Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

  • Thread starter koanh13
  • Ngày gửi
K

koanh13

Guest
14/5/11
4
0
0
31
huế
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh, gồm:
- Vật liệu xuất kho 4.500
- CCDC xuất kho loại phân bổ 2 lần, giá xuất 3.000
- Chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt là 4.000
Công việc SCL nói trên đã hoàn thành và chuyển trừ vào chi phí trích trước

Định khoản:
a, N2413 10.000
C152 4.500
C142 1.500
C111 4.000
b, N642 10.000
C2413 10.000

Mình định khoản bài trên như vậy không biết có đúng k nhỉ, mong các bạn cho ý kiến. Cám ơn! ^_^
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Chào bạn !
Khi sửa chữa lớn hoàn thành thì hạch toán :
Nợ TK 335 : số đã trích
Nợ TK 642 : Chênh lệch số trích < số chi
Có TK 2413 : số chi
Có TK 642 : Chênh lệch số trích > số chi
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh, gồm:
- Vật liệu xuất kho 4.500
- CCDC xuất kho loại phân bổ 2 lần, giá xuất 3.000
- Chi phí khác phát sinh bằng tiền mặt là 4.000
Công việc SCL nói trên đã hoàn thành và chuyển trừ vào chi phí trích trước
Định khoản:
a, N2413 10.000
C152 4.500
C142 1.500
C111 4.000
b, N642 10.000
C2413 10.000

Mình định khoản bài trên như vậy không biết có đúng k nhỉ, mong các bạn cho ý kiến. Cám ơn! ^_^

Mình chưa hiểu tại sao bạn làm bút toán b vì đã xác định SC lớn tập hợp chi phí vào 241.3 là đầu tư thì khi hoàn thành tăng giá trị TSCĐ chứ sao lại vào nợ 642 ( CP QLDN ).
 
T

Thanh Dung Nguyen

Sơ cấp
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Chào bạn! Ban hạch toán như Hoangnam nhé. Lưu ý xem khoản CP trích trước lớn hay nhỏ hơn CP phát sinh để hạch toán cho phù hợp
 
D

dang diu

Guest
10/1/13
1
0
0
ha noi
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Cho m hoi ket chuyen cp sua chua lon tscd truong hop sua chua lon tscd k co trich trc phai lam ntn?
 
B

bbqn

Sơ cấp
31/8/09
31
0
6
thanh hoa
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Khi phát sinh ghi:
Nợ 2413
Có: 111,112,331
Sửa chữa xong: nếu chi phí nhỏ tính luôn vào chi phí trong kỳ
Nợ 627, 641, 642
Có 2413
Nếu chi phí lớn phân bổ dần
Nợ 242
Có 2413
Đề nghị viết có dấu nha bạn!
 
luongtanyb

luongtanyb

Cao cấp
13/4/11
211
1
18
37
yen bai
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Bên mình mua CCDC về để sửa chữ lớn TSCD nhưng DC toàn có giá gần 20 triệu vậy mình hạch toan lúc mua về là TSCD hay ccCD nhỉ.
các Dụng cụ đều là một bộ phận của thiết bị như gầu máy xúc, Xilanh cần ngang của máy xúc giá trị 19.500.000d
khó hiểu quá cả nhà ah. mong được chỉ giáo
( Note : mua từ tháng 6 nên chưa áp dụng thông tư mới về quy định TSCD phải có giá trị > 30.000.000d)
Nợ TK 153, có TK 1111
khi sữa chữa thì hạch toán
Nợ 241, có 153
Xong kết chuyển
Nợ 211 có tk 241
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Bên mình mua CCDC về để sửa chữ lớn TSCD nhưng DC toàn có giá gần 20 triệu vậy mình hạch toan lúc mua về là TSCD hay ccCD nhỉ.
các Dụng cụ đều là một bộ phận của thiết bị như gầu máy xúc, Xilanh cần ngang của máy xúc giá trị 19.500.000d
khó hiểu quá cả nhà ah. mong được chỉ giáo
( Note : mua từ tháng 6 nên chưa áp dụng thông tư mới về quy định TSCD phải có giá trị > 30.000.000d)
Nợ TK 153, có TK 1111
khi sữa chữa thì hạch toán

Nợ 241, có 153
Xong kết chuyển
Nợ 211 có tk 241

Bạn nói rỏ hơn: bạn đang SC TSCĐ gì? CCDC là gì? ( có thể bạn mua phụ tùng thay thế hay thiết bị ... ) nên mới có giá trị lớn như thế. Nếu trước từ T6 thì ngoài giá trị còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng ... mới đưa vào TSCĐ được.
 
luongtanyb

luongtanyb

Cao cấp
13/4/11
211
1
18
37
yen bai
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Bạn nói rỏ hơn: bạn đang SC TSCĐ gì? CCDC là gì? ( có thể bạn mua phụ tùng thay thế hay thiết bị ... ) nên mới có giá trị lớn như thế. Nếu trước từ T6 thì ngoài giá trị còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng ... mới đưa vào TSCĐ được.

TSCD bên mình là Máy xúc đất,
bên mình mua đồ sửa máy như là gầu máy, xi lanh, giải xích.....có giá trị rất lớn về để sửa chữa,đó là phụ tùng thay thế bạn ah. cái thưòi gian xử dụng chắc là do ban lãnh đạo cty tự quyết thôi chứ HD mua thiết bị về ko ghi tg sử dụng.
máy xúc hiện tại khấu hao còn 300.000.000 tr và giờ bên mình mua thiết bị về sửa thì nguyên giá nó lên hơn 500.000.000 đồng. mình nghĩ là nên dưa vào TSCD để tính khấu hao chứ nếu để CCDC thì khấu hao lớn quá.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,187
1,237
113
Hoa Binh
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

TSCD bên mình là Máy xúc đất,
bên mình mua đồ sửa máy như là gầu máy, xi lanh, giải xích.....có giá trị rất lớn về để sửa chữa,đó là phụ tùng thay thế bạn ah. cái thưòi gian xử dụng chắc là do ban lãnh đạo cty tự quyết thôi chứ HD mua thiết bị về ko ghi tg sử dụng.
máy xúc hiện tại khấu hao còn 300.000.000 tr và giờ bên mình mua thiết bị về sửa thì nguyên giá nó lên hơn 500.000.000 đồng. mình nghĩ là nên dưa vào TSCD để tính khấu hao chứ nếu để CCDC thì khấu hao lớn quá.

Đúng thế, đây là phụ từng thay thế bạn không thể đưa vào CCDC hay TSCĐ được. Vì là SC lớn bạn tập hợp chi phí vào 241 khi hoàn thành ( có BB nghiệm thu ) đưa tăng NG TS.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

TSCD bên mình là Máy xúc đất,
bên mình mua đồ sửa máy như là gầu máy, xi lanh, giải xích.....có giá trị rất lớn về để sửa chữa,đó là phụ tùng thay thế bạn ah. cái thưòi gian xử dụng chắc là do ban lãnh đạo cty tự quyết thôi chứ HD mua thiết bị về ko ghi tg sử dụng.
máy xúc hiện tại khấu hao còn 300.000.000 tr và giờ bên mình mua thiết bị về sửa thì nguyên giá nó lên hơn 500.000.000 đồng. mình nghĩ là nên dưa vào TSCD để tính khấu hao chứ nếu để CCDC thì khấu hao lớn quá.
Trường hợp của bạn có thể rơi vào nâng cấp TSCĐ.
Nếu việc sửa chữa làm thay đổi bản chất việc sử dụng tài sản (ví dụ thay đổi công suất, kéo dài thời gian sử dụng...) thì có thể xem là nâng cấp tài sản và hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ đồng thời đánh giá lại thời gian khấu hao. Trường hợp của bạn giá trị còn lại là 300tr mà sửa chữa, thay thế mất 200tr thì theo mình có thể xem là nâng cấp TSCĐ và tăng nguyên giá được.
Bạn tham khảo thêm trong TT 45 hướng dẫn quản lý TSCĐ nhé.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

TSCD bên mình là Máy xúc đất,
bên mình mua đồ sửa máy như là gầu máy, xi lanh, giải xích.....có giá trị rất lớn về để sửa chữa,đó là phụ tùng thay thế bạn ah. cái thưòi gian xử dụng chắc là do ban lãnh đạo cty tự quyết thôi chứ HD mua thiết bị về ko ghi tg sử dụng.
máy xúc hiện tại khấu hao còn 300.000.000 tr và giờ bên mình mua thiết bị về sửa thì nguyên giá nó lên hơn 500.000.000 đồng. mình nghĩ là nên dưa vào TSCD để tính khấu hao chứ nếu để CCDC thì khấu hao lớn quá.

(1) Theo mình, trường hợp Thân máy và Hệ thống xúc có thời gian sử dụng khác nhau, chẳng hạn máy xài 12 năm nhưng hệ thống xúc 6 năm là phải thay, hơn nữa giá trị Hệ thống xúc chiếm tỷ lệ trọng yếu trong tổng giá trị cả máy xúc (trong trường hợp này chắc không dưới 10%), thì có thể phân ra thành 2 TSCĐ là Thân máy và Hệ thống xúc để theo dõi quản lý. lúc này, việc thay hệ thống xúc trở nên dễ dàng hơn (đương nhiên Hệ thống xúc phải có thời gian sử dụng trên 1 năm và giá trị từ 30tr đồng trở lên).

(2) Nếu bạn ghi cả máy xúc thành 1 TSCĐ, thì giả sử bạn thay hệ thống xúc mới, theo 1 số ý kiến là ghi tăng Nguyên giá (giả sử NG 1,2 tỷ thay HT xúc 500 => ghi tăng NG thành 1,7 tỷ) thì không hợp lý.

Mặc dù giá trị ghi sổ của cả máy xúc trong cả trường hợp (1) và (2) là như nhau.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

(1) Theo mình, trường hợp Thân máy và Hệ thống xúc có thời gian sử dụng khác nhau, chẳng hạn máy xài 12 năm nhưng hệ thống xúc 6 năm là phải thay, hơn nữa giá trị Hệ thống xúc chiếm tỷ lệ trọng yếu trong tổng giá trị cả máy xúc (trong trường hợp này chắc không dưới 10%), thì có thể phân ra thành 2 TSCĐ là Thân máy và Hệ thống xúc để theo dõi quản lý. lúc này, việc thay hệ thống xúc trở nên dễ dàng hơn (đương nhiên Hệ thống xúc phải có thời gian sử dụng trên 1 năm và giá trị từ 30tr đồng trở lên).

(2) Nếu bạn ghi cả máy xúc thành 1 TSCĐ, thì giả sử bạn thay hệ thống xúc mới, theo 1 số ý kiến là ghi tăng Nguyên giá (giả sử NG 1,2 tỷ thay HT xúc 500 => ghi tăng NG thành 1,7 tỷ) thì không hợp lý.

Mặc dù giá trị ghi sổ của cả máy xúc trong cả trường hợp (1) và (2) là như nhau.

Trường hợp 1 của bạn không áp dụng được đâu vì máy xúc là 1 tài sản hoàn chỉnh, các bộ phận nếu tách rời nhau thì không hoạt động được. Trường hợp tách rời TSCĐ để theo dõi chỉ thực hiện được nếu tách rời 1 bộ phận nào đó thì cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó.
Còn việc nâng cấp thật ra cũng ít khi xảy ra, và để đủ đk nâng cấp thì phải đánh giá đúng lợi ích nâng cấp tài sản sau khi sửa chữa. Chủ top có thể hạch toán chi phí sửa chữa lớn và phân bổ trong vài năm cũng được, tuy nhiên nếu đúng bản chất nâng cấp thì lại phải tăng giá trị còn lại và trích khấu hao chứ ko được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Trường hợp 1 của bạn không áp dụng được đâu vì máy xúc là 1 tài sản hoàn chỉnh, các bộ phận nếu tách rời nhau thì không hoạt động được. Trường hợp tách rời TSCĐ để theo dõi chỉ thực hiện được nếu tách rời 1 bộ phận nào đó thì cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó.

Bạn xem đoạn mình bôi đậm trích dẫn của bạn ở trên và đoạn bôi đậm ở dưới.

Theo VAS 03:
"12. Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành. Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quy định khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấu hao khác nhau. Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần được hạch toán thành hai TSCĐ hữu hình riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khác nhau, nếu chúng có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau

Như vậy, theo quy định tại Đoạn 12 của VAS 03 nói trên thì tách thành 2 TSCĐ để theo dõi riêng không phải là không được.

Nếu tách thành 2 TSCĐ riêng thì trường hợp này như mua sắm TSCĐ (Hệ thồng xúc) mới thôi.

tuy nhiên nếu đúng bản chất nâng cấp thì lại phải tăng giá trị còn lại và trích khấu hao chứ ko được hạch toán vào chi phí trong kỳ.

Mình nghĩ trường hợp này xem như nâng cấp TSCĐ là chưa hợp lý bởi vì:

(1) Trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ được theo dõi trên Nguyên giá trừ (-) Khấu hao lũy kế, chứ không được ghi tăng giá trị còn lại. Vì vậy, nếu hiểu theo cách là nâng cấp thì chỉ còn cách tăng Nguyên giá TSCĐ lên, như vậy thì là không hợp lý.

(2) Trường hợp chủ topic nêu chỉ nhằm khôi phục trạng thái hoạt động của TSCĐ chứ không nâng cấp thêm tính năng hay công suất so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, không thể gọi là Nâng cấp được.

Mình ví dụ của việc nâng cấp như: Thiết kế lại hệ thống xúc làm cho 1 giờ khối lượng đất xúc được nhiều hơn so với thiết kế ban đầu của máy xúc, hoặc cải tiến hệ thống máy làm cho lượng nhiên liệu hao tốn trong 1 giờ ít hơn so với thiết kế ban đầu...
 
Sửa lần cuối:
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Bạn xem đoạn mình bôi đậm trích dẫn của bạn ở trên và đoạn bôi đậm ở dưới.

Theo VAS 03:
"12. Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ phận cấu thành. Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau, hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quy định khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấu hao khác nhau. Ví dụ, một thân máy bay và động cơ của nó cần được hạch toán thành hai TSCĐ hữu hình riêng biệt, có tỷ lệ khấu hao khác nhau, nếu chúng có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau

Như vậy, theo quy định tại Đoạn 12 của VAS 03 nói trên thì tách thành 2 TSCĐ để theo dõi riêng không phải là không được.

Nếu tách thành 2 TSCĐ riêng thì trường hợp này như mua sắm TSCĐ (Hệ thồng xúc) mới thôi.
Theo QĐ 15/2006 mục tài sản cố định và theo TT 45/2013 hướng dẫn quản lý TSCĐ thì đk tách rời đó là cả hệ thống vẫn hoạt động được chức năng chính của mình khi tách rời bộ phận ra. Mình cũng đọc đoạn này trong VAS 03 và theo mình hiểu là có mâu thuẫn với QĐ 15 cũng như TT 45, và tất nhiên theo mình phải áp dụng theo cái nào ra sau và có hiệu lực hơn.




Mình nghĩ trường hợp này xem như nâng cấp TSCĐ là chưa hợp lý bởi vì:

(1) Trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ được theo dõi trên Nguyên giá trừ (-) Khấu hao lũy kế, chứ không được ghi tăng giá trị còn lại. Vì vậy, nếu hiểu theo cách là nâng cấp thì chỉ còn cách tăng Nguyên giá TSCĐ lên, như vậy thì là không hợp lý.

(2) Trường hợp chủ topic nêu chỉ nhằm khôi phục trạng thái hoạt động của TSCĐ chứ không nâng cấp thêm tính năng hay công suất so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, không thể gọi là Nâng cấp được.

Mình ví dụ của việc nâng cấp như: Thiết kế lại hệ thống xúc làm cho 1 giờ khối lượng đất xúc được nhiều hơn so với thiết kế ban đầu của máy xúc, hoặc cải tiến hệ thống máy làm cho lượng nhiên liệu hao tốn trong 1 giờ ít hơn so với thiết kế ban đầu...

Nâng cấp hay ko thì mình ko rõ, cái này chủ top phải nắm rõ vì để đánh giá được nâng cấp thì phải thay đổi cơ bản tài sản lúc chưa nâng cấp (ví dụ tăng năng suất, tăng thời gian sử dụng, tăng chất lượng sản phẩm... một cách rõ rệt), cũng như việc thế nào là trọng yếu vậy.
Còn tăng NG hay Giá trị còn lại bản chất như nhau, mình xem lại thì thấy tăng NG vậy cứ hạch toán tăng NG thôi, vẫn còn khấu hao lũy kế ở đó mà nên cuối cùng vẫn tăng vào GTCL.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Theo QĐ 15/2006 mục tài sản cố định và theo TT 45/2013 hướng dẫn quản lý TSCĐ thì đk tách rời đó là cả hệ thống vẫn hoạt động được chức năng chính của mình khi tách rời bộ phận ra. Mình cũng đọc đoạn này trong VAS 03 và theo mình hiểu là có mâu thuẫn với QĐ 15 cũng như TT 45, và tất nhiên theo mình phải áp dụng theo cái nào ra sau và có hiệu lực hơn.

Chuẩn mực có tính pháp lý cao hơn Quyết định chứ bạn



Nâng cấp hay ko thì mình ko rõ, cái này chủ top phải nắm rõ vì để đánh giá được nâng cấp thì phải thay đổi cơ bản tài sản lúc chưa nâng cấp (ví dụ tăng năng suất, tăng thời gian sử dụng, tăng chất lượng sản phẩm... một cách rõ rệt), cũng như việc thế nào là trọng yếu vậy.
Còn tăng NG hay Giá trị còn lại bản chất như nhau, mình xem lại thì thấy tăng NG vậy cứ hạch toán tăng NG thôi, vẫn còn khấu hao lũy kế ở đó mà nên cuối cùng vẫn tăng vào GTCL.

Nếu trình bày theo Giá trị thuần thì đúng là không sao, nhưng bạn thử nhìn trên Bảng CĐKT sẽ thấy sự không hợp lý khi đẩy nguyên giá lên thôi mà.

Cụ thể: Nguyên giá 1 tỷ, KH lũy kế 400 tr và Nguyên giá 1,5 tỷ KH lũy kế 900 tr.

Nếu trình bày theo giá trị thuần thì đúng là giống nhau nhưng trình bày theo kiểu Nguyên giá và lũy kế thì khác nhau nhiều chứ.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Chuẩn mực có tính pháp lý cao hơn Quyết định chứ bạn
Cái này thì mình chịu, ko rõ. Tuy nhiên theo mình hiểu Chuẩn mực là cái nền tảng cơ bản, áp dụng chung (cũng như Luật vậy) còn Quyết định (và sau này thường là Thông tư) sẽ áp dụng cụ thể, chi tiết hơn. Nhưng 2 cái này ko thể trái ngược nhau được (trừ Thông tư về Thuế thì có thể khác), chẳng hiểu sao chỗ này có vẻ mâu thuẫn (chắc do mình chưa hiểu :wall:).

Nếu trình bày theo Giá trị thuần thì đúng là không sao, nhưng bạn thử nhìn trên Bảng CĐKT sẽ thấy sự không hợp lý khi đẩy nguyên giá lên thôi mà.

Cụ thể: Nguyên giá 1 tỷ, KH lũy kế 400 tr và Nguyên giá 1,5 tỷ KH lũy kế 900 tr.

Nếu trình bày theo giá trị thuần thì đúng là giống nhau nhưng trình bày theo kiểu Nguyên giá và lũy kế thì khác nhau nhiều chứ.

Nguyên giá lên thì có sao đâu, mình có thể thuyết minh tăng TS do đầu tư nâng cấp được mà.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nguyên giá lên thì có sao đâu, mình có thể thuyết minh tăng TS do đầu tư nâng cấp được mà.

Thì đang thảo luận là trường hợp này có được xem là nâng cấp hay không mà, theo mình thì không xem là nâng cấp được vì 2 lý do mình đã nêu ở trên.

Nếu đúng là nâng cấp thì không phải bàn nữa rồi

Cái này thì mình chịu, ko rõ. Tuy nhiên theo mình hiểu Chuẩn mực là cái nền tảng cơ bản, áp dụng chung (cũng như Luật vậy) còn Quyết định (và sau này thường là Thông tư) sẽ áp dụng cụ thể, chi tiết hơn. Nhưng 2 cái này ko thể trái ngược nhau được (trừ Thông tư về Thuế thì có thể khác), chẳng hiểu sao chỗ này có vẻ mâu thuẫn (chắc do mình chưa hiểu :wall:).

Văn bản đá nhau là chuyện thường tình, và khi xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng theo văn bản nào có tính pháp lý cao hơn.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Thì đang thảo luận là trường hợp này có được xem là nâng cấp hay không mà, theo mình thì không xem là nâng cấp được vì 2 lý do mình đã nêu ở trên.

Nếu đúng là nâng cấp thì không phải bàn nữa rồi



Văn bản đá nhau là chuyện thường tình, và khi xảy ra tranh chấp sẽ áp dụng theo văn bản nào có tính pháp lý cao hơn.
QĐ 15 với TT 45 là của BTC, còn CM ban hành kèm theo QĐ của BTC => 3 cái này ngang nhau. Cái nào ra sau và cái nào phổ biến hơn thì áp dụng, :D
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

QĐ 15 với TT 45 là của BTC, còn CM ban hành kèm theo QĐ của BTC => 3 cái này ngang nhau. Cái nào ra sau và cái nào phổ biến hơn thì áp dụng, :D

Uh! Mình đồng ý với ý kiến trên của bạn.

Bởi vậy, chỉ cần đọc chế độ kế toán là làm kế toán được, và rất nhiều người không cần đọc chuẩn mực kế toán vẫn làm kế toán được, hihi...

Theo Luật kế toán:"...
9. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành
....

Điều 8. Chuẩn mực kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật này..."


Theo QĐ 15/2006:
Điều 4. Các nội dung quy định trong các Quyết định ban hành Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán từ đợt 1 đến đợt 5 không trái với nội dung quy định tại Quyết định này vẫn có hiệu lực thi hành.


Theo TT 89/2002/TT-BTC Hướng dẫn Chuẩn mực số 03:
- Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1);

- Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1-11-1995 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính;

Như vậy, trước hết phải theo Chế độ kế toán, tuy rằng, Chế độ kế toán có phạm vi hẹp hơn.

Phải có những nguyên tắc, phương pháp kế toán (Chuẩn mực) thì mới làm ra được cái Chế độ kế toán kia. Vậy tại sao Chuẩn mực phải theo Chế độ kế toán??? Chắc chỉ có ở Việt Nam thôi, bó chiếu...
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA