Dự phòng nợ phải thu khó đòi?

  • Thread starter duck176
  • Ngày gửi
D

duck176

Guest
3/1/12
5
0
0
35
hà nội
Em có ví dụ sau anh chị giúp góp ý giúp em với ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ!

Số đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của năm trước là 20.000.000đ. Sang năm nay, công ty xác định số cần trích lập của năm nay là 26.000.000đ

Em định khoản là :

Phản ánh số cần trích lập bổ Sung:

Nợ TK 642(6) : 6.000.000đ
Có TK 139 : 6.000.000

Em làm như vậy đã đầy đủ chưa hả anh chị? Em chân thành cảm ơn. Vừa nãy em ghi nhầm là nợ phải thu khó đòi. hic hic
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
F

flowermf179

Guest
2/3/12
1
0
0
32
Hà Nội
Ðề: Giúp em về dự phòng nợ phải thu khó đòi với ạ!

hình như là đúng và đủ rồi b ạ
 
tran minh cuong

tran minh cuong

??????????????
31/3/11
193
6
18
Sông Vàm Cỏ Tây
Ðề: Giúp em về dự phòng nợ phải thu khó đòi với ạ!

Em có ví dụ sau anh chị giúp góp ý giúp em với ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ!

Số đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của năm trước là 20.000.000đ. Sang năm nay, công ty xác định số cần trích lập của năm nay là 26.000.000đ

Em định khoản là :

Phản ánh số cần trích lập bổ Sung:

Nợ TK 642(6) : 6.000.000đ
Có TK 139 : 6.000.000

Em làm như vậy đã đầy đủ chưa hả anh chị? Em chân thành cảm ơn. Vừa nãy em ghi nhầm là nợ phải thu khó đòi. hic hic

Cái trích lập 20tr của năm trước thì cuối năm bạn phải hoàn trả lại cái mà bạn chưa trích hết. sang năm bạn trích lập dự phòng nợ 26tr thì bạn trích là 26tr chứ ko được lấy 20tr của năm trước và công thêm 6tr năm nay.
 
N

Nguyen Khoai

Cao cấp
5/5/10
451
25
28
Hà Nội
Ðề: Giúp em về dự phòng nợ phải thu khó đòi với ạ!

Em có ví dụ sau anh chị giúp góp ý giúp em với ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ!

Số đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của năm trước là 20.000.000đ. Sang năm nay, công ty xác định số cần trích lập của năm nay là 26.000.000đ

Em định khoản là :

Phản ánh số cần trích lập bổ Sung:

Nợ TK 642(6) : 6.000.000đ
Có TK 139 : 6.000.000

Em làm như vậy đã đầy đủ chưa hả anh chị? Em chân thành cảm ơn. Vừa nãy em ghi nhầm là nợ phải thu khó đòi. hic hic
Bạn thân mến
Bạn làm như vậy là chuẩn rồi
không có vấn đề gì là sai về Tài khoản cả? Chỉ có điều quy trình phải đúng như thông tư Số: 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009
Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
b) Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác...).

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).

- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

d) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.
 
D

dak19xx

Sơ cấp
12/6/11
8
0
0
Hà Nội
Ðề: Dự phòng nợ phải thu khó đòi?

Theo mình, số cần trích lập năm nay là 26tr thì bạn hạch toán là N642 C139 26tr chứ k fải là 6tr
 
NTAC

NTAC

Cao cấp
23/7/07
1,212
12
38
35
In the blue Air
Ðề: Dự phòng nợ phải thu khó đòi?

Như bạn hạch toán là ok rồi: Tổng số phải trích lập là 26 tr năm trước đã trích 20tr thì năm nay bổ sung thêm 6 tr là quá đúng, sao lại hạch toán trích tiếp 26 nhỉ, nếu làm như bạn thì phải thêm bút toán hoàn trích 20 tr năm trước nữa, như vậy dài dòng quá,
 
H

hiennguyencd

Sơ cấp
2/4/10
34
0
6
HN
Ðề: Dự phòng nợ phải thu khó đòi?

Hồi tớ học cô giáo cũng dạy là :
- Năm 1 trích 20tr thì năm sau tổng số phải trích xác định lại là 26 thì trích bổ sung 6 tr, chứ không phải trích tiếp 26tr. Vì nếu trích tiếp 26tr thì tổng số phải trích là 46tr à?
 
tran minh cuong

tran minh cuong

??????????????
31/3/11
193
6
18
Sông Vàm Cỏ Tây
Ðề: Giúp em về dự phòng nợ phải thu khó đòi với ạ!

Bạn này cho mình mượn đoạn văn của bạn.

3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA