Sự khác biệt QĐ48 và QĐ15

  • Thread starter AC3K
  • Ngày gửi
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Bài 1: Sự khác biệt QĐ48 Và QĐ15
Bài 2: Các doanh nghiệp nên chọn QĐ48 hay QĐ15, ưu điểm và khuyết điểm của QĐ48

Để giúp các kế toán, sinh viên mới ra trường, và các sinh viên hiểu rõ về QĐ48 Và QĐ 15, Mong mọi người tham gia viết bài theo chủ đề như trên, sự đóng góp của các bậc tiền bối, thành viên có kinh nghiệm, và tất cả các thành viên sẽ rất hữu ích trong việc hiểu biết về kế toán, cũng như xây dựng WKT chất lượng hơn.

Bài 1: Sự khác biệt QĐ48 Và QĐ15
1. Dấu hiệu nhận biết thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn
a. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
+ Vốn: < 10 tỷ
+ Lao động: < 300 người
b. Doanh nghiệp lớn: dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lớn như sau
+ Vốn: > 10 Tỷ
+ Lao động: > 300 người

Xét về khía cạnh dấu hiệu nhận biết như trên, không hoàn toàn chính xác và phản ánh quy mộ doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tuy nhiên nó cũng được xem như là cái mốc để người làm kế toán có sự phân biệt một cách khái quát và tổng thể hơn.

2. Phạm vi áp dụng của QĐ48 và QĐ15
a. QĐ 48:
Tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần KT (Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, cty tư nhân, HTX cũng được áp dụng)

Quyết định 48 KHÔNG áp dụng cho: Cty mẹ con, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, CTY CP có niêm yết CK, HTX nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Nếu DN có quy mô nhỏ và vừa là cty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của cty mẹ.
Nếu Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như : Điện Lực, dầu khí, bảo hiểm, CK... được áp dụng chế đố kế toán đặc thù.

b. QĐ 15: ( Cái này đã được nói nhiều): để đơn giản chúng ta có thể hiểu QĐ 15 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tóm lại: như vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ, được quyền chọn cho mình chế độ kế toán để thực hiện, hoặc QĐ48 hoặc QĐ 15.

3. Hệ thống tài khoản và cơ sở hình thành
a. Cơ sở
- QĐ48: Dựa trên nền tảng QĐ144, đơn giản hóa, và bổ sung 1 số giống QĐ15 để khi doanh nghiệp có hướng phát triển trong tương lai sẽ chuyển từ QĐ48 thành QĐ15 được dễ dàng.

- QĐ 15: Chủ yếu dựa trên các chuẩn mực, và nền tảng của nó là QĐ1141. Đây là 1 bước đột phá để hội nhập với thế giới và IAS.

b. hệ thống tài khoản sử dụng:

QĐ48 chủ yếu đơn giản hóa các tài khoản, các nghiệp vụ do vậy QĐ48 gôm những tài khoản cái của QĐ15 thành tài khoản chi tiết của mình.

Ví dụ: Tài khoản 211, 212, 213 của QĐ 15 thành tài khoản 2111, 2112, 2113 theo QĐ48
Gôm tất cả các tài khoản dự phòng vào 1 tài khoản 159
Gôm 621, 622, 627 và chỉ sử dụng 154

(Còn tiếp)


Trên đây chỉ là bài viết của cá nhân, vì vậy nhận định còn chủ quan, mong các thành viên trên diễn đàn đóng góp và bổ sung kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Lạc Hoa
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
Bạn của Pear làm cho 1 doanh nghiệp có vốn 10 tỷ đồng, 300 lao động . Không biết nên xếp vào nhóm doanh nghiệp nào nữa ... hihihi
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Bài 1: Sự khác biệt giữa QĐ48 Và QĐ15 (Tiếp theo)

4. Chuẩn mực áp dụng: Ở đây chỉ nêu ra theo QĐ48 thôi, còn QĐ 15 thì mọi người đã rõ (hầu như áp dụng tất cả các chuẩn mực)

+ QĐ 48 các chuẩn mực áp dụng đầy đủ: 7 chuẩn mực
CM số 01- chuẩn mực chung
CM Số 05 - Bất động sản đầu tư
CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác.
CM Số 16- Chi phí đi vay
CM số 18- các khoản dự phong
CM Số 26- thông tin về các bên liên quan
CM số 23- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

+ QĐ48 Các chuẩn mực áp dụng ko đầy đủ (12 Chuẩn mực)
CM Số 02 - Hàng tồn kho - nội dung ko áp dụng là: Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị ( đây cũng là do QĐ48 không sự dụng những tài khoản 621, 622, 627)
CM số 03 - TSCĐ Hữu hình - thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao ( tuy nhiên trong sách hướng dẫn QĐ 48 thì thời gian khấu hao và phương pháp khấu khấu hao vẫn có, đây cũng là một sự mâu thuẫn)
CM Số 04- TSCĐ vô hình
CM số 06 - thuê tài sản - bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động
CM SỐ 07- Kế toán các khoản đầu tư vào cty liên kết - Phương pháp vốn chủ sở hữu ( QĐ 48 chỉ áp dụng PP Gía gốc)
CM Số 08- thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - PHương pháp vốn chủ sở hữu
CM Số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài ( Theo bộ tài chính thì Doanh nghiệp nhỏ - không có cơ sở ở nước ngoài chăng? đây là việc mâu thuẫn)
CM15- Hợp đồng xây dựng - Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu dc thanh toán theo tiếnđộ kế hoạch

+ QĐ48, Các chuẩn mực ko áp dụng ( 7 CHUẨN MỰC)
CM 11 - HỢP NHẤT
CM 19 - HĐ bảo hiểm
CM 22 - Bổ sung BCTC
CM 25 BCTC hợp nhất
CM 27 - BCTC giữa niên độ
CM 28 - báo cáo bộ phân
CM 30- LÃI TRÊN CPHIẾU

còn tiếp
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Từ những phân tích trên cho thấy BTC cho ra đời QĐ48 rõ ràng để làm hài lòng các trường phái, không nhất quán. Doanh nghiệp có thể áp dụng chế độ kế toán nào cũng dc, vì cho rằng QĐ15 là của doanh nghiệp lớn.

Chúng ta có thể thấy ngay sau đây:

Luật kế toán


Chuẩn mực kế toán


Chế độ kế toán
Theo QĐ15 thì rõ ràng, phù hợp và thống nhất theo như sơ đồ trên cả về nội dung lẫn hình thức.

Theo QĐ 48, Rõ ràng có những chuẩn mực áp dụng toàn phần, từng phần, ko áp dung ( đây cũng là 1 điểm mâu thuẩn). Ngoài ra về hình thức số hiệu tài khoản của QĐ48 cũng không phù hợp với chuẩn mực.....Hơn nữa điểm quan trọng dẫn đến sự quyết định chọn lựa QĐ nào nó ko phải nằm ở những vấn đề trên mà so với QĐ15 Thì rõ ràng QĐ48 có khiếm khuyết về những gì liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (cụ thể là chi phí thuế thu nhập hoãn lãi, TS thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải trả - cái này sẽ dc phân tích rõ hơn ở bài 2)

Lại miên man ra xa 1 chút về ảnh hưởng của QĐ48 đến người làm kế toán, kiểm toán, giáo dục, sinh viên

Người làm kế toán, thì đa số đã học và đã làm theo QĐ15, bây giờ có thêm QĐ48 chẳng biết chọn cái nào, làm cái này thì nghĩ cái kia, làm cái kia thì nghĩ cái này, đâm ra loạn cào cào lên.

Người kiểm toán, lại phải học thêm và nhớ cả 2 QĐ15 và QĐ48 (kiểm toán ở doanh nghiệp sử dụng QĐ15 thì phải theo 15, ở doanh nghiệp Qđ48 thì phải theo 48)

Giáo dục: bây giờ chẳng biết dậy cho sinh viên theo QĐ nào, QD 48 thì mai mốt sinh viên ra trường làm theo QĐ15 thì bị ngỡ ngàng và ngược lại.

Sinh viên: thì cứ phải đua với sự thay đổi, và đôi khi tẩu hỏa nhập ma.

Nói là nói thế thôi, chứ thật ra Quyết định 48 đơn giản hơn, giúp cho người kế toán bắt đầu tiếp xúc sẽ đỡ bị ngợp hơn so với Qđ15, Và có những ưu điểm riêng. Điều đặc biệt hay của nó là cũng thiết kế gần gần như QĐ15, Để thuận lợi trong việc chuyển đổi từ cái này sang cái kia. Quan trọng là kế toán phải hiểu bản chất của vấn đề, nghiệp vụ, tài khoản..
 
H

haw

Guest
24/1/08
68
0
0
wherever
Theo em thì QĐ 15 cơ bản hơn và phạm vi rộng hơn. Nghiên cứu QĐ này rồi thì khi đọc QĐ 48 sẽ có cái nhìn bao quát và dễ dàng hơn.
Em thấy Việt Nam mình hay đặt văn bản hướng dẫn này nọ (QĐ, TT, NĐ...của BTC, Cục thuế,...) lên trên chuẩn mực, chứ theo một số anh chị em biết, quốc tế họ đặt chuẩn mực lên trên. Em thấy như vậy là thống nhất, cứ như mình thì " trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"....:lol:
 
R

RubyBen

Guest
18/4/08
18
0
0
hcm
Chào các anh chị! cho em hỏi trong trường hợp ban đầu cty em đăng ký hạch tóan theo QĐ48, nhưng em không rành mấy lọai quyết định này nên đã hạch tóan chi phí bị nhầm theo QĐ15, bây giờ nghe các bác nói em mới hiểu là mình đã làm sai và đã BCTC hết năm 2007 rồi, bây giờ em phải sữa làm sao đây

Ví dụ như thuế môn bài em đưa vào chi phí 6425
chi phí con dấu, sổ sách , văn phòng phẫm vào chi phí 6422
Máy fax, máy in vào 6423
Nhân viên quản lý vào 6421

Như vậy thì có phải sai hết rồi phải không? em lo quá không biết phải sữa làm sao, nhờ các bác tư vấn dùm cho em với
 
K

kakamuoimuoi

Guest
10/7/08
51
0
6
hà nội
chẳng sao đâu

Nếu có bị phạt thì bạn chỉ bị phạt 2tr thôi, quan trọng là những nghiệp vụ phát sinh phải có đầy đủ chứng từ và phải chứng minh tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Nếu không bị CQ bóc CP thì còn mệt hơn nhiều.
 
Q

Quynhthao1980

Guest
25/11/08
12
0
0
Hưng Yên
Chào cac anh chi! em học theo QĐ15 bây giờ ra làm lại theo QĐ 48 nên em ko rành mấy.Các bác chỉ cho em biết với nếu theo QĐ 48 thì tất cả các CP đều cho thẳng vào 154 à.những kiểu CP như thế nào thì cho vào 621,622,627 còn những kiểu thế nào thì cho vào 154 các bàc giúp em nhé.Cảm ơn các bác nhìu!!!
 
K

kttre

Guest
16/5/09
10
0
0
36
an thuong
các bạn cho tơ mẫu sổ sách kế toán theo quyết định 48 được k? help me!!
 
E

ennho85

Trung cấp
21/12/09
78
2
6
38
TP.HCM
các anh chị ơi! giúp em với, em không biết những biểu mẩu số sách trong quyết định 15 và quyết định 48 có giống nhau ko ah,
 
O
Sự khác nhau cơ bản giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC được thể hiện trong những nội dung chủ yếu dưới đây:
Nội dung qui định Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (QĐ 48/2006/QĐ-BTC)
Về áp dụng Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Áp dụng đầy đủ tất cả các Chuẩn mực kế toán Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 Chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 Chuẩn mực kế toán do không phát sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức tạp đối với DN nhỏ và vừa.
Về đối tượng áp dụng Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
DNNN, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, bắt buộc phải áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC)
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có qui mô lớn áp dụng Chế độ kế toán DN (QĐ 15) Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọithành phần kinh tế trong cả nước bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.
Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán DN (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình biết và phải thực hiện ổn định ít nhất trong 2 năm tài chính.
Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... được áp dụng Chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
Về Hệ thống Tài khoản kế toán Có 86 tài khoản cấp I
120 tài khoản cấp II
02 tài khoản cấp III
06 tài khoản ngoài bảng Có 51 tài khoản cấp I
62 tài khoản cấp II
05 tài khoản cấp III
05 tài khoản ngoài bảng
Báo cáo tài chính Về biểu mẫu BCTC năm
Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ
* Báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoath động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm:
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a-DN

* BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm:
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 02b-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b-DN
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09-DN
* Báo cáo tài chính hợp nhất
- Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B 01-DN/HN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: (Mẫu số B02-DN/HN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: (Mẫu số B 03-DN/HN)
- Bản thuyết minh BCTC hợp nhất: (Mẫu số B 09-DN/HN)
* Báo cáo tài chính tổng hợp
- Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B 01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN)
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: (Mẫu số B 03-DN)
- Bản thuyết minh BCTC tổng hợp: (Mẫu số B 09-DN) Phải lập Báo cáo tài chính năm
a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và vừa:
* Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN)
- Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan thuế)
* Báo cáo tài chính khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)
b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp tác xã:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-DNN/HTX)
- Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số B02-DNN/HTX)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX)
* Không qui định BCTC giữa niên độ (DN có thể lập phục vụ quản lý của mình)
* Không qui định
* Không qui định

* Nơi nhận BCTC:
- Cơ quan tài chính
- Cơ quan thuế
- Cơ quan thống kê
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
- DN cấp trên * Nơi nhận BCTC:
- Cơ quan thuế
- Cơ quan thống kế
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
Về mẫu Báo cáo tài chính năm Nhiều chỉ tiêu hơn:
- BCĐKT: 97 chỉ tiêu
- BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ tiêu
- Bản thuyết minh BCTC: nhiều chỉ tiêu Ít chỉ tiêu hơn:
- BCĐKT: 64 chỉ tiêu
- BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ tiêu
- Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ tiêu hơn
Về Chứng từ kế toán
- Những qui định chung về chứng từ kế toán
- Biểu mẫu chứng từ kế toán
- Tính chất pháp lý được qui định
- Số lượng biểu mẫu chứng từ kế toán Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
5 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu lao động tiền lương
- Chỉ tiêu hàng tồn kho
- Chỉ tiêu bán hàng
- Chỉ tiêu tiền tệ
- Chỉ tiêu TSCĐ
Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
Bắt buộc và hướng dẫn

45 chứng từ Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
5 chỉ tiêu
- Chỉ tiêu lao động tiền lương
- Chỉ tiêu hàng tồn kho
- Chỉ tiêu bán hàng
- Chỉ tiêu tiền tệ
- Chỉ tiêu TSCĐ
Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
Bắt buộc và hướng dẫn

45 chứng từ
Về Chế độ sổ kế toán:
- Những qui định chung về sổ kế toán
- Các hình thức sổ kế toán Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
DN được áp dụng 1 trong 5 hình thức sổ kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính. Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)
DN được áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán (không có nhật ký chứng từ)
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Mẫu biểu sổ kế toán Giống nhau Giống nhau
(mình không biết gửi file trực tiếp lên diễn đàn, gửi địa chỉ cho mình, mình gửi file rõ hơn nhé)
 
  • Like
Reactions: Hạt Tiêu Rang
P

phuongotdalat

Sơ cấp
31/7/09
44
0
0
Hà Nội
cám ơn bạn otnho,bạn có thể gửi vào mail cho mình file của bạn được không. mail của mình là chilli.phuong@gmail.com
 
T

thaodecor

Sơ cấp
13/1/10
8
0
0
quảng ngãi
cám ơn bạn otnho bạn otnho có thể cho mình hỏi là quyết điịnh 48 bỏ những tài khoản nào không? mình mới vào nghề lại làm tổng hợp nên mình chưa nắm rõ lắm , giúp mình nhé . cảm ơn bạn
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Mẫu biểu sổ kế toán Giống nhau Giống nhau
(mình không biết gửi file trực tiếp lên diễn đàn, gửi địa chỉ cho mình, mình gửi file rõ hơn nhé)

Cho mình xin với nhé. Mail của mình là: lehuyen05021989@gmail.com
Xin cảm ơn!
 
B

bacbinhtieuthu

Sơ cấp
30/7/09
19
0
0
Q.Gò vấp - Tp.HCM
Cảm ơn bạn AC3K đã dành thời gian viết bài chia sẻ, phân tích sự khác biệt giữa hai
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và 48/2006/QĐ-BTC.

Xin tổng hợp lại việc khác biệt giữa Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC được thể hiện trong những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung qui định​
|
Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC)​
|
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (QĐ 48/2006/QĐ-BTC)​
|
Về áp dụng Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam |Áp dụng đầy đủ tất cả các Chuẩn mực kế toán|Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 Chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 Chuẩn mực kế toán do không phát sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức tạp đối với DN nhỏ và vừa.|
Về đối tượng áp dụng |Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.|Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. |
|DNNN, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, bắt buộc phải áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC)|Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa không áp dụng cho DNNN, công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.|
|Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có qui mô lớn áp dụng Chế độ kế toán DN (QĐ 15)|Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán DN (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình biết và phải thực hiện ổn định ít nhất trong 2 năm tài chính.|
| |Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... được áp dụng Chế độ kế toán đặc thù do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.|
Về Hệ thống Tài khoản kế toán |Có 86 tài khoản cấp I|Có 51 tài khoản cấp I|
|120 tài khoản cấp II|62 tài khoản cấp II|
|02 tài khoản cấp III|05 tài khoản cấp III|
|06 tài khoản ngoài bảng|05 tài khoản ngoài bảng|
Báo cáo tài chính |Về biểu mẫu BCTC năm|Phải lập Báo cáo tài chính năm|
|Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ|a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và vừa:|
|* Báo cáo tài chính năm gồm:|* Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập:|
|- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)|- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN)|
|- Báo cáo kết quả hoath động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)| |
|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)|- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)|
|- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)|- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN)|
|* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm:|- Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan thuế)|
|- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a-DN|* Báo cáo tài chính khuyến khích lập:|
|- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a-DN|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)|
|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN|b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp tác xã:|
|- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a-DN|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)|
| |- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-DNN/HTX)|
|* BCTC giữa niên độ dạng tóm lược gồm:|- Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số B02-DNN/HTX)|
|- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b-DN|- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX)|
|- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 02b-DN|* Không qui định BCTC giữa niên độ (DN có thể lập phục vụ quản lý của mình)|
|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b-DN|* Không qui định|
|- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09-DN|* Không qui định|
|* Báo cáo tài chính hợp nhất| |
|- Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B 01-DN/HN)| |
|- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: (Mẫu số B02-DN/HN)| |
|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: (Mẫu số B 03-DN/HN)| |
|- Bản thuyết minh BCTC hợp nhất: (Mẫu số B 09-DN/HN)| |
|* Báo cáo tài chính tổng hợp| |
|- Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B 01-DN)| |
|- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN)| |
|- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng hợp: (Mẫu số B 03-DN)| |
|- Bản thuyết minh BCTC tổng hợp: (Mẫu số B 09-DN)| |
|* Nơi nhận BCTC:|* Nơi nhận BCTC:|
|- Cơ quan tài chính|- Cơ quan thuế|
|- Cơ quan thuế|- Cơ quan thống kế|
|- Cơ quan thống kê|- Cơ quan đăng ký kinh doanh|
|- Cơ quan đăng ký kinh doanh| |
|- DN cấp trên| |
Về mẫu Báo cáo tài chính năm |Nhiều chỉ tiêu hơn:|Ít chỉ tiêu hơn:|
|- BCĐKT: 97 chỉ tiêu|- BCĐKT: 64 chỉ tiêu|
|- BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu|- BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu|
|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ tiêu|- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ tiêu|
|- Bản thuyết minh BCTC: nhiều chỉ tiêu|- Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ tiêu hơn|
Về Chứng từ kế toán |Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)|Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)|
- Những qui định chung về chứng từ kế toán|5 chỉ tiêu|5 chỉ tiêu|
- Biểu mẫu chứng từ kế toán|- Chỉ tiêu lao động tiền lương|- Chỉ tiêu lao động tiền lương|
- Tính chất pháp lý được qui định|- Chỉ tiêu hàng tồn kho|- Chỉ tiêu hàng tồn kho|
- Số lượng biểu mẫu chứng từ kế toán|- Chỉ tiêu bán hàng|- Chỉ tiêu bán hàng|
|- Chỉ tiêu tiền tệ|- Chỉ tiêu tiền tệ|
|- Chỉ tiêu TSCĐ|- Chỉ tiêu TSCĐ|
|Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác|Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác|
|Bắt buộc và hướng dẫn|Bắt buộc và hướng dẫn|
| | |
|45 chứng từ |45 chứng từ|
Về Chế độ sổ kế toán: |Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)|Có (giống nhau giữa 2 Chế độ)|
- Những qui định chung về sổ kế toán|DN được áp dụng 1 trong 5 hình thức sổ kế toán sau:|DN được áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán (không có nhật ký chứng từ)|
- Các hình thức sổ kế toán|- Hình thức kế toán Nhật ký chung;|- Hình thức kế toán Nhật ký chung;|
|- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái;|- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái;|
|- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;|- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;|
|- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ;|- Hình thức kế toán trên máy vi tính.|
|- Hình thức kế toán trên máy vi tính.|Mẫu biểu sổ kế toán Giống nhau |


Thông tư bổ sung - Đọc thêm Thông Tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
 
H

hongtuoi19

Guest
28/8/09
7
0
0
Tp HCM
phân bổ chi phí

Các anh chi cho e hỏi, Công ty e sản xuất theo đơn đặt hàng, vậy các bác cho em hỏi mình phân bổ nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung như thế nào, cty sử dụng QĐ 48, vậy định khoản thế nào cho đúng CP SXC, kính mong các anh chị tư vấn giúp em. em cảm ơn. chúc các anh chị một năm mới an khang thịnh vượng
 
H

hahoanguyen

Guest
26/2/10
1
0
0
36
dong nai
Bài 1: Sự khác biệt QĐ48 Và QĐ15
Bài 2: Các doanh nghiệp nên chọn QĐ48 hay QĐ15, ưu điểm và khuyết điểm của QĐ48

Để giúp các kế toán, sinh viên mới ra trường, và các sinh viên hiểu rõ về QĐ48 Và QĐ 15, Mong mọi người tham gia viết bài theo chủ đề như trên, sự đóng góp của các bậc tiền bối, thành viên có kinh nghiệm, và tất cả các thành viên sẽ rất hữu ích trong việc hiểu biết về kế toán, cũng như xây dựng WKT chất lượng hơn.

Bài 1: Sự khác biệt QĐ48 Và QĐ15
1. Dấu hiệu nhận biết thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn
a. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
+ Vốn: < 10 tỷ
+ Lao động: < 300 người
b. Doanh nghiệp lớn: dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp lớn như sau
+ Vốn: > 10 Tỷ
+ Lao động: > 300 người

Xét về khía cạnh dấu hiệu nhận biết như trên, không hoàn toàn chính xác và phản ánh quy mộ doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tuy nhiên nó cũng được xem như là cái mốc để người làm kế toán có sự phân biệt một cách khái quát và tổng thể hơn.

2. Phạm vi áp dụng của QĐ48 và QĐ15
a. QĐ 48:
Tất cả các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần KT (Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, cty tư nhân, HTX cũng được áp dụng)

Quyết định 48 KHÔNG áp dụng cho: Cty mẹ con, công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, CTY CP có niêm yết CK, HTX nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Nếu DN có quy mô nhỏ và vừa là cty con sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của cty mẹ.
Nếu Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như : Điện Lực, dầu khí, bảo hiểm, CK... được áp dụng chế đố kế toán đặc thù.

b. QĐ 15: ( Cái này đã được nói nhiều): để đơn giản chúng ta có thể hiểu QĐ 15 áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tóm lại: như vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ, được quyền chọn cho mình chế độ kế toán để thực hiện, hoặc QĐ48 hoặc QĐ 15.

3. Hệ thống tài khoản và cơ sở hình thành
a. Cơ sở
- QĐ48: Dựa trên nền tảng QĐ144, đơn giản hóa, và bổ sung 1 số giống QĐ15 để khi doanh nghiệp có hướng phát triển trong tương lai sẽ chuyển từ QĐ48 thành QĐ15 được dễ dàng.

- QĐ 15: Chủ yếu dựa trên các chuẩn mực, và nền tảng của nó là QĐ1141. Đây là 1 bước đột phá để hội nhập với thế giới và IAS.

b. hệ thống tài khoản sử dụng:

QĐ48 chủ yếu đơn giản hóa các tài khoản, các nghiệp vụ do vậy QĐ48 gôm những tài khoản cái của QĐ15 thành tài khoản chi tiết của mình.

Ví dụ: Tài khoản 211, 212, 213 của QĐ 15 thành tài khoản 2111, 2112, 2113 theo QĐ48
Gôm tất cả các tài khoản dự phòng vào 1 tài khoản 159
Gôm 621, 622, 627 và chỉ sử dụng 154

(Còn tiếp)


Trên đây chỉ là bài viết của cá nhân, vì vậy nhận định còn chủ quan, mong các thành viên trên diễn đàn đóng góp và bổ sung kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình trong đề tài này.

qd 48 không có tk 641, tất cà tính hết vào 642
 
S

suongmaibuon

Guest
30/1/10
12
0
1
Hà Nội
bạn xem lại nhé, theo QD 48 thì không sử dụng TK 621,622,627 đâu

cho em hỏi một câu. Theo QĐ 48 thì không có các TK 621, 622, 627 mà tất cả cp đều cho thẳng vào TK 154, vậy làm sao để biết các loại cp phát sinh ra sao??? ví dụ như nguyên vật liệu, nhân công là bao nhiêu trong tổng cp mà dn đã bỏ ra?
 
TLX

TLX

Giọt nắng bên thềm
15/6/09
539
17
18
Góc phố dịu dàng
Bạn AC3K đã mở Topic rất thú vị và bổ ích, đặc biệt cho những bạn kế toán mới ra trường.

Với câu hỏi của suongmaibuon:
cho em hỏi một câu. Theo QĐ 48 thì không có các TK 621, 622, 627 mà tất cả cp đều cho thẳng vào TK 154, vậy làm sao để biết các loại cp phát sinh ra sao??? ví dụ như nguyên vật liệu, nhân công là bao nhiêu trong tổng cp mà dn đã bỏ ra?

Như các bạn đã trình bày ở trên, các DN vừa và nhỏ áp dụng QĐ48 nhằm đơn giản hoá công việc hạch toán kế toán, chứ về bản chất thì cũng không khác QĐ15. Các DN lớn cần hạch toán chi tiết các loại chi phí (vào các TK 621, 622, 627 như ta được học ở trường). Việc này là cần thiết đối với các DN lớn bởi từng khoản chi phí này là lớn. Ở các DN vừa và nhỏ (phần lớn ở VNam), việc hạch toán các chi phí vào các TK trên (621-2-7) không sai, tuy nhiên các khoản chi phí này không lớn (như ở các DN lớn), vậy nên QĐ48 đã cho phép họ nhà kế chúng ta tập hợp tất cả các khoản chi phí này vào TK154 để chúng ta tiện theo dõi. Thế nhưng ở mỗi DN, và nhất là tuỳ vào cách hạch toán của từng kế toán mà chúng ta có thể mở tài khoản cấp 2, cấp 3 cho TK154, như thế vừa tập hợp được tổng chi phí, vừa có thể dễ dàng theo dõi chính xác từng khoản mục chi phí. Việc mở TK cấp 2, cấp 3 vẫn phải tuân thủ đúng theo QĐ, nhưng cũng ko hạn chế tính sáng tạo của anh em.
Xin có vài ý kiến đóng góp!:004:
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA