Mỗi tuần một chuyên đề

tính giá thành sản phẩm trong công ty bao bì

  • Thread starter camvan2207
  • Ngày gửi
C

camvan2207

Guest
17/2/08
3
0
0
Đà Nẵng
Chào các anh chị: Công ty em hiện đang sản xuất sản phẩm bao bì PP. Từ 1 nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa, taical,... qua máy tạo sợi chạy tạo ra sợi, rồi sợi từ phân xưởng tạo sợi chuyển sang qua PX dệt để dệt ra vải cuộn (có nhiều khổ vải khác nhau). Rồi từ dệt chuyển sang cho PX cắt để cắt ra các loại bao khác nhau (cùng 1 khổ vải 40 cm có thể cắt ra bao 40 x 60, hoặc 40 x 65) thì khi tính giá thành sản phẩm mình tính như thế nào? và mình xây dựng định mức cho một cái bao sản xuất ra theo hướng như thế nào? vì sản phẩm bên em tạo ra rất nhiều loại sản phẩm. Nhờ các anh chị giúp đỡ. Thanks nhiều!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
45
Ha Noi
Chào em !

Trước hết em có biết thống kê phân xưởng để làm gì không ?

Thứ hai em phải nắm chắc qui trình và tiêu hao vật tư
Mõi loại vật tư sẽ có tiêu hao của nó !

Cái này lấy ở đâu ? Môn thông kê kinh tế !

Cái môn này các bạn bỏ qua hoặc không được học
vì cho rằng nó chả giúp gì cho mình.

Cái thứ tư kế toán giá thành thuôc kế toán quản trị nhiều hơn !

Cho nên bạn không biết thì nên hỏi bác quản đốc phân xưởng !
Cái này không thuộc quản lý của bạn - lúc này cần năng động
và giao tiếp tốt

Làm kế toán không khó, nhưng cũng chẳng phải dễ !
Kiên trì là làm được kế toán .
Mr Cù Trọng Xoay :
Sky: bacnamtraining YM: bacnamtraining
 
B

banglang 8

Sơ cấp
19/8/10
9
0
0
tp hồ chí minh
mình cũng làm tại cty sản xuất bao bì công đoạn làm cũng như vậy, nhưng mình ko biết tính giá thành(tập hợp chi phí thì được nhưng không biết phân bổ như thế nào)? hỏi mấy ông sếp người nước ngoài thì ổng nói em tự làm đi chỉ cho biết là hao hụt nguyên liệu là 10%, quay sang chị người việt nam ở xưởng hỏi thì chị bảo không biết...Rút cuộc em chẳng được gì.Hỏi nhiều người lắm nhưng chẳng ai chịu giúp, chán ghê...
 
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
45
Ha Noi
Ngươi VN tự hào là thông minh và học lỏm

Không ai nói với em ư !

tự làm KGB mượn cái máy DT co ghi âm và chup hình rùi
chạy xuông xưởng ghi chép toàn bộ quy trình
về mở sách ra đối chiếu !

1. Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các đơn vị sản xuất (Công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,. . .), hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (Vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,. . .). Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

2. Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,. . .); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc từng công đoạn của lao vụ, dịch vụ.

3. Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

- Chi phí nhân công trực tiếp;

- Chi phí sử dụng máy thi công (Đối với hoạt động xây lắp);

- Chi phí sản xuất chung.

4. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

5. Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường (Có TK 627, Nợ TK 154). Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phẩn bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ (Có TK 627, Nợ TK 632).

Chi phí sản chung biến đổi được phân bổ kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

6. Đối với hoạt động sản xuất xây lắp, Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, với các khoản mục tính giá thành: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sử dụng máy thi công; Chi phí sản xuất chung. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm khác, Tài khoản 154 dùng để phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm.

7. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập hợp vào Tài khoản 154.

8. Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí tài chính;

- Chi phí khác;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chi sự nghiệp, chi dự án;

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.

p

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỠ DANG

Bên Nợ:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên có:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;

- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (Cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí công nhân vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ:

Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dỡ dang cuối kỳ.

p

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG TÀI KHOẢN 154

TRONG MỘT SỐ NGÀNH CHỦ YẾU

CÔNG NGHIỆP

Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” áp dụng trong ngành công nghiệp dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng, hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có thuê ngoài gia công, chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì chi phí của những hoạt động này cũng được tập hợp vào Tài khoản 154.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 154

TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CẦN CHÚ Ý

1. Chỉ được hạch toán vào Tài khoản 154 những nội dung chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ;

- Chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm cung cấp dịch vụ;

- Chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ.

2. Tài khoản 154 ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ

NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trên mức bình thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trên mức bình thường)

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

3. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định ) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

4. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

5. Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

6. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

7. Đối với đơn vị có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154).

8. Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

9. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (Sản phẩm điện, nước. . .), ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 631 - Giá thành sản xuất.

2. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dỡ dang, ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.



Làm kế toán không khó, nhưng cũng chẳng phải dễ !
Kiên trì là làm được kế toán .
Mr Cù Trọng Xoay :
Sky: bacnamtraining YM: bacnamtraining
 
D

dau3chom

Cao cấp
29/1/10
226
4
0
sai gon
Chào các anh chị: Công ty em hiện đang sản xuất sản phẩm bao bì PP. Từ 1 nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa, taical,... qua máy tạo sợi chạy tạo ra sợi, rồi sợi từ phân xưởng tạo sợi chuyển sang qua PX dệt để dệt ra vải cuộn (có nhiều khổ vải khác nhau). Rồi từ dệt chuyển sang cho PX cắt để cắt ra các loại bao khác nhau (cùng 1 khổ vải 40 cm có thể cắt ra bao 40 x 60, hoặc 40 x 65) thì khi tính giá thành sản phẩm mình tính như thế nào? và mình xây dựng định mức cho một cái bao sản xuất ra theo hướng như thế nào? vì sản phẩm bên em tạo ra rất nhiều loại sản phẩm. Nhờ các anh chị giúp đỡ. Thanks nhiều!!!

Bạn tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Đại khái là bạn tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, rồi tính giá thành của từng bán thành phâm (sợi, vải cuộn) rồi nhập kho. Khi xuất bán thành phẩm vào sx thì coi như là NVL trực tiếp của giai đoạn kế tiếp thôi.

Đối với thành phẩm có nhiều loại, chỉ khác nhau về kích cỡ thì mình nghĩ bạn có thể tính theo phuong pháp hệ số. Bạn chọn SP nào có kích thước nhỏ nhất làm hệ số 1, các bao kích thước lớn hơn thì hệ số lơn hơn.

Sau khi xác định được như thế rồi, thì cứ thế mà tính.

Mình nói thế không biết giúp gì được cho bạn không?
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Phế Nhựa

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA