So sánh kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả

  • Thread starter phạm hải yên
  • Ngày gửi
P

phạm hải yên

Guest
Tôi chưa hiểu lắm về :
- Thuế TNDN hoãn lại là gì?
- Thuế TNDN hoãn lại phải trả là gì?
- Giữa chúng có điểm gì khác nhau?
- Phần hạch toán kế toán như thế nào?
- Đây có phải là quy định mới trong Luật thuế TNDN?
- Tôi có thể tìm đọc những tài liệu nào, tra cứu ở đâu về những vấn đề trên?
Cám ơn các bạn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

Song Huong

Cao cấp
phạm hải yên nói:
Tôi chưa hiểu lắm về :
- Thuế TNDN hoãn lại là gì?
- Thuế TNDN hoãn lại phải trả là gì?
- Giữa chúng có điểm gì khác nhau?
- Phần hạch toán kế toán như thế nào?
- Đây có phải là quy định mới trong Luật thuế TNDN?
- Tôi có thể tìm đọc những tài liệu nào, tra cứu ở đâu về những vấn đề trên?
Cám ơn các bạn!
Chào bạn,

Thuế thu nhập hoãn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai do các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, chênh lệch các khoản thuế được ưu đãi chưa sử dụng, các khoản lỗ được khấu trừ thuế thu nhập chưa sử dụng.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

Phần hạch toán bạn xem sơ đồ + ví dụ (file đính kèm).

Đây là qui định mới của chuẫn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài liệu: QĐ số 12/2005/QĐ-BTC, thông tư 20/2006/TT-BTC, QĐ 15/2006/QĐ-BTC.

Thân mến.
 
Sửa lần cuối:
K

khanhvannt

Guest
21/10/06
3
0
1
hanoi
Song Huong nói:
Chào bạn,

Thuế thu nhập hoãn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai do các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, chênh lệch các khoản thuế được ưu đãi chưa sử dụng, các khoản lỗ được khấu trừ thuế thu nhập chưa sử dụng.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

Phần hạch toán bạn xem sơ đồ + ví dụ (file đính kèm).

Đây là qui định mới của chuẫn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài liệu: QĐ số 12/2005/QĐ-BTC, thông tư 20/2006/TT-BTC, QĐ 15/2006/QĐ-BTC.

Thân mến.
 
thuyanh311

thuyanh311

Trung cấp
Song Huong nói:
Phần hạch toán bạn xem sơ đồ + ví dụ (file đính kèm).

Đây là qui định mới của chuẫn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài liệu: QĐ số 12/2005/QĐ-BTC, thông tư 20/2006/TT-BTC, QĐ 15/2006/QĐ-BTC.
Sao tôi không thấy file đính kèm của bạn? :biggrin:
 
S

Song Huong

Cao cấp
HoàiTịnhPhương nói:
Sao tôi không thấy file đính kèm của bạn? :biggrin:
Chào bạn,
Do không đủ quota đính kèm file nên phải xoá. Xin attach file lên lại.

Thân mến.
 

Đính kèm

  • ViDu_TS_ThueTNDN_HoanLai.pdf
    92.2 KB · Lượt xem: 1,489
  • ViDu_ThueTNDN_HoanLai_PhaiTra.pdf
    92.1 KB · Lượt xem: 1,087
B

bonghongcantho

Guest
phạm hải yên nói:
Tôi chưa hiểu lắm về :
- Thuế TNDN hoãn lại là gì?
- Thuế TNDN hoãn lại phải trả là gì?
- Giữa chúng có điểm gì khác nhau?
- Phần hạch toán kế toán như thế nào?
- Đây có phải là quy định mới trong Luật thuế TNDN?
- Tôi có thể tìm đọc những tài liệu nào, tra cứu ở đâu về những vấn đề trên?
Cám ơn các bạn!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
Chào bạn,
Do không đủ quota đính kèm file nên phải xoá. Xin attach file lên lại.

Thân mến.
Em thấy bài giải trong ví dụ của bác ko chính xác. Bác xem lại nhé! và qua comment cho em trong bài "sử dụng 243, 347" với nhé!:biggrinda
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
Em thấy bài giải trong ví dụ của bác ko chính xác. Bác xem lại nhé!
Lannhu vui lòng chỉ rõ giùm Song Huong ví dụ không chính xác đoạn nào được không?
lannhu nói:
và qua comment cho em trong bài "sử dụng 243, 347" với nhé!:biggrinda
lannhu nói:
Theo ý em í, thì: nếu tính bình thường thì năm 2006 DN này ko fải nộp đồng thuế nào (ví dụ đc miễn 100%), thay vào đó họ lại chọn phương án nộp bình thường. Thế có phải họ đã nộp trc ko ạ? Và khoản nộp trước này họ sẽ đc khấu trừ cho năm sau, có thể là năm 2007 (nếu năm này có lãi, nếu 2007 lỗ thì vẫn được chuyển tiếp qua 2008,...cho đến khi nào người ta sử dụng khoản ưu đãi này)
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, năm đầu tiên hoạt động kinh doanh < 6 tháng thì doanh nghiệp được đăng ký với cơ quan thuế áp dụng thời gian miễn giảm thuế TNDN vào năm đó hoặc năm sau tiếp theo đó. Nếu đăng ký vào năm sau thì năm có hoạt động kinh doanh < 6 tháng doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN bình thường và không được khấu trừ như bạn đã đưa ra.

lannhu nói:
Theo bác TH này ko xuất hiện giá trị ưu đãi thuế chưa sử dụng. Vậy trong thực tế TH nào mới xuất hiện ạ? Và bác khái niệm ntn là "ưu đãi thuế chưa sử dụng" ạ?
Ưu đãi thuế chưa sử dụng là khoản chênh lệch về thuế do vận dụng hợp lý các qui định về thuế để tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn một khoản ưu đãi thuế

Ví dụ: Năm 2006 là năm cuối công ty bạn được miễn thuế TNDN. Có một khoản chi phí phải được ghi nhận trong năm 2006 nhưng bạn có thể trì hoàn để thanh toán vào năm 2007.

Để phản ảnh trung thực, hợp lý kết quả hoạt động năm 2006, bạn phải ghi nhận một khoản nợ phải trả vào năm 2006 và một khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại cũng được ghi nhận trong năm 2006.

lannhu nói:
Hoàn nhập 243 hay 347 dựa vào chênh lệch giữa số phát sinh năm nay và số dư tài khoản ưuơng ứng năm trước chứ đâu có dựa vào chênh lệch giữa LN kế toán và LN tính thuế đâu bác? Chênh lệch LN kế toán và LN tính thuế là để xác định TS thuế TN hoãn lại (243) hay thuế TN hoãn lại phải trả (347) muh. Hay cứ hiểu nôm na cho đỡ nhầm lẫn là nếu ta trả thuế trước (tức LN tính thuế cao hơn LN kế toán) thì sẽ đc ghi nhận vào khoản mục TS. Ngược lại, nếu ta trả sau (tức LN tính thuế < LN kế toán) thì ghi nhận vào khoản mục phải trả
Hoàn nhập 243/ 347 dựa vào bản chất của khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ / chênh lệch tạm thời phải chịu thuế.

lannhu nói:
VD kquả 2006: LN kế toán=100, LN tính thuế=-200==>>> N8212/C347: 300*28%
Kquả 2007: LN kế toán=100, LN tính thuế=200===>> N243/C8212: 100*28%. Đồng thời hoàn nhập 347 của năm 2006: N347/C8212: 300*28%

Bác Song Huong có thể cho em lời giải (thích :D) đc ko ạ? :thanx: Chứ bác chỉ đưa ra đáp án em thấy lăn tăn lắm!!:wall:
Kết quả 2006: LN kế toán=100, LN tính thuế=-200, như vậy có sự chênh lệch tạm thời thuế thu nhập phải trả giữa thuế và kế toán là 300. Ví dụ chi phí khấu hao theo kế toán là 100, theo thuế là 400.
Ghi sổ Nợ 8212/ Có 347: 300*28%

Kết quả 2007: LN kế toán=100, LN tính thuế= 200, như vậy có sự chênh lệch tạm thời thuế thu nhập giữa thuế và kế toán là 100. Ví dụ chi phí khấu hao theo kế toán là 300, theo thuế là 200.
Ghi sổ Nợ 347/ Có 8212: 100*28%

Thân mến.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
Ưu đãi thuế chưa sử dụng là khoản chênh lệch về thuế do vận dụng hợp lý các qui định về thuế để tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn một khoản ưu đãi thuế

Ví dụ: Năm 2006 là năm cuối công ty bạn được miễn thuế TNDN. Có một khoản chi phí phải được ghi nhận trong năm 2006 nhưng bạn có thể trì hoàn để thanh toán vào năm 2007.

Để phản ảnh trung thực, hợp lý kết quả hoạt động năm 2006, bạn phải ghi nhận một khoản nợ phải trả vào năm 2006 và một khoản tài sản thuế thu nhập hoãn lại cũng được ghi nhận trong năm 2006.
Bác có thể ví dụ cụ thể cho em khoản chi phí nào đối với thuế có thể trì hoãn sang năm sau ko ạ? Nhất là đối với ranh giới giữa năm đc miễn và ko thì khoản này nó nhạy cảm đối với nhà thuế lắm ạ.:biggrin: Em nghĩ mãi ko ra.:wall Hay ý bác muốn nói đến các khoản trích trước??:wall:

Nếu ưu đãi thuế chưa sử dụng xác định dựa vào chênh lệch như bác nói thì khi tính tài sản thuế TN hoãn lại nó đã bị trùng với chênh lệch tạm thời đc khấu trừ. Ví dụ 2006: LNKT: 100, LNT1: 200, khoản chi phí trì hoãn qua năm sau:50 --> LN tính thuế tăng lên thành LNT2: 250.
--> Chênh lệch tạm thời đc khấu trừ: 250-100=150 ==> trong 150 này đã bao gồm 50.

Như vậy nếu xác định ưu đãi thuế như bác thì khoản ưu đãi này chính là khoản chênh lệch tạm thời==> công thức tính TS thuế TN hoãn lại ko còn chính xác.

Song Huong nói:
Hoàn nhập 243/ 347 dựa vào bản chất của khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ / chênh lệch tạm thời phải chịu thuế.

Kết quả 2006: LN kế toán=100, LN tính thuế=-200, như vậy có sự chênh lệch tạm thời thuế thu nhập phải trả giữa thuế và kế toán là 300. Ví dụ chi phí khấu hao theo kế toán là 100, theo thuế là 400.
Ghi sổ Nợ 8212/ Có 347: 300*28%

Kết quả 2007: LN kế toán=100, LN tính thuế= 200, như vậy có sự chênh lệch tạm thời thuế thu nhập giữa thuế và kế toán là 100. Ví dụ chi phí khấu hao theo kế toán là 300, theo thuế là 200.
Ghi sổ Nợ 347/ Có 8212: 100*28%

Cách xác định thoe TT20 đây ạ.
TT20 nói:
(3) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là:

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại;

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại;
Theo trên thì kết quả năm 2007 ko chính xác. Tại sao LN tính thuế > LNKT mà bác lại hạch toán vào TK 347??? Theo em thì vẫn thế này:
lannhu nói:
Kquả 2007: LN kế toán=100, LN tính thuế=200===>> N243/C8212: 100*28%. Đồng thời hoàn nhập 347 của năm 2006: N347/C8212: 300*28%

Và bài giải trong 2 ví dụ của bác cũng ko chính xác theo hướng này (chủ yếu là trong năm X2). Và thêm một số dẫn giải trong bút toán. Ví dụ:

N8212/C347: gọi là thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ, chứ ko phải ghi giảm thuế TNHL phát sinh trong kỳ. Khi nào ghi ngc lại với bút toán trên mới gọi là ghi giảm. Trong khi bác lại ghi là: Ghi nhận TS thuế TNHL khi hạch toán N437/C8212 ==>>> trái ngược nhau.
 
Sửa lần cuối:
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
Cách xác định thoe TT20 đây ạ.
Trích nguyên văn:
Nguyên văn bởi TT20
(3) Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là:
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại;
+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại;

Bạn xem lại chuẫn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Nếu hiểu chuẫn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện như bạn thì tranh luận nữa cũng bằng thừa.

Trong thông tư 20/2006/TT-BTC có cả ví dụ nữa đấy (trang 33).

Thân mến.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
Bạn xem lại chuẫn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Nếu hiểu chuẫn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện như bạn thì tranh luận nữa cũng bằng thừa.

Trong thông tư 20/2006/TT-BTC có cả ví dụ nữa đấy (trang 33).

Thân mến.
Hi` hi`, bác Song Huong bình tĩnh nào.:dzo:

Tranh luận là để giúp mình nhận ra cái đúng của người khác, cái sai của mình mà sửa chữa và ngược lại. Đọc các VB ko phải ai cũng hiểu, thậm chí nếu có hiểu thì cũng 9 người 10 cách, ko ai giống ai nên mới sinh ra cái 4r này. Em và bác cũng vậy, có thể em sai bác đúng nhưng ko có nghĩa là ko có TH ngược lại bác nhỉ?!:biggrin:

Okie, em đã xem lại VD của bác. 2 ví dụ đấy là chênh lệch tính cho 1 tài sản nên năm sau bác hoàn nhập như vậy là đúng (với giả thiết chênh lệch của năm X2 là chênh lệch giảm hay hoàn nhập). Còn cái ví dụ của em, em chỉ cho 2 con số chung chung là LNKT và LN tính thuế, do đó chênh lệch từ 2 con số này có thể do nhiều yếu tố: chênh lệch tính cho nhiều tài sản, nhiều nợ phải trả và có thể có những khoản sang năm sau chưa đc thu hồi hay thanh toán ngay mà nó đc thu hồi hay thanh toán ở những năm tiếp theo nữa.

Như vậy với cái ví dụ của em: LNKT:100, LNTT:200 thì đáp án của bác và em đều ko chính xác. Muốn chính xác hạch toán như thế nào thì phải dựa vào những con số cụ thể hơn chứ với cái chênh lệch chung chung như thế thì có rất nhiều đáp án khác nhau.

Nhân đây em cũng xin cảm ơn bác Song Huong vì nhờ bác mà em nhận ra 1 điều từ trước đến giờ em hiểu sai bản chất: việc hạch toán 243 hay 347 không dựa vào kết quả so sánh giữa LNKT và LN tính thuế.:alcon:

Còn vấn đề "ưu đãi thuế chưa sử dụng" em vẫn chưa đồng ý với quan điểm của bác. Bác bĩnh tĩnh vào đây góp ý cho em tiếp nhé!:angel: :dzo:
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Như vậy với cái ví dụ của em: LNKT:100, LNTT:200 thì đáp án của bác và em đều ko chính xác. Muốn chính xác hạch toán như thế nào thì phải dựa vào những con số cụ thể hơn chứ với cái chênh lệch chung chung như thế thì có rất nhiều đáp án khác nhau.

Em thấy bác Lannhu kết luận hay quá .
Phải theo dõi và xử lý theo từng tài khoản trước ( phụ thuộc vào kết quả năm trước ) , sau đó mới bù trừ giữa 2 tài khoản này , rồi mới tới lượt anh 8212 :cool2:

Nhưng các pác có thể cho em thêm khái niệm về " chênh lệch tạm thời " được không ?

VD : Em có 1 khoản chi phí trả trước ( TK 142 ) được phân bổ 50% trong 6 tháng cuối năm X, 50% còn lại trong 6 tháng đầu năm năm X+1 . Em cho rằng đó là chênh lệch tạm thời , bạn em thì nói không .

Hu hu, em biết làm sao đây ?:sad:
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Em thấy bác Lannhu kết luận hay quá .
Phải theo dõi và xử lý theo từng tài khoản trước ( phụ thuộc vào kết quả năm trước ) , sau đó mới bù trừ giữa 2 tài khoản này , rồi mới tới lượt anh 8212 :cool2:

Nhưng các pác có thể cho em thêm khái niệm về " chênh lệch tạm thời " được không ?

Kuki mà giả nai hỏi về chênh lệch tạm thời nữa!!!

VD : Em có 1 khoản chi phí trả trước (TK 142) được phân bổ 50% trong 6 tháng cuối năm X, 50% còn lại trong 6 tháng đầu năm năm X+1 . Em cho rằng đó là chênh lệch tạm thời , bạn em thì nói không .
Chi phí chờ phân bổ và chi phí khấu hao theo đúng quy định của BTC thì đâu có tạo ra chênh lệch tạm thời. Nhưng nếu bạn phân bổ quá ít kỳ (nhỏ hơn nhiều so với thời gian sử dụng CCDC chẳng hạn) hoặc trích khấu hao quá ít năm... thì thuế sẽ loại ra, lúc đó sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời.
 
B

bbc

Trung cấp
15/10/04
147
1
0
hn
Hị hị, có bác nào có ví dụ cụ thể ko ợ, ở thông tư 20 phần định khoản ko có ví dụ bác bác ợ :043:
 
B

bbc

Trung cấp
15/10/04
147
1
0
hn
Uả các bác ơi, sau khi chuyển từ 243 và 347 sang 8212 đã có thuế suất 28%, từ 8212 sang 911 để xác định kết quả lại chịu thuế 28% nữa ạ, thế là chịu hai lần thuế suất 28% hở các bác ? :eek:know:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA