Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

  • Thread starter DuongLanVi
  • Ngày gửi
DuongLanVi

DuongLanVi

Cao cấp
16/6/13
274
67
28
30
Ho Chi Minh City, Vietnam, Vietnam
Mình xin giới thiệu sơ qua cuốn sách này:
Cuốn sách Kế toán tài chính (Cẩm nang kế toán ”gối đầu giường”) sẽ làm thoả mãn nhu cầu học, làm và sử dụng kế toán theo VAS và IAS hoặc US GAAP. Vì vậy có thể nói, cuốn sách được xem như một cuốn cẩm nang về kế toán tài chính theo VAS và IAS.


Trước hết, nội dung cuốn sách đã thể hiện tương đối đầy đủ, rõ ràng và cập nhật các quy định và hướng dẫn về kế toán theo VAS và IAS. Bên cạnh các nội dung mang tính nguyên tắc và chế độ, cuốn sách đã đưa ra ví dụ thực tế sinh động có hiệu quả cao để giải thích về bản chất, đạo lý của những quy định về cách ghi chép, báo cáo như trong VAS và IAS, đồng thời làm rõ ý nghĩa của các quy định đối với các nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp. Một số vấn đề trong VAS chưa quy định hoặc quy định chưa thật sự rõ ràng, đã được phân tích và bình luận trong sự so sánh với IAS cho từng khoản mục xuyên suốt cuốn sách và trong chương cuối khi so sánh kế toán Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về kế toán. Những nội dung đó sẽ giúp người đọc hiểu rõ và chính xác hơn những điều quy định chưa thật đầy đủ trong VAS.

Thứ hai, có sự so sánh trong hầu hết các khoản mục giữa VAS và IAS. Đọc cuốn sách không những thấy nội dung chế độ kế toán Việt Nam, mà còn hiểu được cả những nội dung mang tính quốc tế của kế toán và US GAAP. Điều này không những tạo thuận lợi cho những người làm kế toán tại các công ty Việt Nam mà còn cho cả những người làm kế toán tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng hệ thống kế toán quốc tế hay các công ty chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy, nghiên cứu và sử dụng VAS có sự so sánh với IAS chắc chắn sẽ có sự hiểu biết hơn về bản chất kế toán, thấy được những điểm còn hạn chế của VAS cũng như xu hướng của VAS và IAS. Bởi vậy ở những chỗ có sự khác nhau, IAS được thảo luận trước với các ví dụ thực tế để minh họa, giải thích và bình luận về lý do của cách xử lý khác nhau giữa IAS và VAS. Mặc dù việc so sánh VAS và IAS được thực hiện trong tất cả các chương của cuốn sách, nhưng có một chương riêng về so sánh giữa kế toán Việt Nam (VAS và thực tế) và IAS. Người làm kế toán có thể tự chuyển đổi các báo cáo tài chính theo VAS sang các báo cáo tài chính theo IAS/IFRS khi có nhu cầu.

Thứ ba, cuốn sách có tính thực hành cao. Trên thực tế, cách học kế toán tốt nhất là thông qua các ví dụ thực tiễn một cách có hệ thống và chọn lọc. Cuốn sách đã trình bày các hệ thống kế toán đang được áp dụng rộng rãi và hiệu quả tại các công ty đa quốc gia và công ty Việt Nam. Tính thực hành từ các ví dụ minh họa công tác kế toán, các giao dịch, các sự kiện có thật, có tính chọn lọc của các công ty, từ việc thiết kế và vận hành hệ thống các chứng từ kế toán, hệ thống các sổ kế toán như hệ thống sổ Nhật ký, Sổ cái đến hệ thống tài khoản kế toán và các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị. Cuốn sách cũng đã trình bày các nguyên tắc và thực tế các hệ thống kiểm soát nội bộ phổ biến của các công ty đã đạt được những thành công trên thế giới cũng như của Việt Nam.

Trong từng phần hành kế toán, cuốn sách đã nêu mang tính chất thảo luận về cách thức để kiểm soát tốt nhất các khoản mục như kiểm soát về tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và lãi lỗ. Cách thiết lập và duy trì một hệ thống quản trị nội bộ có hiệu lực, hiệu quả về kế toán và hành chính cho từng khoản mục tài sản, công nợ và vốn của một doanh nghiệp được đưa ra và trình bày trong cuốn sách. Cuốn sách đã trình bày việc ghi chép kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính sao cho đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của các nhà đầu tư theo quy định của VAS và IAS. Với phương pháp phân tích, những nhận xét từ thực tế hoạt động kế toán quản trị đã làm rõ phương pháp luận về cách tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính giúp các nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế tốt nhất.

Thứ tư, cuốn sách có bố cục và được trình bày một cách khoa học. Với bố cục hợp lý, logic và có tính hệ thống, nội dung của sách được trình bày phù hợp với tư duy của nhận thức, từ phần đơn giản cho những người bắt đầu tiếp cận với kế toán đến những phần có nội dung phức tạp, đòi hỏi phải có những hiểu biết cơ bản về kế toán, gồm các phần kế toán thuế, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các báo cáo tài chính hợp nhất. Mỗi phần đều có các định nghĩa theo thông lệ quốc tế và những đặc thù của Việt Nam. Cuốn sách được trình bày bằng tiếng Việt, nhưng các tiêu đề, thuật ngữ, định khoản kế toán, báo cáo tài chính, từ điển thuật ngữ giải nghĩa kế toán đều có phụ chú thêm bằng tiếng Anh để người đọc có thể đối chiếu, tham khảo và sẽ rất tốt cho những ai đang và sẽ làm việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Cuối cuốn sách có phần "Thuật ngữ kế toán Việt - Anh".

Đây là bản SCAN lại. Bao gồm có từ chương 3 - Chương 37 (không có chương 1,2 vì lý do bản quyền) Có người từng nói với mình, đọc hết cuốn sách này, lương tháng phải trên 30tr. hihi..

Chương 3 (demo)


HaiTam: Xóa theo yêu cầu của tác giả.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Mình có sách này 3-4 năm mà còn chưa đọc kỹ nửa :wall:
 
L

lephuong308

Guest
5/11/13
2
0
1
30
tphcm
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Cám ơn bạn nhiều nhé, mình sẽ ráng đọc. chắc sẽ học được rất nhiều điều từ sách này
 
T

thanhbinhdat

Sơ cấp
22/3/06
30
0
6
Tp.HCM
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Quá hay, cảm ơn bạn rất nhiều nhiều.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Đây là bản SCAN lại. Bao gồm có từ chương 3 - Chương 37 (không có chương 1,2 vì lý do bản quyền) Có người từng nói với mình, đọc hết cuốn sách này, lương tháng phải trên 30tr. hihi..

Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình biết có một số bài PR về sách này nhưng chưa có dịp mua và đọc. Nội dung sách khá tốt. Mình đọc số lượng sách về kế toán gấp nhiều lần cuốn này mà thu nhập chỉ bằng 20% của mức 30 triệu đây!:wall:

Có một số điểm cần trao đổi thêm về cuốn sách này. Hy vọng có bạn nào đã xem qua cuốn này thử trao đổi cùng mình:

1. Về cơ bản là tác giả Việt hóa các sách kế toán được viết bởi các tác giả của nước ngoài và so sánh kế toán VN với IFRS. Tuy nhiên một số điểm Việt hóa chưa triệt để. Phần hạch toán Chiết khấu thanh toán (Cash Discount) không nói rõ là theo IFRS hay theo kế toán VN vì theo kế toán Việt Nam không phải đưa vào TK Điều chỉnh doanh thu như IFRS/USGAAP (trang 117).

2. Hạch toán đánh giá lại TSCĐ chưa đúng theo IAS 16 (trang 351).

3. US GAAP hiện hành cho phép hạch toán cả lãi do trao đổi TSCĐ chứ không phải chỉ cho phép hạch toán lỗ (kể cả khi trao đổi có bản chất thương mại hay trao đổi không có bản chất thương mại nhưng có nhận tiền) (trang 367). US GAAP chỉ không cho phép ghi nhận lãi từ đổi tài sản nếu không nhận được thêm tiền.

4. Hạch toán các khoản dự phòng phải trả không đúng số hiệu tài khoản trong kế toán VN (trang 427)

5. Các lập luận cho cách hạch toán mà tác giả đưa ra đặt trọng tâm vào các yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi thông lệ kế toán hiện tại tập trung vào Bảng cân đối kế toán.

6. Ví dụ về tính thuế hoãn lại (trang 474) chưa thật sự rõ ràng. Nếu thuế suất thuế TNDN thay đổi giữa các năm thì công thức không còn đúng.

7. Cách hạch toán điều chỉnh giá của Chứng khoán sẵn sàng để bán (trang 568) chưa đúng theo IFRS/USGAAP Theo IFRS/USGAAP thì cách khoản điều chỉnh theo giá thị trường của loại chứng khoán này ghi vào Vốn chủ sở hữu chứ không phải ghi vào lãi lỗ (TK 515?).

8. Cách hạch toán trái phiếu đầu tư ở trang 574, 575 chỉ đúng với trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, trong khi trái phiếu cũng có thể được phân loại vào Chứng khoán sẵn sàng để bán.

9. Cách hạch toán ngoại tệ ở trang 580 không phù hợp với chế độ kế toán VN và IFRS/IAS hiện hành.

10. Phần tính toán hợp nhất báo cáo tài chính chưa hợp lý: (a) Tính Lợi thế thương mại theo mô hình IFRS 3 cũ (Theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng), không còn đúng theo IFRS 3 phiên bản 2007 (Lý thuyết thực thể) mà không giải thích, từ đó dẫn đến số liệu về lợi ích của cổ đông không kiểm soát cũng bị ảnh hưởng (b) Chưa đề cập đến trường hợp giá trị hợp lý của tài sản thuần khác với giá ghi sổ của chúng (trang 722-724), đến trang 749 mới đề cập đến vấn đề này.

11. Bút toán 2 trang 773 sai. Đúng ra phải là: Nợ Tiền/Có Đầu tư liên kết.

12. Định nghĩa chi phí trực tiếp / gián tiếp (trang 863) chưa đúng hoàn toàn với thực tế thực hành kế toán, định nghĩa sau hợp lý hơn: chi phí trực tiếp là các chi phí có thể ghi nhận thẳng cho các đối tượng tính phí một cách dễ dàng và kinh tế.

13. Nguyên tắc phân bổ chi phí ở trang 888 chưa đầy đủ. Nên dùng nguyên tắc trong sách của Horngren: 1) dựa trên quan hệ nhân quả; (2) dựa trên lợi ích nhận được; (3) Sự hợp lý hay công bằng; và (4) khả năng chịu đựng (Horngren et al., 2011), trong đó 2 tiêu chuẩn thường được lựa chọn là (a) dựa trên quan hệ nhân quả, và (b) dựa trên lợi ích nhận được.

14. Phân bổ chi phí phục vụ (trang 893-894) nên nói đến phương pháp phân bổ lẫn nhau nữa vì bây giờ có máy tính dùng phương pháp này quá đơn giản.

15. Ví dụ tính toán ở trang 995-996 có nhiều điểm không hợp lý. Khi tính sản phẩm tương đương cho khoản mục chi phí chuyển đổi thì phải nói rõ mức chuyển đổi. Khi phân bổ chi phí có sản phẩm tổn thất thì Normal Loss được cộng vào sản phẩm tốt chứ không phải bằng 0. Hơn nữa số lượng sản phẩm để phân bổ chi phí phải tính theo số sản phẩm tương đương của khoản mục phí đó chứ không phải lấy số lượng sản phẩm chưa quy đổi.

Khi kê kết quả đầu ra cần kê cả sản phẩm tốt, sản phẩm tổn thất trong định mức, sản phẩm tổn thất ngoài định mức, sản phẩm dở dang riêng rẽ.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Cảm ơn Hiên, chắc chắn bạn đọc rât kỹ.

Cái này anh Haitam mời bác Xuân Nam vào đọc góp ý đây
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Cảm ơn Hiên, chắc chắn bạn đọc rât kỹ.

Cái này anh Haitam mời bác Xuân Nam vào đọc góp ý đây

Mình đọc lướt qua thôi Thanh Nam à :)), mất khoảng 3-4 giờ, thời gian đâu mà đọc kỹ được. Nghề của bọn mình là phải review sách, xem sách nào hay nhất, phù hợp nhất mà!
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Cảm ơn Hiên, chắc chắn bạn đọc rât kỹ.

Cái này anh Haitam mời bác Xuân Nam vào đọc góp ý đây

Bác Hien là cao thủ mà lại, hihi.. Em thích mấy bài của bác về Kế toán quản trị, nhất là cái phần phân bổ chi phí.
 
  • Like
Reactions: 6Thanh9
L

Lucky Lan

Trung cấp
6/3/13
63
0
6
33
TP.HCM
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Cam on ban vi tai lieu nay nhe. No se rat bo ich doi voi minh
 
M

meohoangsao

Guest
3/1/09
63
0
6
hà nội
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Em giống anh Thành Nam, em có 3-4 năm rồi mà chưa đọc kỹ hết, nhưng mà ko biết tại em ngu hay sao mà đọc phần hd LCTT của bác em chả hiểu gì, rối tung hết cả lên
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)

Em giống anh Thành Nam, em có 3-4 năm rồi mà chưa đọc kỹ hết, nhưng mà ko biết tại em ngu hay sao mà đọc phần hd LCTT của bác em chả hiểu gì, rối tung hết cả lên

Chương báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phần phương pháp trực tiếp tác giả viết theo phương pháp trực tiếp suy diễn, được áp dụng ở nhiều công ty tại các nước phát triển. Tuy nhiên ở VN sẽ hơi khác 1 chút so với các nước không áp dụng thuế GTGT (như Textbook Mỹ mà tác giả tham khảo để viết chapter này).

Phương pháp phân tích tài khoản tiền như trong hướng dẫn của Việt Nam để lập BCLCTT rất khó để áp dụng nếu làm thủ công tại các công ty lớn.
 
T

thanhbinhminhkt

Guest
15/4/11
0
0
0
38
tp. ho chi minh
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)



Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình biết có một số bài PR về sách này nhưng chưa có dịp mua và đọc. Nội dung sách khá tốt. Mình đọc số lượng sách về kế toán gấp nhiều lần cuốn này mà thu nhập chỉ bằng 20% của mức 30 triệu đây!:wall:

Có một số điểm cần trao đổi thêm về cuốn sách này. Hy vọng có bạn nào đã xem qua cuốn này thử trao đổi cùng mình:

1. Về cơ bản là tác giả Việt hóa các sách kế toán được viết bởi các tác giả của nước ngoài và so sánh kế toán VN với IFRS. Tuy nhiên một số điểm Việt hóa chưa triệt để. Phần hạch toán Chiết khấu thanh toán (Cash Discount) không nói rõ là theo IFRS hay theo kế toán VN vì theo kế toán Việt Nam không phải đưa vào TK Điều chỉnh doanh thu như IFRS/USGAAP (trang 117).

2. Hạch toán đánh giá lại TSCĐ chưa đúng theo IAS 16 (trang 351).

3. US GAAP hiện hành cho phép hạch toán cả lãi do trao đổi TSCĐ chứ không phải chỉ cho phép hạch toán lỗ (kể cả khi trao đổi có bản chất thương mại hay trao đổi không có bản chất thương mại nhưng có nhận tiền) (trang 367). US GAAP chỉ không cho phép ghi nhận lãi từ đổi tài sản nếu không nhận được thêm tiền.

4. Hạch toán các khoản dự phòng phải trả không đúng số hiệu tài khoản trong kế toán VN (trang 427)

5. Các lập luận cho cách hạch toán mà tác giả đưa ra đặt trọng tâm vào các yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi thông lệ kế toán hiện tại tập trung vào Bảng cân đối kế toán.

6. Ví dụ về tính thuế hoãn lại (trang 474) chưa thật sự rõ ràng. Nếu thuế suất thuế TNDN thay đổi giữa các năm thì công thức không còn đúng.

7. Cách hạch toán điều chỉnh giá của Chứng khoán sẵn sàng để bán (trang 568) chưa đúng theo IFRS/USGAAP Theo IFRS/USGAAP thì cách khoản điều chỉnh theo giá thị trường của loại chứng khoán này ghi vào Vốn chủ sở hữu chứ không phải ghi vào lãi lỗ (TK 515?).

8. Cách hạch toán trái phiếu đầu tư ở trang 574, 575 chỉ đúng với trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, trong khi trái phiếu cũng có thể được phân loại vào Chứng khoán sẵn sàng để bán.

9. Cách hạch toán ngoại tệ ở trang 580 không phù hợp với chế độ kế toán VN và IFRS/IAS hiện hành.

10. Phần tính toán hợp nhất báo cáo tài chính chưa hợp lý: (a) Tính Lợi thế thương mại theo mô hình IFRS 3 cũ (Theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng), không còn đúng theo IFRS 3 phiên bản 2007 (Lý thuyết thực thể) mà không giải thích, từ đó dẫn đến số liệu về lợi ích của cổ đông không kiểm soát cũng bị ảnh hưởng (b) Chưa đề cập đến trường hợp giá trị hợp lý của tài sản thuần khác với giá ghi sổ của chúng (trang 722-724), đến trang 749 mới đề cập đến vấn đề này.

11. Bút toán 2 trang 773 sai. Đúng ra phải là: Nợ Tiền/Có Đầu tư liên kết.

12. Định nghĩa chi phí trực tiếp / gián tiếp (trang 863) chưa đúng hoàn toàn với thực tế thực hành kế toán, định nghĩa sau hợp lý hơn: chi phí trực tiếp là các chi phí có thể ghi nhận thẳng cho các đối tượng tính phí một cách dễ dàng và kinh tế.

13. Nguyên tắc phân bổ chi phí ở trang 888 chưa đầy đủ. Nên dùng nguyên tắc trong sách của Horngren: 1) dựa trên quan hệ nhân quả; (2) dựa trên lợi ích nhận được; (3) Sự hợp lý hay công bằng; và (4) khả năng chịu đựng (Horngren et al., 2011), trong đó 2 tiêu chuẩn thường được lựa chọn là (a) dựa trên quan hệ nhân quả, và (b) dựa trên lợi ích nhận được.

14. Phân bổ chi phí phục vụ (trang 893-894) nên nói đến phương pháp phân bổ lẫn nhau nữa vì bây giờ có máy tính dùng phương pháp này quá đơn giản.

15. Ví dụ tính toán ở trang 995-996 có nhiều điểm không hợp lý. Khi tính sản phẩm tương đương cho khoản mục chi phí chuyển đổi thì phải nói rõ mức chuyển đổi. Khi phân bổ chi phí có sản phẩm tổn thất thì Normal Loss được cộng vào sản phẩm tốt chứ không phải bằng 0. Hơn nữa số lượng sản phẩm để phân bổ chi phí phải tính theo số sản phẩm tương đương của khoản mục phí đó chứ không phải lấy số lượng sản phẩm chưa quy đổi.

Khi kê kết quả đầu ra cần kê cả sản phẩm tốt, sản phẩm tổn thất trong định mức, sản phẩm tổn thất ngoài định mức, sản phẩm dở dang riêng rẽ.
-> Xin chào bạn Hien, lúc trước mình có bản scan của bộ sách Kế Toán của tác giả Trần Xuân Nam, nhưng mình bị mất laptop nên bị mất luôn rồi, giờ mình muốn tìm lại đọc nhưng ko tìm đc, bạn có thể cho mình xin lại đc ko ah, mail của mình là kim.sadeco@gmail.com cám ơn bạn nhiều,
 
T

Thanhnguyen1608

Guest
2/11/16
11
3
3
38
Mình xin giới thiệu sơ qua cuốn sách này:


Đây là bản SCAN lại. Bao gồm có từ chương 3 - Chương 37 (không có chương 1,2 vì lý do bản quyền) Có người từng nói với mình, đọc hết cuốn sách này, lương tháng phải trên 30tr. hihi..

Chương 3 (demo)


HaiTam: Xóa theo yêu cầu của tác giả.
Bạn còn bản scan sách trần xuân nam nữa không cho mình xin được không??
cảm ơn bạn nhé
 
T

Thanhnguyen1608

Guest
2/11/16
11
3
3
38
Ðề: Ebook Kế toán tài chính - Trần Xuân Nam (Financial Accounting)



Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình biết có một số bài PR về sách này nhưng chưa có dịp mua và đọc. Nội dung sách khá tốt. Mình đọc số lượng sách về kế toán gấp nhiều lần cuốn này mà thu nhập chỉ bằng 20% của mức 30 triệu đây!:wall:

Có một số điểm cần trao đổi thêm về cuốn sách này. Hy vọng có bạn nào đã xem qua cuốn này thử trao đổi cùng mình:

1. Về cơ bản là tác giả Việt hóa các sách kế toán được viết bởi các tác giả của nước ngoài và so sánh kế toán VN với IFRS. Tuy nhiên một số điểm Việt hóa chưa triệt để. Phần hạch toán Chiết khấu thanh toán (Cash Discount) không nói rõ là theo IFRS hay theo kế toán VN vì theo kế toán Việt Nam không phải đưa vào TK Điều chỉnh doanh thu như IFRS/USGAAP (trang 117).

2. Hạch toán đánh giá lại TSCĐ chưa đúng theo IAS 16 (trang 351).

3. US GAAP hiện hành cho phép hạch toán cả lãi do trao đổi TSCĐ chứ không phải chỉ cho phép hạch toán lỗ (kể cả khi trao đổi có bản chất thương mại hay trao đổi không có bản chất thương mại nhưng có nhận tiền) (trang 367). US GAAP chỉ không cho phép ghi nhận lãi từ đổi tài sản nếu không nhận được thêm tiền.

4. Hạch toán các khoản dự phòng phải trả không đúng số hiệu tài khoản trong kế toán VN (trang 427)

5. Các lập luận cho cách hạch toán mà tác giả đưa ra đặt trọng tâm vào các yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi thông lệ kế toán hiện tại tập trung vào Bảng cân đối kế toán.

6. Ví dụ về tính thuế hoãn lại (trang 474) chưa thật sự rõ ràng. Nếu thuế suất thuế TNDN thay đổi giữa các năm thì công thức không còn đúng.

7. Cách hạch toán điều chỉnh giá của Chứng khoán sẵn sàng để bán (trang 568) chưa đúng theo IFRS/USGAAP Theo IFRS/USGAAP thì cách khoản điều chỉnh theo giá thị trường của loại chứng khoán này ghi vào Vốn chủ sở hữu chứ không phải ghi vào lãi lỗ (TK 515?).

8. Cách hạch toán trái phiếu đầu tư ở trang 574, 575 chỉ đúng với trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn, trong khi trái phiếu cũng có thể được phân loại vào Chứng khoán sẵn sàng để bán.

9. Cách hạch toán ngoại tệ ở trang 580 không phù hợp với chế độ kế toán VN và IFRS/IAS hiện hành.

10. Phần tính toán hợp nhất báo cáo tài chính chưa hợp lý: (a) Tính Lợi thế thương mại theo mô hình IFRS 3 cũ (Theo lý thuyết công ty mẹ mở rộng), không còn đúng theo IFRS 3 phiên bản 2007 (Lý thuyết thực thể) mà không giải thích, từ đó dẫn đến số liệu về lợi ích của cổ đông không kiểm soát cũng bị ảnh hưởng (b) Chưa đề cập đến trường hợp giá trị hợp lý của tài sản thuần khác với giá ghi sổ của chúng (trang 722-724), đến trang 749 mới đề cập đến vấn đề này.

11. Bút toán 2 trang 773 sai. Đúng ra phải là: Nợ Tiền/Có Đầu tư liên kết.

12. Định nghĩa chi phí trực tiếp / gián tiếp (trang 863) chưa đúng hoàn toàn với thực tế thực hành kế toán, định nghĩa sau hợp lý hơn: chi phí trực tiếp là các chi phí có thể ghi nhận thẳng cho các đối tượng tính phí một cách dễ dàng và kinh tế.

13. Nguyên tắc phân bổ chi phí ở trang 888 chưa đầy đủ. Nên dùng nguyên tắc trong sách của Horngren: 1) dựa trên quan hệ nhân quả; (2) dựa trên lợi ích nhận được; (3) Sự hợp lý hay công bằng; và (4) khả năng chịu đựng (Horngren et al., 2011), trong đó 2 tiêu chuẩn thường được lựa chọn là (a) dựa trên quan hệ nhân quả, và (b) dựa trên lợi ích nhận được.

14. Phân bổ chi phí phục vụ (trang 893-894) nên nói đến phương pháp phân bổ lẫn nhau nữa vì bây giờ có máy tính dùng phương pháp này quá đơn giản.

15. Ví dụ tính toán ở trang 995-996 có nhiều điểm không hợp lý. Khi tính sản phẩm tương đương cho khoản mục chi phí chuyển đổi thì phải nói rõ mức chuyển đổi. Khi phân bổ chi phí có sản phẩm tổn thất thì Normal Loss được cộng vào sản phẩm tốt chứ không phải bằng 0. Hơn nữa số lượng sản phẩm để phân bổ chi phí phải tính theo số sản phẩm tương đương của khoản mục phí đó chứ không phải lấy số lượng sản phẩm chưa quy đổi.

Khi kê kết quả đầu ra cần kê cả sản phẩm tốt, sản phẩm tổn thất trong định mức, sản phẩm tổn thất ngoài định mức, sản phẩm dở dang riêng rẽ.
 
N

nhockiu

Trung cấp
15/9/16
131
9
18
30
ai còn bản scan cho e xin 1 bản vào mail: damhuongkt.93@gmail.com
Hoặc a(c) có link mua sách ở đâu cho e xin đk k ạ.
Em cảm ơn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA