Tính BHXH,BHYT như thế nào khi không có lương cơ bản?

  • Thread starter Mia23490
  • Ngày gửi
M

Mia23490

Guest
18/4/11
8
0
0
Ha Noi
Các anh,các chị ơi giúp em với!
Em đang làm báo cáo thực tập tốt nghiệp về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty em trả lương cho công nhân ở đội xây dựng theo hình thức lương khoán,có mỗi lương thực tế thôi,em ko biết phải tính BHXH và BHYT như thế nào nữa. Mà hình như công ty em ko tính BHXH,BHYT cho công nhân xây dựng thi phải. Nếu công ty em làm như vậy thì có được ko a?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Các anh,các chị ơi giúp em với!
Em đang làm báo cáo thực tập tốt nghiệp về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty em trả lương cho công nhân ở đội xây dựng theo hình thức lương khoán,có mỗi lương thực tế thôi,em ko biết phải tính BHXH và BHYT như thế nào nữa. Mà hình như công ty em ko tính BHXH,BHYT cho công nhân xây dựng thi phải. Nếu công ty em làm như vậy thì có được ko a?

Do câu hỏi còn chung chung, chưa rõ đối tượng lao động của công ty em thuộc đối tượng có phải tham gia BHXH bắt buộc không (Lao động tuổi đã về hưu đi làm thêm (không thuộc dạng BHXH bắt buộc), hợp đồng lao động như thế nào?, số lượng lao động,....)

Em xem lại bộ luật BHXH, có quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
........................
........................
........................


3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
........................
........................
........................

Chú ý: Đối với giao kết HDLD thì có 3 loại (Tham khảo Điều 27 Bộ luật lao động)

Tại đây, tôi muốn nhấn mạnh để tránh tranh luận miên man về loại HDLD thử việc có tham gia BHXH không: http://www.webketoan.vn/forum/f45/luong-trong-thoi-gian-thu-viec-co-phai-dong-bh-52421.html

8. Truy đóng BHXH. (Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của BHXH Việt Nam V/v Ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc)

8.1.5. Người lao động sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết án hợp đồng lao động mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động mới với đơn vị đó thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.



Điều 18. Trách nhiệm của ngư­ời sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lư­ơng, tiền công của ng­ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
........................
........................
........................
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.



Điều 94. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc


1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Thân,
 
M

Mia23490

Guest
18/4/11
8
0
0
Ha Noi
Chị ơi,công nhân xây dựng ở công ty em chỉ là lao động phổ thông bình thường thôi,vẫn ở trong độ tuổi lao động. Hình như ở công ty em trả lương công nhân theo hình thức lương khoán thì không tính BHXH,BHYT,BHTN thì phải
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Chị ơi,công nhân xây dựng ở công ty em chỉ là lao động phổ thông bình thường thôi,vẫn ở trong độ tuổi lao động. Hình như ở công ty em trả lương công nhân theo hình thức lương khoán thì không tính BHXH,BHYT,BHTN thì phải

BHXH sẽ căn cứ vào thang lương, bảng lương và HDLD của cơ quan em để thu.
 
  • Like
Reactions: simredepvn
M

Mia23490

Guest
18/4/11
8
0
0
Ha Noi
Chị ơi hiện tại Công ty em chia làm 2 bộ phận: văn phòng và đội xây dựng
- Ở khối văn phòng thì có hệ số lg,lg cơ bản,lg thực tế,...và tính BHXH,BHYT,BHTN như bình thường
- Ở đội xây dựng thì trả theo lg khoán,có mỗi lương thực tế thui,ko tính BHXH,BHYT...
Nếu giờ mà ở đội xây dựng em cho lg cơ bản = lg thực tế rồi tính BHXH,BHYT,BHTN thì có làm sao không? vì ở khối văn phòng có lg cơ bản riêng,lg thực tế riêng,ở cùng 1 Cty thì có làm như thế đc ko a?
Hix giúp em với,phần này em gà mờ wa
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Chị ơi hiện tại Công ty em chia làm 2 bộ phận: văn phòng và đội xây dựng
- Ở khối văn phòng thì có hệ số lg,lg cơ bản,lg thực tế,...và tính BHXH,BHYT,BHTN như bình thường
- Ở đội xây dựng thì trả theo lg khoán,có mỗi lương thực tế thui,ko tính BHXH,BHYT...
Nếu giờ mà ở đội xây dựng em cho lg cơ bản = lg thực tế rồi tính BHXH,BHYT,BHTN thì có làm sao không? vì ở khối văn phòng có lg cơ bản riêng,lg thực tế riêng,ở cùng 1 Cty thì có làm như thế đc ko a?
Hix giúp em với,phần này em gà mờ wa

Hình thức trả lương nào cũng vậy (lương thời gian, lương sản phẩm), lương năng suất, lương doanh thu,... cơ bản phải có mức lương nền (lương cứng) để doanh nghiệp em tham gia BHXH. Tuỳ HDLD bạn lập như thế nào để từ đó cơ quan BHXH sẽ thu theo điều 3 của HDLD.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.
 
H

hothithuong

Sơ cấp
4/3/09
10
2
1
nghe an
www.webketoam.vn
Bên em trả lương cho công nhân theo hình thức khoán sản phẩm, ko có lương cơ bản. làm thế nào để không fai đóng bảo hiểm mà vẫn không bị bảo hiểm hỏi đến ạ? vì lao động ra vào rất thường xuyên.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Bên em trả lương cho công nhân theo hình thức khoán sản phẩm, ko có lương cơ bản. làm thế nào để không fai đóng bảo hiểm mà vẫn không bị bảo hiểm hỏi đến ạ? vì lao động ra vào rất thường xuyên.
Đây là 1 vấn đề rất khó cho các DN nộp các loại BH khi sử dụng hình thức Khoán lương theo SP hoàn thành cho các CN có HĐ LĐ trên 3 tháng ( thuộc diện phải đóng BH ) nhất là SP đó qua nhiều công đoạn, muốn hoàn thành 1 SP nào đó phải sử dụng 1 nhóm lao động. Mình cũng làm XD nhiều năm, lương khoán DN trả thực tế lúc cao, lúc thấp, thậm chí có tháng ở 1 tổ, nhóm LĐ nào đó không có lương ( vì chưa được nghiệm thu ...... )
Trường hợp này mình làm HĐ LĐ ở điều 3 ghi rõ: Người LĐ được trả lương theo SP hoàn thành với đơn giá ... /SP, để tiện cho việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như: đóng các loại BH, thuế TNCN ... DN tạm tính mức lương bình quân hàng tháng = lương tối thiểu vùng x hệ số .... ( tùy theo trình độ tay nghề từng người ). Không biết có hợp lý không. Các bạn cho ý kiến thêm.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA