Làm việc sau 01/01/2009 có được tính trợ cấp mất việc không ?

  • Thread starter laogiakt
  • Ngày gửi
L

laogiakt

Guest
21/8/11
9
0
0
TPHCM
Chào các bạn.
Công ty mình nay phải thu hẹp SX nên phải giảm nhân viên do đó phải giải quyết chế độ mất việc làm ( căn cứ theo TT39/2009/TT-BLDTBXH, điều 41 ND 127/2008/ND-CP )
mình trích Điều 41. Quy định chuyển tiếp theo khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội
1. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc theo pháp luật về cán bộ, công chức là mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có), tại thời điểm thôi việc.
3. Thời gian người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội được tính để miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.
trích TT39/2009 Điều 1. Mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
1. Công thức tính trợ cấp mất việc làm:
Tiền trợ cấp mất việc làm = Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm x 01
Trong đó:
- Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
+ Dưới 01 (một) tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm;
+ Từ đủ 01 (một) tháng đến dưới 06 (sáu) tháng được làm tròn thành 06 (sáu) tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 (nửa) tháng lương;
+ Từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên được làm tròn thành 01 (một) năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 01 (một) tháng lương.
- 01 (một) là một tháng lương cho mỗi năm làm việc.
- Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 02 (hai) tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 01 (một) tháng.
vậy các bạn cho mình hỏi 1 chút nha :
đối với những nhân viên làm việc cho công ty sau 01/01/2009 ( Cty có tham gia đóng BHTN cho NV khi bắt đầu ký HDLD theo đúng quy định ) nhưng hiểm hóc nằm ở chổ là trước khi ký HDLD thì NV có 2 tháng thử việc nên Cty và NLD không được tham gia BHTN, nên khi tính tổng thời gian làm việc trừ đi thời gian tham gia BHTN thì ai cũng được 2 tháng tính trợ cấp mất việc làm ( tức phải được 2 tháng lương đó ) .
VD : NLD vào làm việc cho Cty 1/8/2009 sau 2 tháng thử việc và được ký HDLD tháng 1/10/2009 ( bắt đầu tham gia BHTN ), do thu hẹp SX nên NLD này bị mất việc làm ngày 31/7/2011.
Thì : thời gian tính trợ cấp mất việc = 24 tháng - 22 tháng = 2 tháng ( > 1 tháng thì trợ cấp = 2 tháng lương )
như vậy trường hợp này có phải trợ cấp mất việc làm không ? Còn mình thấy rối quá và thấy thiệt thòi cho Cty vì Cty chấp hành tham gia BHTN theo đúng luật nhưng chỉ có thời gian thử việc đâu có đươc đóng BHTN mà thôi.
Vậy các bạn cho mình biết ý kiến về vấn đề này nha !
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

laogiakt

Guest
21/8/11
9
0
0
TPHCM
lão già kt thấy các bạn có ghé xem nhưng sao không thấy bạn nào cho mình chút ý kiến cả, buồn quá, không biết phải giải quyết vấn đề này như thế nào đây ? nếu Cty có phòng nhân sự thì đâu có bắt kế toán làm công việc này đâu !
 
L

laogiakt

Guest
21/8/11
9
0
0
TPHCM
Nếu có TT nào ghi rỏ từ 1/1/2009 trở đi là khoảng thời gian DN được miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ thì dể vận dụng rồi. các bạn thấy như thế nào ?
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Nếu có TT nào ghi rỏ từ 1/1/2009 trở đi là khoảng thời gian DN được miễn trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ thì dể vận dụng rồi. các bạn thấy như thế nào ?
Bác tham khảo văn bản này nhé :
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2009

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 05 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Căn cứ Nghị định số 44/2003/NĐ-CP .....
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về hợp đồng lao động (sau đây viết là Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH) như sau:

Điều 1. Sửa đổi khoản 2, mục II, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
-
Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ khoản 2, mục II và khoản 3 mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 2 Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).
3. Không áp dụng cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp thôi việc đối với những trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2009.
 
T

tunt7

Guest
16/6/15
1
0
1
39
Đang hỏi mất việc lại dẫn chứng thôi việc vậy?
 
chim chích bông

chim chích bông

Guest
24/11/16
23
0
1
34
Nơi nào mình tui biết
Aida, câu hỏi từ năm 2011, mà đến giờ vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Công ty mình cũng đang phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đây, nhưng cả mình và kế toán trưởng đều đau đầu với việc có chi trả TCMVL cho 2 tháng thử việc= 2 tháng lương cho NLĐ không? Haizz luật không rõ ràng, đến giờ vẫn chưa có thông tư hay nghị định hướng dẫn rõ ràng điều này cả. Thiệt là đau đầu quá đi. Bên mình đang định gửi công văn hỏi Sở LĐTBXH. Không biết trả lời sao. Hay là trả lời chung chung kêu về xem lại luật mà thi hành đi thì bó tay.
 
P

poca90

Guest
17/1/17
1
1
3
33
Trợ cấp mất việc làm = [Tổng thời gian làm việc thực tế] - [ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp thời gian đã được người lao động chi trả trợ cấp thôi việc] (ĐIỀU 49 BLLĐ 2012)
Trong đó:
Thời gian làm việc thực tế: Theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bao gồm cả thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, thời gian được người sử dụng lao động cử đi học.
Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP bao gồm thời gian NSDLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật + thời gian người sử dụng đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
NHƯ VẬY:

Nếu trong Hợp đồng thử việc Công ty bạn có nêu rõ khoản tiền lương trả đã bao gồm các khoản tiền tương đương khoản tiền đóng bhxh, bhyt, bhtn thì Công ty bạn không phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động và ngược lại.
Vậy cách nào để tránh!!!!
Mặc dù hiện nay BLLĐ và luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định trong thời gian thử việc thì người sử dụng lao động có phải chi trả cùng lúc khoản tiền tương đương tiền đóng BHXH, BHYT, BHTT (Khoản 3 Điều 186 BLLĐ) tuy nhiên khi thỏa thuận mức lương thử việc thì trong HĐTV nên quy định rõ mức lương đã bao gồm các khoản đóng BHXH. Như vậy Công ty sẽ không phải trả trợ cấp mất việc làm khi cho người lao động nghỉ việc theo quy định của luật.
Đôi điều chia sẻ.
 
  • Like
Reactions: chim chích bông

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA