Kế toán các khoản thiệt hại trong XL

  • Thread starter Nguyen Thi Thanh Huyen
  • Ngày gửi
N

Nguyen Thi Thanh Huyen

Guest
6/9/04
127
0
0
Hue
Help me!!!!!!
Anh chi nào đã co kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản thiệt hại trong xây lắp do: phá đi làm lại và do ngừng sản xuất lam ơn tư vấn giúp em cách hạch toán trong các trường hợp này với.
- Nếu thiệt hai do ben A chịu thì DNXL sẽ xử lý như thế nào?
- Nếu thiệt hại do chính DNXL chịu thì họ sẽ xử lý như thế nào?
Em đã đọc sách hướng dẫn về vấn để này nhưng các nội dung hướng dẫn ko thống nhất mà em lại không co kinh no thực tế nên ko thể hiểu được.
Anh chi nào có kinh nghiệm làm ơn chia sẽ cho em với!
Em rất mong sớm nhân được câu trả lời từ web!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Trường hợp phá đi làm lại:
- Nếu thiệt hai do ben A chịu thì DNXL sẽ xử lý như thế nào?
Theo tôi trường hợp này do bên A cung cấp thiết kế sai, hoặc bên A thay đổi muốn phá đi làm lại... Xem như đây là tình huống phát sinh tăng khối lượng thi công. Phần đã thi công phải phá dỡ 2 bên phải nghiệm thu, phần làm lại 2 bên cũng phải thống nhất dự toán là bao nhiêu. Như vậy, toàn bộ chi phí của cả phần phá dỡ và phần làm thêm hạch toán vào giá thành công trình (TK 154 - 632) và phần bên A chi trả thêm chính là doanh thu.
- Nếu thiệt hại do chính DNXL chịu thì họ sẽ xử lý như thế nào?
Thiệt hại này do thường do bên B làm sai. Sai sót này làm bên B phát sinh thêm chi phí NVL, nhân công (bên A sẽ không quan tâm bên B thiệt hại bao nhiêu miễn là hoàn thành công trình đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ). Do đó toàn bộ chi phí phát sinh bên B hạch toán vào giá thành công trình.
Trường hợp ngừng sản xuất
Bên nào ngừng sản xuất? Bên A ngừng SX do bên B thi công chậm thì B phải đền bù tiền vi phạm HĐ. Bên A chậm thủ tục gì đó làm bên B kéo dài thời gian thi công, phải tốn thêm chi phí lương: (1) Hai bên có thể thỏa thuận điều chỉnh HĐ, hoặc A trả cho B tiền vi phạm HĐ...

Nói chung là phải cụ thể như thế nào mới vận dụng được, đừng phụ thuộc cứng nhắc vào quy định để xử lý tình huống.
 
T

tyfnmax

Guest
2/5/04
40
0
0
HN
Trường hợp phá đi làm lại:

Thiệt hại này do thường do bên B làm sai. Sai sót này làm bên B phát sinh thêm chi phí NVL, nhân công (bên A sẽ không quan tâm bên B thiệt hại bao nhiêu miễn là hoàn thành công trình đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ). Do đó toàn bộ chi phí phát sinh bên B hạch toán vào giá thành công trình.

Phát sinh do lỗi của B mà được tính vào giá thành công trình thì là kẽ hở để bạn trốn thuế à.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Phát sinh do lỗi của B mà được tính vào giá thành công trình thì là kẽ hở để bạn trốn thuế à.

Trốn thuế là thế nào ở đây khi bạn có đầy đủ chứng từ chứng minh. Trường hợp này không phải là những khoản phạt do phạm luật pháp hay vi phạm những quy định hành chính nên chi phí không thể xem là chi phí bất hợp lệ. Nói cách khác, chi phí này cũng là chi phí bình thường trong kinh doanh, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến những lỗi kỹ thuật. Nếu rũi ro và thiệt hại do rũi ro là chi phí hợp lệ, có lý nào chi phí này lại không phải là chi phí hợp lệ?

Đồng ý là sẽ có những kẻ hở để lách, nhưng kế toán có cả trăm thứ có kẻ hở để lách vào. Trong lĩnh vực xây dựng, thay vì kê khai vật tư này DN kê vật tư khác có giá trị cao hơn (có hóa đơn) chắc là cán bộ thuế không thể kiểm soát được.
 
ngocluyen12

ngocluyen12

Guest
24/4/07
704
0
0
Hai phong
Mình đồng ý với bạn adam_tran
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA