Chênh lệch tỷ giá khi góp vốn

  • Thread starter thechung
  • Ngày gửi
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Hôm qua học cập nhật có câu hỏi này rất hay giờ mang lại chia sẻ cho anh em để cùng bàn bạc nhé.

Tại ngày 1/1/10 Công ty A là 100% vốn nước ngoài, số vốn đăng ký góp ngày 1/1/10 là 1tr USU, tỷ giá 20.000 tương đương với 20 tỷ VN
Nhưng theo kế hoạch góp vốn ngày 20/2/10 đơn vị góp 1tr USD nhưng tỷ giá lúc này là 19.000 VND. tương đương với 19 tỷ đồng.

Như vậy kế toán ở đây sẽ ghi nhận như thế nào? Chênh lệch tỷ giá hạch toán vào đâu

Một tình huống kèm theo: Đến ngày vào quyết toán thuế, bên cơ quan thuế thấy trên BCTC của đơn vị có 19 tỷ góp vốn thiếu 1 tỷ so với 20 tỷ đăng ký.
Phần lãi vay này bị cơ quan thuế loại ra khi quyết toán. (tương đơng với phần vốn góp thiếu 1 tỷ VND)

Anh em cho quan điểm nhé
Thân
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Đây đúng là tình huống hay, mình cũng chưa gặp, nếu không có ai bình luận gì thì cũng mong bạn Thechung cũng chia sẻ câu trả lời cho mọi người tham khảo nhá
Theo quan điểm của mình, do là công ty vốn nước ngoài, nên vốn góp được xác định là 1tr ÚSD chứ không quan trọng 20 tỷ (tại thời điểm đăng ký), nên khi chuyển tiền góp vốn, kế toán hạch toán chênh lệch tỷ giá bình thường 635 (lỗ), 515 (lãi) , và CQT cũng không thể nói là DN bị thiếu vốn để loại chi phí lãi vay
 
Sửa lần cuối:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Hôm qua học cập nhật có câu hỏi này rất hay giờ mang lại chia sẻ cho anh em để cùng bàn bạc nhé.

Tại ngày 1/1/10 Công ty A là 100% vốn nước ngoài, số vốn đăng ký góp ngày 1/1/10 là 1tr USU, tỷ giá 20.000 tương đương với 20 tỷ VN
Nhưng theo kế hoạch góp vốn ngày 20/2/10 đơn vị góp 1tr USD nhưng tỷ giá lúc này là 19.000 VND. tương đương với 19 tỷ đồng.

Như vậy kế toán ở đây sẽ ghi nhận như thế nào? Chênh lệch tỷ giá hạch toán vào đâu

Một tình huống kèm theo: Đến ngày vào quyết toán thuế, bên cơ quan thuế thấy trên BCTC của đơn vị có 19 tỷ góp vốn thiếu 1 tỷ so với 20 tỷ đăng ký.
Phần lãi vay này bị cơ quan thuế loại ra khi quyết toán.

Anh em cho quan điểm nhé
Thân

Chào bác, nguyên tắc kế toán của bác đang làm theo nguyên tắc Luật Doanh nghiệp. Từ lâu các anh chị em kế toán ta bị nhầm lẫn -----> Không có chênh lệch ở đây.

Đây là quan điểm của em.
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Chào bác, nguyên tắc kế toán của bác đang làm theo nguyên tắc Luật Doanh nghiệp. Từ lâu các anh chị em kế toán ta bị nhầm lẫn -----> Không có chênh lệch ở đây.

Đây là quan điểm của em.

Để tranh luận đã xem sao, thế khi cơ quan thuế bảo bạn góp vốn thiếu và loại tiền chi phí lãi vay ra thì bạn giải thích sao
Đúng là câu hỏi hay đó, mà up lên ít anh em bình luận quá
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Để tranh luận đã xem sao, thế khi cơ quan thuế bảo bạn góp vốn thiếu và loại tiền chi phí lãi vay ra thì bạn giải thích sao
Đúng là câu hỏi hay đó, mà up lên ít anh em bình luận quá

Đứng trên góc độ Kế toán: ----> Không có chênh lệch kế toán
Đứng trên góc độ Luật doanh nghiệp, Luật Thuế TNDN ------> Thì đã có quy định rõ, tiền lãi vay bị loại.

Như vậy, không biết bác định tranh luận ở điểm nào với cơ quan thuế. Vì bác không thể đứng trên góc độ Kế toán để nói cái vô lý của Luật doanh nghiệp, Luật thuế được.
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Đứng trên góc độ Kế toán: ----> Không có chênh lệch kế toán
Đứng trên góc độ Luật doanh nghiệp, Luật Thuế TNDN ------> Thì đã có quy định rõ, tiền lãi vay bị loại.

Như vậy, không biết bác định tranh luận ở điểm nào với cơ quan thuế. Vì bác không thể đứng trên góc độ Kế toán để nói cái vô lý của Luật doanh nghiệp, Luật thuế được.

Vậy bạn cho mình hỏi, nếu như bạn trong giấy phép đăng ký kinh doanh của bên Công ty tui (ví dụ vậy thôi nhé) là đăng ký góp đủ 1tr USD và bên Công ty đã góp đủ 1tr USD thì sao bảo tui góp vốn thiếu là sao??? Sao lại loại phi ra hợp lệ ra của tui thì làm sao???
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Vậy bạn cho mình hỏi, nếu như bạn trong giấy phép đăng ký kinh doanh của bên Công ty tui (ví dụ vậy thôi nhé) là đăng ký góp đủ 1tr USD và bên Công ty đã góp đủ 1tr USD thì sao bảo tui góp vốn thiếu là sao??? Sao lại loại phi ra hợp lệ ra của tui thì làm sao???

Công văn số 518 /TCT-CS của Tổng Cục Thuế ngày 14/02/2011 V/v quyết toán thuế TNDN năm 2010
Tại Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành thuế TNDN có quy định 31 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, các đơn vị căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Một số khoản chi cụ thể cần lưu ý thêm như sau:

6. Chi phí trả lãi tiền vay:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay, chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Doanh nghiệp A (DN A) đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy, hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và hàng năm DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

----> Đăng ký 1 triệu , đóng đủ 1 triệu ----> Nhưng đóng không đúng tiến độ thì cũng bị loại chi phí lãi vay ----> Nếu đây là trường hợp của bác. Còn các trường hợp khác thì em cũng I don't know.
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Công văn số 518 /TCT-CS của Tổng Cục Thuế ngày 14/02/2011 V/v quyết toán thuế TNDN năm 2010
Tại Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành thuế TNDN có quy định 31 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, các đơn vị căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Một số khoản chi cụ thể cần lưu ý thêm như sau:

6. Chi phí trả lãi tiền vay:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay, chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: Doanh nghiệp A (DN A) đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy, hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và hàng năm DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

----> Đăng ký 1 triệu , đóng đủ 1 triệu ----> Nhưng đóng không đúng tiến độ thì cũng bị loại chi phí lãi vay ----> Nếu đây là trường hợp của bác. Còn các trường hợp khác thì em cũng I don't know.


Cái công văn trên bạn trích mình biết, nhưng ko phải là trường hợp này, mình xin nói lại như sau:

Không phải trường hợp đóng không đúng tiến độ, mà là cái mình đang hỏi ở đây là chênh lệch tỷ giá cơ: Phần chênh giữa 20 tỷ và 19 tỷ đó thuế họ cho là góp thiếu và họ loại trừ khoảng đó ra (tiền lãi tương ứng).

Chứ không phải là góp vốn không đúng tiến độ, đây là đúng tiến độ đàng hoàng chỉ có cái khác

Ngày 1/1/10: Đăng ký kinh doanh 1tr USD, tỷ giá 20 tương ứng với 20 tỷ VND
Ngày 20/2/10: Góp đủ 1tr (đúng tiến độ) tỷ giá còn có 19 tương đương với 19 tỷ VND

Ở đây có độ chênh 1tỷ tiền góp vốn so với đăng ký kinh doanh, họ cứ bảo phần này còn thiếu chưa góp đủ và loại lãi vay ra (loại với phần tương ứng 1 tỷ VND)

Anh em cao nhân cho hướng giải quyết và trao đổi?
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Cái công văn trên bạn trích mình biết, nhưng ko phải là trường hợp này, mình xin nói lại như sau:

Không phải trường hợp đóng không đúng tiến độ, mà là cái mình đang hỏi ở đây là chênh lệch tỷ giá cơ: Phần chênh giữa 20 tỷ và 19 tỷ đó thuế họ cho là góp thiếu và họ loại trừ khoảng đó ra (tiền lãi tương ứng).

Chứ không phải là góp vốn không đúng tiến độ, đây là đúng tiến độ đàng hoàng chỉ có cái khác

Ngày 1/1/10: Đăng ký kinh doanh 1tr USD, tỷ giá 20 tương ứng với 20 tỷ VND
Ngày 20/2/10: Góp đủ 1tr (đúng tiến độ) tỷ giá còn có 19 tương đương với 19 tỷ VND

Ở đây có độ chênh 1tỷ tiền góp vốn so với đăng ký kinh doanh, họ cứ bảo phần này còn thiếu chưa góp đủ và loại lãi vay ra (loại với phần tương ứng 1 tỷ VND)

Anh em cao nhân cho hướng giải quyết và trao đổi?

Đ/c thechung cho hỏi: trên giấy CNDKKD họ ghi nhận vốn góp ra sao (USD hay VND) ?
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Đ/c thechung cho hỏi: trên giấy CNDKKD họ ghi nhận vốn góp ra sao (USD hay VND) ?

Họ ghi thế này VTM à: Góp vốn 1 tr USD, tỷ giá 20.000, tương đương với 20 tỷ VND
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Họ ghi thế này VTM à: Góp vốn 1 tr USD, tỷ giá 20.000, tương đương với 20 tỷ VND

Em lại xin có ý kiến với các bác:
1. Về cách hạch toán: em vẫn giữ quan điểm: Không có chênh lệch ở đây.
2. Về Luật thuế: có thể quan điểm cơ quan Thuế là chỉ quan tâm tiền Việt Nam, không biết tiền USD, do đó chỉ biết thấy có sự chênh lệch 20 tỷ với 19 tỷ----> Loại lãi vay tương ứng.
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Họ ghi thế này VTM à: Góp vốn 1 tr USD, tỷ giá 20.000, tương đương với 20 tỷ VND

Em lại xin có ý kiến với các bác:
1. Về cách hạch toán: em vẫn giữ quan điểm: Không có chênh lệch ở đây.
2. Về Luật thuế: có thể quan điểm cơ quan Thuế là chỉ quan tâm tiền Việt Nam, không biết tiền USD, do đó chỉ biết thấy có sự chênh lệch 20 tỷ với 19 tỷ----> Loại lãi vay tương ứng.

Mình cùng quan điểm với sinhvien !
thechung xem thêm: Thông tư 201/2009/TT-BTC.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi cũng xin tham gia chút ý kiến.
Liên qua đến cái vu DNNN đầu tư vào VN tôi có tham gia dọn và làm sổ cho 2 DNNN. 1 công ty hạch toán bằng VND và 1 cty hạch toán bằng ngoại tệ. Một công ty được kiểm toán bởi PWC và 1 công ty được kiểm toán bởi A&C. Và cả 2 công ty này tôi điều lấy chuẩn góp vốn là USD. Nếu căn cứ theo tỉ giá ngày chuyển vốn góp mà còn thiếu thì phải chuyển bổ sung cho đủ với GPĐKKD. Thấy không cty nào phản bác gì

Cái này không chỉ liên quan đến việc tính chi phí mà còn liên quan đến việc thanh toán tài sản và chuyển lợi nhuận, chuyển vốn vè khi DN thanh lý giải thể. Điều này hợp lý, vì việc góp vốn là xác định ngày thực ghi chứ không phải ngày cơ quan đkkd cấp giấy phép.

Bạn đặt vấn đề thế này, nếu toàn bộ vốn góp để bạn mua một nhà xưởng, đến khi bán lại nhà máy cho một cty nước ngoài khác , thoả thuận bằng ngoại tệ. Lúc đó bạn chứng minh giá vốn của bạn là ngoại tệ hay VNĐ? Tôi nghỉ đối với những gì liên quan đến đầu tư nước ngoài thì nên lấy ngoại tệ làm chuẩn rồi quy đổi ra khi góp vốn bằng ngoại tệ, vay bằng ngoại tệ thì sẽ thuận tiện hơn, còn chính xác văn bản ở đâu thì tôi không nhớ. Chỉ nhớ là mình áp dụng vậy. Mấy văn bản gần đây cũng hướng dẫn CL ngoại tệ khi góp vốn đưa vào 4112, nhưng tôi nghĩ đây chỉ là CLTG giữa 2 nơi thôi. chứ không phải CLTG từ thời điểm đựoc cấp giấy phép đến thời điểm chuyển tiền góp vốn
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Tôi cũng xin tham gia chút ý kiến.
Liên qua đến cái vu DNNN đầu tư vào VN tôi có tham gia dọn và làm sổ cho 2 DNNN. 1 công ty hạch toán bằng VND và 1 cty hạch toán bằng ngoại tệ. Một công ty được kiểm toán bởi PWC và 1 công ty được kiểm toán bởi A&C. Và cả 2 công ty này tôi điều lấy chuẩn góp vốn là USD. Nếu căn cứ theo tỉ giá ngày chuyển vốn góp mà còn thiếu thì phải chuyển bổ sung cho đủ với GPĐKKD. Thấy không cty nào phản bác gì

Cái này không chỉ liên quan đến việc tính chi phí mà còn liên quan đến việc thanh toán tài sản và chuyển lợi nhuận, chuyển vốn vè khi DN thanh lý giải thể. Điều này hợp lý, vì việc góp vốn là xác định ngày thực ghi chứ không phải ngày cơ quan đkkd cấp giấy phép.

Bạn đặt vấn đề thế này, nếu toàn bộ vốn góp để bạn mua một nhà xưởng, đến khi bán lại nhà máy cho một cty nước ngoài khác , thoả thuận bằng ngoại tệ. Lúc đó bạn chứng minh giá vốn của bạn là ngoại tệ hay VNĐ? Tôi nghỉ đối với những gì liên quan đến đầu tư nước ngoài thì nên lấy ngoại tệ làm chuẩn rồi quy đổi ra khi góp vốn bằng ngoại tệ, vay bằng ngoại tệ thì sẽ thuận tiện hơn, còn chính xác văn bản ở đâu thì tôi không nhớ. Chỉ nhớ là mình áp dụng vậy. Mấy văn bản gần đây cũng hướng dẫn CL ngoại tệ khi góp vốn đưa vào 4112, nhưng tôi nghĩ đây chỉ là CLTG giữa 2 nơi thôi. chứ không phải CLTG từ thời điểm đựoc cấp giấy phép đến thời điểm chuyển tiền góp vốn

Đồng ý với quan điểm của chị, lấy một đồng làm chuẩn (ở đây thường là lấy USD)

Chị giải thích rõ hơn chỗ bôi đỏ: Nếu thấy thiếu thì chuyển thêm rồi, nếu là người nước ngoài họ sẽ bảo là tôi bảo góp 1tr USD là tôi đã chuyển 1 tr USD sao lại bảo tôi thiếu?

Cái chênh lệch góp vốn ở đây chỉ là chênh lệch do bán cổ phần, cổ phiếu.... chứ đâu có chênh lệch ngoại tệ nhỉ
Nếu lỗ tỷ giá thì cái đó ghi 4112 âm à chị, cho thêm ý kiến thăc mắc
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Đồng ý với quan điểm của chị, lấy một đồng làm chuẩn (ở đây thường là lấy USD)

Chị giải thích rõ hơn chỗ bôi đỏ: Nếu thấy thiếu thì chuyển thêm rồi, nếu là người nước ngoài họ sẽ bảo là tôi bảo góp 1tr USD là tôi đã chuyển 1 tr USD sao lại bảo tôi thiếu?

Cái chênh lệch góp vốn ở đây chỉ là chênh lệch do bán cổ phần, cổ phiếu.... chứ đâu có chênh lệch ngoại tệ nhỉ
Nếu lỗ tỷ giá thì cái đó ghi 4112 âm à chị, cho thêm ý kiến thăc mắc

Tìm không ra cái công văn hd cái này, nhưng nói rõ them chổ này, cái CLTG này thực tế chị đã làm là vầy. Tỉ giá do ngân hàng ghi nhận khác với TGBQ liên ngân hàng hàng nên phát sinh chênh lệch này, và chi hạch toán vào 4112 hết. Ghi Nợ, ghi Có cho TK này.
 
G

GOLDENSUN

Guest
9/3/07
11
1
0
40
Bà Rịa-Vũng Tàu
Minh cũng đang vướng chổ này.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 3133/TCT-CS

V/v: chính sách thuế đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái
Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2007


Kính gửi: Cục thuế tỉnh Hưng Yên
Trả lời công văn số 752/CT-CV ngày 22/3/2007 của Cục thuế tỉnh Hưng Yên về việc chính sách thuế đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Theo hướng dẫn tại công văn số 4594/BTC-TCT ngày 06/4/2006 của Bộ Tài chính về việc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái thì:
- Các khoản lỗ / lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí hay thu nhập khi tính thuế TNDN đối với khoản lãi / lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và cũng không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính.
- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ, doanh nghiệp được hạch toán doanh thu, chi phí và được tính vào thu nhập hoặc chi phí khi tính thuế TNDN.
Khoản chênh lệch tỷ giá được xác định tại thời điểm thực tế phát sinh thanh toán các khoản nợ so với thời điểm phát sinh khoản nợ đó.
2. Tại điểm 2.1 Mục III phần I Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có hướng dẫn: Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh (lãi, hoặc lỗ) khi thực hiện chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ khác và ngược lại không được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh mà phải phân loại coi như một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và được xử lý khi thanh lý doanh nghiệp.
Việc xử lý chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này được áp dụng đối với “Vốn góp của chủ sở hữu và các quỹ dự phòng thuộc vốn chủ sở hữu, lãi chưa chia quy đổi theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ (ở thời điểm chuyển đổi)” theo quy định tại Tiết b Điểm 2.1 nêu trên.
Căn cứ theo hướng dẫn trên, trường hợp Công ty TNHH sản xuất phụ tùng xe máy có điều chỉnh giảm vốn góp và thanh toán trả lại vốn góp của các thành viên bằng ngoại tệ, khi thanh toán ngoại tệ trả cho các thành viên có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái so với thời điểm góp vốn ban đầu thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này (lãi hoặc lỗ) không được hạch toán vào kết quả kinh doanh của đơn vị.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Hưng Yên được biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện.



Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế, CST, CĐKT và KT;
- Ban HT, PC;
- Lưu VT, CS (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Chắc theo công văn của bạn thì vấn đề đã được giải quyết. Thanks bạn nhiều, trùng với quan điểm của tui
 
A

azenniss

Trung cấp
16/1/07
115
1
18
TP.HCM
Ðề: Chênh lệch tỷ giá khi góp vốn

Họ ghi thế này VTM à: Góp vốn 1 tr USD, tỷ giá 20.000, tương đương với 20 tỷ VND

"Khoai" thú vị, thechung cho mình hỏi kỳ kế toán đầu tiên bắt đầu chính xác là vào ngày nào ?
 
Sửa lần cuối:
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Ðề: Chênh lệch tỷ giá khi góp vốn

"Khoai" thú vị, thechung cho mình hỏi kỳ kế toán đầu tiên bắt đầu chính xác là vào ngày nào ?

Chưa hiểu câu hỏi của bạn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA