Định khoản góp vốn điều lệ = khoản vay ngân hàng?

  • Thread starter ktbibi
  • Ngày gửi
K

ktbibi

Trung cấp
23/10/07
54
10
8
HCM
Chào cả nhà, tình hình là các thành viên trong Cty chưa góp đủ vốn theo giấy đăng ký (Đăng ký: 1 tỷ), hiện tại thực góp 500tr. Cty tiến hành vay ngân hàng 500tr để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện mua hàng hoá để hoạt động kinh doanh. Vậy có các bút toán như sau
1. Ngân hàng giải ngân
Nợ 112 500tr
Có 311 500tr
2. Tăng vốn điều lệ
Nợ ??? 500tr
Có 411 500tr

Chỗ ??? không biết sử dụng tài khoản nào?

Thanks!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ngaytanthexx

ngaytanthexx

Ngaytanthe ???
15/9/07
244
2
18
Chân trời
Chào cả nhà, tình hình là các thành viên trong Cty chưa góp đủ vốn theo giấy đăng ký (Đăng ký: 1 tỷ), hiện tại thực góp 500tr. Cty tiến hành vay ngân hàng 500tr để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện mua hàng hoá để hoạt động kinh doanh. Vậy có các bút toán như sau
1. Ngân hàng giải ngân
Nợ 112 500tr
Có 311 500tr
2. Tăng vốn điều lệ
Nợ ??? 500tr
Có 411 500tr

Chỗ ??? không biết sử dụng tài khoản nào?

Thanks!!!

Nợ 138-( Treo vào cái ông nào chưa góp đủ ấy)
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Quá nhiều thớt đã viết về vấn đề này, bạn xem lại trong diễn đàn đi. Mà không treo 138 được đâu nhé.
 
H

hthichgiao

Cố vấn web ketoan
Chào cả nhà, tình hình là các thành viên trong Cty chưa góp đủ vốn theo giấy đăng ký (Đăng ký: 1 tỷ), hiện tại thực góp 500tr. Cty tiến hành vay ngân hàng 500tr để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện mua hàng hoá để hoạt động kinh doanh. Vậy có các bút toán như sau
1. Ngân hàng giải ngân
Nợ 112 500tr
Có 311 500tr
2. Tăng vốn điều lệ
Nợ ??? 500tr
Có 411 500tr

Chỗ ??? không biết sử dụng tài khoản nào?

Thanks!!!

Ở đây khoản vay ngân hàng của công ty bạn và vốn điều lệ chẳng liên quan gì với nhau cả

- Khi vay ngân hàng ghi:
Nợ 111,112
Có TK 311
- Giả sử trong kỳ có 1 thằng cha nào đó góp tiếp vốn thì ghi
Nợ TK 111,112
Có TK 4111 (cho thằng cha đó)
Còn nếu nó chưa góp thì thôi, chưa hạch toán vào 4111
Còn trường hợp giả sử nếu có 1 thằng cha nào đó là cổ đông (thành viên) tự đi vay ngân hàng với tư cách là cá nhân để bổ sung vốn điều lệ cho công ty bạn thì hạch toán như sau:
Nợ TK 111,112
Có TK 4111 (thằng cha đó)
Lúc đó khoản vay này không phải là nghĩa vụ của côg ty bạn.
 
K

ktbibi

Trung cấp
23/10/07
54
10
8
HCM
Chào cả nhà, tình hình là các thành viên trong Cty chưa góp đủ vốn theo giấy đăng ký (Đăng ký: 1 tỷ), hiện tại thực góp 500tr. Cty tiến hành vay ngân hàng 500tr để bổ sung vốn điều lệ và thực hiện mua hàng hoá để hoạt động kinh doanh. Vậy có các bút toán như sau
1. Ngân hàng giải ngân
Nợ 112 500tr
Có 311 500tr
2. Tăng vốn điều lệ
Nợ ??? 500tr
Có 411 500tr

Chỗ ??? không biết sử dụng tài khoản nào?

Thanks!!!

Chào cả nhà, nếu dựa vào CV 518/TCT-CS, ngày 14/2/2011 thì:
" 6. Chi trả lãi tiền vay:
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với:..., chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu..."

Số liệu ở trên là minh chứng cho dòng tô màu đỏ. Có nghĩa là Cty được đi vay để bổ sung vốn điều lệ (khi đó chi phí lãi vay không được đưa vào chi phí hợp lý tính thuế TNDN). Điều này ảnh hưởng đến hạch toán tài khoản kế toán.
Xin ý kiến cả nhà nhé, cảm ơn!!!
 
K

ktbibi

Trung cấp
23/10/07
54
10
8
HCM
Góp vốn là góp vốn vào đơn vị khác kia.
Hi, hình như trong công văn không nói rõ là Góp vốn vào cty khác????

Và nếu như mình muốn vay để góp vốn điều lệ thì có bị sai chỗ nào không? Nếu mình không góp đủ vốn theo giấy phép đăng ký thì có thể bị phạt, vậy mình vay để bổ sung vốn điều lệ để không bị phạt.

Cả nhà có ý kiến gì không?

Thanks!!!
 
Sửa lần cuối:
F

figures

Guest
7/7/05
24
2
3
42
hcm
Xin chia sẻ vấn đề với các bác như sau:
- Trường hợp chưa góp đủ vốn điều lệ, khi vay ngân hàng thì chi phí lãi vay của ngân hàng đối với phần vốn điều lệ chưa góp đủ sẽ không đuợc tính vào chi phí hợp lý hợp lệ (theo CV 518). Ví dụ cụ thể nè: Vốn điều lệ theo giấy phép là 1 tỷ, nhưng thực góp là 700 triệu, như vậy chưa góp đủ là 300 triệu. Giả sử chi phí lãi vay là 100 triệu. như vậy tính cho phần chi phí lãi vay chưa góp đủ vốn điều lệ là 100 trieu x 300 trieu/ 1 tỷ. Đây chính là tỷ lệ lãi vay đối với phần vốn chưa góp đủ và sẽ không được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thứ 2, ghi nhận vốn 4111 là phần vốn thực góp (có nghĩa là đã đưa tiền vào công ty, hoặc tài sản vào cty), không được ghi nhận vào 138 với phần vốn còn thiếu --> ghi như vậy là sai về đinh khoản, xem thêm QD 15 về tài khoản 411 sẽ rõ hơn.
chào các bác.
 
T

thamgiati

Guest
4/10/11
1
0
0
Ha noi
Xin chia sẻ vấn đề với các bác như sau:
- Trường hợp chưa góp đủ vốn điều lệ, khi vay ngân hàng thì chi phí lãi vay của ngân hàng đối với phần vốn điều lệ chưa góp đủ sẽ không đuợc tính vào chi phí hợp lý hợp lệ (theo CV 518). Ví dụ cụ thể nè: Vốn điều lệ theo giấy phép là 1 tỷ, nhưng thực góp là 700 triệu, như vậy chưa góp đủ là 300 triệu. Giả sử chi phí lãi vay là 100 triệu. như vậy tính cho phần chi phí lãi vay chưa góp đủ vốn điều lệ là 100 trieu x 300 trieu/ 1 tỷ. Đây chính là tỷ lệ lãi vay đối với phần vốn chưa góp đủ và sẽ không được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thứ 2, ghi nhận vốn 4111 là phần vốn thực góp (có nghĩa là đã đưa tiền vào công ty, hoặc tài sản vào cty), không được ghi nhận vào 138 với phần vốn còn thiếu --> ghi như vậy là sai về đinh khoản, xem thêm QD 15 về tài khoản 411 sẽ rõ hơn.
chào các bác.

Chuẩn ko cần chỉnh. Cứ theo trả lời của bạn Figures là đúng nhất rồi đấy.
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Hi, hình như trong công văn không nói rõ là Góp vốn vào cty khác????

Vốn chủ sở hữu và vốn vay có khác nhau không? Chủ sở hữu của Công ty là ai? Công ty vay tiền để góp vốn vào chính mình?????
 
K

ketban

Cao cấp
27/6/06
235
1
0
Hoàng Mai, Hà Nội
Tiện thể cho mình hỏi trường hợp này:
- Góp vốn kinh doanh bằng sổ tiết kiệm 100 triệu.

- Dùng sổ tiết kiệm đó cầm cố làm bảo lãnh cho công ty dưới hình thức: cầm cố bằng tài sản của bên thứ 3.
(Ghi chú: Sổ tiết kiệm vẫn mang tên cá nhân góp vốn khi làm bảo lãnh)
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
các bạn có nhầm giữa hai khái niệm không
- Vốn vay là gì
- Vốn chủ sở hữu là gì

Quy định ở đâu công ty có thể dùng tiền vay để góp vốn chủ sở hữu? Theo tôi là không có quy định này

Như câu hỏi của bạn. Tôi trả lời chỉ hạch toán bút toán Nợ 112/Có 311: số tiền vay

Chứ ko liên quan tí gì đến TK 411 cả

Thân
 
tamnt07

tamnt07

Sống đơn giản, lấy nụ cười làm căn bản!
21/3/07
5,621
618
113
The Capital
Quy định tại điểm 2.15 (mục IV, phần c) Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính nhằm yêu cầu các thành viên góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ và sử dụng số vốn đó vào sản xuất kinh doanh. Trường hợp chưa góp đủ vốn điều lệ mà có đi vay vốn để sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì chi phí lãi tiền vay để góp phần vốn điều lệ còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy các doanh nghiệp vẫn được vay vốn khi chưa góp đủ vốn điều lệ. Chi phí vay vốn không được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ.
2. Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn. Trong đó cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.
a/ Đối với công ty Nhà nước thì nguồn vốn kinh doanh có thể được hạch toán chi tiết như sau:
- Vốn đầu tư chủ sở hữu: Là nguồn vốn Ngân sách Nhà nước giao (Kể cả nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước như: Chênh lệch do đánh giá lại tài sản. . .);
- Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp hoặc được tặng, biếu, viện trợ. . .
b/ Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH, công ty hợp danh thì nguồn vốn kinh doanh được hạch toán chi tiết như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Là khoản vốn góp của các thành viên góp vốn;
- Vốn khác: Là nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hoặc được tặng biếu, viện trợ.
c/ Đối với công ty cổ phần thì nguồn vốn kinh doanh được hạch toán chi tiết như sau:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Là khoản tiền hoặc tài sản do các cổ đông góp cổ phần tính theo mệnh giá của cổ phiếu đã phát hành;
- Thặng dư vốn cổ phần: Là số chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu;
- Vốn khác: Là số vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế hoặc được tặng, biếu, viện trợ, nhưng chưa tính cho từng cổ đông.
Như vậy chỉ hạch toán tăng tài khoản tiền và tài khoản vay, không hạch toán tăng 411 nha!
 
L

lecamtugl

Guest
27/8/11
3
0
0
33
tp hcm
Vốn chủ sở hữu là vốn do chủ sở hữu góp vào lúc thành lập, hoặc thêm vào lúc hoạt động (do CSH bỏ vào)... vốn vay là do Cty hay CSH lấy danh nghĩa Cty đi vay (Bank, DN khac...)để bỏ vào nguồn vốn do thiếu kinh phí trong lúc hoạt động.
Tùy loại hình Cty mà Chủ sở hữu dc định nghĩa khác nhau. vd: cty TNHH từ 2 đến 50 thanh vien thì chủ sỡ hữu là số lượng thành vien đó, tức là những người đã góp vốn thành lậy Cty theo điều lệ Cty qui định.
Nói là Cty vay tiền nhưng chứ thực chất là người đứng đầu Cty hay Hội đồng qtri thông qua mới đc đi vay (mà vay về cho Cty hoạt động nên nói gọn là Cty vay Tiền) vì khi đi vay kinh doanh cần fai có Tài sản đảm bảo (cái này của Cty), bảng kế hoạch kinh doanh rùi BCTC những năm trc (cái để đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay của Cty cho Bank)...
:atom:
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Vấn đề đã được giải quyết, các bạn có ý kiến gì nữa không
nhớ là phân biệt rõ hai nguồn nhé

- Nguồn vốn chủ sở hữu (TK 411) => cái này chỉ có các thành viên đăng ký trong giấy phép KD góp vốn thì cho vào đây!!!
- Nguồn vốn vay (TK 311)
 
N

nguyenthibanglang

Sơ cấp
25/7/11
18
0
0
33
ninhbinh
dấu ? bạn điền là khoản mà bạn vay từ ngắn hạn bạn ak? như tiền mặt hay tiền giử ngân hàng ...
 
T

trongquangvu

Trung cấp
16/6/09
67
3
8
Hà Nội
Ðề: Định khoản góp vốn điều lệ = khoản vay ngân hàng?

Tôi xin trao đổi với bạn KTBIBI về tình huống của bạn như sau:
Theo hướng dẫn trong chế độ kt ban hành theo quyết định số 15 năm 2006 của bộ tài chính, phần Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh thì:
"Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với công ty Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh gồm: Nguồn vốn kinh doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh), hoặc được bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh, nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế.
- Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số tiền mà các cổ đông đã góp cổ phần, đã mua cổ phiếu, hoặc được bổ sung từ lợi nhuân sau thuế theo nghị quyết của Đại hội cổ đông của doanh nghiệp hoặc theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Công ty. Thặng dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá.
- Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, nguồn vốn kinh doanh do các thành viên góp vốn, được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh".
Như vậy, trường hợp của bạn là vay ngắn hạn ngân hàng để bổ sung phần vốn góp còn thiếu như trong điều lệ công ty không được hạch toán vào TK 411.
Trong trường hợp này, khi công ty bạn đi vay ngắn hạn ngân hàng số tiền đúng bằng phần vốn góp còn thiếu của các chủ sở hữu thì chỉ làm cho Tổng TS và Tổng NV của công ty bạn tăng lên và đúng bằng với số vốn điều lệ mà các chủ sở hữu cam kết góp. Và như các thành viên khác đã chia sẻ chúng ta chỉ hạch toán Nợ 112/ Có 311. Và chính xác phần tiền lãi của khoản vay trên không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thuế TNDN khi kết thúc kỳ kế toán.
Thân chào!
 
V

Vangynguyen

Guest
19/10/09
1
0
0
58
An Bình Dĩ An Bình Dương
Ðề: Định khoản góp vốn điều lệ = khoản vay ngân hàng?

Nợ 138-( Treo vào cái ông nào chưa góp đủ ấy)

Lúc vay tiền thì bạn hạch toán bình thường.
Nợ TK: 1111, 500 tr.
Có TK: 3111 hoặc 3411 500tr.
Khi đến kỳ trả nợ thì bạn vẫn hạch toán trả nợ bình thường trả gốc ghi nợ TK 3111 còn lãi ghi nợ TK 635. Nhưng bạn để ý rằng lúc chúng ta trả nợ thì công việc góp vốn coi như đã hoàn thành. Vậy nguồn vốn hình thành từ đâu? Theo tôi phải từ LN sau thuế nên chúng ta hạch toán bút toán đồng thời: Nợ TK 421 Có TK 411 500tr nếu trước đây ta đã có bút toán góp vốn kinh doanh còn thiếu:Nợ TK 1388 hoặc TK 3388 có TK 411 500tr thì ta hạch toán bút toán đồng thời Nợ TK 421 có TK 1388 hoặc TK 3388 500tr.
ĐT liên hệ: 0905487977. Thành
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA