Mỗi tuần một chuyên đề

Làm vượt quá 300 giờ đó có được tính chi phí hợp lý không?

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
By HideBoy - Thanks bác! Mến chào bác KTGG! dạo này gân cốt vẫn ok chứ ah? hiii

Tiện thể đây bác KTGG và cả nhà cho em HB hỏi: Hiện nay, một số đơn vị có sử dụng lao động, có đăng ký làm thêm 300 giờ/năm. Vậy, nếu làm thêm trên 300h/năm thì các khoản chi phí vượt quá 300 giờ đó có được tính chi phí hợp lý không? Văn bản pháp luật nào quy định việc không được hạch toán chi phí hợp lý với khoản vượt quá nêu trên!

Vấn đề này chắc nhiều địa phương gặp, vậy bao năm qua bóc tách phần chi phí vượt trội quá 300h/năm đó, căn cứ pháp lý ở đâu?

Nguồn: Làm vượt quá 300 giờ đó có được tính chi phí hợp lý không?

Đầu tiên, xin dời bài viết tại đây và tách hẳn ra topic này. Do chuyên mục: Văn bản pháp luật - Chuyên mục chỉ dùng để thông tin văn bản pháp luật, không dùng để thảo luận. Những thảo luận phải được đăng ở chuyên mục bổ sung kiến thức kế toán.


HideBoy nói:
Thanks bác! Mến chào bác KTGG! dạo này gân cốt vẫn ok chứ ah? hiii

Tiện thể đây bác KTGG và cả nhà cho em HB hỏi: Hiện nay, một số đơn vị có sử dụng lao động, có đăng ký làm thêm 300 giờ/năm. Vậy, nếu làm thêm trên 300h/năm thì các khoản chi phí vượt quá 300 giờ đó có được tính chi phí hợp lý không? Văn bản pháp luật nào quy định việc không được hạch toán chi phí hợp lý với khoản vượt quá nêu trên!

Vấn đề này chắc nhiều địa phương gặp, vậy bao năm qua bóc tách phần chi phí vượt trội quá 300h/năm đó, căn cứ pháp lý ở đâu?

Xin tha cho em, bác trong ngành đã nắm chắc, nắm vững các khoản nào là chi phí hợp lý, hợp lệ rồi, lại còn trêu em nữa sao bác. Nhỡ bác hỏi, em cố gắng chia sẻ cùng bác và các bạn đọc như sau:

a33heobsybaqm9b.gif

Mời bác và các bạn đọc tham khảo 2 văn bản hướng dẫn dưới đây:

  • Công văn số: 5014/LĐTBXH-LĐTL ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội trả lời cho Tổng Cục Thuế V/v tiền lương làm thêm giờ

  • Công văn 166/TCT-CS ngày 18/01/2010 của Tổng cục Thuế về việc khoản chi tiền lương làm thêm ngoài giờ trả lời cho Cục Thuế tỉnh Hưng Yên.

Nội dung Công văn số: 5014/LĐTBXH-LĐTL ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội trả lời cho Tổng Cục Thuế V/v tiền lương làm thêm giờ



Kính gửi: Tổng cục Thuế
Trả lời công văn số 3601/TCT-CS ngày 04/9/2009 của Tổng cục Thuế về tiền lương làm thêm giờ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ và khoản 2, mục II, Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên thì:

- Người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm nhưng không thực hiện các thủ tục quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ là không theo đúng quy định của Nhà nước.

- Người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm thêm giờ vượt quá 300 giờ trong một năm là trái với quy định của Nhà nước.


2. Căn cứ điểm 1 của công văn này và giải trình của các doanh nghiệp trong trường hợp cụ thể về việc thực hiện chế độ làm thêm giờ đối với người lao động theo quy định của Nhà nước, đề nghị Tổng cục Thuế xem xét, quyết định khoản chi trả tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động của doanh nghiệp có thuộc các khoản chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.

Đề nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo và hướng dẫn các Chi cục Thuế địa phương thực hiện quy định của Nhà nước.​

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG




Tống Thị Minh

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ LĐTL.


Nội dung Công văn 166/TCT-CS ngày 18/01/2010 của Tổng cục Thuế về việc khoản chi tiền lương làm thêm ngoài giờ trả lời cho Cục Thuế tỉnh Hưng Yên.



Kính gửi: Cục thuế tỉnh Hưng Yên.


Trả lời công văn số 942 CT/TTr1 ngày 26/6/2009 của Cục thuế tỉnh Hưng Yên hỏi về khoản chi tiền lương làm thêm giờ cho người lao động với số giờ làm thêm quá 200 giờ/năm, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định:
"l ...Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:
a) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định sau;
- Phải thoả thuận với người lao động;
- Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường;
- Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.​

Tại khoản 1c Điều 9 Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 quy định:
"Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

c) Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động,.."
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có công văn số 5014/LĐTBXH-LĐTL ngày 31/12/2009 ý kiến như sau:

" Người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm nhưng không thực hiện các thủ tục quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ là không theo đúng quy định của Nhà nước.

- Người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm thêm vượt quá 300 giờ trong một năm là trái với quy định của Nhà nước".

Căn cứ các quy định nêu trên và ý kiến của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì: khoản chi phí trả lương làm thêm giờ cho người lao động trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của các doanh nghiệp sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu được xử lý khi xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau:

- Được tính khoản tiền lương làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/người lao động vào chi phí hợp lý nếu thực hiện đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về lao động được quy định tại Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP.

- Không được tính vào chi phí hợp lý phần tiền lương làm thêm giờ cho số giờ làm thêm vượt 300 giờ/năm đối với người lao động.


Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Hưng Yên biết và căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị để hướng dẫn đơn vị./.​

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Phạm Duy Khương

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban PC; CS
- Lưu: VT, CS (3b)


Tải văn bản tại webketoan.vn

Vui lòng xem chi tiết nội dung văn bản khi áp dụng.

Các văn bản trên tính đến thời điểm này vẫn còn hiệu lực sử dụng.

Thân
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lan50

lan50

Trung cấp
11/8/10
124
1
0
TraVinh-VinhLong
Gởi các bạn xem thêm nội dung trao đổi về "Làm vượt quá 300 giờ đó có được tính chi phí hợp lý không?"

HideBoy nói:
Về vấn đề nêu trên, em xin mạn phép có ý kiến thế này ạh:
Điểm 4, khoản 2, điều 1 Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002, quy định:
"4. Trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người sử dụng lao động được phép huy động làm thêm giờ vượt quá quy định tại khoản 1 của Điều này, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động”. ("tại khoản 1" không chính xác: phải là điểm 1, khoản 2 mới đúng)
Nếu cho phép vượt quá trong trường hợp này (vượt quá thời gian làm thêm quy định tại điểm 1, khoản 2) mà không quy định vượt quá bao nhiêu, thì vượt quá 300h vẫn được tính chi phí hợp lý.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất, gặp thiên tai, hàng sản xuất ra bị hỏng, phải xử lý gấp trong 6 tháng để kịp tiến độ, phải trả lương làm thêm tới 400 giờ (1 ngày chỉ thêm 4h), thì vẫn được tính.
Ghi chú: Tại nghị định này: điểm 1 và 2, khoản 2 điều 1: quy định đến 200h. Điểm 3, khoản 2 điều 1: quy định trên 200h đến 300h (Điểm 3 chỉ quy định 1 trường hợp đặc biệt, cụ thể)

Vậy, Công văn 166/TCT-CS ngày 18/01/2010 trả lời:

"Căn cứ các quy định nêu trên và ý kiến của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì: khoản chi phí trả lương làm thêm giờ cho người lao động trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của các doanh nghiệp sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu được xử lý khi xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau:

- Được tính khoản tiền lương làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/người lao động vào chi phí hợp lý nếu thực hiện đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về lao động được quy định tại Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP.

- Không được tính vào chi phí hợp lý phần tiền lương làm thêm giờ cho số giờ làm thêm vượt 300 giờ/năm đối với người lao động."

Ngay và luôn như vậy thì chưa đủ. hiii

Thiết nghĩ:
Bộ LĐ&TBXH trả lời còn thiếu trích dẫn điểm 4, khoản 2, điều 1 Nghị định 109 là thiếu xót. Trả lời "vượt quá 300h là sai quy định nhà nước" chưa thoả đáng.
TCT chỉ ban hành công văn trả lời 1 địa phương, vậy có lấy đó làm căn cứ cho các địa phương khác được không? Hơn nữa, đó cũng chỉ là công văn hướng dẫn thực hiện thôi, không phải là "chế độ chính sách"; cũng có thể xảy ra việc hướng dẫn chưa chính xác theo quy định của pháp luật mà. Nếu như có sai xót về mặt pháp lý, DN thiệt hại, ai sẽ chịu trách nhiệm? Trung Ương hay Địa phương? Vì: Văn bản hướng dẫn nào cũng chỉ nói câu "Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:", mà:
Theo từ điển, "ý kiến" giải nghĩa thế này:
danh từ
1. cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó
Từ đồng nghĩa: quan điểm
hỏi ý kiến bạn bè
phát biểu ý kiến
góp ý kiến xây dựng
đưa ra để lấy ý kiến
2. [khẩu ngữ] lời phát biểutính chất nhận xét, phê bình
phải có ý kiến với anh ta
về việc này, cần phải có ý kiến với ban tổ chức

Điều đó nói lên rằng, quyết định vẫn phải là địa phương.

Trên đây, chỉ là ngu ý của em thôi. Có gì các bác lượng thứ! chỉ bảo thêm cho em với ạh!

@ Bác KTGG: Dạ! xin phép bác được mạn đàm chút thôi ạh! Em không dám nhận hai cụm từ: "nắm vững" và "trêu bác" đâu ạh. Bác tha cho em!

Kế toán già gân nói:
Trước hết cám ơn Hideboy đặt 1 tình huống về thời gian làm việc vượt quá 300 giờ có được xem là chi phí hợp lý/hợp lệ không?

1.- Luật Quốc Hội số:35/2002/QH10 ngày 02/02/2002 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:


Điều 69:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động

2.- Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cuả Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau: (Xin mạn phép trích lại để tiện theo dõi cùng tham luận)


Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi căn cứ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) như sau:

1- Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:


"Điều 1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau đây:

1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

2. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

3. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam;

4. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

5. Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động;

6. Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;

7. Tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình và cá nhân có thuê mướn lao động;

8. Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Nghị định này cũng được áp dụng đối với công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, thuộc tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, trừ trường hợp các văn bản pháp luật riêng cho từng đối tượng có quy định khác."​

2- Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

''Điều 5. Thời giờ làm thêm theo Điều 69 của Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm không quá 200 giờ trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

- Xử lý sự cố trong sản xuất;

- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;

- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;

- Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.

3. Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:

a) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định sau:

- Phải thoả thuận với người lao động;

- Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường;

- Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có các điều kiện như các doanh nghiệp, cơ sở quy định tại điểm a của Khoản này, nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì:

- Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ, ngành quản lý phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ, ngành quản lý đó;

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác phải xin phép và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người sử dụng lao động được phép huy động làm thêm giờ vượt quá quy định tại khoản 1 của Điều này, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động."

3- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

"Điều 12. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm các công việc theo Điều 80 của Bộ luật Lao động được quy định như:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn; công việc của thợ mỏ hầm lò; các công việc sản xuất có tính thời vụ và các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng; các công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các Bộ, ngành trực tiếp quản lý các công việc trên quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, sau khi thoả thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội."​

3.-Tiếp theo, ngày 03 tháng 6 năm 2003 Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội có ban hành Thông tư số:15/2003/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ

3. Trường hợp phải khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn

Doanh nghiệp, đơn vị được phép huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ trong một ngày khi phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị, nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Dòng chữ tô nâu đậm, nghĩa là sao? Không được tính vào tổng số giờ làm thêm nhưng DN phải trả lương. Vậy tiên lương/tiền công đó có được xem là chi phí hợp lý/hợp lệ so với văn bản số 166/TCT-CS ngày 18/01/2010 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc khoản chi tiền lương làm thêm ngoài giờ trả lời cho Cục Thuế tỉnh Hưng Yên không?

Trong khi đó, Bộ lao động chỉ yêu cầu Tổng Cục Thuế xem xét

Công văn số: 5014/LĐTBXH-LĐTL ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội trả lời cho Tổng Cục Thuế V/v tiền lương làm thêm giờ

2. Căn cứ điểm 1 của công văn này và giải trình của các doanh nghiệp trong trường hợp cụ thể về việc thực hiện chế độ làm thêm giờ đối với người lao động theo quy định của Nhà nước, đề nghị Tổng cục Thuế xem xét, quyết định khoản chi trả tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động của doanh nghiệp có thuộc các khoản chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.​

Tôi cũng ngộp khi đọc 1 loạt các văn bản hướng dẫn về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

1. Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2. Thông tư 7/LĐTBXH/TT ngày 11/04/1995 Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3. Nghị định 10/1999/NĐ-CP ngày 01/03/1999 Bổ sung Nghị định số 195/CP ngày 31/12/94 của Chính phủ quy định chỉ tiêu và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Hết hiệu lực: đã được thay thế bởi 109/2002/NĐ-CP)
4. Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cuả Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Một lần nữa, xin cám ơn Hideboy đã đưa ra tình huống mà các nhà làm Luật cần phải quan tâm xem xét lại. Đừng bảo với tôi: Luật là trên hết rồi để rồi đưa ra lập luận chỉ chấp nhận điều 69 của Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung Luật Quốc Hội số:35/2002/QH10 ngày 02/02/2002 còn các văn bản (Nghị định/Thông tư/công văn) kia chỉ mang tính tham khảo.

Qua phản ánh này, mong các bạn cùng hỗ trợ thêm nguồn thông tin để cho thành viên và bạn đọc được thông. Và nếu được, xin mọi người hãy bày tỏ tấm lòng của mình với cơ quan Nhà nước về vấn đề này.

Trong người không được khỏe lắm và thời gian cũng đã khuya rồi, tạm dừng đây nhe. Có gì ngày mai thảo luận tiếp vậy.

Thân,

Chớ "hốt thuốc" quá liều, kẻo người "tiêu dùng" uống vào lại phản tác dụng. Từ từ, cũng nhừ. Khà khà khà.
 
mynhan

mynhan

Cao cấp
18/10/07
243
5
0
Đến từ Triều Châu
Mỹ Nhân mượn câu nói của 1 bậc tiền bối:

Để sửa một luật không thể không có áp lực. Nhưng một bộ luật mà khi áp dụng tất cả các đối tượng, từ người soạn thảo, cơ quan quản lý, các đại biểu Quốc Hội, chuyên gia kinh tế, người dân... đều thấy rõ sự bất hợp lý thì việc chỉnh sửa là điều không cần phải bàn cãi. Trong trường hợp chưa thể chỉnh sửa ngay, nhất thiết phải có một giải pháp dung hòa như miễn, giảm thuế cho người dân. Số tiền miễn, giảm thuế nếu thực hiện không lớn nhưng lại đáp ứng nguyện vọng thiết thực, chính đáng của người dân và cũng là biện pháp "an sinh xã hội" hiệu quả nhất, thiết thực nhất như chủ trương của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay.

Từ từ mà sửa làm gì nôn nóng quá vậy bác gân.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Hehe. Luật Lao Động là để bảo vệ NLđ và cũng bảo vệ NSD lao động.
Trong trường hợp qui định số giờ làm ngoài giờ không vượt quá 300g là để đảm bảo quyền lợi của cả 2. Tại sao có qui định đó? Theo tôi nghỉ đó cũng là dựa trên " sức người". Và cũng không phải tự nhiên trong vấn đề quản lý nhân lực, quản lý chi phí sản xuất người ta đều phải chú ý đến mức năng suất bao nhiêu? tình huống tăng sản lượng thế nào thi phải thuê thêm nhân công? cơ cấu công nhân trong biên chế bao nhiêu thì đủ đảm bảo cho sx kd ình thường? khi tăng sản lượng thì thuê thêm bao nhiêu lao động thời vụ, tuyển thêm bao nhiêu lao động vào biên chế? Chi phí cho thôi việc là bao nhiêu?.

Hơn ai hết, KTT biết khi phải tuyển thêm lao động sẽ kéo theo bao nhiêu là chi phí liên quan.

Ở đây nói về khía cạnh thuế. Nếu thử làm phân tích, nếu 300 giờ đó, mà tất cả ngày nghỉ lễ công nhân đều phải đi làm 8 tiếng bình thường thì 10 ngày lễ trong năm cũng mất 240 giờ tăng ca rồi. Mà đâu dể gì mà mấy ngày lễ không nghỉ nên 300 giờ ngoài giờ này coi như tăng ca ngày thường, 1 giờ tính thành 1,5g. Như vậy 300 giờ nhưng thực tế là làm việc 200 giờ, như vậy tăng ca mỗi ngày không đến 1 giờ. Giả sử tăng ca ngày 2 giờ đi, thì số giờ làm thêm là khoảng 600 giờ. Nhân hệ số 1,5 nữa là gần cả ngàn giờ ah? Vượt quá xa con số 300 giờ. Mà việc tăng ca thêm 2 giờ /ngày cũng bình thường thôi mà. Thực tế là như vậy. Như vậy chi phí lương tăng thêm. Vấn đề đặt ra là chi phí lương tăng thêm này có được chấp nhận chi phí không? Nếu xét đến 3 yếu tố xác định chi phí thì vần đề còn lấn cấn ở chổ: thoả thuận làm thêm giờ vượt mức 300 giờ này có được xem là thoả thuận hợp pháp hay không? Nếu thoả thuận này là hợp pháp thì phải được xem là chi phí hợp lệ.
 
ketoanducha12

ketoanducha12

Trung cấp
18/10/11
158
10
18
Hà Nội
ketoanducha.vn
Sao bác Ke toan gia gan post được cả văn bản lên như thế nhỉ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA