2% BHXH giữ lại theo luật BHXH

  • Thread starter vinhbv
  • Ngày gửi
V

vinhbv

Guest
21/5/07
2
0
0
Nghe An
Gui cac ban,
mong cac ban huong dan giup:
2% BHXH dữ lại để chi trả kịp thời cho CNV diện hưởng BHXH (ốm đau, ts,...) cuối năm quyết toán lại với phí CP BHXH. thếu thì BHXH trả thêm, thừa thì mình nộp lại cho BHXH.
Việc trên hạch toán như thế nào?
cảm ơn các bạn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

ngoctrang80

Guest
23/8/06
335
1
0
TPHCM
Việc quyết toán được thực hiện theo Quý, chứ không phải theo năm.

bạn định khoản như sau:

1. giữ lại 2%:
N3383 (20%)
N3384 (1%)
C112 (21%)

2. Trả trước cho CNV:

a. Nếu phần trả trước ít hơn số tiền 2% còn lại:
Kết chuyển N3384/ C3388 (số tiền thực chi trước)

Sau đó thanh toán: N3388/ C111
Bên 3384 vẫn còn số dư bên Có, chuyển phần còn lại cho BH: N3384/C112

b. Nếu số chi trước lớn hơn 2%:

- N3384 (số 2%)
N1388 (số chênh lệch)
C3388 (số phải chi trước)

- Chi: N3388/ C111 (số phải chi trước)

- Bên BH chuyển bổ sung: N112/C1388 (số chênh lệch)

Chúc bạn thành công!
 
The Hoang

The Hoang

Kế Toán Dạo
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
11/8/05
2,416
286
83
Sài Gòn - Phan Thiết
Việc quyết toán được thực hiện theo Quý, chứ không phải theo năm.

bạn định khoản như sau:

1. giữ lại 2%:
N3383 (20%)
N3384 (1%)
C112 (21%)

2. Trả trước cho CNV:

a. Nếu phần trả trước ít hơn số tiền 2% còn lại:
Kết chuyển N3384/ C3388 (số tiền thực chi trước)

Sau đó thanh toán: N3388/ C111
Bên 3384 vẫn còn số dư bên Có, chuyển phần còn lại cho BH: N3384/C112

b. Nếu số chi trước lớn hơn 2%:

- N3384 (số 2%)
N1388 (số chênh lệch)
C3388 (số phải chi trước)

- Chi: N3388/ C111 (số phải chi trước)

- Bên BH chuyển bổ sung: N112/C1388 (số chênh lệch)

Chúc bạn thành công!

Bạn ui, Theo như cách tính của bảo hiểm (form mẩu báo cáo) thì 2% giữ lại hạch toán bên BHXH chứ không phải là BHYT. Có bạn nào để ý tới cái này không nhỉ? Vì sẽ tính ra con số khác trong trường hợp cty có người có mức lương vượt trần
 
vochau83

vochau83

Trung cấp
20/8/08
174
5
18
Đà Lạt
Không để lại 2%BHXH tại đơn vị có sao không?

Chào các anh chị trên diễn đàn. MÌnh muốn hỏi về vấn đề 2% BHXH giữ lại tại đơn vị mỗi tháng, theo mình nếu cty không giữ lại 2% này mà đóng hết có ảnh hưởng gì không? Vì đằng nào quý sau cũng phải nộp đủ số 2% để lại này?! Các anh chị vui lòng góp ý kiến với mình vấn đề này nhé.
 
Vu Ngan Ha

Vu Ngan Ha

Guest
15/11/05
82
0
0
Yen Hoa-Cau Giay- Ha Noi
Chào các anh chị trên diễn đàn. MÌnh muốn hỏi về vấn đề 2% BHXH giữ lại tại đơn vị mỗi tháng, theo mình nếu cty không giữ lại 2% này mà đóng hết có ảnh hưởng gì không? Vì đằng nào quý sau cũng phải nộp đủ số 2% để lại này?! Các anh chị vui lòng góp ý kiến với mình vấn đề này nhé.

K rõ ý bạn hỏi là gì, 2% BHXH giữ lại là sao? Theo quy định bạn phải đóng đủ 23% BHXH và Ytế, nếu tháng này bạn chưa đóng thì tháng sau bạn phải đóng + lãi của khoản tiền còn thiếu.
 
vochau83

vochau83

Trung cấp
20/8/08
174
5
18
Đà Lạt
K rõ ý bạn hỏi là gì, 2% BHXH giữ lại là sao? Theo quy định bạn phải đóng đủ 23% BHXH và Ytế, nếu tháng này bạn chưa đóng thì tháng sau bạn phải đóng + lãi của khoản tiền còn thiếu.

Theo thông báo của BHXH VN, kể từ nay 13/2/09, các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội đều được giử lại 2% tiền lương tiền công đóng BHXH, để chi trả kịp thời các chế độ đau ốm, thai sản cho người lao đông, trường hợp số tiền chi trả cao hơn 2% thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho người lao đông phần chênh lệch. Ý mình là 2% này nè.
 
B

binhkt123

Cao cấp
16/5/09
282
0
16
Huế
Theo thông báo của BHXH VN, kể từ nay 13/2/09, các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội đều được giử lại 2% tiền lương tiền công đóng BHXH, để chi trả kịp thời các chế độ đau ốm, thai sản cho người lao đông, trường hợp số tiền chi trả cao hơn 2% thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho người lao đông phần chênh lệch. Ý mình là 2% này nè.

bạn đóng hết cũng chả sao, khi nào có ai ốm đau gì thì dùng nguồn khác chi trả, cuối quý quyết toán với BH để lấy tiền lại. 2% này như bạn nói : để chi trả kịp thời các chế độ đau ốm, thai sản cho người lao đông, nếu mình sẵn tiền thì cần gì phải giữ lại
 
L

Luulytrongnang

Guest
24/10/08
1
0
0
HN
Bhxh

Bạn làm ơn cho biết văn bản thông báo nào của BHXH nói về việc DN được giữ lại 2% BHXH hàng tháng, nếu bạn có văn bản đó thì post lên cho mọi người cùng tham khảo nhé. Thanks
 
M

maint2210

Guest
1/3/09
7
0
0
Ha Noi
Bên cty mình cũng nộp đủ 23% đấy. Mình cứ nộp đủ đi. Rồi đến lúc phát sinh thì tính trừ vào khoản tiền nộp của quý sau. Chứ, cứ nộp có 21% thì theo luật là thế, nhưng lên làm việc với bên BH đối chiếu lằng nhằng, mà lại mất nhiều thời gian. Khi nào Cty có ai ốm đau, có giấy của bệnh viện thì bạn tổng hợp lại rồi tính ra số tiền đó. Chuẩn rồi thì bên BH người ta mới nhận cho bạn. Đến lúc đó tính trừ luôn vào số phải nộp quý sau. Thế tiện hơn nhiều. Chứ còn phải theo dõi nhiều khoản khác, đau đầu vì 2% BH giữ lại đó làm j. Cứ nộp đủ 23% từ ban đầu đi bạn ah.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bạn làm ơn cho biết văn bản thông báo nào của BHXH nói về việc DN được giữ lại 2% BHXH hàng tháng, nếu bạn có văn bản đó thì post lên cho mọi người cùng tham khảo nhé. Thanks

Chắc bạn đang công tác tại Hà Nội thì phải (do thấy địa chỉ em khai báo)
Nếu bạn ở Hà Nội có thể truy cập tại đây http://www.bhxhhn.org/tracuu.asp

Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tải các văn bản liên quan BHXH tại đây.

Công văn 1643/HD-BHXH ngày 15/06/2009 V/v thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN của BHXH-TPHCM tại đây

Công văn 215/HD-BHXH ngày 05/02/2009 cV/v - Hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ BHXH-BHYT và bảo hiểm thất nghiệp tại đây

Số: 215/HD-BHXH
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009​
V/v hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ
BHXH – BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.

Kính gửi: Các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.

Tiếp theo Công văn số 1438/HD-BHXH ngày 07/9/2007 của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn nghiệp vụ thu – chi và thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ BHXH-BHYT, nay tiếp tục hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau:
1. Thanh quyết toán 2% giữ lại đơn vị:

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội : người sử dụng lao động giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Kể từ ngày 01/01/2009, tất cả các đơn vị tham gia BHXH đều thực hiện việc giữ lại 2% để chi trả kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Để thuận lợi cho các đơn vị thực hiện việc thanh quyết toán, Bảo hiểm xã hội Thành phố hướng dẫn các đơn vị cụ thể như sau:

1.1- Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động sử dụng nguồn kinh phí của quỹ BHXH bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được giữ lại để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo qui định. Hàng quý (tháng) lập danh sách theo mẫu số C66a-HD, C67a-HD, C68a-HD, C69a-HD, C70a-HD, kèm theo hồ sơ của từng người lao động, file dữ liệu gửi cho cơ quan BHXH để quyết toán kinh phí ốm đau, thai sản, dưỡng sức.

1.2- Phương thức thanh toán kinh phí giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động: Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ tổng hợp số chi BHXH cho người lao động đã được duyệt theo các mẫu: C66b-HD, C67b-HD, C68b-HD, C69b-HD, C70b-HD, để lập thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu C71-DH gửi về đơn vị sử dụng lao động 01 bản để làm cơ sở thanh toán:
Trường hợp số chi BHXH cao hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau.
Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) hoặc không sử dụng đơn vị phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau. Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm đóng theo quy định.

1.3- Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người lao động.

Điều kiện tạm ứng:

Công văn đề nghị tạm ứng (theo mẫu đính kèm) gửi về cơ quan BHXH, nơi đóng BHXH (Phòng Kế hoạch Tài chính – Bảo hiểm xã hội Thành phố hoặc bộ phận kế toán của BHXH quận huyện);
Số phát sinh thực chi ốm đau, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe đã được duyệt cao hơn số kinh phí 2% để lại đơn vị;
Đơn vị không nợ tiền đóng BHXH đến thời điểm tạm ứng;
Số tiền tạm ứng bằng hoặc nhỏ hơn số chênh lệch giữa tổng số chi các chế độ BHXH đã được duyệt và 2% để lại (tính đến tháng đề nghị tạm ứng);
Kinh phí tạm ứng sẽ được cấp chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được văn bản đề nghị của đơn vị.

1.4. Do tính chất thanh toán rất phức tạp vì có kinh phí giữ lại 2% và tạm ứng bổ sung trong quý, các đơn vị phải mở sổ sách kế toán theo dõi chặt chẽ và thường xuyên đối chiếu với cơ quan BHXH (Phòng KHTC của BHXH Thành phố nếu đóng BHXH ở 117 C Nguyễn Đình Chính, phường 15 quận Phú Nhuận hoặc bộ phận kế toán của BHXH các quận huyện, nếu đóng BHXH tại các quận huyện) để thống nhất số phát sinh hàng quý và thực hiện thanh toán nghiêm túc theo quy định tại mục 1.2 của văn bản này.

1.5. Các đơn vị chưa có tài khỏan tiền đồng việt Nam, đề nghị khẩn trương mở tài khỏan và thông báo cho cơ quan BHXH biết để thực hiện việc thanh tóan kinh phí theo quy định tại mục 1.2 của văn bản này.

2- Xác nhận thời gian tham gia BHXH khi sinh hưởng trợ cấp thai sản:

2.1- Căn cứ khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ, thì lao động nữ nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) trước thời điểm sinh con, nếu đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Người hưởng chế độ chỉ cần mang sổ BHXH và đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (theo mẫu trên website của Bảo hiểm xã hội Thành phố) có xác nhận của chính quyền địa phương và bản sao giấy khai sinh mang đến cơ quan BHXH quận huyện (nơi cư trú) để nhận trợ cấp thai sản.
Riêng thời gian hưởng trợ cấp sản đối với những trường hợp này, nếu thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản mà hợp đồng lao động không còn hiệu lực thì không được tính là thời gian tham gia BHXH.
VD: Hợp đồng lao động của bà Bà Nguyễn Thị B có hiệu lực hết tháng 10/2008, bà đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Bà B nghỉ sinh tháng 8/2008 và thời điểm sinh con là tháng 9 năm 2008. Trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản bà B chỉ được tính 3 gồm tháng 8, tháng 9 và tháng 10/2008 là thời gian đóng BHXH.

2.2- Xác nhận thời gian tham gia BHXH đối với trường hợp thai sản:
Khi lao động nữ hưởng chế độ thai sản, đơn vị sử dụng lao động vẫn thực hiện điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH (mẫu 3a) theo quy định.
Phòng Chế độ BHXH (cán bộ thực hiện chế độ BHXH) sau khi giải quyết chế độ cho người lao động, in 2 bản Phiếu xác nhận giải quyết chế độ thai sản (mẫu đính kèm), chuyển cho Phòng Thu (cán bộ thu) để làm căn cứ bổ sung dữ liệu nghỉ thai sản, không đóng BHXH nhưng được tính là thời gian tham gia BHXH.
Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ do sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, là thời gian nghỉ không tính theo tháng, nên đơn vị sử dụng lao động không điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH.
Sau khi nhận được Phiếu xác nhận giải quyết chế độ thai sản, Phòng Thu (cán bộ thu) lập phiếu điều chỉnh giảm số tiền phải đóng BHXH cho đơn vị và người lao động theo quy định vào kỳ báo cáo gần nhất.

3-Bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ Công văn số 18/BHXH-BT ngày 07/01/2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu bảo hiểm xã hội thất nghiệp. Căn cứ văn bản này BHXH Thành phố hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 01/2009 như sau:

3.1-Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên và những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) có thời hạn từ đủ mười hai tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn ở trong các đơn vị này, đều thuộc đối tượng tham gia BHTN.

3.2- Về hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia BHTN:

Kể từ ngày 01/01/2009 áp dụng thống nhất mẫu biểu đăng ký lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:
- “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN” theo mẫu 2a-TBH đính kèm. Trên cơ sở mẫu 2a-TBH cũ, bổ sung thêm cột đóng BHTN (cột 16) và đóng từ tháng năm (cột17).
Những người lao động tăng mới thuộc đối tượng tham gia BHTN đánh dấu X vào cột 16 và ghi rõ thời gian bắt đầu thuộc đối tượng tham gia BHTN vào cột 17. Những người không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì để trống 2 cột này.
Trường hợp lao động tăng mới có giai đoạn phải truy đóng:
Nếu là đối tượng BHXH bắt buộc hoặc đồng thời vừa là đối tượng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ ghi 1 dòng.
Nếu có thời gian là đối tượng BHXH bắt buộc sau đó đồng thời là đối tượng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp thì ghi thành 2 dòng: dòng đầu ghi giai đoạn chỉ tham gia BHXH bắt buộc; dòng thứ hai ghi giai đoạn tham gia đồng thời BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
- Trường hợp điều chỉnh đối tượng tham gia BHTN thì lập “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN” theo mẫu 3a-TBH đính kèm (Bổ sung phần tổng hợp đối tượng tham gia BHTN); trong đó tách ra thành 2 phần:
Phần 1: ghi các trường hợp điều chỉnh BHXH bắt buộc hoặc đồng thời vừa điều chính BHXH bắt buộc vừa điều chỉnh bảo hiểm thất nghiệp.
Phần 2: Ghi các trường hợp chỉ điều chỉnh về bảo hiểm thất nghiệp.
Chú ý: Kỳ đối chiếu tháng 02/2009 các đơn vị lập Danh sách lao động đăng ký tham gia BHTN từ thời điểm tháng 01/2009 (theo mẫu đính kèm) gửi cho cơ quan BHXH cùng lúc với hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 02/2009.

3.3- Chuyển tiền đóng BHTN:

Đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền đóng BHTN về tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH cùng lúc với tiền đóng BHXH, BHYT hàng tháng.
Những đơn vị tạm thời nợ BHTN đến tháng 06/2009 theo Nghị quyết của Chính phủ, vẫn phải lập danh sách đăng ký theo mẫu quy định trên đây, đồng thời vẫn đóng BHXH, BHYT hàng tháng đầy đủ theo quy định và khoản trích 1% tiền lương của người lao động.

3.4 Lưu ý:

Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính đóng BHTN cũng chính là tiền lương, tiền công đóng BHXH hiện nay.
Những trường hợp ngừng đóng đóng BHXH trong thời gian hưởng trợ cấp ốm đau hoặc thai sản, thì cũng tạm thời chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động ký hợp đồng lao động làm việc nhiều nơi thì chỉ tham gia BHXH, BHYT và BHTN ở một nơi.
Người lao động được cử đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, an dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị cử đi thì vẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT và BHTN (nếu thuộc đối tượng tham gia BHTN) theo quy định.

4- Cấp sổ BHXH theo mẫu mới:
4.1- Căn cứ Quyết định 3636/QĐ-BHXH ngày 16/06/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kể từ ngày 01/01/2009, BHXH Tp.HCM tiến hành cấp sổ BHXH theo mẫu mới (đính kèm) cho người lao động tham gia BHXH. Đối tượng cấp sổ theo mẫu mới là:
- Người lao động mới tham gia BHXH (kể cả người lao động tăng mới trong năm 2008) chưa được cấp sổ.
- Những trường hợp đã được cấp sổ theo mẫu cũ nhưng bị hư hỏng không sử dụng được, hoặc sổ bị mất.
Đơn vị sắp xếp 3 tờ khai tham gia BHXH của từng người theo thứ tự của "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT" (mẫu 02a-TBH), nộp cho cơ quan BHXH kèm Mẫu 02a-TBH nói trên và "Phiếu giao sổ" đã được cấp.
Lưu ý: Khi lập tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 01-TBH), đơn vị và người lao động cần lưu ý ghi đầy đủ những nội dung trong tờ khai như sau:
- Mã số: ghi số sổ BHXH đã được cấp theo "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT "(mẫu 02a-TBH).
- Ngày tháng năm sinh: ghi đủ ngày tháng và năm sinh. Trường hợp không nhớ ngày tháng sinh thì ghi năm sinh.
- CM thư số: ghi chính xác và đầy đủ số Chứng minh nhân dân, nơi cấp và ngày cấp.
- Đã được BHXH…………..cấp sổ BHXH ngày………….: ghi đúng ngày được cấp số sổ BHXH theo "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT" (mẫu 02a-TBH).
- Thời gian công tác có đóng BHXH: ghi rõ ràng, đầy đủ các cột 3 và 4 trong tờ khai. Nếu thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (HĐLĐ có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc HĐLĐ không xác định thời hạn) thì đánh dấu (X) vào cột ghi chú.

4.2- Xác nhận quá trình làm việc và đóng BHXH, BHTN:
Trong khi chờ BHXH Việt Nam ban hành phần mềm in quá trình làm việc và đóng BHXH , BHTN theo mẫu mới, những trường hợp được cấp sổ BHXH theo mẫu mới quy định trên đây, khi nghỉ việc, chuyển công tác được xác nhận và chốt sổ theo quy định như sau:
Các đơn vị sử dụng mẫu "Xác nhận quá trình làm việc và đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp" (mẫu 01/SBH-XN) (đính kèm) để ghi quá trình làm việc có đóng BHXH, BHTN cho người lao động

4.3- Lưu ý:
- Tỷ lệ đóng BHXH trước tháng 01/2009:
* NSDLĐ: 15%
* NLĐ: 5%
- Từ tháng 01/2009, nếu thuộc đối tượng tham gia BHTN:
* NSDLĐ: 16%
* NLĐ: 6%.

5- Những điều lưu ý đơn vị tham gia BHXH:

5.1-Nhằm nắm bắt kịp thời Thông báo của Bảo hiểm xã hội Thành phố và BHXH các quận huyện về kết quả đóng BHXH, BHYT, kết quả giải quyết chế độ BHXH cho người lao động cũng như các thông tin mới nhất về chế độ chính sách, quy trình thủ tục hồ sơ … kể cả yêu cầu về việc sao chép dữ liệu đóng BHXH của người lao động, Bảo hiểm xã hội Thành phố đề nghị các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố sử dụng hệ thống IMS tại địa chỉ http://hcm.bhxh.vn/ims. Địa chỉ IMS của BHXH các quận huyện (theo danh sách đính kèm).

5.2-Người tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở các tỉnh thành khác chỉ được đăng ký tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc tuyến quận huyện và tương đương. Đơn vị sử dụng lao động lưu ý điều này để khi lập danh sách đăng ký khám chữa bệnh ngoài Thành phố Hồ Chí Minh cho người lao động đúng quy định.

5.3-Theo quy định của BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH trả lương hưu cho những trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu từ ngay sau tháng sinh nhật và là tháng liền kề sau khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
VD: Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 2 năm 1949, đến tháng 2 năm 2009 đủ 60 tuổi. Ông A được đơn vị sử dụng lao động làm hồ sơ hưu gửi cơ quan BHXH trước ngày 15/01/2009. Lương hưu của ông A được cơ quan BHXH trả từ tháng 3 năm 2009.
Căn cứ quy định này, đơn vị sử dụng lao động ra quyết định nghỉ việc và hoàn tất hồ sơ chuyển cơ quan BHXH kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

5.4-Số máy 39.979.039 là số tổng đài của BHXH Thành phố, đơn vị và người lao động khi cần liên hệ với phòng nghiệp vụ đề nghị quay số Tổng đài để được hướng dẫn liên lạc với các máy nội bộ của các phòng.

5.5-Website của Bảo hiểm xã hội thành phố, địa chỉ www.bhxhhcm.org.vn .Trang website này cung cấp toàn bộ các biểu mẫu, các văn bản của Chính phủ, của các ngành chức năng và của cơ quan BHXH hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ BHXH – BHYT. Đặc biệt là những văn bản hướng dẫn cụ thể các thủ tục hồ sơ tham gia BHXH, BHYT; hướng dẫn làm lại sổ BHXH, đổi lại thẻ BHYT (trong trường hợp bị mất bị sai sót...); danh mục các cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của 63 tỉnh thành và nhiều nội dung thông tin khác liên quan đến những vấn đề BHXH - BHYT. Cần tìm hiểu các văn bản, vào website tra cứu mục văn bản, cần tìm các biểu mẫu tra cứu mục biểu mẫu, download miễn phí./.

Nơi nhận:
GIÁM ĐỐC​
-Như trên; (Đã ký)
-Các phòng;
-BHXH q/h;
-Website;
-Lưu VT.


Cao Văn Sang​
 
Atoiz

Atoiz

Cao cấp
22/8/07
324
1
18
42
Tp. Cần Thơ
Dunghd nói:
Công ty mình thì ko giữ lại 2%, chuyển qua luôn cho cơ quan BH, mình đỡ phải vất vả.
Theo mình thì giữ lại làm gì cho mệt ko biết nữa??? nên đóng đủ để khỏi bị truy thu!
Theo tinh thần của BHXH thì việc giữ lại 2% cho Dn có thể chủ động chi trả những TH ốm đau, thai sản... Như vậy đây là quyền lợi mà?
 
B

buiha

Guest
29/10/07
4
0
0
Nam Định
Chào các bạn.
Công ty mình vẫn để lại 2% BHXH theo thông báo của BHXH tỉnh. Mình cho rằng làm như vậy hợp lý hơn, còn việc hạch toán và theo dõi là việc của mình.
Chỉ có điều bên mình bộ phận nhân sự tiền lương làm bảng thanh toán lương cho CB CNV, trên số liệu của họ mình thu và trích theo quy định nhà nước. Nhưng khi đối chiếu với thông báo của BHXH tỉnh thì số liệu thường không khớp nhau, mình nghĩ là bên nhân sự không đối chiếu với bên bảo hiểm nên mới có chuyện như vậy. Bên NS còn nói rằng lệch là tất yếu xảy ra, không biết công ty của các bạn thế nào. Còn mình vẫn cho rằng NS công ty mình làm ăn chuối....
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
To : buiha
Chuyện bình thường mà bạn. Kế toán đâu đâu cũng gặp nạn này cả.
Chỉ có điều khi bạn phát hiện sự chênh lệch so với sổ sách thì bạn cần phải làm gì ? Và bạn phải phối hợp với nhân sự cái gì để họ làm cho chuẩn để sao không cần chỉnh.
1.- Liên hệ với cơ quan bảo hiểm, in bản đối chiếu quyết toán
2.- Rà soát lại số liệu của nhân sự báo cáo so với sổ sách kế toán
3.- Phối hợp các yếu tố (1,2) làm điều chỉnh sổ sách lại cho phù hợp. Việc này tốn khá nhiều thời gian.
4.- Song song tiến hành làm bước 3, bạn phải phối hợp nhân sự chặn lại cho các kỳ báo cáo tiếp theo.
Trước khi nộp báo cáo, chuyển tiền cho cơ quan BHXH, các số liệu báo cáo phải thông qua bộ phận kế toán để được kiểm tra trước khi thực hiện. Chỉ những doanh nghiệp lớn họ còn tha thiết quản lý chặc chẽ, có qui trình kiểm soát nội bộ
Nói thì dễ nhưng gặp doanh nghiệp nhỏ, cung cách điều hành, quản lý gia đình trị rồi thì sự hiểu biết được ứng dụng và phát huy đến đâu mới là khó. Hụ hụ hụ :wall: :wall: :wall:
 
T

Thoa NA

Guest
7/8/09
6
0
0
Tân Phú
Chào các bạn cho mình hỏi : hàng tháng mình hạch toán BHXH, YT,TN , phần Giữ lại 2% BHXH, và nộp BHXH như thế nào?? Bên Công ty mình nộp luôn cho người lao động chứ ko tách ra người sử dụng lao động và người lao động.

Cảm ơn các bạn nhiều.

Cho mình hỏi cách hạch toán BHXH,YT,TN hàng tháng, phần giữ lại 2% và nộp BHXH,YT,TN cuối tháng ??
Cảm ơn nhiều!
 
N

Nguyễn Diệu Tú

Guest
18/4/07
8
0
0
Huế
Khi hạch toán thi đưa vao chi phí
Nơ TK6/có 3383
Khi nộp: Nợ TK 3383/có TK 111,112
Khi chi ốm đau cho NV trên 2% giữ lại: Nợ TK 3383/có TK 111
2% giữ lại nếu chi không hết thì nộp bổ sung: Nợ TK 3383/có TK111/112
2% giữ lại nếu chi thiếu thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả lại cho đơn vị: Nợ TK 111,112/có TK 3383 .
Chúc bạn thành công
 
M

milu1982

Guest
26/9/09
2
0
0
tphcm
mình có cái này thắc mắc nữa! Tờ khai thuế TNDN tạm tính mình chọn vào quý 3 mà phần mềm ko cho vào để báo cáo vậy làm thế nào ? Giúp mình nha..........
 
H

huongdo87

Guest
11/3/09
3
0
0
36
Binh Duong
Chào các anh chị trên diễn đàn. MÌnh muốn hỏi về vấn đề 2% BHXH giữ lại tại đơn vị mỗi tháng, theo mình nếu cty không giữ lại 2% này mà đóng hết có ảnh hưởng gì không? Vì đằng nào quý sau cũng phải nộp đủ số 2% để lại này?! Các anh chị vui lòng góp ý kiến với mình vấn đề này nhé.
Trước hết cty cua ban se đươc bên BHXh cho lưa chon 2 cách để áp dụng đóng hay không đóng 2% BHXH.
1. Đơn vị không giữ 2% BHXH mà chuyển toàn bộ 23% cho BHXH.
2. Đơn vị bạn giữ lai 2% BHXH tại đơn vị để đơn vị chi trả (Ốm đau + thai sản..).
theo minh được biết thì cách 1 vẫn hay hơn cả. Vì nếu đơn vị bạn lực chọn cách thứ 2 thì sau khi chi trả toàn bộ chi phí ốm đau + TS.. cho CNV trong quý. Neu quỹ 2 % thiếu thi cty bạn làm công văn chuyển BHXH . Nếu Thừa khi hết quý cty cũng fải chuyển hết 2% đó. cty không được quyền giữ lại 2% BHXH đó.
 
N

nguyenphuong23

Guest
28/11/09
3
0
0
Hung Yen
Cách hạch toán 2% BHXH giữ lại đơn vị

Các anh chị ui!
Chỉ giúp e cách hạch toán 2% BHXH đơn vị giữ lại? Mình sẽ sử dụng TK nào để hạch toán?
 
hoalantieu2030

hoalantieu2030

Money can't buy happiness
26/8/09
283
1
18
Nơi không có biển
Treo trên TK 3383. Đến khi quyết toán:
Nếu phải nộp lại cho cơ quan BH do chi ko hết ốm đau, thai sản...: N 3383/C111,112
Nếu chi trả BH thay lương hộ BH: N3383/C111,334
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA