“Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

  • Thread starter minh121187
  • Ngày gửi
M

minh121187

Guest
27/8/12
0
0
0
37
Ha noi
“Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không ?



Tỉ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường liên tục tăng dần theo từng năm, đối với năm 2010 là 35% và 37% đối với năm 2011. Có tới 80% sinh viên ra trường phải chấp nhận làm công việc không theo chuyên ngành, rất nhiều sinh viên cầm trong tay tấm bằng khá nhưng không thể xin được việc làm và phải ngậm ngùi đi làm một công việc trái với ngành nghề mình được học.

Và một số nghịch lý đã xuất hiện, nhiều sinh viên học hành chăm chỉ, dành hầu hết thời gian cho việc học nhưng lại gặp phải vô vàn khó khăn khi bước ra ngưỡng cửa cuộc đời. Trong khi đó có nhưng sinh viên được xem là “chểnh mảng” công việc học hành, vừa kết hợp việc học vừa đi làm thêm, tham gia nhiều hoạt động xã hội thì sau khi ra trường lại có được những công việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Khi ngọn lửa khát khao bị dập tắt, khi những giấc mơ dần nhỏ bé và trở nên xa vời. Những nhà hùng biện của chúng ta trước kia còn luôn sẵn sàng thao thao bất tuyệt về tương lai của mình khi ra trường thì giờ đây đành lặng lẽ chấp nhận một công việc mà có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ tới và bắt đầu than vãn và đổ lỗi cho số phận và vận may như: “Số tao không may.”, “Thằng H may mà có ông bà già chứ không thì cũng như bọn mình thôi” …. hoặc khi được hỏi về công việc thì chỉ trả lời qua loa để lấp liếm “Ừ thì công việc vẫn thế, cứ đều đều vậy thôi” ….

Có nhiều tân cử nhân để tránh phải đối diện với vấn đề sau khi ra trường không kiếm được một công việc ưng ý đã đăng ký ngay một lớp học cao học và tiếp tục “ở nhà” theo đuổi sự nghiệp học hành, tiếp tục “nâng cao kiến thức” vừa để chống cháy vừa để tránh những câu hỏi đau lòng như “Giờ làm việc ở đâu ?”, “Lương có cao không ?”…..

Vậy thực sự điều gì đang xảy ra đối với các sinh viên của chúng ta, phải chăng chúng ta đang chạy theo những giá trị ảo, môi trường giáo dục của chúng ta đã quá cũ kỹ và phải chăng những trường đại học của chúng ta đang “cho đi những gì họ có chứ không cung cấp những gì thị trường cần”.

Khi chúng tôi đến tìm hiểu những doanh nghiệp và đặt ra những câu hỏi về vấn đề tuyển dụng đầu vào từ những sinh viên mới ra trường, đa phần chúng tôi nhận được sự phản hồi : “Sinh viên của chúng ta hiện tại thiếu quá nhiều kỹ năng, từ những kỹ năng như giao tiếp, bán hàng, làm việc nhóm, sắp xếp công việc …. . Giờ đây để đáp ứng được những yêu cầu của công việc thì chỉ mình kiến thức thôi vẫn là chưa đủ“.

Như một diễn giả nổi tiếng đã nhận xét “Cơm sinh viên, cà phê sinh viên…, miễn học phí, giảm học phí… đến nỗi danh từ “sinh viên” phải chuyển một cách “bất đắc dĩ” thành tính từ mang tính… bình dân nhất gắn cho các bạn là thành phần được coi là ưu tú nhất“. Dường như ngay từ chính trong suy nghĩ của các bạn sinh viên, những tương lai của đất nước vẫn chưa tự ý thức được những gì các bạn đang có. Các bạn tự huyễn hoặc về tương lai của mình khi vượt qua kỳ thi “vũ môn“, nhưng thực sự đó mới chỉ là sự khởi đầu thôi.

Và một điều cuối đó chính là thời gian chết, theo đuổi một mục tiêu lớn là không hề sai trái nhưng để đạt được mục tiêu lớn thì chúng ta cần hoàn thành những mục tiêu nhỏ, đó là hoàn thiện những kỹ năng bản thân, tích lũy kinh nghiệm sống ngay từ lúc còn trong trường học. Thay vì ngồi và mộng mơ về những viễn cảnh xa vời và để thời gian chết một cách vô ích, ngay từ trong trường M đã chịu khó đi làm thêm từ chạy bàn, dạy thêm, làm việc bán thời gian, cộng tác viên trong những công ty truyền thông theo chuyên ngành cậu đang học, mở rộng mối quan hệ. Do đó khi ra trường cậu đã lận lưng một số vốn kinh nghiệm khá khá để bước vào đời với một công việc hấp dẫn. Trong khi đó bạn bè của cậu đang bước lại những bước đi mà cậu đã đi từ 2, 3 năm trước.

Xã hội đang dần thay đổi vậy các bạn sinh viên của chúng ta đã thay đổi được tới đâu ?

Nguồn: http://tiengvangviet.wordpress.com/
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Mình không có nhận xét gì hết nhưng mình thấy SV hiện nay rất thiếu thực tế. Mà đó mới là yếu tố quyết định cho công việc. Bản thân mình khi là SV cũng vậy. Học hành cũng không đến nổi. Lấy được bằng giỏi ra trường nhưng chỉ là một mớ lý thuyết chứ thực tế thì không có gì hết. Đi thực tập cũng đi thôi chứ cũng không tiếp xúc được thực tế. Học thực tế nhưng làm suông thôi chứ có xảy ra tình huống đâu mà giải quyết. Do vậy cái quan trọng cho SV hiện này không phải chỉ ngồi học giỏi thôi là xong ??? Mà phải tiếp xúc thực tế nhiều nhiều hơn nữa. Khó hiện tại thành công về sau.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Nhiều sinh viên ra trường nghĩ là mình sẽ đi làm ra tiền ngay lập tức (có tiền để dành) nên thường vỡ mộng khi thu nhập ko đủ nuôi sống trong xã hội ngày nay (nhất là ở thành phố). Ngày xưa phải làm mấy năm mới có khái niệm tích lũy được nhưng bây giờ mới ra trường được 2 tháng đã liên tục...chán nản vì cuộc sống quá khó khăn (mà thực tế là chưa làm được gì để có thể có thu nhập cao).

Nhiều khi chúng tôi ngồi nói chuyện vui với nhau là khi tuyển dụng để điều kiện tuyển là "Trung cấp" thì chẳng tuyển được ai, thậm trí tuyển cao đẳng cũng đã rất khó vì nếu có thì họ lại nhăm nhe cố thêm 2 năm "liên thông" nữa để có cái bằng đại học (mà nhiều DN họ đâu có cần "cao" tới vậy, họ chỉ cần làm được việc thôi và chúng tôi toàn phải đào tạo lại từ A-Z đối với SV mới ra trường). Nhiều lúc nghĩ quẩn là tuyển... Lao động phổ thông vì kiểu gì cũng đào tạo được (và đào tạo từ đầu).

Hôm qua thấy cô cháu học ngành kế toán của 1 trường ĐH, mới bập vào có mấy ngày mà thấy cứ chữ T với hạch toán gì gì ấy, rồi hỏi thế lên bảng cân đối thì lên tất cả các TK hay chỉ mấy dòng như bài tập thôi. Hỏi về bản chất và mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn, giữa doanh thu, chi phí, thuế,... thì ko hiểu gì. Hỏi những thứ này có tác dụng gì trong doanh nghiệp. Hỏi trong 1 doanh nghiệp thì người ta cần quản lý những gì và dưới góc độ tài chính thì nó thể hiện ra sao (tức là kế toán giúp gì cho doanh nghiệp) thì ôi thôi các cháu đâu có hiểu DN họ hoạt động như thế nào đâu. Thế đấy, dạy kế toán nhưng chẳng hiểu gì về doanh nghiệp cả. Hạch toán cứ loạn cả lên mà chẳng hiểu các nghiệp vụ thực tế, các chứng từ, các dòng chảy thông tin, các quy trình kinh doanh gì cả. Nhìn vào cuốn sách giáo trình kế toán thì thấy toàn thấy chữ T với 111, 131,... v.v...

Giáo trình kế toán của VN chẳng bao giờ nhìn thấy các hình vẽ kiểu như thế này

Weighted.png


Hoặc thế này

pfifo.png


Hoặc như thế này:

pfifostat.png


Nên học sinh đọc sách thì chẳng thể nào hiểu được
 
Sửa lần cuối:
thinhvd

thinhvd

Cao cấp
25/11/09
1,336
234
63
Hà Nội
bluesofts.net
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Giờ đa số các sinh viên học kỹ thuật thì xin được đúng ngành, chứ sinh viên kinh tế học xong thì toàn đi làm trái ngành hết 1 loạt => chuông khối kinh tế
Mặt khác, các trường đại học cao đẳng mở ra rất nhiều, các hệ trung cấp còn có liên thông lên cao đẳng, đại học nữa. Nói chung giờ ở đâu cũng có đại học.hihi
 
opera

opera

Cao cấp
1/7/11
387
44
28
mọi nơi
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Bác nói thế chứ tại sao họ vẫn cứ liên thông, cứ đại học.
Em là dân đại học nhưng ko phải bên kế toán, ko thích cái đại học đó nên e học thêm cái bằng trung cấp kế toán. Ra trường may mắn em xin được ngay kế toán tổng hợp, làm được 1 năm thì em muốn phát triển thêm ở môi trường rộng hơn thì thấy toàn tuyển đại học, trung cấp của em chen chân hok nổi.
Hôm trước e nộp hồ sơ vào vị trí kế toán viên cho 1 nhà hàng cũng có tiếng 1 chút, Bác ấy cho em nghe những lời vàng ngọc thế này khi vừa nhìn vào bằng của em " Cái bằng này thì em chẳng làm được gì đâu, đại học cả chồng còn nằm kia kìa, thôi em chịu khó về học thêm cho được cái đại học rồi xin tiếp nhé" mặc dù Bác ấy chưa biết em thế nào, còn chưa nhìn mặt em nữa. hic. nghe xong mà e buồn lắm lắm luôn.
Hiện tại thì em cũng xin được việc rồi, cũng may công ty hiện tại là công ty nước ngoài họ ko nhìn cái bằng của em
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Theo mình thì bằng cấp không có lỗi gì cả, nếu nói về chất lượng thì báo chí còn ra rả là tiến sĩ còn không làm được gì nữa kìa nói chi đến cử nhân.

Mình cho rằng lỗi là ở chổ mục đích của cái việc học. Mình thấy đa phần hiện nay mục đích của phía cung là bán được càng nhiều bằng càng tốt (kinh doanh giáo dục là siêu lợi nhuận mà), phía cầu là lấy được cái bằng (không phải lấy được kiến thức). Mục đích của cả 2 bên chỉ là "cái bằng" nên thỏa mãn được cái đó là "hoàn tất giao dịch".
 
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Bác nói thế chứ tại sao họ vẫn cứ liên thông, cứ đại học.
Em là dân đại học nhưng ko phải bên kế toán, ko thích cái đại học đó nên e học thêm cái bằng trung cấp kế toán. Ra trường may mắn em xin được ngay kế toán tổng hợp, làm được 1 năm thì em muốn phát triển thêm ở môi trường rộng hơn thì thấy toàn tuyển đại học, trung cấp của em chen chân hok nổi.
Hôm trước e nộp hồ sơ vào vị trí kế toán viên cho 1 nhà hàng cũng có tiếng 1 chút, Bác ấy cho em nghe những lời vàng ngọc thế này khi vừa nhìn vào bằng của em " Cái bằng này thì em chẳng làm được gì đâu, đại học cả chồng còn nằm kia kìa, thôi em chịu khó về học thêm cho được cái đại học rồi xin tiếp nhé" mặc dù Bác ấy chưa biết em thế nào, còn chưa nhìn mặt em nữa. hic. nghe xong mà e buồn lắm lắm luôn.
Hiện tại thì em cũng xin được việc rồi, cũng may công ty hiện tại là công ty nước ngoài họ ko nhìn cái bằng của em

Vì thế phải có cái bằng để họ còn phỏng vấn mình rồi mới thể hiện năng lực để vào công ty. Chứ có năng lực mà bằng không có thì họ đâu có gọi phỏng vấn chứ.
 
opera

opera

Cao cấp
1/7/11
387
44
28
mọi nơi
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Vì thế phải có cái bằng để họ còn phỏng vấn mình rồi mới thể hiện năng lực để vào công ty. Chứ có năng lực mà bằng không có thì họ đâu có gọi phỏng vấn chứ.
Thì thế, vậy nên cứ phải có "cái bằng" và trung cấp, cao đẳng vẫn cứ cố gắng để ngoi lên cho được tới đại học, ko biết là có tốt hay ko nhưng trước mắt là có cái bằng để kiếm cơm đã. haizz
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Thì thế, vậy nên cứ phải có "cái bằng" và trung cấp, cao đẳng vẫn cứ cố gắng để ngoi lên cho được tới đại học, ko biết là có tốt hay ko nhưng trước mắt là có cái bằng để kiếm cơm đã. haizz

Nhiều người có bằng TC, CD đang đi làm rồi, cv thích lắm rồi, v.v... nhưng vẫn học liên thông để có cái bằng ĐH. Họ hy vọng 1 tương lai tốt khi có cái bằng ĐH đó. Âu cũng là tâm lý bình thường của nhiều người.

Cái HÌNH NÀY thật đáng ghét vì nó đi ngược tâm lý chung của nhiều người (Nguồn: https://www.facebook.com/vnuni.jsc, like page if you like this pic)
 
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Nhiều người có bằng TC, CD đang đi làm rồi, cv thích lắm rồi, v.v... nhưng vẫn học liên thông để có cái bằng ĐH. Họ hy vọng 1 tương lai tốt khi có cái bằng ĐH đó. Âu cũng là tâm lý bình thường của nhiều người.

Cái HÌNH NÀY thật đáng ghét vì nó đi ngược tâm lý chung của nhiều người (Nguồn: https://www.facebook.com/vnuni.jsc, like page if you like this pic)

Đó là những trường hợp đặc biệt. Đâu phải ai cũng vậy. Xét cho cũng thì người học cũng lỗi vì không có thực tế nhưng nhà tuyển dụng cũng không đúng khi cứ bằng đại học là tuyên trước. Như Đà Nẵng không nhận viên chức học Tư Thục. Vậy phải chăng Tư Thục là kém, Cũng như nhận Đại Học vì TC, CĐ là kém. Nói chung là tùy mỗi doanh nghiệp và chiến lược của tuyển dụng của doanh nghiệp đó thôi.
 
tuanccc

tuanccc

Cao cấp
8/12/09
202
27
28
Việt Nam quê hương tôi
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Theo mình thì bằng cấp không có lỗi gì cả, nếu nói về chất lượng thì báo chí còn ra rả là tiến sĩ còn không làm được gì nữa kìa nói chi đến cử nhân.

Mình cho rằng lỗi là ở chổ mục đích của cái việc học. Mình thấy đa phần hiện nay mục đích của phía cung là bán được càng nhiều bằng càng tốt (kinh doanh giáo dục là siêu lợi nhuận mà), phía cầu là lấy được cái bằng (không phải lấy được kiến thức). Mục đích của cả 2 bên chỉ là "cái bằng" nên thỏa mãn được cái đó là "hoàn tất giao dịch".

Theo như bây giờ, Việt Nam là nước có tỷ lệ thạc sĩ và Tiến sĩ thuộc loại nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xét đúng thực lực để có được công nhận Thạc,Tiến sĩ thì ít nhất, phải có bài viết trên báo chí; rồi thì phải có công trình nghiên cứu, càng lên cấp cao thì công trình nghiên cứu ấy phải được công nhận, được xem là khả thi, có khả năng áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, ứng với số lượng Thạc, Tiến sĩ bây giờ, phải nói Việt Nam là một nước ... cực kỳ phát triển, với bề dày thành tích các công trình nghiên cứu.

Thế nhưng.... nhìn lại thực tế phũ phàng, tất cả chỉ toàn là giấy; Thạc sĩ giấy, Tiến sĩ giấy, luận văn, luận án, đề án, công trình... toàn là "Ctrl C --> Ctrl V", kiến thức rỗng toếch, vỗ ngực xưng danh ta đây Thạc, Tiến sĩ...

Không biết đến khi nào thì Việt Nam mới thoát khỏi vấn nạn "bằng cấp", nền giáo dục Việt Nam rồi sẽ đi đâu, về đâu, haizzz!
 
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Rồi sẽ có một ngày thôi bác à. Nhưng sớm hay muộn thôi. Mà mình nghĩ ngày đó còn xa vời.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Những cô mà có đầu óc sáng tạo như thế này thì mình (nếu mà có quyền) cho đỗ và cấp bằng hết :). Quá sáng tạo!

"Phen này ta quyết đi buôn ... váy
Thiên hạ bao đứa muốn có... bằng"​
 
V

voanhkhoa

Sơ cấp
26/2/11
34
0
0
tphcm
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Hoc Học nữa học mãi mà. Học là để nâng cao kiến thức, nhận thức của mình, để cập nhật những kiến thức mới. Bằng cấp là kết quả của quá trình học, còn hiệu quả của việc học là tùy khả năng tiếp thu của từng người. Nhưng hiểu và xem bằng cấp thế nào là tùy Doanh nghiệp thôi bạn ơi! có điều kiện thì mình cứ học.
 
opera

opera

Cao cấp
1/7/11
387
44
28
mọi nơi
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Nhiều người có bằng TC, CD đang đi làm rồi, cv thích lắm rồi, v.v... nhưng vẫn học liên thông để có cái bằng ĐH. Họ hy vọng 1 tương lai tốt khi có cái bằng ĐH đó. Âu cũng là tâm lý bình thường của nhiều người.

Cái HÌNH NÀY thật đáng ghét vì nó đi ngược tâm lý chung của nhiều người (Nguồn: https://www.facebook.com/vnuni.jsc, like page if you like this pic)
Bao nhiêu là tấm gương sáng chói, nhưng hầu hết các DN họ ko dám thử có lẽ là tỉ lệ những tấm gương như thế này quá quá ít nên họ chọn con đường chắc ăn hơn chăng!
 
TTKH2011

TTKH2011

Trung cấp
24/8/11
54
0
0
Binh Duong
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Đó là những trường hợp đặc biệt. Đâu phải ai cũng vậy. Xét cho cũng thì người học cũng lỗi vì không có thực tế nhưng nhà tuyển dụng cũng không đúng khi cứ bằng đại học là tuyên trước. Như Đà Nẵng không nhận viên chức học Tư Thục. Vậy phải chăng Tư Thục là kém, Cũng như nhận Đại Học vì TC, CĐ là kém. Nói chung là tùy mỗi doanh nghiệp và chiến lược của tuyển dụng của doanh nghiệp đó thôi.

Các bạn thấy ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy TP.Đà Nẵng- còn thích cái bằng đại học thì chúng ta mọi người cần phải lấy cái bằng này, định nghĩa lại chi cho mệt.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Các bạn thấy ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy TP.Đà Nẵng- còn thích cái bằng đại học thì chúng ta mọi người cần phải lấy cái bằng này, định nghĩa lại chi cho mệt.

Nhà nước và DN là khác nhau mà. Trong các cơ quan nhà nước tôi thấy đang có hiện tượng phổ cập thạc sĩ. Nhiều khi người quen (làm trong nhà nước) bạn tôi còn nói đùa là "anh cho em mấy cái bằng của anh còn có tác dụng (chắc là để lên lương) chứ em thấy anh chẳng dùng gì để làm gì cả. Mà quả thật giờ mình chẳng biết mấy cái tờ giấy đó của mình vứt đâu rồi. Giờ mà đi xin việc mà trong CV là ko bằng cấp (vì mất hết rồi) chắc lại méo mặt :p. Thôi buôn tự do vậy.

Đến một lúc nào đó, bạn nhìn lại 1 mớ bằng ĐH của bạn chỉ còn là những kỷ niệm.
 
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
45
Ha Noi
Ðề: “Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không

Theo mình thì bằng cấp không có lỗi gì cả, nếu nói về chất lượng thì báo chí còn ra rả là tiến sĩ còn không làm được gì nữa kìa nói chi đến cử nhân.

Mình cho rằng lỗi là ở chổ mục đích của cái việc học. Mình thấy đa phần hiện nay mục đích của phía cung là bán được càng nhiều bằng càng tốt (kinh doanh giáo dục là siêu lợi nhuận mà), phía cầu là lấy được cái bằng (không phải lấy được kiến thức). Mục đích của cả 2 bên chỉ là "cái bằng" nên thỏa mãn được cái đó là "hoàn tất giao dịch".

Nếu nói là bằng ĐH bi giờ rỏm hơn ngày xưa !

Ngày xưa có bằng là làm đc việc !

Bi giờ có bằng chưa làm đc việc phải đào tạo lại !

Vậy có phải là bằng rỏm ko ???

Nhà trường đào tạo ra, bằng đỏ giỏi mà vẫn ko làm đc ! ( lừa đảo )

Ai lừa đảo ai ???

Nếu cầm bằng giỏi vào Công ty ko làm đc => Cty bị lừa đảo

Phát hiện ra đc cấp bằng giỏi => ko tự tin đi xin việc

hoặc xin việc bị loại => SV bị lừa đảo !
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA