Luật kế toán hiện hành

  • Thread starter viethieu1012
  • Ngày gửi
V

viethieu1012

Sơ cấp
29/10/08
4
0
0
33
TP Thanh Hoá
Hỏi về Luật kế toán

Hiện tại em đang học môn Luật thuế KT, e có 1 số câu hỏi về phần Luật KT muốn nhờ các bác giải đáp giúp, e xin chân thành cảm ơn!!!
1. Các phẩm chất của người làm kế toán, các điều kiện để được làm KT trưởng?
2. Nội dung và ngày nộp báo cáo tài chính, ai là người có quyền lập báo cáo TC?
3. Cách lập sổ, ghi sổ KT. trường hợp nào đc phép hủy sổ? Thời gian lưu trữ sổ?
4. Báo cáo luân chuyển tiền tệ có phải là chứng từ KT hay o?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

daikim1

Guest
12/5/10
12
1
0
34
nghe an
sax bài này tôi co trả lời đầy đủ rồi mà sao lại không thấy gì nhỉ :wall:
 
D

daikim1

Guest
12/5/10
12
1
0
34
nghe an
Luật kế toán, được Quốc hội VN thông qua năm 2003 có một số điều khoản liên quan đến kế toán viên như sau:

* Ðiều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán:

1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán[2].

* Ðiều 51. Những người không được làm kế toán

1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào c sở giáo dục, c sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.

2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước[3].

* Ðiều 55. Hành nghề kế toán

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.

2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 57 của Luật này.

3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán[4].
 
D

daikim1

Guest
12/5/10
12
1
0
34
nghe an
“Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.”

Điểm 2, điểm 3, điểm 5 Mục III Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC nêu trên quy định:
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm.
- Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý theo mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC.
+ Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
+ Một hoặc một số phụ lục kèm theo Tờ khai.

Căn cứ các quy định trên:
- Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính (không bao gồm báo cáo tài chính quý) do đó Công ty chỉ phải nộp Tờ khai thuế TNDN theo quý theo mẫu số 01A/TNDN trong thời hạn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN theo năm bao gồm cả báo cáo tài chính năm và thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN (bao gồm cả báo cáo tài chính năm) cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm d­ương lịch hoặc năm tài chính.
Trường hợp Công ty nộp báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính năm cho các cơ quan khác thì thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản h­ướng dẫn thi hành.
 
D

daikim1

Guest
12/5/10
12
1
0
34
nghe an
Quy định chung về Kế toán trưởng

Ðiều 52 của Luật kế toán quy định về Kế toán trưởng như sau:

1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Ðiều 5 của Luật này.

2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Ðiều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Ðiều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
[sửa] Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Các quy định về Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng được quy định chi tiết trong Ðiều 53 của Luật kế toán như sau:

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Ðiều 50 của Luật này;

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;

c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.

2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.

3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
 
Q

quanggol1234

Guest
10/5/10
8
0
0
ha noi
ê thằng kia đi ngủ mày mai còn đi làm :wall:
 
D

daikim1

Guest
12/5/10
12
1
0
34
nghe an
ừ thôi đi ngủ tạm viết vậy thôi bạn kia nên mua thêm sách mà tham khoả nhé
chúc bạn thành công
 
  • Like
Reactions: rubi kyomi
mynhan

mynhan

Cao cấp
18/10/07
243
5
0
Đến từ Triều Châu
Sáng qua, đọc thấy đề tài. Tối ngồi viết để trả lời cho bạn nhưng thấy đã bị chuyển bài vào box - Bài vi phạm nội quy. Lý do:Tiêu đề lúc ấy : [Hỏi] Luật kế toán?

Hiện tại em đang học môn Luật thuế KT, e có 1 số câu hỏi về phần Luật KT muốn nhờ các bác giải đáp giúp, e xin chân thành cảm ơn!!!
1. Các phẩm chất của người làm kế toán, các điều kiện để được làm KT trưởng?
2. Nội dung và ngày nộp báo cáo tài chính, ai là người có quyền lập báo cáo TC?
3. Cách lập sổ, ghi sổ KT. trường hợp nào đc phép hủy sổ? Thời gian lưu trữ sổ?
4. Báo cáo luân chuyển tiền tệ có phải là chứng từ KT hay o?
?

1. Các phẩm chất của người làm kế toán, các điều kiện để được làm KT trưởng?

Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, được Quốc hội VN thông qua năm 2003 có một số điều khoản liên quan đến kế toán viên như sau:

Ðiều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán:

1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

Ðiều 51. Những người không được làm kế toán

1. Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào c sở giáo dục, c sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.

2. Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

4. Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Ðiều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Ðiều 50 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.

2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.

3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Ðiều 55. Hành nghề kế toán

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền hành nghề kế toán.

2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán phải thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật. Người quản lý doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 57 của Luật này.

3. Cá nhân hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Ðiều 57 của Luật này và phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán

Tham khảo thêm: Quyết định số: 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ Tài Chính Về việc ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam

Người làm kế toán và người làm kiểm toán có thể vô ý vi phạm quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tùy thuộc bản chất và mức độ quan trọng của vấn đề, nếu vi phạm một cách vô ý có thể không làm ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản với điều kiện là khi phát hiện ra vi phạm thì người làm kế toán và người làm kiểm toán phải sửa chữa ngay các vi phạm đó và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết...

Người làm kế toán và người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người làm kế toán và người làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp...

Người làm kế toán và người làm kiểm toán có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng hoặc của chủ doanh nghiệp thu được trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp và phải tôn trọng nguyên tắc bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kế toán và người làm kiểm toán với khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp, tổ chức...

Người làm kế toán và người làm kiểm toán không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức hiện tại và khách hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức tiềm năng, kể cả thông tin khác, nếu không đựợc sự đồng ý của khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức...


Nhằm triển khai thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ban hành theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định có liên quan trong Luật Kế toán 2003, Trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam hướng dẫn tóm tắt một số điểm chính dưới đây thuộc phạm vi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán để áp dụng thống nhất cho tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ kế toán, các cá nhân hành nghề kế toán và người làm kế toán nói chung với phương châm “dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra” đã ban hành Công văn số 128 /HKT ngày 30/07/2007 của Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam Hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toánhttp://4wkt.net/f/kajevvy2dy6q46e.rar

Tham khảo thêm: Thông tư liên tịch số: 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH - ngày 07 tháng 02 năm 2005 của BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI “Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh” (Hiệu lực : Chưa xác định)


2. Nội dung và ngày nộp báo cáo tài chính, ai là người có quyền lập báo cáo TC?


2.1.- Ngày nộp báo cáo tài chính - Đọc thêm bài này đã được trả lời tư vân: Phân biệt thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định giữa các Luật Thuế, Luật kế toán áp dụng cho các loại hình DN, áp dụng theo Quyết định 15 và 48

Luật Thuế

Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế trong thời hạn chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm bao gồm cả báo cáo tài chính năm và thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN (bao gồm cả báo cáo tài chính năm) của các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh) cho cơ quan Thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Luật kế toán

Điều 31. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Chính phủ quy định cụ thể thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạt động và từng cấp quản lý.

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính Về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa

6.2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thời hạn công khai báo cáo tài chính chậm nhất là 120 ngày


Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp


8. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
8.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.

b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.

8.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định

2.2 .- Ai là người có quyền lập báo cáo TC?


Luật kế toán

Ðiều 54. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngoài các quyền đã quy định tại khoản 2 Ðiều này còn có quyền:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu qu của việc thi hành quyết định đó.

3.- Cách lập sổ, ghi sổ KT. trường hợp nào đc phép hủy sổ? Thời gian lưu trữ sổ?

Luật kế toán Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ

2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính.

Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.​

3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:


a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.​

6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính Về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa

7.4. Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán

7.4.1.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:

- Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của doanh nghiệp, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.
- Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.​

7.4.2. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:

- Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định.
- Tài liệu kế toán về quá trình đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
- Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán.​

7.4.3. Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định như sau:
- Tài liệu kế toán được lưu trữ vĩnh viễn là các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Việc xác định tài liệu kế toán lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác;
- Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị huỷ hoại tự nhiên hoặc được tiêu huỷ theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.​

7.5. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán
Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu quy định tại điểm 7.4 của phần quy định chung Quyết định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.​

Tìm đọc bài: Thanh lý "kết toán - thiêu hủy" các hồ sơ kế toán

Các phần nội dung còn lại: Nội dung báo cáo tài chính, cách lập sổ, ghi sổ KT - Tìm sách kế toán đọc thêm

4. Báo cáo luân chuyển tiền tệ có phải là chứng từ KT hay o?? ----> Báo cáo sao là chứng từ kế toán được. Tìm đọc trong Luật kế toán quy định thế nào là chứng từ.
 
Sửa lần cuối:
L

legiang6

Sơ cấp
2/3/09
4
0
1
nghe an
Pác nào có file hoặc đường link về luật kế toán chỉ dùm mình với nào. Thanks
 
H

hongquankt

Guest
1/3/11
3
0
0
25
hà tĩnh
anh em ai có luật ké toán hiện hành không? gửi cho mình với
mình đang muốn nghien cứu máy thứ
Cảm ơn cả nhà nhé!
 
tuannv

tuannv

Trung cấp
19/12/08
174
5
18
Hanoi
Bạn ghi địa chỉ Email để gửi cho bạn!
 
tranxinh

tranxinh

Trung cấp
1/12/10
167
0
0
34
Hà Nội
D

dau3chom

Cao cấp
29/1/10
226
4
0
sai gon
Đã biết vao diễn này mà ko biết tìm Luật kế toán ở đâu hả? Lên google gõ "Luat ke toan" không đầy 1 giây là ra thôi
 
  • Like
Reactions: ketoanmoi90
H

hnthuy

Guest
5/3/11
3
0
0
36
bien hoa, dong nai
Luật kế toán mới

Các bác ơi! Em muốn tìm hiểu về luật kế toán hiện hành thì làm sao nhỉ?
 
H

hnthuy

Guest
5/3/11
3
0
0
36
bien hoa, dong nai
Luật kế toán mới

Các anh chị ơi!em đang cần tái liệu tham khảo về luật kế toán. Hiện em đang có luật kế toán 2003.
Có bác nào biết luật kế toán mới nhất hiện nay không? cho em xin với. em tải mà hổng được nè!
Cảm ơn cả nhà nhé!:043:
 
Truc Linh 188

Truc Linh 188

Sơ cấp
12/11/11
36
1
6
Bac Ninh
Các bạn vào Google rồi gõ "Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 " rồi tải về mà ngâm cứu nhé.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA