Phân biệt HMKP & KP Hoạt động

  • Thread starter Love accounting
  • Ngày gửi
L

Love accounting

Guest
23/4/05
9
0
0
43
Quang Tri
Chào các bạn !
Mình là dân kế toán SXKD nhưng lần này mình chuyển sang làm bộ phận HCSN của cơ quan NN, mình có điều thắc mắc mà ko hiểu mong các bạn giải đáp giúp, hy vọng các bạn và admin có thể giúp mình.
1) Hãy phân biệt Hạn mức kinh phí & Kinh phí hoạt động, yêu cầu giải thích chi tiết.
2) KHi hạch toán thì khoản mục và tiểu mục ghi như thế nào ?
VD/ Mua TSCĐ sử dụng cho HCSN, giá mua 50tr, VAT = 10%, thanh toán = HMKP, toi hach toán như sau:
a)Nợ 211: 55tr
Có 4612: 55tr
b) Có 008: 55tr
Vậy khoản mục thì ghi như thế nào ???
Mong các bạn giúp tôi với
Cám ơn nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

longthuyvuong

Guest
9/9/05
18
0
0
48
Viet Nam
Ke toan HCSN

Chào Love accountting. Mình sẽ giải đáp vướng mắc của bạn như sau:
1. Theo Thông tư 03/2004/TT-BTC ban hành ngày 13/01/2004 hướng dẫn về việc thực hiện chế độ kế toán HCSN theo luật ngân sách mới thì không còn khái niệm Hạn mức kinh phí nữa mà thay vào đó là Dự toán kinh phí. Hạn mức kinh phí bạn hiểu đơn giản là định mức tối đa về kinh phí mà NSNN sẽ cấp cho đơn vị HCSN sử dụng để phục vụ chi tiêu cho hoạt động theo chức năng của họ, có thể là hoạt động thường xuyên (gọi là kinh phí thường xuyên) hoặc không thường xuyên (kinh phí không thường xuyên) có thể là hoạt động của dự án (gọi là kinh phí dự án). TRước đây quy định là hạn mức kinh phí với ý nghĩa là hạn mức tối đa mà các đơn vị được sử dụng trong năm, nếu không hết sẽ bị cắt nhưng đến nay với Dự toán kinh phí thì xuất phát từ chủ quan từ đơn vị lập dự toán chi, đơn vị có thể được phép chuyển sang sử dụng trong năm sau. Để có dự toán được duyệt hay (hạn mức được thông báo) thì các đơn vị HCSN từ cấp nhỏ nhất phải lập dự toán gửi lên cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý tài chính, cứ theo thứ tự các cấp cho đến cấp trung ương đệ trình lên Quốc hội phê duyệt hàng năm. Sau khi dự toán năm được phê duyệt thì đơn vị sẽ được quyền rút số kinh phí đó tại kho bạc về sử dụng và thanh quyết toán theo quy chế kiểm soát chi của kho bạc. Như vậy Hạn mức kinh phí hay Dự toán kinh phí là khái niệm về khung quy định mức kinh phí tối đa mà ngân sách nhà nước có thể cấp cho đơn vị sử dụng cho hoạt động của mình dự trên nhu cầu chi của các đơn vị đã lập dự toán gửi lên và được duyệt còn Kinh phí hoạt động là khái niệm chỉ mục đích sử dụng của số kinh phí đó (phục vụ hoạt động thường xuyên hoặc không thường xuyên của đơn vị). Về tài khoản theo dõi thì Dự toán kinh phí hoạt động được hạch toán vào TK008 còn Kinh phí hoạt động được theo dõi trên TK461. Theo mình bạn nên nghiên cứu chế độ kế toán HCSN ban hành mới nhất theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 30/03/2006 để hiểu rõ hơn 2 khái niệm này.
2. Vấn đề hạch toán vào khoản mục và tiểu mục như thế nào thì bạn nên tìm hiểu quy định về Hệ thống mục lục ngân sách ban hành mới nhất theo Quyết định số 70/2005/QĐ-BTC của Bộ tài chính ký ngày 19/10/2005. Tuy nhiên mình giải thích thêm để bạn hiểu Hệ thống mục lục ngân sách quy định chương, loại khoản, Mục/Tiểu mục nhằm mục đích để Bộ Tài chính có thể tổng hợp được các chỉ tiêu báo cáo tài chính theo từng ngành (Mã chương), từng chức năng hoạt động (Mã loại khoản) và từng khoản mục chi tiêu (Mã Mục/Tiểu mục) theo từng nguồn kinh phí (Ngân sách (TW, Tỉnh, huyện), Viện trợ, nguồn khác). Vì vậy việc chọn hạch toán vào chương nào, loại khoản nào, mục chi nào hay Tiểu mục nào là tùy thuộc vào việc bạn sử dụng nguồn kinh phí đó cho mục đích gì và mục chi đó được quy định vào mục nào trong Hệ thống mục lục ngân sách. Với ví dụ của bạn thì hạch toán vào mã chương và loại khoản nào thì mình không biết vì bạn không nói rõ cơ quan HCSN mà bạn đang làm việc là cơ quan nào? còn về Mục thì với kinh phí dùng để mua Tài sản cố định sẽ được hạch toán vào Mục 145 (Tiểu mục nào là do tài sản bạn mua là gì - Bạn tham chiếu với Hệ thống mục lục ngân sách). Tuy nhiên bạn còn thiếu một bút toán ghi đồng thời với bút toán chuyển khoản ghi tăng tài sản là NợTK6612/CóTK466 và cũng phải chọn đến Tiểu mục thì sau này khi được quyết toán bạn mới được phép kết chuyển từ TK461 sang TK661 (NợTK461/CóTK661)
Theo mình nếu bạn chưa hiểu nhiều về chế độ kế toán HCSN mà vẫn phải làm kế toán HCSN thì bạn nên tham khảo để mua một phần mềm kế toán HCSN nào đó vì ở đó bạn sẽ được biết các nghiệp vụ cơ bản của đơn vị HCSN hơn nữa bạn sẽ được các nhân viên tư vấn triển khai phần mềm giúp đỡ. Bạn có thể tham khảo Phần mềm kế toán MISA trên trang Web: http://www.misa.com.vn
Chúc bạn thành công.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA