Phân biệt biến phí và định phí

  • Thread starter ducman
  • Ngày gửi
D

ducman

Guest
25/11/06
1
0
0
Đà nẵng
trong một số trường hợp biến phí và đinh phí khó có thể phân biệt
các anh chị có bí quyết gì để phân biệt không
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Trong một số trường hợp, em không cần phân biệt. Trong một số trường hợp, chi phí là mixed- chi phí hỗn hợp, cho nên cũng không thể phân biệt được. Ví dụ, chi phí điện thoại, có hai phần, phần định phí là thuê bao hàng tháng, phần biến phí là phần gọi phút nào mất tiền phút ấy- không cần phân biệt. Có chăng là tính riêng phần biến phí và phần định phí trong tổng chi phí thôi, chứ không chỉ mặt đặt tên được là định phí hay biến phí
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Trong một số trường hợp, em không cần phân biệt.
Em thấy phải ... bắt bẻ câu này. Ko phân biệt được phần biến phí và phần định phí trong tổng chi phí hoặc so với lợi ích mang lại thì chi phí bỏ ra để phân biệt lớn hơn chứ sao lại ko cần ạ?!
 
R

ross

Guest
28/7/05
16
0
0
HCMC
Trong một số trường hợp, Bạn có thể sử dụng phương pháp "High-Low" để giải quyết. Biến phí cho 1 mức độ hoạt động (Sản phẩm, đơn vị doanh thu...) được tính bằng:
Tổng chi phí ở mức hoạt động cao nhất trừ (-) tổng chi phí ở mức hoạt động thấp nhất
chia cho :))
Tổng mức hoạt động cao nhất trừ (-) Tổng mức hoạt động thấp nhất
Từ đó có thể suy ra được Tổng CP cố định, chi phí biến đổi.

Trong mọi trường hợp, cũng như Bác Thien Thanh nói rồi đấy, phải cân nhắc giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra để có được thông tin này.
 
Biến phí và định phí là khái niệm mang tính chất tương đối: bạn không thể nào có một định nghĩa rõ ràng cho tất cả mọi trường hợp được.

Quan điểm phân biệt sẽ tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp.
 
P

Phan Quốc Hùng

Guest
31/10/05
38
0
0
58
Quy Nhơn - Bình Định
Theo tôi, trong Chuẩn mực kế toán có một khái niệm rất hay nhưng cũng rất trừu tượng, đó là : tính trọng yếu . Nếu ta hiểu được cặn kẽ khái niệm này thì biết đâu trong một chừng mực nào đó, ta cũng có thể phân biệt được rõ ràng hơn biến phí và định phí .
 
Các nhà kinh tế nói thế này này.... "in the short-term - every cost is fixed; in the long term - very cost is variable"

Cái gì cũng tương đối thôi bạn ạ. Building có tuổi thọ là 20 năm, trong vòng 20 năm ta có thể coi building là định phí. Nhưng nếu set một timeframe 100 năm thì ta lại cần đến 5 cái nhà rồi......
 
T

tien1007

Guest
Theo tôi thì như thế này, các bác ạ: (hơi lý thuyết 1 chút nhá)
Ta có thể phân biệt được dựa theo tính chất của chúng, đơn giản thôi: Chi phí nào mà có thay đổi theo doanh thu (hay sản lượng) thì gọi là biến phí, nếu không thì gọi là định phí, còn nửa nạc nửa mỡ thì là chi phí hỗn hợp. Riêng cái chi phí hỗn hợp đó, thì tùy theo tỷ lệ biến đổi theo doanh thu (hay sản lượng) mà mình mình chốt một phần định phí, còn lại là biến phí.
Chi có vậy thôi nhưng khi vào làm thực tế sẽ có nhiều vấn đề đau đầu lắm đấy các bác ạ.
 
N

nguyenduyanh

Trung cấp
4/10/06
73
0
6
45
Binhthuan
Biến phí là chi phí biến đổi theo tỷ lệ thuận với sản phẩm làm ra
và tùy trong một phạm vi thích hợp nào đó thì là chi phí cố định
Chiphí cố định là chi phí mà khi ta tăng hay giảm thì nó không làm tăng sản lượng sản phẩm. Đây là trên nền tảng của lý thuyết.nếu nói chi phí cố định là ko đổi thì ko đúng mà nếu nói chi phí biến đổi là biến phí là ko đúng vì nếu doanh nghiệp ko ra tăng sản xuất thì lúc đó biến phí sẽ thành định phí. bạn nên đọc sách lại và suy nghĩ nhiều hơn đây là 01 vấn đề rất hay trong kế toán quản trị .chúc vui vẽ
 
trinhan

trinhan

Guest
13/10/06
272
1
0
tp.hcm
Các nhà kinh tế nói thế này này.... "in the short-term - every cost is fixed; in the long term - very cost is variable"

Cái gì cũng tương đối thôi bạn ạ. Building có tuổi thọ là 20 năm, trong vòng 20 năm ta có thể coi building là định phí. Nhưng nếu set một timeframe 100 năm thì ta lại cần đến 5 cái nhà rồi......

Đồng ý với bác Anh Lê, Thực ra biến phí và định phí chỉ thể hiện trong các khái niệm của kế toán quản trị. Kế toán quản trị thì được xác định theo thời gian do nhà quản trị hoạch định, nhưng thông thường không quá 5 năm.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Theo tôi thì như thế này, các bác ạ: (hơi lý thuyết 1 chút nhá)
Ta có thể phân biệt được dựa theo tính chất của chúng, đơn giản thôi: Chi phí nào mà có thay đổi theo doanh thu (hay sản lượng) thì gọi là biến phí, nếu không thì gọi là định phí, còn nửa nạc nửa mỡ thì là chi phí hỗn hợp. Riêng cái chi phí hỗn hợp đó, thì tùy theo tỷ lệ biến đổi theo doanh thu (hay sản lượng) mà mình mình chốt một phần định phí, còn lại là biến phí.
Chi có vậy thôi nhưng khi vào làm thực tế sẽ có nhiều vấn đề đau đầu lắm đấy các bác ạ.

Thay "doanh thu (sản lượng)" bằng "mức độ hoạt động" có hợp lý hơn ko bác tien nhỉ?!

AnhLe nói:
Các nhà kinh tế nói thế này này.... "in the short-term - every cost is fixed; in the long term - very cost is variable"

Cái gì cũng tương đối thôi bạn ạ. Building có tuổi thọ là 20 năm, trong vòng 20 năm ta có thể coi building là định phí. Nhưng nếu set một timeframe 100 năm thì ta lại cần đến 5 cái nhà rồi......

E chẳng hiểu ý bác! Hình như bác lấn cấn giữa khái niệm định phí/ biến phí và TS dài hạn/ngắn hạn?!

Đồng ý với bác Anh Lê, Thực ra biến phí và định phí chỉ thể hiện trong các khái niệm của kế toán quản trị. Kế toán quản trị thì được xác định theo thời gian do nhà quản trị hoạch định, nhưng thông thường không quá 5 năm.
Mơ hồ! e mà có quyền thì e sẽ vào xóa bài của bác ở Treo TSCĐ ở 242
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Thiên thanh ơi, bác Anh Lê nói là đúng rồi đấy, không có sự nhầm lẫn giữa như TT đã nói đâu. TT có thể đọc lại sách để thấy rõ điều này,hihi...
Còn khi xem xét biến phí hay định phí, người ta thường lấy doanh thu (biểu hiện của giá trị để xác định giá cho nó) hay dùng sản lượng (biểu hiện của vật chất đây mà, xác định mặt lượng của nó, chính vì thế mà đôi khi khi tính theo 1 đơn vị sản phẩm, biến phí hay định phí đều có sự khác nhau nhất định).
Còn mức độ hoạt động mà TT nói, đó là gì??phải có tiêu thức để ghi nhận cái mức độ hoạt động đó.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
AnhLe nói:
Các nhà kinh tế nói thế này này.... "in the short-term - every cost is fixed; in the long term - very cost is variable"

Cái gì cũng tương đối thôi bạn ạ.
Cái này thì TT thấy ok!

AnhLe nói:
Building có tuổi thọ là 20 năm, trong vòng 20 năm ta có thể coi building là định phí. Nhưng nếu set một timeframe 100 năm thì ta lại cần đến 5 cái nhà rồi......
Thu6 có thể giải thích rõ hơn giúp TT được ko?!
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Thiên Thanh có vẻ căng về vấn đề này nhỉ, Anh Lê muốn khẳng định vấn đề tương đối trong định nghĩa biến phí và định phí, ở mỗi góc nhìn khác nhau thì chúng ta nhìn thấy định phí và biến phí nó khác nhau. Tại vì mọi người bàn tới lý thuyết nên khó đưa ra cụ thể hóa được, đầu bài người hỏi nêu ra cụ thể trong một môi trường nào đó mới mong có sự phân biệt rõ ràng và phân biệt làm gì. Chứ nếu cứ bàn cãi nữa vẫn y như thầy bói xem voi mà thôi.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Thiên Thanh có vẻ căng về vấn đề này nhỉ,
:freddy: Hơ hơ, lần trước bác trừ 10% vì ngang bướng. (Phẩm chất tiên quyết của kế toán)
Bi giờ có trừ nữa ko ạ?!

TT chẳng qua thỉnh thoảng hứng lên vào post vài bài để lỡ có đi cafe cùng wkt thì được nghe các mem nói: "Nick TT ah, hình như là cũng có nghe qua 1 lần". :)) Chứ có gì mà fair căng thẳng bác.
Nhưng hơi chán khi mình đang háo hức một câu trả lời mà lại chỉ đọc được những ý ko có gì hơn bác ạ.
 
Sửa lần cuối:
Hi TT. Theo lý thuyết thì làm kế toán phải "buốc thuốc" nhiều lắm, ngay cả trong kế toán tài chính với đủ loại công văn, chuẩn mực.... huống hồ là kế toán quản trị.

Thế này nhé: thông thường chi phí giấy vở của TT viết sẽ được coi là biến phí, bởi 1 tháng TT viết hết 1 cuốn, 2 tháng 2 cuốn, 3 tháng 3 cuốn.... Nhưng nếu TT chỉ xét trong thời gian 1 đến 4 tuần thì chi phí 1 cuốn vở vẫn thế, vẫn 1 cuốn, không có gì thay đổi cả... cho nên chi phí giấy vở có thể coi là chi phí cố định.

Còn nhiều các implications khác về biến phí, định phí liên quan nhưng anh quên sạch rồi :bigok:
 
T

tien1007

Guest
Mình thì cứ theo tên của nó để phân biệt, cái nào mà hàng tháng không thể thay đổi thì là định phí, còn lại là biến phí

Quan trọng trong phân tích BP - ĐP là bạn dùng để làm gì.
TH1: Nếu bạn đi chi tiết để xác định chi phí kiểm soát (thừong là 641-642 thôi) thì nên phân tích kỹ để có phưong pháp chuyển hóa BP-ĐP làm thay đổi kết cấu sẽ thay đổi số dư đảm phí ảnh hửong tới quyết định sản xuất.
VD nè: Lưong NV bán hàng hiện tại là lưong khoán 3triệu --> ĐP
Bây giờ chuyển sang hửong hoa hồng 10% ---> sang BP
TH2: Nếu bạn phân tích để phục vụ quản lý tổng thể thì bạn chỉ nên đi những khoản chính thôi vì nó cũng chỉ mang tính tưong đối. Thừong mục đích chính là tính mức hòa vốn và DOL (Degree of Operation Leverage). Nhưng khi đó con số này cũng chỉ là quá khứ nên chỉ lấy DOL kỳ trứoc để điều chỉnh kinh doanh trong kỳ này thôi (thừong thì tôi phân tích theo quý).

Anh em nào có kinh nghiệm gì thì chia sẻ thêm nha.
-----WKT - Chung tay phục vụ cộng đồng nha ---------
 
thutrang3688

thutrang3688

Guest
27/4/08
52
1
0
Ha Noi
Biến phí và định phí là khái niệm mang tính chất tương đối: bạn không thể nào có một định nghĩa rõ ràng cho tất cả mọi trường hợp được.

Quan điểm phân biệt sẽ tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp.

Em tán thành với ý kiến của anh CFO là 2 khái niệm này chỉ mang tính chất tương đối. Chẳng hạn như chi phí lao động là cố định hay biến đổi, còn tùy thuộc vào cách thức trả lương của công ty, với từng đối tượng lao động: Chi phí lao động là biến đổi nếu áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng sẽ là cố định nếu áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hay như Chi phí xăng cho 1 máy bay luôn là cố định. Nhưng nếu chi phí xăng, dựa vào tiêu thức số chuyến bay thì lại trở thành chi phí biến đổi.

Ngay cả Chi phí cố định, chỉ trong một giới hạn nào đó về số lượng, thì nó là cố định, nhưng nếu vượt mức giới hạn đó thì chi phí cố định thay đổi, tăng thêm.
 
T

Trường Hằng Linh

Guest
21/8/15
1
0
1
31
anh chị ơi thuê phông rạp khai trương thì cho vào biến phí hay định phí ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA