thuê luôn người ta viết phần mềm theo mô hình công ty minh
2. khuyến khích dùng các phần mềm có thể custom theo doanh nghiệp, cập nhật nhanh chóng các quy định pháp luật
3. Lựa chọn nhà phân phối có chế độ chăm sóc khách hàng tốt một chút
4. Hạn chế dùng loại phần mềm giới thiệu 1 đống chức năng ....mà để ngó chơi. Mỗi lần nâng cấp gần như làm lại các thủ tục từ đầu hoặc mua mới
5. Không dùng phần mềm không rõ nguồn gốc, không có bản quyền, không có hỗ trợ (lừa bán 1 phát rồi biến luôn)
--------
Nếu bạn đọc 5 điều trên (có lẽ còn thiếu) thì bạn sẽ (dự đoán) tìm được 1 phần mềm phù hợp với công ty bạn
 
Sửa lần cuối:
mrhung

mrhung

Nguyễn Trọng Hùng
23/4/08
340
19
18
Hà Giang
webketoan.vn
Phần mềm kế toán nào phù hợp nhất với công ty bạn? Ai dám chắc là trả lời chính xác câu hỏi này? vì phần mềm nào cũng có ưu nhược khác nhau phù hợp với lĩnh vực này ko phù hợp với lĩnh vực, nhiều lúc thấy bất hợp lý nhưng quyền QĐ mua PM là ở sếp cho nên chúng ta nên tạm bằng lòng với những gì mà mình đang có.
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenmai0503

Guest
25/10/10
1
0
1
Ha Noi
Bạn có thể tham khảo các phần mềm vừa dùng được cho sản xuất vừa dùng được cho thuong mại xem sao. Nếu bạn thực sự có nhu cầu thì bạn để lại tên và cách thức liên lạc với bạn, các công ty phần mềm sẽ liện hệ với bạn để tư vấn cho bạn. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn và cân nhắc để mua cho mình 1 phần mềm quản lý tài chính tôt nhất

Bạn nói vậy ko chính xác. Công nhận rằng QĐ mua phần mềm la ở sếp, nhung người làm việc trực tiếp với sản phẩm ma sếp mua về là nhân viên kế toán. Bạn có thể la 1 nhà tư vấn tôt cho sếp của mình.
 
Sửa lần cuối:
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
1. Có điều kiện hãy chọn một nhà tư vấn giải pháp phần mềm doanh nghiệp và thuê luôn người ta viết phần mềm theo mô hình công ty minh
2. Khuyến khích dùng các phần mềm có thể custom theo doanh nghiệp, cập nhật nhanh chóng các quy định pháp luật

Được thế thì hay quá! Ai cũng mong muốn có 1 đội nào đó làm riêng chỉ cho mỗi mình. Mỗi tội chi phí phát triển phần mềm theo dự án thế này thì cao ngất. Nếu làm phần mềm chuyên nghiệp thì có hàng chục người làm chứ ko phải chỉ 1 người làm, có người viết tài liệu nghiệp vụ theo KH (2-3 loại tài liệu như SRS,...), mỗi loại dài độ 2000 trang đối với phần mềm KT), có người phân tích tổng thể, có người phân tích thiết kế (làm trên công cụ phân tích UML chuyên nghiêp, tổng cộng tính ra giấy (cho dễ hình dung) là khoảng 5000 trang nữa, số manday lên khoảng mấy trăm manday mà nếu tính rate của Tây thì ko biết là bao nhiêu tiền). Đó là vẫn chưa kể coding, testing, QA, PM, v.v...

Vị chi cộng lại số công thì chi khoảng vài tỷ VNĐ (đó là do chi phí ở VN nó rẻ thì mới thế) để SX ra 1 phần mềm kế toán tử tế, chuyên nghiệp mà lại chỉ phục vụ cho 1 KH (tức là KH đó bị phân bổ hết số tiền phát triển). Trong khi phát triển phần mềm đóng gói cũng phải làm như thế, tính năng nhiều hơn thế (chắc chắn rồi vì phuc vụ cho hàng trăm hàng nghìn KH khác nhau mà) mà chi phí lại được phân bổ cho nhiều KH (và trải dài cho những KH trong tương lai) nên giá bản quyền sẽ rẻ đi rất nhiều, tài liệu đào tạo cũng đầy đủ và sinh động.

Mọi người đừng nghĩ là làm PM nó dễ, ko phải kéo kéo thả thả ra 1 cái là nó ra cái PM đâu. Làm phần mềm chuyên nghiệp thì tài liệu nhiều gấp 10 lần khối lượng coding. Và làm phần mềm có kiến trúc thì viết mệt hơn nhiều so với cái kiểu kéo kéo thả thả mà chạy cực chậm và rườm rà (kể cả mua cái DevExpress như nhiều người đang sài free cr*ck hiện nay). Người dùng đầu cuối có thể ko biết kiến trúc là gì nhưng sẽ nhận thấy PM có kiến trúc có tính thống nhất cao, ổn định và có tương lai hơn nhiều so với PM "kéo và thả". Nhìn PM 1 cái là biết ngay có công phu trong xây dựng hay không. Mình khó tin 1 cty nào nào đó mới ra đời, với 1-3 người coding mà trong tay có hàng chục cái Name phần mềm (trong đó có cả ERP nữa cơ). Cứ nhìn cái website mà thấy có quá nhiều SP "quản lý" này nọ là phải kiểm tra lại công ty đó xem có mấy trăm người. Nếu ko thì toàn là dạng SP "kéo và thả" chả đến đâu cả (dăm ba cái màn hình, menu,... ko có tính xử lý gì cũng bảo là "phần mềm quản lý").

Bạn nói vậy ko chính xác. Công nhận rằng QĐ mua phần mềm la ở sếp, nhung người làm việc trực tiếp với sản phẩm ma sếp mua về là nhân viên kế toán. Bạn có thể la 1 nhà tư vấn tôt cho sếp của mình.

Sếp mà ko dùng phần mềm (dùng ở đây ko phải là nhập liệu nhé) thì phần mềm mất đi giá trị hơn 1 nửa rồi. Sếp có thể dùng PM ở bất cứ đâu (thậm chí hiện nay còn dùng trên iPhone, BB, Nokia, v.v... nữa.)
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: nguoiconxunui
N

nguyenngocanh89

Guest
22/9/08
8
0
0
Hà Nội
Công ty em là công ty tư vấn xây dựng ( tư vấn giám sát, tư vấn đấu thâu...) thì nên dùng phần mềm nào dễ nhất ah? mong các bác tư vấn dùm ! Em đa tạ ah!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA