Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

  • Thread starter thuyhangkt7c
  • Ngày gửi
T

thuyhangkt7c

Guest
12/10/12
4
0
1
30
đaklak
e la sinh viên đang theo học khoa kế toán. kì này em đang học môn nguyên lý kế toán. và thầy của em bắt về nghiên cứu trước chuẩn mực số 16 để hôm sau nhóm em lên thuyết trình. phần của em là về thời điểm bắt đầu vốn hóa. nhưng em đọc qua chuẩn mực này rồi mà vẫn không hiểu. mọi ngườicó thể giảng thêm cho em 1 chut về phần này được không. vì em lên mạng xem nhưng người ta chỉ đưa ra chuẩn mực này thôi chứ không giải thich rõ lắm. và đưa ví dụ gúip em luôn nhé. về phần thời điểm bắt đầu vốn hóa ấy ạ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

Em đọc chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thật kỹ càng. Một lần chưa hiểu thì đọc mười lần, mười lần chưa hiểu thì đọc thêm mười lần nửa. Sau đó copy đoạn không hiểu lên hỏi.

Anh đọc thuế thu nhập hoãn lại cũng hết gần 20 lần mới hiểu được chút chút đó em. Người giỏi đọc 1-2 lần, mình dở thì phải chịu khó đọc nhiều lần thôi.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

Đọc chuẩn mực không thì nói chung là rất khó để có thể hiểu được nội dung chuẩn mực. Muốn hiểu CMKT Việt Nam thì nên đọc các hướng dẫn IAS/IFRS như cuốn Wiley IFRS...

Về VAS 16/IAS 23 thì có thể tham khảo một số hướng dẫn free trên mạng sau:

http://ahmadladhani.files.wordpress...entation-guide-and-workbooktqw_darksiderg.pdf
(Cuốn ebook này có bản quyền, bạn nào quan tâm thì nên save lại để sử dụng sau này)

http://www.pwc.com/gx/en/ifrs-reporting/pdf/guide_capitalisation_brwg_costs.pdf

http://www.gtfk.co.il/fileadmin/publications/Accounting/capitalisation_of_borrowing_costs.pdf

e la sinh viên đang theo học khoa kế toán. kì này em đang học môn nguyên lý kế toán. và thầy của em bắt về nghiên cứu trước chuẩn mực số 16 để hôm sau nhóm em lên thuyết trình. phần của em là về thời điểm bắt đầu vốn hóa. nhưng em đọc qua chuẩn mực này rồi mà vẫn không hiểu. mọi ngườicó thể giảng thêm cho em 1 chut về phần này được không. vì em lên mạng xem nhưng người ta chỉ đưa ra chuẩn mực này thôi chứ không giải thich rõ lắm. và đưa ví dụ gúip em luôn nhé. về phần thời điểm bắt đầu vốn hóa ấy ạ!

Anh nói thật chứ em hỏi thày em xem ngày xưa thày học NLKT thày có hiểu VAS 16/IAS 23 không. Thày yêu cầu quá cao thế này thì làm sao sinh viên chịu được. Ngay cả các sinh viên các trường hàng đầu thế giới về kế toán thì các nội dung này chỉ học ở môn Intermediate Accounting, sau khi đã học Principles of Accounting hay Introduction to Accounting.
 
Sửa lần cuối:
N

Nguyen Khoai

Cao cấp
5/5/10
451
25
28
Hà Nội
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

e la sinh viên đang theo học khoa kế toán. kì này em đang học môn nguyên lý kế toán. và thầy của em bắt về nghiên cứu trước chuẩn mực số 16 để hôm sau nhóm em lên thuyết trình. phần của em là về thời điểm bắt đầu vốn hóa. nhưng em đọc qua chuẩn mực này rồi mà vẫn không hiểu. mọi ngườicó thể giảng thêm cho em 1 chut về phần này được không. vì em lên mạng xem nhưng người ta chỉ đưa ra chuẩn mực này thôi chứ không giải thich rõ lắm. và đưa ví dụ gúip em luôn nhé. về phần thời điểm bắt đầu vốn hóa ấy ạ!

Bạn thân mến
Bạn tìm đọc thông tư Số: 161/2007/TT-BT C ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính " Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính " để hiểu thêm chi tiết chuẩn mực 16

X. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 16 "CHI PHÍ ĐI VAY"
1. Hạch toán chi phí đi vay phải tôn trọng một số quy định sau:
1.1. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định.
1.2. Chi phí đi vay liên quan đến tài sản dở dang khi có đủ các điều kiện vốn hoá thì đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay" về định nghĩa tài sản dở dang, xác định chi phí đi vay được vốn hoá, thời điểm bắt đầu vốn hoá, tạm ngừng vốn hoá và chấm dứt việc vốn hoá.
1.3. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang nếu đủ điều kiện vốn hoá thì được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.
1.4. Đơn vị phải xác định chi phí đi vay được vốn hoá theo đúng quy định hiện hành của Chuẩn mực kế toán cho hai trường hợp: (1) Khoản vay vốn riêng biệt sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang và (2) Các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang.
Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá.
- Vốn hoá chi phí đi vay đối với khoản vốn vay riêng biệt:
Chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán
= Chi phí đi vay thực tế phát sinh của khoản vay riêng biệt
- Thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay đó
- Vốn hoá chi phí đi vay đối với các khoản vốn vay chung:
Số chi phí đi vay được vốn hoá cho mỗi kỳ kế toán (1)
= Chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cho đến cuối kỳ kế toán (2)
x Tỷ lệ vốn hoá (%) (3)


Chi phí luỹ kế ∑
Chi phí Số tháng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ kế toán (5)
bình quân = cho từng x

gia quyền (2) tài sản (4) Số tháng phát sinh của kỳ kế toán (6)


Tỷ lệ vốn hoá (%) (3) Tổng số tiền lãi vay thực tế của các khoản vay phát sinh trong kỳ (7)
=
x 100%
Số dư bình quân gia quyền các khoản vay gốc (8)

Số dư bình
quân gia quyền

Số dư của Số tháng mà từng khoản vay phát sinh trong kỳ kế toán (5)
các khoản vay = từng khoản x

gốc (8) vay gốc (9) Số tháng phát sinh của kỳ kế toán (6)

1.5. Nếu có phát sinh các khoản chiết khấu hoặc phụ trội của những khoản vay bằng phát hành trái phiếu thì phải điều chỉnh lại chi phí đi vay bằng cách phân bổ giá trị các khoản chiết khấu hoặc phụ trội theo một trong hai phương pháp cho phù hợp (phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng). Tuy nhiên doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp đã lựa chọn trong một kỳ kế toán năm.
1.6. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.
1.7. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
2. Phương pháp kế toán
2.1. Kế toán chi phí đi vay
2.1.1. Trường hợp chi phí đi vay ghi vào chi phí tài chính trong kỳ: Được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem phần hướng dẫn TK 635).
2.1.2. Trường hợp chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá.
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang khi có đủ các điều kiện được vốn hoá theo quy định thì xử lý như sau:
a) Đối với khoản vốn vay riêng biệt, chi phí đi vay được vốn hoá cho tài sản dở dang được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời)
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Tài sản đầu tư xây dựng dở dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Tài sản sản xuất dở dang)
Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
b) Đối với các khoản vốn vay chung, chi phí đi vay được vốn hoá là toàn bộ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào chi phí đầu tư XDCB hoặc chi phí sản xuất sản phẩm mà không phải điều chỉnh các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có các TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu trả trước ngắn hạn chi phí đi vay)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí đi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước dài hạn chi phí đi vay)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Trích trước chi phí đi vay phải trả
trong kỳ - nếu chi phí đi vay trả sau).
- Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay chung, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
2.1.3. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường hoặc kể từ khi chấm dứt vốn hoá phải tính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112, 142, 242, 335,…
2.2. Kế toán chi phí đi vay trong trường hợp phát hành trái phiếu công ty:
Được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem hướng dẫn TK 343, 635).
 
T

thuyhangkt7c

Guest
12/10/12
4
0
1
30
đaklak
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

hjc. cũng ghét thầy dữ lắm. nhưng phải chịu thôi. hôm trước mấy nhóm kia lên thuyết trình trước không rõ ràng thầy cho 3 điểm về làm lại. ghét thầy ghê :011:
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

hjc. cũng ghét thầy dữ lắm. nhưng phải chịu thôi. hôm trước mấy nhóm kia lên thuyết trình trước không rõ ràng thầy cho 3 điểm về làm lại. ghét thầy ghê :011:

Thày yêu cầu cao thì cũng tốt cho sinh viên. Tuy nhiên nhiều thày ở VN không nắm được nên cho sinh viên học cái gì cho phù hợp với trình độ của từng bậc học và từng năm học trong khóa học.

Files đính kèm là syllasbi của UTX-Austin, trường số 1 hiện giờ tại Mỹ về đào tạo kế toán. Môn nhập môn Kế toán nó giúp sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản về kế toán, không thể đòi hỏi sinh viên nắm các vấn đề quá chuyên sâu.
 

Đính kèm

  • ACC 310F - Foundations of Accounting - Verduzco.pdf.pdf
    139.9 KB · Lượt xem: 94
  • ACC 311 - Fundamentals of Financial Accounting - Badolato.pdf.pdf
    167.4 KB · Lượt xem: 75
T

thuyhangkt7c

Guest
12/10/12
4
0
1
30
đaklak
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

nghe lời anh thanhnam em đã đọc lại nhiều lần và cũng đã hiểu thêm về phần thời điểm bắt đầu vốn hóa. nhưng 1 số chỗ em chưa hiểu rõ lắm .em nêu thử 1 ví dụ, các anh chi xem xem nếu sai sót chỗ nào hay thiếu ý thì anh chị chỉ thêm cho em với nhé.
xí nghiệp Dệt may kinh doanh có lợi nhuận, lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Họ quyết định xây thêm 1 nhà máy Dệt để đáp ứng đủ lượng hàng cung ứng cho thị trường. Chi phí xây nhà máy một phần là vốn có sãn của doanh nghiệp, 1 phần là tiền vay Ngân hàng. Thì lúc này việc vốn hóa chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đàu khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Các chi phí ho việc đầu tư xây dựng nhà máy Dệt bắt đàu phát sinh gồm các khoản chi phí phải thanh toán bằng tiền như: tiền mua sắt, thép, vật liệu xây dựng...(cái này là các chi phí phải thanh toán bằng tiền. còn về huyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản thì em không hiểu lắm nên không lấy vd được)
+ Các chi phí đi vay phát sinh: gồm các chi phí lãi tiền vay ngắn hạn hay lãi tiền vay dài hạn của xí nghiệp khi vay tiền của Ngân Hàng, kể cả tiền lãi vay trên các khoản thấu chi nếu có ( vay thấu chi là : tà khoản vay linh hoạt dành cho khách hàng có nhu cầu chi tiêu vượt số tiền trên tài khoản cá nhân mở tại Ngân Hàng. Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.Thực chất, nghiệp vụ thấu chi cho phép những người có tài khoản tiền gửi có thể chi vượt số tiền mình có, theo một hạn mức nhất định), và các khoản chi phí phụ phát sinh trong quá trình làm thủ tục đi vay Ngân hàng như nộp phí hồ sơ vay, phí thẩm định hồ sơ vay,...
+Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang ( nhà máy Dệt chuẩn bị xây) vào sử dụng được tiến hành: như phải chuẩn bị bãn vẽ thiết kế xây dựng công trình, giấy tờ về quyền sử dụng đất, đơn xin cấp giấy phép xây dựng...
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

Muốn hiểu VAS 16 thì xem các bản hướng dẫn IAS 23 vì VAS 16 xây dựng gần như hoàn toàn dựa trên IAS 23.

http://www.pwc.com/gx/en/ifrs-reporting/pdf/guide_capitalisation_brwg_costs.pdf

http://accountinginfo.com/study/ppe/int-cap-ex02.pdf

P/S: Như đã nói trong bài trước thì sinh viên học nhập môn kế toán chưa cần tìm hiểu những vấn đề phức tạp như thế này. Nói thật là nhiều giáo viên Việt Nam còn chẳng hiểu chứ chưa nói là các bạn sinh viên mới học kế toán.
 
B

bichdaocute

Guest
5/12/12
1
0
0
hai phong
Ðề: Chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay?

cậu ơi,mình sắpthi môn kế toán ngân hàng mà có mấy câu hỏi tìm đâu cũng không ra,bạn help mình với
câu hỏi là/; hạch toán phát hành giấy tờ có giá phù hợp với chuẩn mực kế toán nào,cho ví dụ minh hoạ,thank bạn trước nha,hj
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA