06 điểm khác biệt giữa các Nguyên tắc kế toán Mỹ (US.GAAP) và Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (I

  • Thread starter tuquynhhoang
  • Ngày gửi
T

tuquynhhoang

Sơ cấp
23/7/13
13
1
0
36
HCMC
Mỹ và Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ hoàn thành nhiệm vụ 8 năm nhằm phát triển một bộ các nguyên tắc mang tính toàn cầu. Cuối cùng, cái gọi là dự án hội tụ sẽ làm cho các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ (US.GAAP) sẽ tương đồng với các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
Mặc dù không chắc chắn xung quanh việc các công ty Mỹ sẽ bị buộc phải thay đổi toàn bộ theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hay không, nhưng các chuẩn mực quốc tế sẽ là “hiện diện” ở Mỹ, trích lời Ronanld Kral, Chủ phần hùn quản lý của hãng kế toán Candela Solutions, tại một hội nghị gần đây được tài trợ bởi Viện Kế toán quản trị (Institute of Management Accountants).
Các công ty tới giữa năm 2010 sẽ có đầy đủ trong tay ít nhất 10 chuẩn mực chính mới được ban hành là kết quả của dự án hợp tác giữa Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ (FASB) và Ban Soạn thảo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB). Trong đó bao gồm kế toán các công cụ tài chính, đánh giá giá trị hợp lí, cho thuê tài chính và việc ghi nhận doanh thu. FASB ban đầu dự định ban hành hàng chục bản dự thảo chuẩn mực vào tháng 6 nhưng sau đó FASB chỉ đưa ra 4 dự thảo chuẩn mực để lấy ý kiến thảo luận rộng rãi.

Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) sẽ quyết định trong năm tới liệu có yêu cầu các công ty niêm yết áp dụng các chuẩn mực quốc tế hay không. Một số ngoại lệ trong xử lý kế toán của Mỹ có thể được bổ sung vào dự thảo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Kral nói. “Một số quốc gia đã áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, tuy nhiên chỉ trong mức độ nhất định”.
Bên cạnh việc ban hành các chuẩn mực kế toán mới, FASB và IASB phải đưa ra và xử lý một vướng mắc trong kế toán trước khi dự án hội tụ giữa IFRS và US.GAAP có thể hoàn thành, Kral nói. Đưa ra phương án tối ưu cho việc hợp nhất giữa US.GAAP và IFRS có thể trợ giúp SEC trong việc ra quyết định chuyển đổi sang các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trở nên dễ dàng hơn, cũng như sẽ khiến cho US.GAAP trở nên tương đồng với IFRS ở một số khía cạnh then chốt.
Kral đưa ra 06 điểm khác biệt chính giữa US.GAAP và IFRS:

1. Sửa chữa sai sót: Theo quy định của IAS 8 “Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót”, không phải lúc nào cũng cần điều chỉnh hồi tố kế quả tài chính khi công ty sửa chữa sai sót, nhất là trong trường hợp các bút toán điều chính là không thể hoặc quá tốn kém chi phí. Trong khi đó, US.GAAP yêu cầu điều chỉnh hồi tố và trình bày lại báo cáo tài chính đối với tất cả các sai sót.

2. Không chấp nhận LIFO: Phương pháp tính giá hàng tồn kho Nhập sau - Xuất trước (LIFO) không được IAS 2 “Hàng tồn kho” chấp nhận, theo đó rất nhiều công ty của Mỹ đang áp dụng phương pháp LIFO sẽ phải chuyển sang sử dụng phương pháp tính giá khác cho dù LIFO có lợi về thuế tại Mỹ. Mặc dù LIFO được chấp nhận bởi US. GAAP, việc không áp dụng LIFO vì lý do thuế vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi.

3. Bút toán hoàn nhập khoản giảm giá tài sản: IAS 36 cho phép các công ty ghi bút toán hoàn nhập khoản lỗ do giảm giá trị tài sản về giá trị ban đầu khi lý do giảm giá trị tài sản có thay đổi tích cực hoặc không tồn tại. Tuy nhiên, US GAAP không có phép các bút toán hoàn nhập này.

4. Đánh giá TSCĐ: IAS 16 cho phép đánh giá lại tài sản cố định nhưng khi đánh giá lại một tài sản thì toàn bộ các tài sản tương tự khác trong cùng một lớp tài sản đều phải được đánh giá lại. Điều đó có nghĩa là một công ty có thể chọn áp dụng mô hình đánh giá lại nếu giá trị hợp lý của các tài sản có thể được đo lường một cách đáng tin cậy. Nhưng công ty đó phải lựa chọn một trong hai mô hình, thay vì lựa chọn áp dụng cả hai mô hình, đánh giá lại và giá gốc, cùng một lúc. US GAAP không cho phép đánh giá lại tài sản.

5. Khấu hao bộ phận thiết bị: Theo IAS 16, công ty phải ghi nhận và trích khấu hao các bộ phận thiết bị một cách riêng rẽ nếu các bộ phận này có thể hoạt động độc lập với tài sản cố định mà nó cấu thành và nếu có thời gian sử dụng hữu ích khác với tài sản đó. Trong thực tế, quy định này có nghĩa là kế toán sẽ phải dựa trên thông tin từ bộ phận vận hành để đánh giá các bộ phận thiết bị này. US GAAP cho phép khấu hao cho từng bộ phận thiết, nhưng không phải là bắt buộc.

6. Chi phí phát triển: Theo IAS 38, công ty được phép vốn hoá chi phí phát triển khi chi phí này đáp ứng đủ 6 điều kiện. Tuy nhiên, chi phí nghiên cứu vẫn không được vốn hoá và phải được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. US GAAP yêu cầu tất cả các chi phí nghiên cứu và phát triển cần phải được ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh.
Kral đồng thời cảnh bảo người lập cũng như các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính sẽ phải đối mặt với hàng loạt các ghi chú giải thích nội dung của báo cáo tài chính. Ông cho rằng “số lượng ghi chú sẽ tăng gấp hai đến ba lần” để giải thích cho các phương pháp kế toán khi IFRS yêu cầu nhiều xét đoán hơn US. GAAP. Theo đó, Kral quả quyết rằng mặc dù hệ thống chuẩn mực dựa trên nguyên tắc (principle-based) sẽ hỗ trợ tính so sánh của báo cáo tài chính, vấn đề chính là sẽ có quá nhiều ghi chú khiến cho các nhà đầu tư phải đau đầu.

(CFO.com)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA