Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

  • Thread starter radioworm
  • Ngày gửi
R

radioworm

Guest
17/8/10
3
0
0
44
Vũng Tàu
Công ty e sản xuất rượu, trả lương cho công nhân là lương thời gian. Công ty chỉ sản xuất nhiều vào những tháng cuối năm, còn những tháng đầu năm thì xem như không sản xuất. E đang rối vấn đề này mong các bác giúp với.
Những tháng có sản xuất thì tiền lương công nhân hạch toán và TK 622 để tính chi phí. Vậy những tháng không sản xuất e nên hạch toán tiền lương công nhân vào tài khoản nào?. Các bác giúp với:wall::wall:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
44
Ha Noi
Em cho vào TK 335 !


q
TÀI KHOẢN 335
CHI PHÍ PHẢI TRẢ

Một số nguyên tắc hạch toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh.
Phương pháp hạch toán kế toán.
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:
1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.
2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.
3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).
p
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.
2. Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
p
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 335 - CHI PHÍ PHẢI TRẢ
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.
Bên Có:
Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Số dư bên Có:
Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
p
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
4. Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa lớn TSCĐ đã được dự trích trước vào chi phí, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát sinh)
Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
5. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
6. Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi:
Nợ các TK 623, 627 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Có các TK 623, 627 (Nếu số đã chi nhỏ hơn số trích trước).
7. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Lãi tiền vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
8. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
9. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ)
Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Số phân bổ chiết khấu trái phiếu trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 343 - Trái phiếu phát hành (TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
10. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội, nếu trả lãi sau (sau khi trái phiếu đáo hạn), từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trongkỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Nếu tính lãi vay vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu tính lãi vay vào chi phí tài chính trong kỳ)
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Nếu tính lãi vay tính vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dỡ dang)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ).
Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu)
Nợ TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu
Có các TK 111, 112,. . .



Làm kế toán không khó, nhưng cũng chẳng phải dễ !
Kiên trì là làm được kế toán .
Mr Cù Trọng Xoay :
Sky: bacnamtraining
YM: bacnamtraining
 
huong85

huong85

Talkative Girl
25/1/07
1,171
5
38
38
Vĩnh Phúc-Đồng Nai-Gò Vấp
Anh Bacnamtraining cho em hỏi là như chủ topic hỏi thì đây không phải là khoản trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép mà (theo em hiểu) là tháng đó công ty không có doanh thu nhưng hàng tháng vẫn trả lương cho công nhân sản xuất thì có rơi vào trường hợp này không ạ?
Em hỏi ké tì vì em cũng đang gặp trường hợp như vầy ^.^!
Thân!
 
R

radioworm

Guest
17/8/10
3
0
0
44
Vũng Tàu
Cám ơn bác bacnamtraining. Ở công ty em những tháng không sản xuất công nhân vẫn đi làm chứ không nghỉ phép. Hơn nữa đưa vào TK 335 sau đó khi sản xuất mới trích vào TK 622 như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm ==> đóng thuế TTĐB mệt nghỉ vì công ty e sản xuất rượu mờ :005:.Mong các bác giúp cho:wall:
 
Sửa lần cuối:
1

1405dole

Sơ cấp
3/3/11
31
0
0
thainguyen
Công ty em cũng đang gặp trường hợp thế này, bây giờ không biết để tiền lương công nhân với khấu hao tài sản cố định vào chỗ nào. mà công ty em còn làm theo hợp đồng kinh tế nữa chứ. những tháng không có hợp đồng vẫn phải trả lương cho công nhân mà không biết đưa cái khoản lương đó vào chỗ nào bây giờ, các anh chị nào đã gặp trường hợp này giúp em với. Lúc xác định lương em định khoản là N154/C334. nhưng khoản lương này không tính được vào giá thành của công trình nào cả (vì làm gì có công trình nào). Em không biết phải giải quyết tình huống này thế nào nữa.
 
L

Luuthuyduong

Guest
2/11/07
5
0
1
Ha noi
Ðề: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

Mình cũng gặp trường hợp y như này mà chưa có câu trả lời, có ai biết giúp chúng mình với. Mình cảm ơn
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Cám ơn bác bacnamtraining. Ở công ty em những tháng không sản xuất công nhân vẫn đi làm chứ không nghỉ phép. Hơn nữa đưa vào TK 335 sau đó khi sản xuất mới trích vào TK 622 như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm ==> đóng thuế TTĐB mệt nghỉ vì công ty e sản xuất rượu mờ :005:.Mong các bác giúp cho:wall:

Theo tôi thì chi phí lương công nhân và khấu hao TSCĐ này đều nằm trong giá thành. Nó thuộc chi phí sản xuất chung cố định- 627, chi tiết CP SXC CĐ- Nếu bạn muốn trốn tiền thuế TTĐB mà hạch toán nó vào TK 642- cũng là chi phí quản lý ( nhưng tk 642 không dùng để hạch toán chi phí lương công nhân trong thời gian ngừng sx) thì chả có ích gì vì thuế TTĐB tính theo giá bán ra.
Hàng tháng phát sinh các khoản này( ngoài kế hoạch) nhưng chưa tính vào đâu nên sử dụng tk 142, 242 để hạch toán:
Nợ 142,242/ Có 334,214
Đến khi sản xuất lại thì phân bổ vào 627. Như vậy phân bổ như thế nào vào giá thành cho hợp lý thì tùy tình hình doanh nghiêp.

Còn trường hợp việc dừng sx này là có kế hoạch thì đầu năm nên tính trước các khoản chi phí này và hạch toán vào Cpsxc cố định:
Nợ 627/ Có 335 số tiền chi phí của tháng ngừng sx phân bổ cho giá thành sp trong năm theo từng tháng
Đến khi ngừng sản xuất thì hạch toán chi phí tháng đó là : Nợ 335/Có 334,214.( Như vậy hết các tháng dừng sx thì TK 335 sẽ còn có số dư Nợ ). Sau thời gian ngừng sx số chi phí này vẫn được tiếp tục phân bổ cho giá thành sp ( theo kế hoạch từ đầu năm): Nợ 627/Có 335. Hết thời gian phân bổ CPSXC cố định này thì TK 335 trở về 0 ( chỉ riêng chi tiết liên quan đến thời gian ngưng s này thôi)
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Re: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

...Hàng tháng phát sinh các khoản này( ngoài kế hoạch) nhưng chưa tính vào đâu nên sử dụng tk 142, 242 để hạch toán:
Nợ 142,242/ Có 334,214
Đến khi sản xuất lại thì phân bổ vào 627. Như vậy phân bổ như thế nào vào giá thành cho hợp lý thì tùy tình hình doanh nghiêp.
...

Sai rồi bác xuantham ơi, mời bác đọc http://www.webketoan.vn/forum/ke-to...tinh-gia-thanh-sx-theo-don-hang-158735-2.html
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Re: Ðề: Re: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất


Tưởng bạn dẫn vào chổ nào có chưng minh bằng văn bản, ai ngờ lại dẫn vào chổ đang tranh luận.
Về quan điểm cá nhân tôi vẫn xem chi phí trả lương trong thời gian ngưng hoạt động là chi phí quản lý. Vì nó là lương công nhân nên nó được tính vào chi phí quản lý sx. Còn việc phân bổ hay tính thẳng vào giá vốn là do cách hạch toán và nhìn nhận vấn đề như thế nào thôi. Như tôi đã nói: tôi xem đây là CPSX chung cố định, vì vậy phân bổ vào giá thành cho phù hợp thôi. Như vậy muốn đưa vào 632 thì phải coi tháng hiện tại sx bao nhiêu, có vượt định mức hay không chứ. Ở đây chỉ nói đến nguyên tắc tập hợp chi phí thôi, khi nào tính giá thành rồi mới tính chuyển phần nào vào 632 chứ. Nếu từ đầu năm đã xác định rằng trong kỳ sẽ phát sinh các khoản này thì tính toán phân bổ nó vào giá thành,chứ cho nó hết vào 632 thì biến động nhiều
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Re: Ðề: Re: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

...Còn việc phân bổ hay tính thẳng vào giá vốn là do cách hạch toán và nhìn nhận vấn đề như thế nào thôi...

Đồng ý là vấn đề về hạch toán sẽ khác nhau do cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, nhưng dù thế nào cũng phải dựa trên những quy định mang tính nguyên tắc của kế toán, chi phí lương của CN do không có việc để làm không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, vì vậy, không được ghi nhận là TS (chị đã ghi nhận vào 142, 242). Nếu như việc ngừng SX là do đặc thù của ngành thì DN sẽ trích trước chi phí chứ không phải chứ không phải ghi nhận vào chi phí trả trước rồi phân bổ cho các kỳ tiếp theo. Huống hồ việc ngừng sx là do không tìm được đơn hàng để sx, em vẫn nghĩ đây là tổn thất của DN và phải được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ.
 
T

thutran84

Trung cấp
19/12/07
160
9
18
40
Hà Nội
Theo mình chi phí lương công nhân trong thời gian ngừng sản xuất theo đặc thù của ngành thì mới được tính vào giá thành. Còn trường hợp của bạn, nếu hạch toán vào giá thành thì phần chi phí này sẽ bị vượt định mức, không được tính là chi phí hợp lý. Hạch toán vào TK 632 và không được trừ khi xác định thuế TNDN.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Theo mình chi phí lương công nhân trong thời gian ngừng sản xuất theo đặc thù của ngành thì mới được tính vào giá thành. Còn trường hợp của bạn, nếu hạch toán vào giá thành thì phần chi phí này sẽ bị vượt định mức, không được tính là chi phí hợp lý. Hạch toán vào TK 632 và không được trừ khi xác định thuế TNDN.

Tại sao không được trừ ? .
 
1

1405dole

Sơ cấp
3/3/11
31
0
0
thainguyen
Ðề: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

Liệu em để tiền lương và KH TSCĐ những tháng ko SX vào TK 642 có ổn ko? vì em thấy nếu như ko SX sản phẩm đại trà như công ty em mà phân bổ như thế thì giá thành sản phẩm không đúng. Công ty em làm theo QĐ 48, SX SP theo hợp đồng kinh tế.
 
T

thuyduong0209

Guest
27/11/09
6
0
0
Hưng Yên
Ðề: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

bạn làm lương công nhân theo sản phẩm đi

Đã làm theo QĐ 48 thì đưa về tất cả 642 đều được mà
 
D

deletemenot

Guest
23/2/12
1
0
0
38
Cần Thơ
Ðề: Hạch toán tiền lương công nhân trong những tháng không sản xuất

Cám ơn Chi xuantham về vấn đề này, em có Câu hỏi. Tình hình đơn vị em cũng giống như trường hợp của anh sản xuất rượu bia, nhưng công ty em là công ty thuỷ sản. Đại khái thế này: Công ty có 4 ao nuôi cá, tháng 1 bán hết lứa đầu tiên, tháng 2 hết cá nên dọn dẹp lại ao nuôi và phát sinh chi phí dọn dẹp cho công nhân là 100 đồng. tháng 3 cá giống về bắt đầu sản xuất lại, nhưng đến tháng 10 mới thu hoạch và bán cá. Vậy cho em hỏi 100 đồng chi phí dọn ao của tháng 2 sẽ đưa vô đâu? mong các bác giúp đỡ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA