Chi phí sử dụng máy thi công (TK623)

  • Thread starter Nguyen Thi Thanh Huyen
  • Ngày gửi
N

Nguyen Thi Thanh Huyen

Guest
6/9/04
127
0
0
Hue
Help me !!!
Có ai rành về kế toán doanh nghiệp xây lắp không, giúp em với!
Em đang gặp khó khăn về phương pháp hạch toán đối với khoản mục chi phí sử dụng máy thi công trong doanh nghiệp xây lắp. Em đã tham khảo khá nhiều tài liệu về kế toán doanh nghiệp xây lắp nhưng vẫn chưa rõ:
- Trong các tài liệu đều nói: TK623 chi sử dụng trong trường hợp đơn vị xây lắp vừa làm bằng máy vừa làm thủ công. Hai trường hợp còn lại thì xử lý thế nào nhỉ? Em nghĩ thế này có đúng không:
+ Trường hợp làm thủ công thi chắc chắn không có khoản mục này rồi
+ Trường hợp thi công hoàn toàn bằng máy thì đây giống như TSCD của doanh nghiệp vậy nên các chi phí liên quan tới nó, từ chi phí thường xuyên đến tạm thời sẽ được đưa vào TK627.
- Khi hướng dẫn hạch toán TK623, các tài liệu đều chia 2 trường hợp:
+ Có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán cho đội thi chi phí phát sinh liên quan đến MTC đưa vào TK621, 622, 627 sau đó kết chuyển vào TK154 để tính giá thành ca máy. Nhưng em không thấy hướng dẫn rõ đây là bút toán ở doanh nghiệp xây lắp hay ở đội thi công, nhờ các anh chi giải thích thêm cho em điểm này với.
+ Thêm 1 vấn đề nữa là khi xác định chi phí sử dụng MTC cho các đơn vị xây lắp, các tài liệu đều hướng dẫn chia 2 trường hợp:
. Nếu cung cấp lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận thì hạch toán:
Nợ TK623
Có TK154
. Nếu bán lao vụ trong nội bộ thì hạch toán:
(a) Nợ TK632
Có TK154
(b) Nợ TK623
Nợ TK133
Có TK512
Có TK333
=> Em muốn hỏi có phải khoản mục chi phí này luôn được khấu trừ VAT đầu vào không ạ?
Bút toán trên là hạch toán tại đội MTC hay tại doanh nghiệp xây lắp?
+ Còn trường hợp thuê máy thi công ở bên ngoài thì hạch toán như thế nào ạ?
Em hỏi hơi nhiều nhưng rất mong các anh chị giúp cho em với! Em cám ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bác adam tran chuyên về kế toán XDCB đâu không ra tay giúp bạn Huyền nhỉ?
Mình hiểu các nội dung mà bạn Huyền trao đổi như sau:
Nếu DN thi công hoàn toàn bằng thủ công thì chắc chắn không có khoản mục CP MTC rồi.
Nếu DN thi công hoàn toàn bằng máy: Các chi phí liên quan đến máy hạch toán vào 621,622,627. Không đưa hết vào 627 mà cần đưa cả vào 621 (nếu CO vật liệu cho máy là một khoản quan trọng trong CP),622.
Nếu DN có tổ chức đội máy TC riêng thì phần hạch toán cho đội máy: (thực hiện tại phòng KT công ty);
N621,622,627/C....
k/c:N154/C621,622,627.
Có hóa đơn GTGT có đầu vào, đầu ra bằng nhau thì đương nhiên được khấu trừ, thực chất không phải nộp VAT.
Nếu thuê ngoài máy thi công hạch toán: N623,133/C111,112,331,
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
Trong các tài liệu đều nói: TK623 chi sử dụng trong trường hợp đơn vị xây lắp vừa làm bằng máy vừa làm thủ công. Hai trường hợp còn lại thì xử lý thế nào nhỉ? Em nghĩ thế này có đúng không:
+ Trường hợp làm thủ công thi chắc chắn không có khoản mục này rồi
+ Trường hợp thi công hoàn toàn bằng máy thì đây giống như TSCD của doanh nghiệp vậy nên các chi phí liên quan tới nó, từ chi phí thường xuyên đến tạm thời sẽ được đưa vào TK627.
Bạn đọc sách mà chưa hiểu bản chất của vấn đề.
Trong xây dựng hầu hết đều phải sử dụng máy, và đây là một chi phí khá lớn trong giá thành. Do vậy các DN Xây lắp nếu có tiềm lực tài chính đều mua sắm máy móc để chủ động trong công việc. Sẽ có 3 trường hợp cơ bản trong việc hạch toán chi phí này:
1/ Đội xe máy của DN lớn và DN tổ chức hạch toán riêng cho bộ phận này, lúc đó tổ chức kế toán sẽ hạch toán như một phân xưởng sản xuất sản phẩm. (Sử dụng các TK 621, 623, 627 để tập hợp CP và tính giá thành SP qua TK 154). Trường hợp này thường sử dụng cho DN lớn, XD nhiều công trình.
2/ Đội xe máy của DN không tổ chức hạch toán riêng : Tất cả các CP liên quan đến đội xe hạch toán hết vào TK 623 (Có 6 TK cấp 1), sau đó phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
3/ Thuê xe máy bên ngoài : Căn cứ các hợp đồng, nghiệm thu, quyết toán kế toán hạch toán vào TK 623 để tính vào giá thành toàn bộ công trình

Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
- Khi hướng dẫn hạch toán TK623, các tài liệu đều chia 2 trường hợp:
+ Có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán cho đội thi chi phí phát sinh liên quan đến MTC đưa vào TK621, 622, 627 sau đó kết chuyển vào TK154 để tính giá thành ca máy. Nhưng em không thấy hướng dẫn rõ đây là bút toán ở doanh nghiệp xây lắp hay ở đội thi công, nhờ các anh chi giải thích thêm cho em điểm này với.
Tất nhiên là kế toán của DNXL, các đội có phát sinh chi phí thì tập hợp về Bộ phận kế toán của DN để hạch toán.
Nguyen Thi Thanh Huyen nói:
+ Thêm 1 vấn đề nữa là ...
... Nợ TK133
Có TK512
Có TK333 ...
=> Em muốn hỏi có phải khoản mục chi phí này luôn được khấu trừ VAT đầu vào không ạ?
Bạn đọc lại lý thuyết về thuế GTGT, trường hợp Doanh thu bán hàng nội bộ.

Bạn có thể đọc lại lý thuyết về CP sử dụng máy thi công ở bài #4 sau đây. Nếu phần nào chưa hiểu thì hỏi ngắn gọn , trọng tâm trọng điểm, mọi người sẽ giải thích cho bạn được rõ ràng hơn.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Lý thuyết về Chi phí sử dụng máy thi công:

- Hạch toán CPSD máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, XN XL.

+ Nếu DN có tổ chức các đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy, tổ chức hạch toán kế toán riêng thì tất cả các CP liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được tính vào các khoản mục CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và CPSX chung chứ không phản ánh vào khoản mục CP SD máy thi công. sau đó các khoản mục này được kết chuyển để tính giá thành cho một ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tượng xây lắp, công trình, hạng mục công trình. Quan hệ giữa đội máy thi công với đơn vị xây lắp có thể thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận hay có thể thực hiện theo phương thức bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ.

+ Nếu DN không tổ chức các đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức các đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức hạch toán kế toán riêng cho đội máy thi công và thực hiện phương pháp thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy thì các CP liên quan đến hoạt động của đội máy thi công được tính vào khoản mục CP SD máy thi công. Sau đó tính phân bổ CPSD máy thi công thực tế cho từng CT, hạng mục CT.

Trường hợp DN thực hiện giao khoán giá trị XL nội bộ cho đơn vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán kế toán riêng) thì DN không theo dõi chi phí phát sinh thực tế mà chỉ theo dõi tiền tạm ứng CP máy thi công và thanh toán tiền tạm ứng khi có bảng quyết toán tạm ứng về giá trị KL XL hoàn thành đã bàn giao được duyệt.

Để hạch toán CPSD máy thi công, hàng ngày các đội xe máy phải lập “Nhật trình xe máy” hoặc “Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công”. Định kỳ kế toán thu hồi các chứng từ trên để tổng hợp các CP phục vụ cho máy thi công cũng như kết quả thực hiện của từng loại máy, từng nhóm máy hoặc từng máy. Sau đó tính phân bổ CPSD máy cho các đối tượng xây lắp.

TK sử dụng: TK 623 – CPSD máy thi công.
Bên Nợ : Các CP liên quan đến máy thi công (CP Nguyên liệu cho máy hoạt động, CP tiền lương và các khoản phụ cấp khác, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, CP bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công...)
Bên Có : Kết chuyển CPSD máy thi công vào bên Nợ TK 154 – CPSCKD DD.
TK 623 không có số dư cuối kỳ.
TK 623 có 6 TK cấp I.

+ TK 6231 - CP nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho CN trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, CN phục vụ máy thi công kể cả khoản tiền ăn giữa ca của các CN này. TK này không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỉ lệ tiền lương của CN sử dụng xe, máy thi công. Khoản tính trích này được phản ánh vào TK 627 – CPSX chung.
+ TK 6232 – CP vật liệu : dùng để phản ánh CP nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ... và vật liệu khác phục vụ xe máy thi công.
+ TK 6233 – CP dụng cụ SX: Dùng để phản ánh công cụ dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của xe máy thi công.
+ TK 6234 – CP Khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
+ TK 6237 – CP dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh CP DV mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện, nước, thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ...
+ TK 6238 – CP bằng tiền khác : Dùng để phản ánh các CP bằng tiền khácphục vụ cho hoạt động của xe máy thi công, khoản chi cho lao động nữ ...

- Trình tự hạch toán CPSD máy thi công:
· Nếu DN tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý để theo dõi riêng CP như một bộ phận SX độc lập: Kế toán phản ánh như sau:
Các CP liên quan đến hoạt động của đội máy thi công:
Nợ TK 621, 622, 627/ Có các TK liên quan
Cuối kỳ kết chuyển CP để tính giá thành thực tế ca máy.
Nợ TK 154/Có TK 621, 622, 627.
căn cứ vào gái thành ca máy tính toán được, tính phân bổ cho cho các đối tượng xây, lắp.

. Nếu DN thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận:
Nợ TK 623 – CPSD máy thi công
Có TK 154.
.. Nếu DN thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:
(a) Z ca máy chuyển giao cho các bộ phận xây lắp trong nội bộ:
Nợ TK 632/Có TK 154
(b) Trị giá cung cấp lao vụ máy tính theo giá tiêu thụ, kể cá thuế GTGT:
Nợ TK 623 – Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 512 – DT tính theo giá chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra

Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp ghi:
Nợ TK 623/Có TK 512.

* Nếu DN không tổ chức các đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức các đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức hạch toán kế toán riêng cho đội máy thi công: thì CP phát sinh được tập hợp vào TK 623. Các CP SD máy thi công gồm 2 loại CP là CP thường xuyên và CP tạm thời.
- CP thường xuyên : Gồm các CP xảy ra hàng ngày một cách thường xuyên cho quá trình SD máy thi công như CP về Nhiên liệu, dầu mỡ, các CP vật liệu phụ khác; tiền lương của CN điều khiển và CN phục vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công, các chi phí về thuê máy, CP sửa chữa thường xuyên xe máy thi công.
- CP tạm thời là những CP phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc SD máy như : lán che máy ở công trường, bệ để xe máy ở khu vực thi công.

Các CP thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào CPSD máy thi công trong kỳ, còn CP tạm hời không hạch toán một lần vào CP SD máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ). Xác định số phân bổ hàng tháng như sau:

Số PB CP tạm thời hàng tháng = (CP thực tế XD CT tạm + CP tháo dỡ các CT tạm dự tính – Giá trị phế liệu thu hồi)/Thời gian SD các CT tạm hoặc thời gian thi công trên công trường.

CP tạm thời cũng có thể tiến hành theo PP trích trước vào CPSD máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệc giữa CP thực tế PS với CP trích trước được xử lý theo quy định.

Nội dung và phương pháp phản ánh:
- Đối với CP thường xuyên :
+ Căn cứ vào tiền lương (lương chính, lương phụ), tiền công, tiền ăn giữa ca phải trả cho CN điều khiển máy, phục vụ máy ghi :
Nợ TK 623(6231)/Có TK 334.
Trường hợp DN xây lắp thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho CN điều khiển xe máy thi công, kế toán ghi giống như CN các DN khác.
+ Xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho xây lắp, máy thi công:
Nợ TK 623(6232)
Nợ TK 1331
Có TK 152, 111, 112, 331...
+ CP công cụ dụng cụ dùng cho xe, máy thi công:
Nợ TK 623(6233)
Có TK 153, 111, 112 ... (loại phân bổ một lần)
Có TK 142 (loại phân bổ dần)
+ Khấu hao xe máy thi công sử dụng ở đội máy thi công:
Nợ TK 623(6234)
Có TK 214
+ CP DV mua ngoài phát sinh:
Nợ TK 623(6237) – Giá mua chưa có thuế
Nợ TK 1331 – thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331
+ Chi phí bằng tiền phát sinh:
Nợ TK 623(6238)
Nợ TK 1331 – thuế GTGT
Có TK 111, 112
- Đối với chi phí tạm thời
+ Trường hợp không trích trước:
Khi phát sinh chi phí:
Nợ TK 142
Nợ TK 1331 – thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331...
Khi phân bổ CP trong kỳ:
Nợ TK 623 (chi tiết liên quan)
Có TK 142: số phân bổ trong tháng.
+ Trường hợp có trích trước:
Khi trích trước chi phí:
Nợ TK 623 (chi tiết liên quan)
Có TK 335(3352)
Khi chi phí thực tế phát sinh:
Nợ TK 335(3352)
Có TK 111, 112, 331...
 
  • Like
Reactions: trungkien47a
H

hathuongthuong90

Sơ cấp
10/3/14
8
0
0
33
Gia Lai
Ðề: Chi phí sử dụng máy thi công (TK623)

Bạn Vina có mẫu "Nhật trình xe máy" không?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA