Thanh toán LC, TT là gì

  • Thread starter huongtm
  • Ngày gửi
H

huongtm

Guest
12/11/05
30
0
0
42
hà tây
Cho em hỏi trong thanh toán hàng nhập khẩu thì thanh toán theo LC và theo TT là gì. Ai biết giải thích giúp em với
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
1- L/C là chữ viết tắt Letter of Credit - thư tín dụng : có nghĩa là ngườii mua ký quỹ một số tiền ở ngân hàng bên mua để NH bên mua đảm bảo cho việc thanh toán (tương tự như là mình đặt cọc trước vậy) khi bên bán giao hàng đúng các điều khoản trọng L/C qui định thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho bên mua. Nếu người bán thực hiện chưa đúng thì tùy trường hợp mà bên bán có quyền từ chối nhận hàng (bên mua phài trả phí bất hợp lệ cho bộ chứng từ). Chị thấy các Công ty nhận được L/C có giá trị nhiều thì có thể đem thế chấp ngân hàng để vay tiền mua NVL ... cho quá trình sản xuất.
2- TT : Telegraphic transfer - điện chuyển tiền - có 2 loại TT trước và TT sau
+TT trước là người mua chuyển tiền trườc cho người bán để sau đó mới nhận hàng (nguy hiểm cho bên mua - chỉ dùng khi thật sự tin tưởng
+TT sau : sau khi nhận hàng bên mua mới thanh toán.
Phải suy nghĩ kỹ các phương thức thanh toán nha em.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Tôi xin trình bày với bạn một số vấn đề "Lý thuyết suông" về hình thức thanh toán TT và LC như sau:
TT: (Telegraphic Transfer - chuyển tiền bằng điện) nó nằm trong hình thức thanh toán By remittance - By transfer. Hình thức chuyển tiền bằng điện được hiểu nôn na như thế này: Ngân hàng của người mua sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thanh toán tiền cho người bán.
Đối với TT thì có 2 phương thức đó là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau.
CHUYỂN TIỀN TRẢ TRƯỚC GỒM CÁC BƯỚC SAU ĐÂY:
B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu.
B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.
B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
CHUYỂN TIỀN TRẢ SAU GỒM CÁC BƯỚC SAU:
B1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
B2: Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.
B3: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.
B4: Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán.
B5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.
Hình thức chuyển tiền trả sau này ít áp dụng vì bên bán lúc nào họ cũng muốn nắm đằng cán trừ khi đối tác của họ là một khách hàng lâu năm và có uy tín.
LC: (Letter of credit – Thư tín dụng) Là một bức thư do Ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở tín dụng thư) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.
Đối với LC có hai phương thức thanh toán: ký quỹ 100% trị giá LC (trị giá lô hàng nhập) và ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá LC.
QUY TRÌNH THANH TOÁN KÝ QUỸ 100% TRỊ GIÁ L/C:
B1: Người mua đến ngân hàng xin mở LC và nộp tiền ký qũy 100% trị giá LC ---> mở TK tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến cho người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ và Bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
TRƯỜNG HỢP KÝ QUỸ NHỎ HƠN 100% TRỊ GIÁ CỦA L/C:
B1: Người mua xin mở LC, nộp tiền ký quỹ < 100% trị giá LC ---> mở tài khoản tín dụng thư tại ngân hàng.
B2: Ngân hàng mở LC chuyển LC đến cho Ngân hàng người bán.
B3: Ngân hàng người bán chuyển LC đến người bán.
B4: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua.
B5: Người bán chuyển Bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng người bán.
B6: Ngân hàng người bán chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng người mua.
B7: Ngân hàng người mua kiểm tra bộ chứng từ và nếu Bộ chứng từ hàng hóa hợp lệ thì Ngân hàng người mua trả tiền 100% tr ị gi á LC cho ngân hàng người bán.
B8: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
B9: Ngân hàng mở LC thông báo đòi tiền người mua về số tiền ký quỹ chưa đủ + bản sao Bộ chứng từ hàng hóa để người mua kiểm tra.
B10: Trường hợp kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa nếu thấy nó hợp lệ người mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho ngân hàng hoặc làm thủ lục vay ngân hàng số tiền đó hoặc thực hiện nghiệp vụ chấp nhận trả tiền theo Bộ chứng từ nếu thời hạn thanh toán là trả chậm.
---> Cả 2 trường hợp ký quỹ này khi kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa thấy bất hợp lệ thì người mua được quyền từ chối thanh toán và lấy lại số tiền đã ký quỹ như vậy Ngân hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về lô hàng này.
Một số loại thư tín dụng thông dụng: Irrevocable L/C, Confirmed L/C, Reciprocal L/C, Back to back L/C, Transferable L/C, Revolving L/C, Cummulative Revolving L/C, Nocummylative Revolving L/C, Red clause L/C, Stand by L/C, Without recourse L/C.
---------> Từ hai phương thức thanh toán trên thì mỗi phương thức đều có cái lợi và cái không lợi cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu ---> bạn tự nghiên cứu thêm để chọn cho mình một phương thức thanh toán phù hợp với tình hình cty. Trên thực tế thì các bước thanh toán này đơn giản hơn và có thể xa rời với lý thuyết một tý.
Có gì mong bạn và các anh chị đóng góp thêm.
Thân!!!
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: phungthequy
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
thuhang81 nói:
Cho mình hỏi chút .Trong thanh toán L/C có hai ngân hàng Issuing Bank và Advising Bank dịch sang Tiếng Việt ntn?
Issuing Bank: Ngân hàng mở L/C -Ngân hàng người mua.
Advising Bank: Ngân hàng nhận L/C - Ngân hàng người bán -Ngân hàng thông báo
:cheesebur :food-smil
 
D

dongocha87

Guest
22/4/11
1
1
0
36
Ha Noi
hoangaccounting:
+ Phương thức thanh toán theo TT: bao gồm TT trả trước khi nhân hàng và TT trả sau khi nhận hàng
- TT trả trước: người mua chỉ cần mang hồ sơ gồm: Lệnh chuyển tiền, đề nghị mua ngoại tệ (nếu có ) (theo mẫu của ngân hàng), và Hợp đồng ngoại thương / Hóa đơn tạm (Proforma Invoice) / Đơn đặt hàng (Purchase Order), trong hợp đồng đó phải nêu rõ phương thức thanh tóan là trả trước ( advance payment, payment before shipment…) là thanh toán được.
- TT trả sau: Ngoài những chứng từ như TT trả trước, còn bao gồm : invoice, Bill of lading và tờ khai hải quan (nếu có)
+ Phương thức thanh toán theo L/C: bao gồm L/C trả ngay và L/C trả chậm (nói với L/C nhập khẩu nha)
- L/C trả ngay : về quy trình thì mọi ng có thể đọc lại ở bát ký 1 tài liệu nào. Mình chỉ nói cái thực tế là khi đã ngân hàng nhập khẩu thực hiện xong việc phát hành L/C. Nội dung của 1 điện phát hành L/C gồm có:
1. Số L/C (số ref)
2. date of issue
3. Date and placa of Expiry
4. Applicant
5. Bennificiary)
6. Trị giá L/C
7. Available with .... by ... (với L/C trả ngay thì sẽ là: available with any bank by negotiation - tức là khi L/C được phát hành, người thụ hưởng có thể mang bộ chứng từ đến bất ký một ngân hàng nào tại quốc gia đó cũng có thể thương lượng để chiết khấu bộ chứng từ trước. Như vậy có nghĩa là Ngân hàng người thụ hưởng đã trả tiền cho người hưởng ttrước khi NH người nhập khẩu trả tiền. tất nhiên sẽ chiết khấu ít hơn giá trị thực của BCT và khi nó cảm thấy BCT đó hoàn toàn hơp lệ với quy định của L/C)
8. Draft at...: sight (L/C trả ngay)
9. Drawee (Ngân hàng phát hành L.C)
10. Điều kiện giao hàng
11. Cảng đi, cảng đến
12. Thời hạn giao hàng muộn nhất
13: Description ò Good: mô tả hàng hóa (nêu chi tiết tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền..)
14. Documents required: (liệt kê các chứng từ yêu cầu người Xk phải xuất trình về ngân hàng người NK, hay về người NK bao gồm: invoice, B/L, packing list, C/o, C/Q, insurance cert ...)
15. Điều kiện khác ....

Như vậy sau khi BCT được NH XK gửi về cho NH NK, tại đây họ sẽ kiểm chứng từ xem có phù hợp với các điều khoản L/C quy định ko. Ngân hàng NK bắt buộc phải thanh toán (nếu BCT hợp lệ) và thông báo về tình trạng BCT (với BCT có BHL)
Chia làm 2 trường hợp là có kết quả kiểm tra BCT trước và sau khi nhà NK ký hậy vận đơn (hoặc phát hành thư bảo lãnh) đi nhận hàng.
- Trường hợp Nhà NK đã ký hậu : Khi KH đã ký hậu vận đơn đi nhận hàng, ho đã phải nôp đủ tiền ký quỹ và cam kết thanh toán vô điều kiện. Vì vậy dù BCT hợp lệ hay BHL thì NH NK sẽ thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận BCT
- Trường hợp Nhà NK chưa ký hậu:
+ Nếu BCT hợp lệ: Người NK phải nộp đủ tiền hoặc nhận nợ vay bắt buộc để thanh toán.
+ Nếu BCT có bất hợp lệ: NH NK sẽ xin ý kiến của người NK xem có chấp nhận BHL hay từ chối thanh toán. Nếu chấp nhận BHL thì sẽ phải nộp đủ tiền để thanh toán, nếu từ chối, hỏi rõ ý kiến là : đợi thỏa thuận lai với ng XK hay hoàn trả lại BCT để bên kia cung cấp lại.

- L/C trả chậm: tương tự L/C trả chậm, trên điện L/C có 2 điểm khác:
7. Available with .... by ... (với L/C trả chậm thì sẽ là: available with "tên ngân hàng phát hành L/C" by acceptance)
8. Draft at...: ... days after B/L date : trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày vận đơn. (vd là 30ngày)
Như vậy (với BCT hợp lệ). sau 5 ngày kể từ ngày nhận BCT, Ngân hàng NK sẽ ko thanh toán luôn như L/C trả ngay mà phải làm 1 buớc là chấp nhận hối phiếu, nêu ra ngày sẽ thanh toán . (nếu ngày B/L là ngày 01/01/2010 thì hạn thanh toán cuối cũng sẽ là ngày 31/01/2010
- với BCT có BHL thì làm tương tự.
* trường hợp ký quỹ đủ 100% hay dưới 100% ko có gì khác nhau trong việc xử lý BCT cả.
- nếu khách hàng ký quỹ dươi 100%: họ sẽ phải chứng minh được năng lực tài chính, thể hiện có đủ khả năng thanh toán khi đến hạn thanh toán. Mỗi Ngân hàng đều quy định mức ký quỹ tối thiểu (10-15%)
- Với trường hợp Khách hàng ko đủ hay ko muốn chứng minh năng lực tài chính, thì có thể ký quỹ 100%, hoặc ký quỹ <100%, phần còn lại được đảm bảo bằng Sổ tiết kiệm. hoặc ko ký quỹ mà đảm bảo 100% giá trị L/C bằng STK. đều được.
Vì cả 2 trường hợp trên, đều phải ký quỹ bằng tiền đủu 100% thì mới được ký hậu vận đơn mà.
Bạn chỉ có thể nói tóm tắt như thê, trường hợp cụ thể có thể pm, bạn trả lời được, bạn sẽ trả lơi
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: tiendhtm
ryan_hieu

ryan_hieu

Cao cấp
Gửi Bạn,

Mình cũng mới vừa làm cho khách hàng một lô hàng nhập về và cũng chọn phương thức thanh toán bằng L.C cho khách hàng của mình, minh không nói quy trình chi tiết như các bạn ở trên vì nó đã quá OK rồi nhé, nhưng bạn ak, đó là quy trình thôi, cũng như là cái cốt thôi, nhưng bạn cũng cần quan tâm một điều là , cái L.c đó nó phải thỏa mãn cái gì yếu tố nào để cho một lô hàng thanh toán L.c được thuận lợi và hàng có làm được thủ tục HQ ở cảng đích hay không. đó chính là Bill tàu (bill of lading)
cái bill tàu này hơi bị quan trọng ak nha, vì chứng từ yêu cầu xuất trình cho ngân hàng thì luôn gồm có nó, rồi trên bill thì show như thế nào ?...ồ hơi bị nhiều ,,,chỉ có làm thự tế thì mới hiểu được chút ít...
nếu bạn cần chứng từ gì thì hãy liên hệ với mình nhé.
ở đây mình viết một bài đầy đủ về thanh toán l.c và áp dụng luôn cho từng lô hàng nhập.
hy vọng có thể giúp đc bạn: đây
0938.24.4404
MR Ryan,
 
Sửa lần cuối:
P

phamduyen_91

Guest
27/9/14
23
3
3
32
Mình chưa nghe những cái này bao giơ nhưng thanh toan TT có giống như mình đi làm Ủy nhiệm chi, còn L/C giống như ngân hàng đóng vai trò như 1 tổ chức bảo lãnh ấy k nhỉ
 
ryan_hieu

ryan_hieu

Cao cấp
Gửi Bạn,
Thanh toán TT thì cũng giống như em mang tiền ra đi chuyển tiền cho bạn em thôi, nhưng người nhận lần này là khách hàng bên nước ngoài và nó cần có hợp đồng, invoice do bên người bán phát hàng, tùy lúc em thanh toán nó là 100% hay là 30%, 70%, đó là tùy bên em thôi, nhưng lần đầu thì em chỉ cần sao y và đống dấu bên cty em lên, mang 2 thứ đó ra và nói ngân hàng chuyển tiền, khi nào làm tờ khai xong thì em mang ra lại để ngân hàng đóng dấu lên. và nộp chứng từ đầy đủ luôn.
vấn đề em đang nói là hình thức thanh toán L.c như thế nào, thì trên kia đã nói rồi, em vẽ 4 bên ra , ngân hàng 2 bên, em và người bán, và quy trình là nó chuyển qua chuyển lại như ở trên.
nhưng vấn đề anh đang nói là hướng em vào việc cụ thể, khi ngân hàng phát hành L/C draff cho bên em thì em phải kiểm tra thật kỹ càng,mà em kiểm tra cái gì, đó là em phải dựa vào hợp đồng mình cần những chứng từ gì để nhập được lô hàng đó vào Vn, thì mình nên yêu cầu nó làm hết các chứng từ đó cho mình, nhưng bill, C.o, C.A, Free sales....và trên các chứng từ như C.o và Bill thì em nên show như thế nào thì về đây các công ty dịch vụ làm Thủ tục HQ là OK nhất.

đó là một quá trình dài em ak, các khâu phải làm cho nhịp nhàn, nếu em làm lần đầu thì nên tìm hiểu rõ một xíu, xem hàng mình làm thủ tục HQ ở VN như thế nào, cần chứng từ gì, cần xin giấy phép gì không thì khi đó em mới lên được hợp đồng.

Chúc em Thành công !
Mr Ryan 0938.24.4404 ( 2 lần tử mà không tử....)
 
ryan_hieu

ryan_hieu

Cao cấp
công ty chúng tôi chuyên về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và thủ tục HQ tại các cảng chính như cát lái, ICD, sân bay....nếu bạn có nhu cầu và cần tư vấn về thủ tục HQ xin hãy liên hệ với công ty chúng tôi.
Cty : A.N.T shipping
Att: Mr Ryan
P: 0938.24.4404
skype; mr.hieu.logistics1

xin được cảm ơn.
 
  • Like
Reactions: mitmat2701
T

trungkien47a

Trung cấp
30/8/10
181
1
18
lam dong
hoangaccounting:
+ Phương thức thanh toán theo TT: bao gồm TT trả trước khi nhân hàng và TT trả sau khi nhận hàng
- TT trả trước: người mua chỉ cần mang hồ sơ gồm: Lệnh chuyển tiền, đề nghị mua ngoại tệ (nếu có ) (theo mẫu của ngân hàng), và Hợp đồng ngoại thương / Hóa đơn tạm (Proforma Invoice) / Đơn đặt hàng (Purchase Order), trong hợp đồng đó phải nêu rõ phương thức thanh tóan là trả trước ( advance payment, payment before shipment…) là thanh toán được.
- TT trả sau: Ngoài những chứng từ như TT trả trước, còn bao gồm : invoice, Bill of lading và tờ khai hải quan (nếu có)
+ Phương thức thanh toán theo L/C: bao gồm L/C trả ngay và L/C trả chậm (nói với L/C nhập khẩu nha)
- L/C trả ngay : về quy trình thì mọi ng có thể đọc lại ở bát ký 1 tài liệu nào. Mình chỉ nói cái thực tế là khi đã ngân hàng nhập khẩu thực hiện xong việc phát hành L/C. Nội dung của 1 điện phát hành L/C gồm có:
1. Số L/C (số ref)
2. date of issue
3. Date and placa of Expiry
4. Applicant
5. Bennificiary)
6. Trị giá L/C
7. Available with .... by ... (với L/C trả ngay thì sẽ là: available with any bank by negotiation - tức là khi L/C được phát hành, người thụ hưởng có thể mang bộ chứng từ đến bất ký một ngân hàng nào tại quốc gia đó cũng có thể thương lượng để chiết khấu bộ chứng từ trước. Như vậy có nghĩa là Ngân hàng người thụ hưởng đã trả tiền cho người hưởng ttrước khi NH người nhập khẩu trả tiền. tất nhiên sẽ chiết khấu ít hơn giá trị thực của BCT và khi nó cảm thấy BCT đó hoàn toàn hơp lệ với quy định của L/C)
8. Draft at...: sight (L/C trả ngay)
9. Drawee (Ngân hàng phát hành L.C)
10. Điều kiện giao hàng
11. Cảng đi, cảng đến
12. Thời hạn giao hàng muộn nhất
13: Description ò Good: mô tả hàng hóa (nêu chi tiết tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền..)
14. Documents required: (liệt kê các chứng từ yêu cầu người Xk phải xuất trình về ngân hàng người NK, hay về người NK bao gồm: invoice, B/L, packing list, C/o, C/Q, insurance cert ...)
15. Điều kiện khác ....

Như vậy sau khi BCT được NH XK gửi về cho NH NK, tại đây họ sẽ kiểm chứng từ xem có phù hợp với các điều khoản L/C quy định ko. Ngân hàng NK bắt buộc phải thanh toán (nếu BCT hợp lệ) và thông báo về tình trạng BCT (với BCT có BHL)
Chia làm 2 trường hợp là có kết quả kiểm tra BCT trước và sau khi nhà NK ký hậy vận đơn (hoặc phát hành thư bảo lãnh) đi nhận hàng.
- Trường hợp Nhà NK đã ký hậu : Khi KH đã ký hậu vận đơn đi nhận hàng, ho đã phải nôp đủ tiền ký quỹ và cam kết thanh toán vô điều kiện. Vì vậy dù BCT hợp lệ hay BHL thì NH NK sẽ thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận BCT
- Trường hợp Nhà NK chưa ký hậu:
+ Nếu BCT hợp lệ: Người NK phải nộp đủ tiền hoặc nhận nợ vay bắt buộc để thanh toán.
+ Nếu BCT có bất hợp lệ: NH NK sẽ xin ý kiến của người NK xem có chấp nhận BHL hay từ chối thanh toán. Nếu chấp nhận BHL thì sẽ phải nộp đủ tiền để thanh toán, nếu từ chối, hỏi rõ ý kiến là : đợi thỏa thuận lai với ng XK hay hoàn trả lại BCT để bên kia cung cấp lại.

- L/C trả chậm: tương tự L/C trả chậm, trên điện L/C có 2 điểm khác:
7. Available with .... by ... (với L/C trả chậm thì sẽ là: available with "tên ngân hàng phát hành L/C" by acceptance)
8. Draft at...: ... days after B/L date : trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày vận đơn. (vd là 30ngày)
Như vậy (với BCT hợp lệ). sau 5 ngày kể từ ngày nhận BCT, Ngân hàng NK sẽ ko thanh toán luôn như L/C trả ngay mà phải làm 1 buớc là chấp nhận hối phiếu, nêu ra ngày sẽ thanh toán . (nếu ngày B/L là ngày 01/01/2010 thì hạn thanh toán cuối cũng sẽ là ngày 31/01/2010
- với BCT có BHL thì làm tương tự.
* trường hợp ký quỹ đủ 100% hay dưới 100% ko có gì khác nhau trong việc xử lý BCT cả.
- nếu khách hàng ký quỹ dươi 100%: họ sẽ phải chứng minh được năng lực tài chính, thể hiện có đủ khả năng thanh toán khi đến hạn thanh toán. Mỗi Ngân hàng đều quy định mức ký quỹ tối thiểu (10-15%)
- Với trường hợp Khách hàng ko đủ hay ko muốn chứng minh năng lực tài chính, thì có thể ký quỹ 100%, hoặc ký quỹ <100%, phần còn lại được đảm bảo bằng Sổ tiết kiệm. hoặc ko ký quỹ mà đảm bảo 100% giá trị L/C bằng STK. đều được.
Vì cả 2 trường hợp trên, đều phải ký quỹ bằng tiền đủu 100% thì mới được ký hậu vận đơn mà.
Bạn chỉ có thể nói tóm tắt như thê, trường hợp cụ thể có thể pm, bạn trả lời được, bạn sẽ trả lơi

thanks bác.....................oánh dấu tk
 
A

A.Xuan

Guest
29/2/16
8
1
3
33
TERMS OF PAYMENT : Điều khoản thanh toán
- 30% DOWN PAYMENT BY T/T 30% tiền đặt cọc bằngđiện chuyển tiền
- 70% IRREVOCABLE, CONFIRMED L/C AT SIGHT
70% không hủy ngang, L/C xác nhận trả ngay

Em dịch T/T ở đây là "điện chuyển tiền", nhưng xếp của em bảo không đúng, mà là "trả ngay"

Vậy anh/chị/các bạn phân tích rõ cho em hiểu với ạ
em xin cảm ơn
 
A

A.Xuan

Guest
29/2/16
8
1
3
33
Vâng em cảm ơn ạ!
Em còn băn khoăn chút ạ, có hình thức T/T trả trước và T/T trả sau, vây câu "30% DOWN PAYMENT BY T/T" có thể dịch là "Thanh toán 30% tiền đặt cọc trước bằng phương thức điện chuyển tiền"
như vậy có hợp lý và chính xác nhất không ạ
 
ryan_hieu

ryan_hieu

Cao cấp
Gửi em,

Hiện tại thì có 2 từ dùng để mô tả từ đặt cọc trong hợp đồng thường mại là " down-payment hoặc advance payment" nhưng thường xuyên gặp và dùng nhiều là Advance payment. còn TT là như em nói trên, đó là hình thức thanh toán bằng điện chuyển tiền, 30% DOWN PAYMENT BY T/T tức là trả trước cho nó 30% nhé em.
Thank Em,
P: 0938.24.4404
skype; mr.hieu.logistics1
 
A

A.Xuan

Guest
29/2/16
8
1
3
33
vâng. em xin cam ơn ạ. giờ em đa ro
 
V

votrang92

Guest
22/2/16
21
3
3
31
1) Phương thức chuyển tiền:
Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
– Chuyển tiền bằng điện T/T : Telegraphic Transfer
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh)- ngân hàng trả tiền(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởngChuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement, thường được sử dụng trong thanh toán L/c Nghĩa là ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Thực tế cho thấy rất it L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó là L/C xác nhận bởi Ngân hàng Xác nhận thường yêu cầu điều kiện này nhằm bảo đảm có thể nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm chứng từ giao hàng.
– Chuyển tiền bằng thư L/C:
*** Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó.Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…Mình đọc được thông tin này... hy vọng có thể giúp ích được cho bạn
 
  • Like
Reactions: A.Xuan
V

vinhtc86

Guest
28/2/12
2
0
1
Hà nội
Cho em hỏi
Payment terms : 50% T/T against Proforma Invoice 50% against all shipping documents and B/L Copy.
Nghĩa là như thế nào?
Nếu em muốn thương lượng L/C thì phải nói như thế nào?

Em xin cảm ơn,
 
A

A.Xuan

Guest
29/2/16
8
1
3
33
theo minh nghĩ, 50% thanh toán dựa theo hóa đơn ước giá (chắc ở đây là tiền đặt cọc trước)
còn 50% còn lại thanh toán nốt dựa theo các chứng từ giao hàng và bản copy vận đơn đường biển.
đây là theo minh
 
  • Like
Reactions: votrang92
A

A.Xuan

Guest
29/2/16
8
1
3
33
chào cả nhà, cả nhà xem giúp em câu này với ak

Our payments terms are: 100% Irrevocable LC with 10% bank guarantee against acceptance.

10% bảo lãnh ngân hàng ở đây là như thế nào ạ. Giải thích giùm giúp em với ạ
Thanks in advance
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA