Trách nhiệm pháp lý thuộc về ai trên Báo cáo kiểm toán khi xảy ra kiện tụng ?

  • Thread starter Trịnh Đỗ Nguyên
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
Khi BC chấp nhận toàn phần được công bố. Tức đã có sự xem xét và ký duyệt của Kiiểm toán viên và Giám đốc công ty Kiểm toán.
Vậy nếu có sự kiện tụng nào liên wan đến báo cáo đó, thì người chịu trách nhiệm pháp lý là ai? Kiểm toán viên chính? Chủ nhiệm? Hay giám đốc?

Giả sử người sử dụng báo cáo không ký hợp đồng với công ty Kiểm toán về việc được sử dụng báo cáo Kiểm toán đó, thì có được phép kiệm công ty Kiểm toán đó không?

Vì báo cáo đó, có ảnh hưởng đến việc thiệt hại tài chính của người sử dụng.... Cụ thể hơn, là Ngân hàng. Họ tin vào báo cáo đó, nên đã cho Khách hàng của công ty Kiểm toán vay 1 số tiền rất lớn, nhưng công ty bị phá sản,không có khả năng chi trả...

Ngân hàng kiện,Lúc này công ty Kiểm toán lại bảo rằng... Họ sẽ không chịu trách nhiệm gì với ngân hàng hết, vì giữa công ty Kiểm toán và Ngân hàng không có văn bản hợp đồng nào.
Trong khi Báo cáo này... rõ ràng là do sai sót của công ty Kiểm toán.

Cùng thảo luận với nhau về vấn đề này nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Nhưng trường hợp bạn nói trên thì uy tín của công ty kiểm tón này sẽ bị giãm xuống thôi ! Không có trác nhiệm về số nợ ngân hàng cho vay ! Vì trước khi ngân hàng cho vay họ đã có sự thẩm định lại tình hình tài chính của cty được cho vay !
 
G

gaconlonton

Trung cấp
7/10/05
103
0
0
23
Phi đội gà bay
Vậy mình đứng trên tư cách công ty Kiểm toán trả lời bạn nhé:
- Công ty chúng tôi đã thực hiện công việc Kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán được chấp thuận.
- Trách nhiệm lập và trình bày BCTC là của Ban giám đốc, trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến BCTC không có sai sót trọng yếu...
Nói chung với các lý luận như vậy thì rất khó có thể quy kết trách nhiệm, bắt bẻ được công ty Kiểm toán.
 
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
Báo cáo kiểm toán này có sai sót, có thể do Kiểm toán viên không tuân thủ theo chuẩn mực nghề nghiệp, hoăc các thủ tục kiểm toán không được thực hiện đầy đủ. Và nếu sai sót ở mức độ trọng yếu, mà Kiểm toán viên không phát hiện được, thì Kiểm toán viên phải chịu hoàn toàn về những ý kiến của mình đưa ra trong Báo cáo Kiểm toán!

Báo cáo Kiểm toán do công ty Kiểm toán lập ra, ngoài việc phục vụ cho khách hàng (công ty được kiểm toán), còn phục vụ lợi ích cho đông đảo quần chúng----> là những người có nhu cầu sử dụng.
Trong trường hợp này, Không thể nói việc không ký hợp đồng với Ngân hàng, thì công ty Kiểm toán không chịu trách nhiệm về vụ việc vừa rồi.
Giả sử công ty khách hàng có gian lận có ảnh hửong trọng yếu đến báo cáo tài chính, mà công ty không phát hiện được, lại cho ý kiến Chấp nhận toàn phần, tức Công ty Kiểm toán đã khôgn tuân thủ -VSA 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.

Tóm lại, Công ty có thể chịu trách nhiệm pháp lý đối với ngân hàng
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
trong trường hợp khách hàng người thuê kiểm toán cty mình và dùng báo cáo kiểm toán đó để đi vay hoặc tham gia thị trường chứng khoán..Thì khi báo cáo có sai sót ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng với khách hàng đó hoặc ảnh huởng đến thị truờng chứng khoán thì họ có thể khởi kiện nhưng trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về bên phía kiểm toán. Do Ngân hàng sử dụng báo cáo đó mà không kiểm tra lại trước khi cho vay. Nếu phát hiện sai sót do công ty kiểm toán cố tình làm để lừa gạt ngân hàng thì cty kiểm toán mới chịu trách nhiệm
 
phinguyen79

phinguyen79

Phụ nữ là gì..???
BUI CHI THANH nói:
Nhưng trường hợp bạn nói trên thì uy tín của công ty kiểm tón này sẽ bị giãm xuống thôi ! Không có trác nhiệm về số nợ ngân hàng cho vay ! Vì trước khi ngân hàng cho vay họ đã có sự thẩm định lại tình hình tài chính của cty được cho vay !

Úi zời! Việt Nam mình thì có lẻ các pác biết rồi còn gì??? Đến Bộ trưởng mà đến khi để xãy ra bao chuyện "bét nhè", thì cũng chỉ nhận khuyết điểm do năng lực hạn chế (chứ ko dám nói là kém, hay ko có năng lực,...). Thì trường hợp này cũng như thế là cùng (giảm uy tín thui), chứ ban thẩm định tín dụng của NH lập ra để "ngủ gục, đến tháng lãnh lương + thưởng" àh!!!!!!!!
 
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
gaconlonton nói:
Vậy mình đứng trên tư cách công ty Kiểm toán trả lời bạn nhé:
- Công ty chúng tôi đã thực hiện công việc Kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán được chấp thuận.
- Trách nhiệm lập và trình bày BCTC là của Ban giám đốc, trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến BCTC không có sai sót trọng yếu...
Nói chung với các lý luận như vậy thì rất khó có thể quy kết trách nhiệm, bắt bẻ được công ty Kiểm toán.
"Trách nhiệm lập và trình bày BCTC là của Ban giám đốc, trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến BCTC không có sai sót trọng yếu..."
--- TRường hợp vừa nêu, là Báo cáo Chấp Nhận toàn phần. tức là ý kiến của Kiểm toán viên cho rằng BCTC không có sai sót trọng yếu, nhưng công ty phá sản, thì có phải là BC đã có sai sót trọng yếu nào mà KTV đã không phát hiện được?
"Công ty chúng tôi đã thực hiện công việc Kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán được chấp thuận."
---Thực hiện theo đúng chuẩn mực hay không? Thủ tục kiểm toán có đầy đủ không, kết quả cuối cùng chính là ý kiến của Kiểm toán viên về BCTC của công ty.
Sai sót thì phải có, và khôgn thể tuyệt đối ... không sai. Nhưng những sai sót trọng yếu, chẳng hạn như trường hợp này, có chấp nhận được không?

Ý kiến của KTV là "chấp nhận toàn phần", trong khi thực tế, công ty bị phá sản... ý kiến đó có chính xác không? Vậy KTV có trách nhiệm gì không? Công ty kiểm toán có trách nhiệm gì không?
(Chúng ta đang nói về Kiểm toán, vì vậy.."dẹp" cái công ty khách hàng kia wa 1 bên. Cty có gian lận, có sai sót gì trong khi trình bày BCTC thì, trách nhiệm phát hiện ra nó, phải là của kTV.)
Ngân hàng khi cho cty khách hàng vay tiền, đúng là phải thẩm định lại, chứ không thể chỉ "ôm" mỗi BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN, rồi quyết định cho vay hay không, hơn nữa, cho vay 1 số tiền cũng khá lớn kia mà.
Nhưng chúng ta thử nghĩ, Kiểm toán viên, công việc kiểm tra, kiểm soát của ho thuộc chuyên môn, mà còn không phát hiện ra sai sót kia, hoặc là gian lận kia, thì Ngân hàng, kiểm tra thế nào được nhỉ? Vả lại, Kiểm toán và kết quả kiểm toán, đa phần là đáng tin cậy. Và công ty kiểm toán cũng phải có trách nhiệm tạo ra những sản phẩm đáng tin cậy.

Kiểm toán :
"Đạo đức nghề nghiệp" đặt lên hàng đầu.
"Trình độ nghề nghiệp" vốn phải có...
Vậy thì với trường hợp này, cty Kiểm toán đó sao có thể nói "tui không có ký hợp đồng với anh (Ngân hàng), vì thế, tui không có trách nhiệm với anh".
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Khi chúng ta nhận xét một vấn đề thì phải xét nhiều khía cạnh của nó ra quyết định : Như trường hợp báo cáo kiểm toán có nhận xét Trung thực hợp lý phù hợp với chế độ kế toán hiện hành..Nếu chúng ta chỉ đọc phần báo cáo kiểm toán họ cung cấp thì chưa nhận xét được tình hình tài chính của doanh nghiệp . Chúng ta phải xem thuyết minh báo cáo tài chính nữa chứ .Trong báo cáo này họ báo DN lỗ, Nợ chiến 80% vốn .Khi ngân hàng cho vay không đọc thông tin này lấy đâu mà kiệm với tụng công ty kiểm toán.
 
Sửa lần cuối:
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Khi đã nói tới trách nhiệm pháp lý của kiểm toán tức là bạn đang nói tới trách nhiệm theo luật, do có các chế tài theo luật định. Theo luật định, kiểm toán viên chỉ có trách nhiệm khi (a) kiểm toán viên làm sai với các chuẩn mực về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, (b) hành vi làm sai đó trực tiếp gây thiệt hại, (c) thiệt hại đó có thể đo lường được. Theo luật định, khi ấy kiểm toán viên chịu trách nhiệm với người chỉ định/ bổ nhiệm kiểm toán, tức là chủ sở hữu của công ty, có thể là tập thể đại hội cổ đông hoặc tập thể hội đồng thành viên. Kiểm toán viên do đó không phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba (ngân hàng, các chủ nợ, các chủ đầu tư, người làm công, cơ quan thuế, v.v). Điều này là cần thiết vì (a) để giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên khỏi các kiện tụng không cần thiết, (b) để các bên thứ ba khi sử dụng báo cáo của kiểm toán viên cũng phải động não suy nghĩ, chứ không chỉ nhắm mắt mà dựa vào để ra quyết định.

Ví dụ thế này: A là một công ty cổ phần, Đại hội cổ đông của A biểu quyết đồng ý B là kiểm toán. Năm đó B kiểm toán A, Báo cáo kiểm toán của B đối với báo cáo tài chính của A là trung thực và hợp lý (Báo cáo tài chính của A nói A có lãi 100 tỷ, khả năng thanh toán tốt). A công bố báo cáo kiểm toán của mình ra công chúng. Công chúng đọc báo cáo kiểm toán, sướng quá, đổ xô đi mua cổ phiếu của A. Đùng một cái, vài tháng sau khi năm tài chính kết thúc, A tuyên bố phá sản. Công chúng (anh C, D, E, F), mất hết tiền vào cổ phiếu của A, mất nhà cửa, sạt nghiệp, có anh nhảy xuống sông Tô Lịch tự tử mà không chết. Các anh CDEF ùa nhau đi kiện. Kiện A thì không được, vì A cũng trắng tay rồi, đành quay ra kiện B vì B rất giàu, mong rằng B sẽ bồi thường được phần nào cho mình. Hỏi B có phải bổi thường không?

Câu trả lời là không, cho dù B có làm kiểm toán không theo đúng các chuẩn mực đi chăng nữa. Vì B với CDEF không có mối quan hệ hợp đồng. Lưu ý là ngay cả khi CDEF có là cổ đông hiện tại của A đi chăng nữa thì cũng vậy, nếu CDEF không phải là cổ đông đa số của A vì rằng B chỉ có trách nhiệm với tập thể cổ đông của A mà thôi.

Vậy thì, sẽ có bạn hỏi, kiểm toán để mà làm gì? Mục tiêu của kiểm toán là mang lại một "assurance"- một mức độ đảm bảo của báo cáo tài chính, cho ai? cho cổ đông, cho nên các ông khác đừng có dựa vào báo cáo kiểm toán mà ra quyết đinh. Các ông có thể tham khảo mà thôi.

Quay trở lại với ông ngân hàng, ông ngân hàng lại càng không nên dựa vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để có quyết định cho vay hay không. Mình không phải là dân ngân hàng nhưng hiểu nôm na là ông ngân hàng quyết định sẽ chủ yếu dựa trên (a) khả năng trả nợ của ông, (b) khả năng đảm báo nợ vay. Khả năng đảm bảo nợ vay là tài sản thế chấp còn khả năng trả nợ là việc ông làm ăn thế nào trong tương lai, chứ không phải là trong quá khứ. Báo cáo tài chính được kiểm toán lại chỉ nói về quá khứ chứ đâu có nói được nhiều về tương lai đúng không?

Giả sử như bây giờ luật mà lại mở rộng, nói rằng kiểm toán phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba thì chắc chắn sẽ hết nghề kiểm toán. Lý do rất đơn giản, sẽ có vô số gã mới "sạch nước cản" về chứng khoản, mà cũng ti toe đầu tư vào thị trường chứng khoán, và sẽ lỗ chỏng vó. Các gã ấy sẽ ra sức chứng minh là việc mình lỗ là do mình dựa trên thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán chứ không phải vì trình độ lùn của mình về chứng khoán. Và nếu các gã ấy thuê được những tay thầy cãi giỏi thì kiểm toán tiêu rồi. Lý do đơn giản vậy thôi.

Ở đây chú thích thêm trước khi mình kết thúc bài viết là những điều mình viết trên đây là dựa trên hệ thống luật Anglo-Saxon, tức là cứ vụ trước xử thế nào, vụ sau cứ xử nguyên như vậy. Còn tình hình thực tế ở Việt Nam có thể là khac.
 
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
phamcung nói:
Mình không phải là dân ngân hàng nhưng hiểu nôm na là ông ngân hàng quyết định sẽ chủ yếu dựa trên (a) khả năng trả nợ của ông, (b) khả năng đảm báo nợ vay. Khả năng đảm bảo nợ vay là tài sản thế chấp còn khả năng trả nợ là việc ông làm ăn thế nào trong tương lai, chứ không phải là trong quá khứ. Báo cáo tài chính được kiểm toán lại chỉ nói về quá khứ chứ đâu có nói được nhiều về tương lai đúng không?

Khi Ngân hàng quyết định cho cty khách hàng vay tiền, họ xét khả năg trả nợ vay, khả năng đảm bảo nợ vay, mà những thông tin này nằm ở đâu? Nếu như Bác PhamCung nói BCTC được Kiểm toán chỉ nói về quá khứ, thì cty thuê KT để làm gì?
Đương nhiên, Ngân hàng ngoài việc xem BCTC đã KT còn phải kiểm tra nhiều phương diện khác. Nhưng “BCTC đã được kiểm toán” với ý kiến “Chấp nhận toàn phần” vẫn góp phần không nhỏ cho sự chấp thuận của Ngân hàng.

Giả sử như, cty khách hàng cố tình gian lận để “qua mặt” KTV, KTV có thể không phát hiện được, nhưng với kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ vốn có của mình, chắc chắn sẽ phải có sự nghi ngờ. Và nghi ngờ vẫn không giải quyết được thì sao dám cho ý kiến Chấp Nhận Toàn Phần?
Cty phá sản thì không phải sai sót nhỏ rồi. Vậy thì họ đã tuân thủ đầy đủ chuẩn mực nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán không?
Báo cáo kiểm toán với ý kiến của Kiểm toán viên phải được Chủ Nhiệm kiểm tra lại, rồi lại được Giám Đốc xét duyệt lại trước khi ký tên, đóng dấu. Sau cùng là cho “ra lò”.
Làm sai chuẩn mực, sai nguyên tắc, KTV sẽ phải chịu trách nhiệm với chủ sở hữu cty. Còn cty khi tung “sản phẩm” có sai sót ra ngoài, sẽ phải chịu trách nhiệm với ai?

Bên thứ 3 là Ngân hàng, đương nhiên không thể bắt cty bồi thường hoàn toàn, vì trong quyết định chấp thuận cho vay tiền, Ngân hàng không thể chỉ dựa vào mỗi Báo cáo Kiểm toán đó. Tuy nhiên, không thể nói cty KT này có thể “phủi tay” coi như không liên quan đến mình … Còn đã bị kiện, thì còn tuỳ vào mức độ thế nào…


phamcung nói:
Giả sử như bây giờ luật mà lại mở rộng, nói rằng kiểm toán phải chịu trách nhiệm với bên thứ ba thì chắc chắn sẽ hết nghề kiểm toán. Lý do rất đơn giản, sẽ có vô số gã mới "sạch nước cản" về chứng khoản, mà cũng ti toe đầu tư vào thị trường chứng khoán, và sẽ lỗ chỏng vó. Các gã ấy sẽ ra sức chứng minh là việc mình lỗ là do mình dựa trên thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán chứ không phải vì trình độ lùn của mình về chứng khoán. Và nếu các gã ấy thuê được những tay thầy cãi giỏi thì kiểm toán tiêu rồi. Lý do đơn giản vậy thôi.

Như bác PhamCung nói, có thể cty Kiểm Toán không phải bồi thường cho tất cả các cổ đông C, D, E, F… nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm một phần với họ, chứ không thể nói là không và hết chuyện.

Theo em được biết, cty Kiểm toán ngoài việc chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng, còn phải chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán.
Hơn nữa, nếu như mục đích chính của cty khách hàng là thuê Kiểm toán, để đi vay tiền của Ngân hàng, thì đối với - người có lợi ích liên quan đến kết quả kiểm toán 1 cách trực tiếp như Ngân hàng này, cty KT dù không ký hợp đồng với Ngân hàng, vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì chắc chắn, cty KT sẽ được biết đến mục đích này, trước khi chấp thuận và ký HĐ Kiểm Toán với Khách hàng.

Luật đã quy định rằng KT phải chịu trách nhiệm (1 phần) với bên thứ 3 rồi đó chứ. (Thông tư 64/2004/ TT-TC ngày 29/06/2004)
Đúng như Bác nói, sẽ có khối kẻ lợi dụng điểm đó để chứng mình cho ‘trình độ lùn về chứng khoán” của mình. Và cho dù dọ có thuê thầy cãi thì đã sao? Giả như, cty khách hàng có hành vi gian lận “tinh vi”, mà Kiểm toán một khi đã làm đúng các chuẩn mực nghề nghiệp, thì có gì đáng sợ? “Thầy cãi” có 1 người, cũng sẽ có 2. Cty Kiểm Toán thừa sức để thuê thầy cãi để biện minh cho mình.
Chứ nếu như Bác nói, cty KT không chịu trách nhiệm gì với bên thứ 3 hết, thì các cổ đông, công chúng, sao dám tin vào cty Kiểm Toán? Sao dám tin vào Kết quả Kiểm Toán? Và khi đó, mục đích của Kiểm Toán có còn ý nghĩa gì nữa? Lúc đó, chắc cũng không có cty nào đi thuê KT làm gì. Và… Kiểm Toán cũng “dẹp tiệm”.
 
N

NTAC

Guest
Không biết bên Tây sao chứ bên VN thì Báo cáo kiểm toán phát hành, khi có rủi ro xảy ra thực tế Tôi thấy chẳng Công ty kiểm toán nào chị trách nhiệm gi hết, Chẳng hiểu vậy thuê kiểm toán để làm gì: Thuế cũng chẳng công nhận..........Thực tế nó như một cía hình thức bắt buộc các DN nhà nước ấy ? Thế theo luật VN thì kiểm toán có trách nhiệm gì không nhỉ.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Nhắc lại là mục đích của báo cáo kiểm toán là để cung cấp mức độ bảo đảm tương đối cho các cổ đông về báo cáo tài chính của công ty chứ không đưa ra đảm bảo cho các bên thứ ba nào khác.

Thứ hai là báo cáo tài chính có thể là khác với báo cáo được thuế chấp nhận, cái này thì có lẽ ai làm kiểm toán hoặc kế toán lâu hơn một chút có thể thấy được. Nghĩa là hoàn toàn có trường hợp mà báo cáo tài chính của DN (trung thực và hợp lý) hẳn hoi nói rằng DN lỗ, mà DN vẫn phải nộp thuế thu nhập.

Thứ ba là nhược điểm của báo cáo tài chính nói riêng và kế toán tài chính nói chung là chỉ báo cáo được các thông tin trong quá khứ. Cái này ai học sâu một chút về kế toán tài chính, kế toán quản trị hoặc tài chính doanh nghiệp đều biêt. Ngân hàng do đó phải dựa vào khả năng trả nợ của DN trong tương lai để xét cho vay. Lấy ví dụ thế này. A năm 2005 lãi 100 tỷ, tài sản ròng là 200 tỷ. Giả sử là số này là chính xác. A muốn đi vay ngân hàng 50 tỷ (chỉ 50 tỷ thôi!) để đầu tư vào một dự án bất động sản. A hỏi vay ngân hàng B, Ngân hàng B có cho vay không? Báo cáo tài chính ngon nhé, có tài sản ròng nhé, thế A có khả năng trả nợ cho B không, thưa là chưa chắc, tại sao, vì đấy là 2005, thế 2006 anh A làm ăn lỗ chỏng gọng (lỗ tới 300 tỷ) làm cho tài sản ròng thành công nợ ròng (500 tỷ) thì anh A lấy đâu ra tiền để trả cho anh B.

Tóm lại: Kiểm toán ký hợp đồng với ai thì chịu trách nhiệm pháp lý với chủ thế ấy. Chấm hết. Lưu ý, chúng ta đang nói về trách nhiệm pháp lý, thế còn mang tiếng này nọ, rồi uy tín giảm sút, rồi không ai thuê nữa, rồi dẹp tiệm thì có thể xảy ra lắm chứ, nhưng mà đó là chuyện khác, không liên quan tới vấn đề pháp lý! Phải không ạ!
 
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
phamcung nói:
Tóm lại: Kiểm toán ký hợp đồng với ai thì chịu trách nhiệm pháp lý với chủ thế ấy. Chấm hết. Lưu ý, chúng ta đang nói về trách nhiệm pháp lý, thế còn mang tiếng này nọ, rồi uy tín giảm sút, rồi không ai thuê nữa, rồi dẹp tiệm thì có thể xảy ra lắm chứ, nhưng mà đó là chuyện khác, không liên quan tới vấn đề pháp lý! Phải không ạ!
Vẫn biết ở thực tế, không có hoặc rất ít việc chịu trách nhiệm của Kiểm toán với bên thứ 3. Nhưng bảo rằng Kiểm toán không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì cả với bên thứ 3... thì đối với em vẫn không thuyết phục.

Em có đọc được tài liệu, nói về trách nhiệm của Kiểm toán trước Pháp luật, trước khách hàng theo hợp đồng, và 1 fần trách nhiệm trước người sử dụng kq kiểm toán.
Thực tế, có thể không có bên thứ 3 nào kiện tụng kiểm toán làm gì, nhưng... trách nhiệm là có, và có liên quan đến vấn đề pháp lý hay không, sẽ tuỳ vào mức độ sai phạm của kiểm toán trong báo cáo kiểm toán của họ.
Thực tế và Lý thuyết khác nhau xa, thế nhưng, mình đang nói về trách nhiệm pháp lý, em nghĩ, Lý thuyết ở chốn này... là cần thiết, và không thừa.

(thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/6/2004, điều mấy thì em không nhớ... Nhưng trong mục TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN.)
Bác có thể tìm đọc ---> và cho biết.. khẳng định của Bác 1 lần nữa về vấn đề này. Trách nhiệm (1 fần) được quy định trong TT đó là trách nhiệm gì? Có fải là trách nhiệm pháp lý hay không?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Mệt quá, lại phải giở cái thông tư ra. Điều B.6 nói về trách nhiệm của DN kiểm toán theo đó, kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng, theo hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp.

Các điều kiện đối với người sử dụng kết quả kiểm toán:
1. Có lợi ích liên quan trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán
2. Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính, cở sỏ lập báo cáo tài chính, v.v.
3. Đã sử dụng thận trọng thpông tin trên các báo cáo tài chính.

Mức bồi thường: là tối đa 10 lần mức phí kiểm toán của năm bị phạt.

Một số phân tích sau- theo hệ thống luật VN
- Kiểm toán có phải chịu trách nhiệm một phần với người sủ dụng kết quả kiểm toán
- Với các điều kiện nêu trên, thì (a) một ông cổ đông tương lai chắc chắn không được bồi thường (b) một ông ngân hàng sẽ cho DN vay chắc chắn không được bồi thường, (c) tóm lại các ông mà tại thời điểm ký báo cáo kiểm toán không có quan hệ trực tiếp với DN sẽ không được bồi thường, nếu các ông ấy cứ dựa vào báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, cho dù các ông ấy có quan hệ trực tiếp hơn nữa thì các ông ấy cũng khó chứng minh được rằng (i) các ông ấy có hiểu biết một cách hợp lý về tài chính kế toán, kiểm toán, (ii) các ông ấy đã thận trọng
- Hơn nữa, mức bồi thường cũng chỉ giới hạn ở mức 10 lần phí kiểm toán- đâu có nhiều lắm đâu nhỉ.

Nhận xét:
- Đưa ra hạn chế về mức bồi thường là một điều không hợp lý
- Đưa ra việc chịu trách nhiệm một phần cũng là điều vô lý- thế nào là một phần- phần ấy to hay nhỏ?
- Hơn nữa, cơ quan có thẩm quyền quyết định là cơ quan nào?
 
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
phamcung nói:
Mệt quá, lại phải giở cái thông tư ra. Điều B.6 nói về trách nhiệm của DN kiểm toán theo đó, kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng, theo hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp.

Các điều kiện đối với người sử dụng kết quả kiểm toán:
1. Có lợi ích liên quan trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán
2. Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính, cở sỏ lập báo cáo tài chính, v.v.
3. Đã sử dụng thận trọng thpông tin trên các báo cáo tài chính.

Mức bồi thường: là tối đa 10 lần mức phí kiểm toán của năm bị phạt.

Một số phân tích sau- theo hệ thống luật VN
- Kiểm toán có phải chịu trách nhiệm một phần với người sủ dụng kết quả kiểm toán
- Với các điều kiện nêu trên, thì (a) một ông cổ đông tương lai chắc chắn không được bồi thường (b) một ông ngân hàng sẽ cho DN vay chắc chắn không được bồi thường, (c) tóm lại các ông mà tại thời điểm ký báo cáo kiểm toán không có quan hệ trực tiếp với DN sẽ không được bồi thường, nếu các ông ấy cứ dựa vào báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, cho dù các ông ấy có quan hệ trực tiếp hơn nữa thì các ông ấy cũng khó chứng minh được rằng (i) các ông ấy có hiểu biết một cách hợp lý về tài chính kế toán, kiểm toán, (ii) các ông ấy đã thận trọng
- Hơn nữa, mức bồi thường cũng chỉ giới hạn ở mức 10 lần phí kiểm toán- đâu có nhiều lắm đâu nhỉ.

Nhận xét:
- Đưa ra hạn chế về mức bồi thường là một điều không hợp lý
- Đưa ra việc chịu trách nhiệm một phần cũng là điều vô lý- thế nào là một phần- phần ấy to hay nhỏ?
- Hơn nữa, cơ quan có thẩm quyền quyết định là cơ quan nào?

Vậy bây giờ,.... Bác có chấp nhận ý kiến rằng : doanh nghiệp kiểm toán cũng phải chiụ trách nhiệm với bên thứ 3 chứ?
Không hợp lý, vô lý thì nó cũng là luật.
Luật là Luật, và đối với kiểm toán, luật này gần như chỉ nằm dạng lý thuyết, ít ứng dụng.

Bác bảo không bồi thường gì, thì bây giờ cũng "chui ra'' 10 lần mức phí kiểm toán rồi đấy! Không nhiều, nhưng cũng là bồi thường. Cũng là chịu trách nhiệm. Bác nhỉ?

Bên thứ 3 .. là bao gồm nhiều cá thể, nhiều tổ chức. Ngân hàng là 1 trong những tổ chức thứ 3 đó. Bác bảo thế nào mà NÓ "bị" nằm ở dạng "không được bồi thường" ở trường hợp này?

Báo cáo Kiểm toán là 1 ''sản phẩm" của cty Kiểm toán. Nó cung cấp cho mọi thành phần,mọi người có nhu cầu sử dụng, chứ không phải chỉ cty khách hàng, và cổ đông.
Và cty Kiểm toán fải chịu trách nhiệm nếu mình làm sai, nếu BC bị sai phạm, chứ đừng nhìn bên thứ 3 là ai? thành phần nào? (đương nhiên----> đó là lý thuyết, vì k cty nào ngu đến mức sẵn sàng chấp nhận "đưa cổ" cho bọn thứ 3 "chặt". Nhưng Lý thuyết này là luật. Còn luồng lách thế nào nào, thì tuỳ thuộc về "khả năng" của cty )
 
Sửa lần cuối:
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Luật là Luật, và đối với kiểm toán, luật này gần như chỉ nằm dạng lý thuyết, ít ứng dụng
Mình thấy bạn đi quá xa về trách nhiệm của kiểm toán rồi đấy ! chúng ta đang bài về trách nhiệm của kiểm toán . Trong luật là văn bản pháp lý cao nhất chứ không là lý thuyết như bạn nói . Chúng ta làm việc theo pháp luật ai làm sai bạn có thể kiệm họ theo luật . Luật có tính chấp pháp và hành pháp trong đó vì thế bạn nên suy xét kỷ trước khi nói đến luật nhé !
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Chủ đề này được thảo luận tương đối rõ. Mình đóng đề tài ở đây trước khi đi vào tranh cãi các nội dung không liên quan tới chuyên môn.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA