Giúp em chút kiến thức kế toán: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, Nợ bên trái, có bên phải ......

  • Thread starter dinhchi27
  • Ngày gửi
D

dinhchi27

Sơ cấp
17/10/13
5
0
1
31
Ha Noi
dodungclass.com
Từ một bài từ lâu em xin mạn phép post lại để anh chị, các bạn giải đáp giúp với ạ!

Anh chị ơi cho em hỏi chút về kiến thức Kế toán, cũng đơn giản những chưa tìm hiểu được lý do, em cũng mới vào chuyên ngành nên thắc mắc ạ:

1: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, bên Nợ là bên trái, có bên phải
2: Thêm nữa bảng cân đối kế toán tài sản lại bên trái, nguồn vốn bên phải ạ
3: Nếu bảng cân đối theo chiều dọc thì tại sao tài sản ở trên, nguồn vốn ở dưới.

Dù biết là chuẩn mực, quy định nhưng ắt hẳn phải có lý do nào đó chứ không tự nhiên ai lại quy định thế chứ
rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người :wall::wall::wall::wall::wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Giúp em chút kiến thức kế toán: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, Nợ bên trái, có bên phải ......

Từ một bài từ lâu em xin mạn phép post lại để anh chị, các bạn giải đáp giúp với ạ!

Anh chị ơi cho em hỏi chút về kiến thức Kế toán, cũng đơn giản những chưa tìm hiểu được lý do, em cũng mới vào chuyên ngành nên thắc mắc ạ:

1: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, bên Nợ là bên trái, có bên phải

Tài khoản chữ T trong học tập là mô hình đơn giản của tài khoản. Mỗi tài khoản được mở 2 bên để ghi tăng, giảm cho khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ mà nó phản ánh.

Nguồn gốc của Nợ trái, Có phải có thể xem ở đây: http://basicaccountingconcepts.word...finition-of-debits-and-credits-in-accounting/

Trong môi trường kế toán hiện đại với việc áp dụng công nghệ thông tin, nhiều người cho rằng Nợ/Có là không cần thiết.

2: Thêm nữa bảng cân đối kế toán tài sản lại bên trái, nguồn vốn bên phải ạ
3: Nếu bảng cân đối theo chiều dọc thì tại sao tài sản ở trên, nguồn vốn ở dưới.

Đó là do thông lệ, xuất phát từ phương trình kế toán cơ bản: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU.

IASB đang có dự định sẽ thay đổi định dạng của Báo cáo về tình trạng tài chính (Bảng cân đối kế toán):
www.knowledgeplus.org/pdfs/CMA_IFRS_statements_February09.pd
 
D

dinhchi27

Sơ cấp
17/10/13
5
0
1
31
Ha Noi
dodungclass.com
Ðề: Giúp em chút kiến thức kế toán: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, Nợ bên trái, có bên phải ......

Nhiều chỗ em vẫn chưa hiểu lắm ạ, chẳng lẽ thông lệ mà mọingườii sử dụng rộng rãi tới vậy, phải có tính hợp lý nữa chứ
Mọi người trả lời, bổ sung với ạ :D
 
K

khuatthinga

Sơ cấp
9/11/10
5
0
0
34
ha noi
Ðề: Giúp em chút kiến thức kế toán: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, Nợ bên trái, có bên phải ......

Nhiều chỗ em vẫn chưa hiểu lắm ạ, chẳng lẽ thông lệ mà mọingườii sử dụng rộng rãi tới vậy, phải có tính hợp lý nữa chứ
Mọi người trả lời, bổ sung với ạ :D

Trong giờ phút này mọi ng đang làm BCTC, cólẽ bạn nên để vấn đề này bàn sau, và cứ coi nó là cái sẵn có mà ta không cần phải tìm hiểu vội , còn thời gian thì tìm hiểu nhiều thứ khác sẽ giúp bạn nhiều hơn đó, Thân!
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Giúp em chút kiến thức kế toán: Tại sao tài khoản lại hình chữ T, Nợ bên trái, có bên phải ......

Theo mình thì TK chữ T dư nợ bên phải và dư có bên trái cũng được mà nhỉ? Và trên bảng CĐKT thì nguồn vốn ở trên, tài sản ở dưới cũng đâu có sao?
Cũng giống như bên Anh người ta lái xe bên trái làn đường, còn ở Việt Nam thì bên phải làn đường, rồi ở đâu cũng ok cả thôi.
Muốn giải thích thì cũng có lí do đấy, nhưng rồi chắc bên nào cũng ok hết, ko quan trọng hình thức mà quan trọng bản chất. Ví dụ khi nghe 1 nghiệp vụ tăng tài sản và tăng nợ phải trả, 1 người quản lý giỏi sẽ quan tâm đến việc ảnh hưởng đến DN ra sao, tài sản tăng sẽ làm thế nào để sinh lời, nguồn vốn tăng làm thế nào để có dòng tiền trả nợ, mà ko quan tâm nhiều đến sổ sách. Còn 1 người kế toán thì quan tâm đến việc hạch toán thế nào cho đúng chuẩn mực, còn thực tế ko quan tâm nhiều đến việc sinh lời (mà cũng ko có khả năng). Tất nhiên để hiểu được cả 2 thì sẽ tốt hơn, nhưng mà quan trọng nhất vẫn là hiểu được cái bản chất của vấn đề, khi đó thì muốn thể hiện thế nào cũng được.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA