Phân biệt TK3387 và người mua ứng trươc

  • Thread starter Thien Thanh_
  • Ngày gửi
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
QD 15 nói:
các trường hợp sử dụng TK3387:
Hạch toán vào TK này số tiền khách hàng đã trả trước cho một hoạch nhiều kỳ kế toán về:
- cho thuê ts
- khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ
- khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay
- lãi tỷ giá hối đoái phát sinh về đánh giá lại các khoản mục ngoại tệ DTXD...
- khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của ts đưa đi góp vốn liên doanh tương ưgns với phần lợi ích của bên góp vốn ld

ko hạch toán này số tiền nhận trước của người mua ứng trước mà dn chưa cung câp sp, hh, dv

Các bác cho TT hỏi:
- Nếu cho thuế TS 3 tháng, đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Nhưng khách hàng chưa trả tiền, hạch toán thế nào ạ?!
- Về bản chất (nếu bỏ qua những quy định của QD15), 3387 khác Có 131 thế nào?
Có phải 3387 là một TK tương tự như 242,142 _phân bổ doanh thu (nguyên tắc tương xứng)?! Trường hợp Bưu điện ký hợp đồng giao báo 3 tháng, khách hàng đã trả tiền trước, có thể đưa vào 3387?!
- Có 3387 đã từng mang 2 tên: "Doanh thu trả trước", "Doanh thu chưa thực hiện". Em thấy 2 tên này gần như mang ý nghĩa trái ngược nhau?!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
be_xinh

be_xinh

Guest
BX chỉ xin trả lời ý thứ 3 trong câu hỏi của TT. BX nghĩ ko trái ngược nhau đâu. VD: công ty thực hiện 1 công việc, dịch vụ cho khách hàng, trong 3 tháng mới hoàn thành.Nhưng khách hàng trả tiền 1 lần từ tháng đầu tiên. Mình sẽ đưa vào 3387. Đó là doanh thu khách hàng trả trước cho mình, cũng chính là doanh thu về những công việc mà mình chưa thực hiện xong!!!Vì vậy doanh thu trả trước cũng tương tự như doanh thu chưa thực hiện, chỉ là đứng trên 2 góc độ khác nhau, một là khách hàng còn một là chính công ty mình!!
Có gì ko phải mong mọi người góp ý giùm em ạ!!
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
VD:
công ty thực hiện 1 công việc, dịch vụ cho khách hàng, trong 3 tháng mới hoàn thành.Nhưng khách hàng trả tiền 1 lần từ tháng đầu tiên. Mình sẽ đưa vào 3387.
Hu hu, TT lại thấy trường hợp BT đưa ra đưa vào Có 131 đúng hơn. 3 tháng sau mới hoàn thành, bít đâu mà doanh thu.

TT thì nghĩ là dùng 3387 khi khả năng đã nắm chắc đó là khoản doanh thu
 
S

Song Huong

Cao cấp
Thien Thanh_ nói:
Các bác cho TT hỏi:
- Nếu cho thuế TS 3 tháng, đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Nhưng khách hàng chưa trả tiền, hạch toán thế nào ạ?!
Ghi nhận doanh thu

Thien Thanh_ nói:
- Về bản chất (nếu bỏ qua những quy định của QD15), 3387 khác Có 131 thế nào?
Có phải 3387 là một TK tương tự như 242,142 _phân bổ doanh thu (nguyên tắc tương xứng)?!
Phản ảnh vào tài khoản 3387 doanh thu của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, khoản thu nhập mà doanh nghiệp sẽ thu được, được xác định tương đối chắc chắn nhưng tại ngày lập báo cáo, dịch vụ chưa hoàn thành, chưa xác định được chi phí phát sinh cho dịch vụ và chi phí để hoàn thành dịch vụ đó.

Phản ảnh vào tài khoản 131 các khoản nhận trước của khách hàng mà không xác định được chắc chắn doanh thu, lợi ích kinh tế sẽ thu được trong tương lai.

Thien Thanh_ nói:
Trường hợp Bưu điện ký hợp đồng giao báo 3 tháng, khách hàng đã trả tiền trước, có thể đưa vào 3387?!
- Có 3387 đã từng mang 2 tên: "Doanh thu trả trước", "Doanh thu chưa thực hiện". Em thấy 2 tên này gần như mang ý nghĩa trái ngược nhau?!

Không phản ảnh vào tài khoản 3387 vì chưa cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho người mua.

Thân
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Dear anh Song Huong,

Song Huong nói:
- Nếu cho thuế TS 3 tháng, đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. Nhưng khách hàng chưa trả tiền, hạch toán thế nào ạ?!
Ghi nhận doanh thu
Ví dụ trường hợp cho thuê nhà trong 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng chưa trả tiền.
Ghi nhận doanh thu tháng nào đây ạ?! Theo qd 15 thì trường hợp này ko được ghi có 3387 vì đây ko phải là khoản khách hàng đã trả trước.
--------

Trường hợp:
thuê nhà trong 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng đã trả tiền
.
Thì ko thỏa mãn điều kiện:
Song Huong nói:
Phản ảnh vào tài khoản 3387 doanh thu của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, khoản thu nhập mà doanh nghiệp sẽ thu được, được xác định tương đối chắc chắn nhưng tại ngày lập báo cáo, dịch vụ chưa hoàn thành, chưa xác định được chi phí phát sinh cho dịch vụ và chi phí để hoàn thành dịch vụ đó.
thì có phản ánh vào 3387?!
--------

Trường hợp Bưu điện ký hợp đồng giao báo 3 tháng, khách hàng đã trả tiền trước, có thể đưa vào 3387?!
Ví dụ trường hợp BD đã xuất hóa đơn giao báo 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng đã trả tiền.
Trường hợp này có giống thuê nhà đã trả tiền ko ạ?
 
Sửa lần cuối:
G

gaconlonton

Trung cấp
7/10/05
103
0
0
23
Phi đội gà bay
Song Huong nói:
Phản ảnh vào tài khoản 3387 doanh thu của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, khoản thu nhập mà doanh nghiệp sẽ thu được, được xác định tương đối chắc chắn nhưng tại ngày lập báo cáo, dịch vụ chưa hoàn thành, chưa xác định được chi phí phát sinh cho dịch vụ và chi phí để hoàn thành dịch vụ đó.

Phản ảnh vào tài khoản 131 các khoản nhận trước của khách hàng mà không xác định được chắc chắn doanh thu, lợi ích kinh tế sẽ thu được trong tương lai.



Không phản ảnh vào tài khoản 3387 vì chưa cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho người mua.

Thân
Chị này nhầm lẫn nghiêm trọng quá.
TK 3387 chỉ phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ.
Không thể so sánh giữa TK 131 và TK 3387 vì 1 bên là TK phản ánh tài sản 1 bên là TK phản ánh nguồn vốn.
Thôi VD như thế này cho các bạn dễ hiểu: mình có 2 câu hỏi:
1- Trong cái ví kia có bao nhiêu tiền => tương ứng với TK 131
2- Cái ví đó là của ai => tương ứng với TK 3387.
Tự nhiên đem so sánh 2 câu hỏi đó thì buồn cười quá.
 
Sửa lần cuối:
S

Song Huong

Cao cấp
Thien Thanh_ nói:
trường hợp cho thuê nhà trong 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng chưa trả tiền.
Ghi nhận doanh thu tháng nào đây ạ?! Theo qd 15 thì trường hợp này ko được ghi có 3387 vì đây ko phải là khoản khách hàng đã trả trước.
Hàng tháng ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ 131, 138/ Có 511, 711, 3331

Thien Thanh_ nói:
Trường hợp:
thuê nhà trong 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng đã trả tiền.
Nợ 111, 112 tổng số tiền nhận trước
Có 3387
Có 3331

Ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán(tổng số tiền cho thuê/số kỳ thu tiền trước), ghi:
Nợ 3387
Có 511, 711

Thien Thanh_ nói:
Ví dụ trường hợp BD đã xuất hóa đơn giao báo 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng đã trả tiền.
Trường hợp này có giống thuê nhà đã trả tiền ko ạ?
Trường hợp này không giống như trường hợp thuê nhà vì bưu điện chưa cung cấp dịch vụ cho người mua.
 
S

Song Huong

Cao cấp
gaconlonton nói:
Chị này nhầm lẫn nghiêm trọng quá.
TK 3387 chỉ phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ.
Phản ảnh vào tài khoản này dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, những lợi ích kinh tế doanh nghiệp sẽ thu được nhưng chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu.

Chưa thực hiện thì không phản ảnh gì cả.
gaconlonton nói:
Không thể so sánh giữa TK 131 và TK 3387 vì 1 bên là TK phản ánh tài sản 1 bên là TK phản ánh nguồn vốn.
Thôi VD như thế này cho các bạn dễ hiểu: mình có 2 câu hỏi:
1- Trong cái ví kia có bao nhiêu tiền => tương ứng với TK 131
2- Cái ví đó là của ai => tương ứng với TK 3387.
Tự nhiên đem so sánh 2 câu hỏi đó thì buồn cười quá.
Bạn xem lại vấn đề Thien Thanh_ đưa ra.
 
G

gaconlonton

Trung cấp
7/10/05
103
0
0
23
Phi đội gà bay
Song Huong nói:
Phản ảnh vào tài khoản này dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng
Hạch toán thì đúng đấy nhưng Bạn vẫn chưa hiểu bản chất vấn đề. TK 3387 chỉ phản ánh dịch vụ chưa cung cấp chứ không phải là dịch vụ đã cung cấp (đã cung cấp thì là doanh thu rồi còn gì).
Thêm nữa là phải phân biệt dịch vụ chưa cung cấp nhưng mà đã thu tiền rồi.
 
S

Song Huong

Cao cấp
gaconlonton nói:
Hạch toán thì đúng đấy nhưng Bạn vẫn chưa hiểu bản chất vấn đề. TK 3387 chỉ phản ánh dịch vụ chưa cung cấp chứ không phải là dịch vụ đã cung cấp (đã cung cấp thì là doanh thu rồi còn gì).
Thêm nữa là phải phân biệt dịch vụ chưa cung cấp nhưng mà đã thu tiền rồi.
Bạn xem lại chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác để biết khi nào 01 giao dịch được ghi nhận doanh thu.

Nếu hiểu doanh thu như bạn thì không cần phải có tài khoản 3387.

Nguyên văn bởi Song Huong
Phản ảnh vào tài khoản này dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng

Nguyên văn của Song Huong là thế này:
Phản ảnh vào tài khoản này dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, những lợi ích kinh tế doanh nghiệp sẽ thu được nhưng chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu.

Thân
 
G

gaconlonton

Trung cấp
7/10/05
103
0
0
23
Phi đội gà bay
Song Huong nói:
Bạn xem lại chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác để biết khi nào 01 giao dịch được ghi nhận doanh thu.

Nếu hiểu doanh thu như bạn thì không cần phải có tài khoản 3387.



Nguyên văn của Song Huong là thế này:
Phản ảnh vào tài khoản này dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, những lợi ích kinh tế doanh nghiệp sẽ thu được nhưng chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu.

Thân
Hehe!!! Theo chị SH thì Dịch vụ nào đã cung cấp cho khách hàng mà chưa thỏa mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu? Liệu 1 doanh nghiệp đã nhận tiền thuê nhà của các năm sau mà đã gọi là đã thực hiện dịch vụ rồi à???:error:
SH đọc lại chính tên tài khoản nhé: TK 3387: Doanh thu chưa thục hiện, chẳng có dịch vụ nào đã thực hiện cả tất cả thu nhập và chi phí đều chưa phát sinh, mỗi 1 cái là đã thu tiền :biggrin:
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Chị này nhầm lẫn nghiêm trọng quá.
TK 3387 chỉ phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ.
Không thể so sánh giữa TK 131 và TK 3387 vì 1 bên là TK phản ánh tài sản 1 bên là TK phản ánh nguồn vốn.
Thôi VD như thế này cho các bạn dễ hiểu: mình có 2 câu hỏi:
1- Trong cái ví kia có bao nhiêu tiền => tương ứng với TK 131
2- Cái ví đó là của ai => tương ứng với TK 3387.
Tự nhiên đem so sánh 2 câu hỏi đó thì buồn cười quá.
Gacon thân mến,
ví dụ của bạn rất rõ ràng và thú vị. Có bao giờ trong ví của bạn có số tiền âm ko nhỉ?! Sao lại ghi Có 131 ta?!

Song Huong nói:
TT nói:
trường hợp cho thuê nhà trong 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng chưa trả tiền.
Ghi nhận doanh thu tháng nào đây ạ?! Theo qd 15 thì trường hợp này ko được ghi có 3387 vì đây ko phải là khoản khách hàng đã trả trước.
Hàng tháng ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ 131, 138/ Có 511, 711, 3331
Em chưa đồng ý trường hợp này, hóa đơn e xuất ra cho cả 3 tháng. Em thấy ngoài chuyện thu hay chưa thu tiền thì bản chất nghiệp vụ này ko khác gì trường hợp:
thuê nhà trong 3 tháng 11, 12, 1
khách hàng đã trả tiền.
Nên chỉ khác:
Nợ 131 tổng số tiền
Có 3387
Có 3331

Ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán(tổng số tiền cho thuê/số kỳ thu tiền trước), ghi:
Nợ 3387
Có 511, 711
--------

Song Huong nói:
Gacon nói:
TK 3387 chỉ phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ.
Phản ảnh vào tài khoản này dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, những lợi ích kinh tế doanh nghiệp sẽ thu được nhưng chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu.
Thế nào là chưa thực hiện ạ?! Nếu như Gacon nói thì 3387 khác gì một khoản nợ _ chiếm dụng vốn (nhận trước của khách hàng) thuần túy?!
Anh nói rõ hơn về chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu trong trường hợp này được ko ạ?!

Gacon nói:
đã cung cấp (đã cung cấp thì là doanh thu rồi còn gì).
"Doanh thu rồi" của Gacon ghi nhận trong kỳ nào đây ạ?!
 
Sửa lần cuối:
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Hey,

Đọc bài của các bạn tớ thấy loạn hết cả đầu óc. Vấn đề này đơn giản như tờ giấy bản, hiển nhiên như cô tiên, có gì phải tranh luận phức tạp thế.

Cần phân biệt :Doanh thu chưa thực hiện" và "Người mua trả trước"

- Doanh thu chưa thực hiện: xác định tương đối chắc chắn sẽ có được khoản "doanh thu" đó. Thông thường áp dụng cho các doanh nghiệp dịch vụ mang tính thời kỳ, doanh nghiệp bán hàng hoá ít phát sinh khoản này.

Ví dụ:
+ Người mua trả trước tiền thuê nhà theo hợp đồng.
+ Người mua trả trước tiền đặt báo
+ ...

- "Người mua trả trước": là khoản tiền ứng trước, như kiểu đặt cọc để mua lô hàng nào đó. Thông thường thì là vài ba chục phần trăm giá trị lô hàng. Lúc này hàng chưa cung cấp, không xác định 100% có bán lô hàng đó kô (có thể vì thiếu hàng, có thể giá giảm mạnh người mua không mua với giá đó nữa và chịu mất tiền đặt trước). Trong khi "doanh thu chưa thực hiện", người mua thường trả trước nhiều kỳ.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Tiếp tục,...

Thien Thanh đặt ra vấn đề mang tính lý thuyết và kô tồn tại trong thực tế.

Khi ký xong hợp đồng, bên cho thuê tự đi phát hành hoá đơn, tự ghi nhận doanh thu trong khi bên thuê chưa có bất kỳ động tĩnh gì (đến thuê và trả tiền)

Nợ Phải thu
Có Doanh thu chưa thực hiện

Không một doanh nghiệp nào làm như vậy. Vì nó vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán và quy định về phát hành hoá đơn của thuế.

Trường hợp bên thuê đã dọn đến thuê và bên cho thuê phát hành hoá đơn cho tháng đầu tiên, thì doanh thu tháng đó đã thực hiện và ghi nhận phải thu. Không doanh nghiệp nào phát hành hoá đơn cho các tháng sau (tháng chưa thực hiện) nếu bên thuê kô trả trước tiền.

Kết luận:

Trong các trường hợp thuê nhà chỉ xảy ra 2 trường hợp:

- Đã thực hiện, phát hành hoá đơn, và thu tiền hoặc ghi phải thu

- Bên thuê trả trước tiền, bên cho thuê ghi doanh thu thực hiện và chưa thực hiện tương ứng
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
+ Người mua trả trước tiền đặt báo
Chít anh rùi!!!! Anh đọc lại phần bài 1 em trích QĐ15, ở QD 15 dùng dấu chấm dứt điểm chứ ko ba chấm (...) đâu ạ!
Ví dụ này là xếp vào trường hợp nào trong qd 15 đây?!
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Phân biệt "Doanh thu chưa thực hiện" và "người mua trả trước" thì dễ rồi.

Vậy để hiểu sâu hơn về "Doanh thu chưa thực hiện" chúng ta phải hiểu về Kế toán dồn tích (Dự thu - Dự chi) và nguyên tắc "bản chất hơn hình thức" trong kế toán.

Tôi cung cấp 2 bài viết để tham khảo:
- Kế toán dồn tích (Dự thu - Dự chi)
- bản chất hơn hình thức

"Doanh thu chưa thực hiện" gần như là một khoản hoãn lại (deferred income) nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và tính phù hợp trong kế toán. Một khoản mà ta biết chắc sẽ là doanh thu sẽ được ghi nhận vào khoản mục này, và sẽ được kết chuyển sang doanh thu hoặc giảm trừ chi phí khi nó thực sự phát sinh (thực hiện).

Ví dụ trường hợp mang Hàng hoá đi góp vốn liên doanh. Giá trị góp vốn theo đánh giá của Hội đồng liên doanh cao hơn giá trị trên sổ kế toán. Như vậy phát sinh một khoản thu nhập. Câu hỏi đặt ra là thu nhập này có đủ điều kiện để ghi nhận ngay chưa? Câu trả lời là vừa có và vừa chưa.

+ "Có" đối với giá trị phần chênh lệch tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đối tác.
+ "chưa" đối với giá trị phần chênh lệch tương ứng với tỷ lệ góp vốn của chính mình.

Cụ thể: Công ty mang hàng hoá đi góp vốn LD C với cty B
- Giá sổ kế toán: 900
- Giá trị góp vốn: 1000
- Chênh lệch: 100
- Tỷ lệ góp: A 20%, B 80%

Như vậy doanh thu đã thực hiện là 100 x 80% = 80. Do hàng hoá đã chuyển giao cho LD C, mà B có 80% sở hữu.

Doanh thu chưa thực hiện là 100 x 20% = 20. Do A vẫn còn sở hữu 20% trong số chênh lệch đó (100).

Khi LD C tiêu dùng hoặc bán số hàng hoá mà A góp vốn. Thì 20 thu nhập chưa thực hiện của A mới được coi là "thực hiện". Và kế toán kết chuyển:

Nợ DT chưa thực hiện
Có DT thực hiện

Về "hình thức", 100 dường như là khoản doanh thu của A. Nhưng về "bản chất" A vẫn chưa thực hiện được 20. Do vậy phải hạch toán vào Deferred income.

Ný Nuận là thế, còn hướng dẫn chi tiết các bạn cứ xem TT 23 xem nó có hướng dẫn đúng thế kô. Nếu chỗ nào chưa đúng chỉ cho tớ với

thanks
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thien Thanh_ nói:
Chít anh rùi!!!! Anh đọc lại phần bài 1 em trích QĐ15, ở QD 15 dùng dấu chấm dứt điểm chứ ko ba chấm (...) đâu ạ!
Ví dụ này là xếp vào trường hợp nào trong qd 15 đây?!

Cắm đầu type #16, ngẩng đầu lên mới thấy #15 của em Trời Xanh.

Rất đáng tiếc là tớ lại chưa có dịp đọc QĐ 15 bao giờ.

Nhưng cái buồn của tớ chính là cái cách ra QĐ của policy maker. Các văn bản thường mang tính liệt kê và sa vào chi tiết. Mà khi đã chi tiết hoá thì kô thể bao quát hết các vấn đề.

Trường hợp đặt báo có thể đưa vào DT chưa thực hiện vì:

- Hoá đơn xuất rồi (ko làm sao khách hàng lấy báo được)
- Tiền nhận rồi
- Chắc là cung cấp dịch vụ được thôi (toà soạn chắc kô dừng xuất bản đâu)

Ngoài mấy cái trong QĐ 15 của Thien Thanh trích tại #1, tớ thử chỉ ra trường hợp khác có thể ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện nhé:

- Thẻ điện thoại trả trước, khách hàng chưa sử dụng hết (thậm chí một số doanh nghiệp viễn thông còn ghi nhận doanh thu đã thực hiện)

- Bán tái thuê lại tài sản (có chênh lêch dương) - Hơi khác tí tẹo về "bản chất" so với dòng đầu tiên theo QĐ 15 "Cho Thuê tài sản" (không những thế nó còn phân bổ giảm chi phí).

Chẳng nhẽ lại sửa QĐ 15 à, hay thôi kệ nó.

tớ tin rằng một số bạn làm trong một số ngành đặc thù cũng sẽ phát sinh các nghiệp vụ tương tự, mà chẳng thấy có cái QĐ nào ghi cụ thể cả. Muốn khắc phục được tình trạng này chỉ có cách là QĐ mang tính hướng dẫn tổng quát thì mới bao hàm hết được (chỉ có điều năng lực kế toán còn hạn chế và thói quen văn bản hoá ăn hơi sâu nên chịu chết).
 
G

gaconlonton

Trung cấp
7/10/05
103
0
0
23
Phi đội gà bay
Thien Thanh_ nói:
Gacon thân mến,
ví dụ của bạn rất rõ ràng và thú vị. Có bao giờ trong ví của bạn có số tiền âm ko nhỉ?! Sao lại ghi Có 131 ta?!
Cũng có thể có chứ. Vd như trong ví không có tiền mà lại có giấy vay tiền của người khác :biggrin:
 
N

nhunghau1

Guest
6/12/06
11
0
1
Hanoi
Theo mình thì TK 338.7 và TK người mua ứng tiền trước khác nhau nhiều chứ:
Khi người mua ứng tiền trước thì mình ghi là có TK 131 còn TK 338.7 thì hạch toán vào các khoản nợ khác ngoài TK 131, 331.....
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Nedved nói:
Tiếp tục,...
Em cũng tiếp tục,..
Nedved nói:
Trường hợp đặt báo có thể đưa vào DT chưa thực hiện vì:

- Hoá đơn xuất rồi (ko làm sao khách hàng lấy báo được)
- Tiền nhận rồi
- Chắc là cung cấp dịch vụ được thôi (toà soạn chắc kô dừng xuất bản đâu)
Vậy có nghĩa là muốn đưa vào 3387 ít nhất phải thỏa mãn đk tiền nhận rồi ạ?! Theo QD 15 (#1) cũng vậy.
Nhưng cũng trong QD15, e thấy trong phần bán hàng trả góp
Phần chênh lệch lãi giữa trả góp và bán trả ngay:
Nợ 131 / Có 3387
Định kỳ
Nợ 3387 / Có 515


Không doanh nghiệp nào phát hành hoá đơn cho các tháng sau (tháng chưa thực hiện) nếu bên thuê kô trả trước tiền.
Em đặt ra các giả thiết như vậy cũng là để làm rõ bản chất của TK thôi.
Một ví dụ thế này chẳng hạn

Vì các lý do "ko chính đáng" như làm biếng mua hóa đơn, thay vì xuất 3 hóa đơn_ mối tháng một cái. Tháng 11 xuất 1 hóa đơn bán trọn gói ba tháng có nội dung:
"Cho thuê nguyên căn nhà mặt tiền 279 NTPhương, Q10 trong vòng 3 tháng (11,12,1)" (Lúc đó SV được nghỉ)Vì mối quan hệ quen biết nào đó, hai bên thương lượng đến cuối tháng 12 mới trả tiền.

Đầu tháng:
Nợ 131/Có 3387
Định kỳ:
Nợ 3387/Có 511 (1/3 giá trị)
Hạch toán như vậy có đúng ko ạ?!

Rõ ràng khoản phải thu này là tài sản của mình (kể cả về quyền sở hữu), tại sao nguồn gốc của nó là một khoản nợ phải trả (3387)?!


Gacon nói:
TT nói:
Gacon thân mến,
ví dụ của bạn rất rõ ràng và thú vị. Có bao giờ trong ví của bạn có số tiền âm ko nhỉ?! Sao lại có số dư 131 ta?!
Cũng có thể có chứ. Vd như trong ví không có tiền mà lại có giấy vay tiền của người khác
Giấy vay tiền của Gacon là tài sản ạ?! Nó được trình bày bên phần tài sản của bàng CDKT?! Cẩn thận ko khui ra bạn nhẹ thì bạn sai sót, nặng thì quy tội cố tình gian lận, khai khống tài sản, cung cấp BCTC ko trung thực đó nhé. Rồi còn xét đến khoản này có lớn, trọng yếu hay ko, đã gây ra hậu quả gì chưa nữa...
Gacon xem xét mà tự phat mình đi!
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA