Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

  • Thread starter hoangkhuyenbk
  • Ngày gửi
H

hoangkhuyenbk

Sơ cấp
10/6/13
25
0
0
kon tum
Chào cả nhà! cả nhà giúp mình giải quyết vấn đề này với.......!!!
Công ty mình là cty thương mại về bán linh kiện máy tính, ...... Hiện giờ trong các phòng ban số lượng máy tính đưa vào làm CCDC đã lâu nay muốn thanh lý và thay mới toàn bộ,có 1 số bộ máy tính bị chập điện cháy hỏng.Giờ mình uôn thanh lý và xuất máy tính trong kho hàng hoá(Nhập về nhiều mà chưa bán được) ra làm CCDC.
- vậy mình có phải xuất hoá đơn ko?
- mình thanh lý máy tính nhưng ko bán mà để lấy các linh kiên để thay thế và sửa chữa sau này thì mình phải làm thủ tục gì, cần những chứng từ gì các bạn giúp mình với.
Cảm ơn cả nhà nhiều!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hoangkhuyenbk

Sơ cấp
10/6/13
25
0
0
kon tum
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

Sao ko ai giúp tớ vậy!!! hic
 
T

trang0402

Guest
25/4/13
1
0
0
bh
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận. . . Trong mọi tường hợp giảm TSCĐ hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có).
Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ. . .). Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ:
1.1 Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.
1.2 Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
- Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
1.3 Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
- Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).
- Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
Có các TK 111, 112,. . .
2. Trường hợp thanh lý TSCĐ:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,. . . kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.
Mình nghĩ bạn nên xuất hóa đơn ghi là thanh lý, tên người mua thì ghi người mua không lấy hóa đơn, đừng xé khỏi cuốn để sau này thuế kiểm tra còn nói được, giá trị thì khoảng 200-500 tùy bạn.
 
Sửa lần cuối:
congcuong

congcuong

Cao cấp
23/11/10
349
16
18
Bắc Ninh
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

Thông tư 06/2012/TT-BTC, điều 7, XUất tiêu dùng nội bộ:
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hoá đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.


Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 19: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào
các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là
1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng.
Đơn vị A lập hoá đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hoá đơn xuất tiêu dùng nội bộ.
Ví dụ 20: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
Bạn vẫn phải lập hóa đơn xuất bình thường và được khấu trừ thuế GTGT
 
H

hoangkhuyenbk

Sơ cấp
10/6/13
25
0
0
kon tum
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

Thông tư 06/2012/TT-BTC, điều 7, XUất tiêu dùng nội bộ:
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hoá đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.


Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 19: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào
các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là
1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng.
Đơn vị A lập hoá đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hoá đơn xuất tiêu dùng nội bộ.
Ví dụ 20: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có phân xưởng sợi và phân xưởng may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì cơ sở B không phải tính và nộp thuế GTGT đối với sợi xuất cho phân xưởng may.
Riêng đối với cơ sở kinh doanh có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
Bạn vẫn phải lập hóa đơn xuất bình thường và được khấu trừ thuế GTGT

m cảm ơn bạn.
cũng đọc thông tư này rùi
m hỏi thêm bạn được ko?
M kê khai thuế cả đầu ra và đầu vào vậy mình định khoản như thế này đúng ko bạn
Xuất hoá đơn
N111
có 521(doanh thu noi bo)
co 3331
Ah cả ghi nhận giá vốn N 632
có 156
M xuất làm CCDC nên khi hoá đơn đầu vào m ghi
N153
N133
có ?
M xuất Hàng hoá làm CCDC na
cảm ơn bạn
 
T

thuyduongP

Guest
27/7/13
3
0
0
Hà Nội
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

Theo quy định bạn phải xuất hóa đơn. Cách hạch toán như sau:
TH 1: - Xuất hàng hóa làm CCDC tiêu dùng nội bộ:
+ Giảm giá vốn : Nợ 632/ Có 156
+ Ghi nhận doanh thu nội bộ: Nợ 153/Có 512
+ Kế toán kê khai thuế GTGT của hàng hóa xuất ra và hạch toán Nợ 1331/Có 33311
TH2: Bạn làm biên bản thanh lý nội bộ các CCDC đó với lý do hỏng hóc không sử dụng được nữa là đc.
(Tham khảo TT244/2009/TT-BTC và TT 06/2012/TT-BTC
 
NTAC

NTAC

Cao cấp
23/7/07
1,212
12
38
35
In the blue Air
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

+ Giảm giá vốn : Nợ 142,242,642../Có 156
+ Ghi nhận doanh thu nội bộ: Nợ 632/Có 512
+ Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 33311
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Xuất hàng hoá làm công cụ dụng cụ!

+ Giảm giá vốn : Nợ 142,242,642../Có 156
+ Ghi nhận doanh thu nội bộ: Nợ 632/Có 512
+ Thuế GTGT: Nợ 1331/Có 33311

Không biết bạn có đánh nhầm tài khoản không, theo mình:

1. Nợ 142, 242, 642/ 512: Giá vốn
2. Nợ 632/ 156: Giá vốn
3. Nợ 1331/ Có 3331: Giá bán x thuế suất
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA