Huy động vốn cho doanh nghiệp: Thêm một kênh mới

  • Thread starter Khuatquangthin
  • Ngày gửi
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Ông Phạm Phan Dũng, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng giải thích rõ vì sao có thể xem Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, xin ông cho biết về tác dụng của chính sách này đối với các doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường vốn trong nước?

Hiện cả nước có khoảng 250.000 doanh nghiệp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 500.000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH dự kiến sẽ gia tăng với tốc độ nhanh.

Với mục tiêu tăng trưởng cho năm tới là từ 8-8,5%/năm, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là của khu vực doanh nghiệp là rất lớn. Vì vậy, ngoài các nguồn vốn hiện có như nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng,... cần phải tạo ra các kênh mới cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp.

Về phương diện chính sách, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới được Quốc hội thông qua năm 2005 đã cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới chỉ có quy định về việc phát hành trái phiếu ra công chúng.

Vì vậy, việc ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ-CP là một bước kiện toàn về hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho hệ thống chính sách toàn diện hơn, hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện công khai, minh bạch hơn.

Việc ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP còn tạo điều kiện giải quyết các vấn đề lớn sau đây:

- Khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường để phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển của doanh nghiệp, kể cả mục tiêu tăng quy mô vốn tự có.

- Xác lập các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ mua bán trái phiếu nhằm gắn trách nhiệm huy động vốn của các doanh nghiệp với mục tiêu sử dụng và nghĩa vụ hoàn trả (nợ gốc và lãi); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư.

- Tăng tính đa dạng của công cụ đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế các rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính.

Như vậy, các doanh nghiệp cần những điều kiện gì để có thể thực hiện nghiệp vụ này?

Do Nghị định 52/2006/NĐ-CP chỉ quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ (không phải là phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán), nên các điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam như: doanh nghiệp chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm đó phải có lãi.

Phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua và công bố công khai cho các nhà đầu tư biết. Riêng đối với trái phiếu bổ sung vốn tự có do các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước và trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước, phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

Phương án phát hành phải thể hiện được mục đích phát hành trái phiếu; các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp; khối lượng, kỳ hạn, lãi suất trái phiếu; tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, biên độ biến động giá cổ phiếu (đối với trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi); phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán trái phiếu; kế hoạch bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu và các cam kết khác đối với người sở hữu trái phiếu...

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện trên nguyên tắc nào và số tiền huy động được sẽ được thực hiện ra sao, thưa ông?

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và đương nhiên phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.

Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư; cơ cấu lại các khoản vay trung và dài hạn và tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp (đối với trái phiếu chuyển đổi). doanh nghiệp phải sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo đúng mục đích đã cam kết với các nhà đầu tư và thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đáo hạn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã công bố cũng như các trách nhiệm cam kết với tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại lý thanh toán và tổ chức được ủy quyền đấu thầu trái phiếu. doanh nghiệp được mua lại trái phiếu đã phát hành trước hạn nếu người sở hữu trái phiếu tự nguyện bán lại cho doanh nghiệp phát hành.

Các tổ chức phát hành, tổ chức kiểm toán chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin công bố hoặc xác nhận.

Quyền lợi của người mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ được đảm bảo như thế nào, thưa ông?

Chủ sở hữu trái phiếu được tổ chức phát hành bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn. Họ được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, thế chấp và cầm cố trong các quan hệ tín dụng, dân sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, không được sử dụng để thay thế tiền trong lưu thông và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA