Bản chất nguồn vốn khấu hao là gì? Các chuyên gia làm ơn giải thích giúp mình với nhé

  • Thread starter Pham Ha
  • Ngày gửi
P

Pham Ha

Guest
13/9/07
3
0
0
Hà Nội
Cả nhà ơi,

Kế toán quốc tế không thấy khái niệm này. Các chuyên gia kế toán ở đây có thể giải thích giúp mình được không? Mình chỉ biết khi hạch toán chi phí khấu hao thì:
Nợ - chi phí khấu hao
Có - Khấu hao lũy kế

Vậy nguồn vốn khấu hao là gì? Các doanh nghiệp nhà nước trước đây phải nộp toàn bộ vốn khấu hao về ngân sách nhà nước. Mình không hiểu nguồn vốn này ở đâu và các bước hạch toán như thế nào.

Mong tin của các chuyên gia kế toán. Cảm ơn các bạn nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Trước đây trong thời bao cấp người ta phân chia nguồn vốn thành nhiều nguồn, trong đó có nguồn vốn khấu hao cơ bản , khấu hao sửa chữa lớn ... Trước khi QĐ 15 của Bộ Tài Chính ra đời người ta theo dõi ghi đơn ở TK 009, bởi vì thực chất nó nằm trong TK 411. Nay thì người ta không còn phải theo dõi nó nữa. Thực chất của nguồn vốn khấu hao là số tiền khấu hao mà ta thu hồi từ việc tính hao mòn vào chi phí SXKD. Bạn nên quên nó đi !
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Các DNNN trước đây còn HTóan theo chế độ Któan cũ, được cấp vốn CĐ để mua sắm XD cơ sở vật chất (TSCĐ) ban đầu. Khi đi vào hoạt động thì được cấp vốn lưu động để hoạt động.
Nhà Nước quản lý vốn cấp cho DN bởi Cục Qlý Vốn & TS của NN tại DN, do đó khi DN trích KH TSCĐ, thì có một nguồn dôi dư đó là TK 009 ngoài bảng.
Khi TSCĐ cũ cần thay thế để đổi mới công nghệ DN cũng ko có toàn quyền quyết định sử dụng nguồn này mà phải lập kế hoạch xin cấp vốn để mua sắm TSCĐ. Nếu được duyệt thì đơn vị có thể dùng nguồn này để mua TSCĐ mới (áp dụng cho các DN có lài lũy kế dương), nhưng đa số các DNNN đều bị lỗ lũy kế nên nguồn này cũng ko có, chỉ còn trên sổ Któan mà thôi.
Trước đây nguồn vốn KH cũng ko phải nộp trả về NSNN mà phải nộp một khoản gọi là chi phí sử dụng vốn, giống như nộp lãi trên vốn cấp vậy.

Mục đích của việc quản lý nguồn vốn KH trước đây là nhằm bảo toàn vốn cố định được cấp tại DN trong việc qlý vốn của NN

Hiện nay toàn bộ vốn tại DN ko còn phân định bởi nguồn nào. DN có quyền tự chủ trong việc quản lý vốn của mình.
 
P

Pham Ha

Guest
13/9/07
3
0
0
Hà Nội
Em cảm ơn anh Trung và anh Nam nhiều vì đã giải thích thật chi tiết. Chắc hai anh đã lâu năm trong nghiệp kế toán này rồi phải không ạ?

Anh Trung có nói "khi DN trích KH TSCĐ, thì có một nguồn dôi dư đó là TK 009 ngoài bảng. Nếu được duyệt thì đơn vị có thể dùng nguồn này để mua TSCĐ mới".

Theo em hiểu thì trích khấu hao TSCĐ chỉ là một bút toán mà không có tiền mặt chi ra. Nó không làm giảm hay tăng nguồn vốn được. Nó có thể giúp DN giảm thuế thu nhập phải trả, nhờ đó mà để dành lại được một khoản tiền mặt. Vậy có phải nguồn vốn KH mà DN NN cũ có thể dùng để mua TSCD khi được duyệt là nguồn tiền mặt tiết kiệm thuế này không ạ?

Mong thư các vị tiền bối.
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Mỗi lần trích KH tức là ĐV đã để dành một khoản tiền để tái tạo TS, khi trích KH ko làm ảnh hưởng đến Nguồn vốn, nhưng chi phí KH ko phải là chi phí bằng tiền (ko thực chi), nó giống như một khoản chi phí trích trước. Nhưng có thể nó ko thể hiện bằng tiền trên TK tiền của ĐV.
Nếu ĐV có số dư Lãi lũy kế > số dư KH thì số tiền KH (quĩ KH) nằm trong đó, nhưng được hòa chung trong mọi TS, ngày xưa người ta theo dõi quĩ KH nhằm mục đích kiểm soát tình hình vốn cố định & TSCĐ, lập KH tái tạo TS mới khi muốn thay thế.
Khi lập Kế hoạch vốn lưu động (trong kế hoạch tài chính) cần thiết trong năm thì phải tính các khoản thu nhập & chi phí, nhưng trong chi phí được tính thì chi phí KH bị loại bỏ (ko được tính).

Ở trên bạn có đề cập đến việc trích KH giúp DN giảm một khoản thuếTNDN phải trả là chưa đúng, mà ngược lại.
 
P

Pham Ha

Guest
13/9/07
3
0
0
Hà Nội
Em cảm ơn anh Trung, em đã hiểu ý của anh rồi ạ.

Em nói là chi phí khấu hao có thể làm giảm thuế thu nhập phải nộp, tức là trong trường hợp doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh, chi phí khấu hao lớn sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế trong những năm đầu, còn những năm sau khi chi phí khấu hao thấp hơn thì thu nhập chịu thuế lại cao và thuế phải trả lại cao. Túm lại là doanh nghiệp khấu hao nhanh để đóng thuế thu nhập ít hơn cho những năm đầu.

Đây là em lấy một trường hợp cụ thể là trường hợp VOSCO mà bọn em vừa nghiên cứu thôi ạ.

Chúc anh một tuần làm việc vui vẻ và hiệu quả.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA