Quản trị rủi ro trong Ngân hàng - Hiệp ước vốn Basel 2

  • Thread starter CNN
  • Ngày gửi
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Sau sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng vào thập kỷ 70, Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) đặt tại Basel, Switzerland, đã thành lập Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) nhằm đưa ra cách thức tốt hơn để đo lường vốn tối thiểu các Ngân hàng cần nắm giữ để đảm bảo bù đắp rủi ro.
Năm 1988, Ủy ban đã xây dựng nên “Hiệp ước Basel” (nay là Basel I),
Trải qua nhiều năm với nhiều lần sửa đổi và cập nhật, năm 2006 BCBS đã công bố “Đồng thuận quốc tế về Đo lường vốn và Tiêu chuẩn vốn” (“International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards” -ICCMCS) hay còn gọi là “Basel II”
Mặc dù Basel I khi ra đời đã cải thiện cách đo lường Vốn tối thiểu cần thiết để bù đắp các rủi ro của các Ngân hàng, nhưng nó vẫn còn nhiều điểm hạn chế bao gồm:
* Không có sự phân biệt rõ ràng về Rủi ro Tín dụng giữa các khách hàng vay xếp hạng tốt và xấu.

* Hạn chế về nhận biết lợi ích của các biện pháp Giảm thiểu Rủi ro Tín dụng (CRM) như tài sản đảm bảo, bảo lãnh, tổng hợp nghĩa vụ (netting) và tín dụng phái sinh.

* Chưa xem xét đầy đủ yếu tố Thời gian đáo hạn (Maturity)

* Không tính đến Rủi ro Hoạt động và các yêu cầu về công bố thông tin.

Hiệp ước Basel II có nhiều ưu điểm hơn so với Basel I:

*Nhạy cảm hơn với rủi ro và có thể phân loại tốt hơn các khách hàng vay theo khả năng trả nợ.

* Giúp ngân hàng xác định mức vốn pháp định phù hợp hơn cũng như phân bổ vốn hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh.

* Giới thiệu Vốn cần thiết đảm bảo bù đắp cho Rủi ro Hoạt động (OR)

* Nhận biết tốt hơn các biện pháp Giảm thiểu Rủi ro Tín dụng (CRM)

* Nhận biết những mức độ phức tạp khác nhau trong việc đánh giá Rủi ro và Vốn.

* Chỉ ra những lợi ích khi quản trị rủi ro tốt.

* Tăng cường công bố thông tin ra thị trường.

* Xây dựng khung nhằm củng cố hơn nữa tính ổn định bền vững của hệ thống Ngân hàng, Hướng về tương lai và có tiềm năng phát triển …

Basel II được xây dựng dựa trên 3 cột trụ. Cột trụ 1 Mô tả các phương pháp được sử dụng để tính toán mức vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo bù đắp: Rủi ro Tín dụng, Rủi ro Thị trường, Rủi ro Hoạt động. Cột trụ 2 quy định 4 nguyên tắc cơ bản

* Nguyên tắc 1: Các Ngân hàng cần phải có một quy trình để đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nhìn chung trong mối liên hệ với danh mục rủi ro và một chiến lược để duy trì mức vốn của họ

* Nguyên tắc 2: Cơ quan giám sát (VD: SBV) nên rà soát và đánh giá lại những đánh giá về mức độ đầy đủ vốn nội bộ cũng như các chiến lược của các Ngân hàng.

* Nguyên tắc 3: Cơ quan giám sát nên đề nghị các Ngân hàng giữ mức vốn cao hơn Tỷ lệ vốn tối thiểu quy định (MCR)

* Nguyên tắc 4: Cơ quan giám sát nên can thiệp sớm ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của Ngân hàng không giảm xuống dưới mức quy định.

Cột trụ 3 mục đích để bổ sung cho Các yêu cầu về vốn tối thiểu (Cột trụ 1) và Quy trình Giám sát của Cơ quan quản lý (Cột trụ 2) bằng cách khuyến khích việc công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường, công khai những thông tin quan trọng của Ngân hàng liên quan đến:Vốn, các loại rủi ro, Quy trình đánh giá rủi ro, Mức độ đầy đủ vốn.

Cụ thể quy định về cách thức đo lường vốn, tiêu chuẩn về đầy đủ vốn được quy định trong văn bản của BIS - download tại đây: http://www.bis.org/publ/bcbs128.htm

Basel II tại Việt Nam:

Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 1601/NHNN-TTGSNH về việc triển khai thực hiện quy định an toàn vốn theo Basel II. Theo đó NHNN yêu cầu các ngân hàng triển khai Basel II ở mức độ tiêu chuẩn trừ 10 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB ở mức độ cao hơn (lộ trình đi vào thực hiện đến năm 2018). Công việc đầu tiên thực hiện trong năm nay là các ngân hàng sẽ phải - Thực hiện phân tích mức độ chênh lệch (Gap Analysis) và xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể (Master Plan) để đảm bảo thực hiện quy định an toàn vốn Basel II trong các năm tới.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA