Ưu, nhược điểm của hình thức chứng từ ghi sổ???help me

  • Thread starter ketoan_king
  • Ngày gửi
K

ketoan_king

Guest
10/10/06
67
1
8
37
Quy Nhơn xì ti
Em sắp phải viết báo cáo thực tập tổng hợp và trong yêu cầu của báo cáo nói phải nêu được ưu nhược điểm 3 hình thức ghi sổ là nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ và nhật ký chung. Trong đó chú trọng chứng từ ghi sổ. Cái này trong sách giáo trình cũng có nhưng mà họ nói ít và khó hiểu quá :wall: nên em nhờ các anh chị nào đang làm kế toán tại doanh nghiệp mà ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ thì nói cho em biết với... vì lý thuyết và thực tế khác nhau nhiều mà.


Thanks các nhiều lắm!!!

đầu tháng 8 em phải nộp rồi các bác giúp em sớm nha
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
levanton

levanton

Cao cấp
Em sắp phải viết báo cáo thực tập tổng hợp và trong yêu cầu của báo cáo nói phải nêu được ưu nhược điểm 3 hình thức ghi sổ là nhật ký sổ cái, chứng từ ghi sổ và nhật ký chung. Trong đó chú trọng chứng từ ghi sổ. Cái này trong sách giáo trình cũng có nhưng mà họ nói ít và khó hiểu quá :wall: nên em nhờ các anh chị nào đang làm kế toán tại doanh nghiệp mà ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ thì nói cho em biết với... vì lý thuyết và thực tế khác nhau nhiều mà.

Thanks các nhiều lắm!!!

Đầu tháng 8 em phải nộp rồi các bác giúp em sớm nha

Mỗi hình thức hạch toán đều có những ưu nhuợc điểm, nếu áp dụng đúng với điều kiện của doanh nghiệp về công việc, về tổ chức bộ máy kế toán, số nhân viên làm công tác kế toán, và trình độ của đội ngũ kế toán thì sẽ hiệu quả, tiết kiệm.
Như vậy phải xét 3 yếu tố để có thể áp dụng hình thức nào cho phù hợp:
-Số nghiệp vụ phát sinh
-Số lượng kế toán viên
-Trình độ của kế toán viên ( bằng cấp, kinh nghiệm thực tế )
Hình thức NK-SC : Số nghiệp vụ ít, chỉ cần một hoặc 2 kế toán, trình độ cũng không đòi hỏi nhiều.
Nhựoc điểm : sổ sách dài lòng thòng , nhìn vào sổ có khi cả trang không thấy số nào ngoài số hiệu các tài khoản ở dòng đầu, khó cho việc in từ máy
Hình thức NKC : Số nghiệp vụ tương đối, không nhiều cũng không ít, vừa cho các DN có từ 2 - 3 kế toán,
Ưu điểm : Sổ sách nếu làm trên máy để in, vì mỗi sổ đều gói gọn trong trang A4.
Hình thức Chúng từ ghi sổ : Số nghiệp vụ nhiều, nhiều đến múc phải phân loại nghiệp vụ kinh tế cùng loại, vì vậy phải tập hợp chứng từ cùng loại vào bảng kế, hoặc từ chứng từ cùng loại vào CTGS.
Ưu điểm :
-Sổ sách nếu làm trên máy để in, vì mỗi sổ đều gói gọn trong trang A4.
-CTGS dùng để ghi các chứng từ vào đó,nếu chứng từ phát sinh quá nhiều, có thể lập bảng kê chứng từ cùng loại trước, lấy số cộng để ghi CTGS, rồi lấy số liệu cộng ở CTGS ghi vào sổ cái, như vậy giảm được rất nhiều việc ghi chép vào sổ cái, vì vậy nhìn sổ cái không bị rối.
Nhược điểm: phải nói đây là một yêu cầu của kế toán đúng hơn là nhược điểm:
-Đòi hỏi kế toán viên, kế toán trưởng phải đối chiếu khớp đúng số liệu giữa CTGS với CTGS khác do các đồng nghiệp khác, ở phần hành kế toán khác lập trước khi ghi vào Sổ đang ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái.
-Trình độ kế toán viên tương đối đồng đều.
-Khi và chỉ khi đã ghi số liệu vào sổ cái mới ghi ngày tháng vào chổ: Đã ghi sổ cái ngày....trên CTGS, như vậy mới khỏi bị sai sót, ghi trùng.
Nếu chứng từ cùng loại của một nghiệp vụ nào đó từ 10 chứng từ trở lên trong ngày thì nên áp dụng hình thức CTGS để giảm việc ghi chép từng chứng từ vào Sổ cái.
 
K

ketoan_king

Guest
10/10/06
67
1
8
37
Quy Nhơn xì ti
Ôi, em cảm ơn bác LeVanTon nhiều lắm lắm!!!:beer: Những cái này em chưa bao giờ thấy trên sách vở ghi cả.

Có một vấn đề nữa mà em cũng đang gặp rắc rối phiền bác giúp em chút nữa nha:
Theo sách vở thì "mô hình kế toán phân tán thường áp dụng cho các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động rộng, có sự phân cấp về quản lý tài chính do vậy tại các bộ phận sẽ được giao nhiệm vụ hạch toán ban đầu và cuối cùng sẽ chuyển toàn bộ. Còn mô hình kế toán tập trung thường áp dụng cho các đơn vị hoạt dộng kinh doanh trong một phạm vi tập trung, hạch toán độc lập, tự chủ tài chính." (em chép nguyên văn trong vở tổ chức công tác kế toán - thầy Quang trường ĐH kinh tế quốc dân dạy)
Còn ở xí nghiệp em thực tập thì em thấy kế toán bảo xí nghiệp hạch toán phụ thuộc cấp trên nên bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động theo mô hình tập trung. (xí nghiệp em là xí nghiệp chế biến gỗ, thuộc một Công ty cổ phần. Xí nghiệp có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán thanh toán và TSCD, 2 kế toán xưởng, 1 thủ quỹ. Ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ). Như vậy thì trong nhận xét của em về công tác kế toán tại xí nghiệp em có nên nói rằng xí nghiệp áp dụng mô hình kế toán tập trung là chưa thực sự phù hợp không? Hay là phải nhận xét thế nào cho chính xác nhất.
Em học trên lý thuyết thì chỉ thuộc vẹt thế này là mô hình tập trung, thế kia là mô hình phân tán chứ trên thực tế thì em chả biết nó như thế nào cả nên rất mong các bác đã và đang làm kế toán chỉ bảo giùm em.
Bác LeVanTon nói đúng những cái em đang rất cần may quá em gặp được cao thủ ở đây.
Các bác cố gắng giúp em lần nữa nha :mrstraetz
 
levanton

levanton

Cao cấp
Em cũng đang gặp rắc rối phiền các bác giúp em:
Theo sách vở thì "mô hình kế toán phân tán thường áp dụng cho các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động rộng, có sự phân cấp về quản lý tài chính do vậy tại các bộ phận sẽ được giao nhiệm vụ hạch toán ban đầu và cuối cùng sẽ chuyển toàn bộ. Còn mô hình kế toán tập trung thường áp dụng cho các đơn vị hoạt dộng kinh doanh trong một phạm vi tập trung, hạch toán độc lập, tự chủ tài chính." (em chép nguyên văn trong vở tổ chức công tác kế toán mà em học, ghi được từ bài giảng của thầy)
Ý kiến trên hoàn toàn đúng

Còn ở xí nghiệp em thực tập thì em thấy kế toán bảo xí nghiệp hạch toán phụ thuộc cấp trên nên bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động theo mô hình tập trung. (xí nghiệp em là xí nghiệp chế biến gỗ, thuộc một Công ty cổ phần. Xí nghiệp có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán thanh toán và TSCD, 2 kế toán xưởng, 1 thủ quỹ. Ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ). Như vậy thì trong nhận xét của em về công tác kế toán tại xí nghiệp em có nên nói rằng xí nghiệp áp dụng mô hình kế toán tập trung là chưa thực sự phù hợp không? Hay là phải nhận xét thế nào cho chính xác nhất.
Em học trên lý thuyết thì chỉ thuộc vẹt thế này là mô hình tập trung, thế kia là mô hình phân tán chứ trên thực tế thì em chả biết nó như thế nào cả nên rất mong các bác đã và đang làm kế toán chỉ bảo giùm em.
Các bác cố gắng giúp em nha :mrstraetz
Trước hết bạn phải nhìn lại việc hạch toán tại xí nghiệp, như bạn nêu: xí nghiệp hạch toán phụ thuộc cấp trên, như vậy nói xí nghiệp áp dụng mô hình kế toán tập trung là không đúng chứ đừng nói đến tính phù hợp hay không phù hợp vì xí nghiệp là một đơn vị phụ thuộc.

Bài bạn có nêu lên:hạch toán phụ thuộc, cũng tùy theo mức độ phụ thuộc:
- Phụ thuộc hoàn toàn, cả hạch toán sổ sách và kê khai thuế : Đơn vị phụ thuộc chỉ làm sổ sách theo dõi chi tiết, cuối kỳ báo số liệu và chứng từ, số lliệu về phòng kế toán tập trung hạch toán tổng hợp. Các chứng từ hóa đơn đều do Cty chính kê khai, hạch toán. Trường hợp này chỉ áp dụng cho các cty có đơn vị phụ thuộc( chi nhánh) cùng địa phương ( cùng tỉnh, thành)
- Phụ thuộc một phần:hạch toán sổ sách, còn kê khai, quyết toán tại địa phương nơi chi nhánh có trụ sở: Đơn vị phụ thuộc chỉ làm sổ sách theo dõi chi tiết, cuối kỳ báo số liệu và chứng từ, số lliệu về phòng kế toán tập trung hạch toán tổng hợp. Các chứng từ hóa đơn liên quan thuế GTGTđều do Chi nhánh Cty kê khai,quyết toán toán. Trường hợp này áp dụng cho các cty có đơn vị phụ thuộc( chi nhánh) ở khác tỉnh thành.
- Phụ thuộc về chỉ đạo, quản lý: Trường hợp này chi nhánh như một công ty con, phụ thuộc công ty mẹ ởchính sách chủ trương kinh doanh, vốn, và nộp chi phí quản lý, trả tiền vay, hay sử dụng vốn của cty mẹ: Hạch toán sổ sách, hoàn chỉnh báo báo quyết toán và gửi báo cáo, số liệu về cty mẹ.

Mấy ý kiến trên hy vọng bạn có thêm nhìn nhận, giúp bạn làm báo cáo thực tập tốt.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Hình thức NKC : Số nghiệp vụ tương đối, không nhiều cũng không ít, vừa cho các DN có từ 2 - 3 kế toán,
Ưu điểm : Sổ sách nếu làm trên máy để in, vì mỗi sổ đều gói gọn trong trang A4.
.

Cài này thì em chưa đồng ý với anh Tồn.
Thật ra các kế toán VIệt Nam mình chưa quen sử dụng hình thức Nhật ký chung. Kể cả trong điều kiện kế toán thủ công thì nếu sử dụng khéo léo thì hình thức NKC có thể phù hợp với mọi quy mô.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA