Đền bù giải tỏa mặt bằng

  • Thread starter Nhan30577
  • Ngày gửi
N

Nhan30577

Guest
21/6/06
4
0
0
46
ca mau
Xin chào các anh chi!
Em mới về làm cho công ty xây dựng dân dụng (Doanh nghiệp nhà nước) từ đầu năm 2007.
Hiện nay công ty em đang trong giai đoạn quyết toán công trình, công trình được bắt đầu từ năm 2001. Công đoạn đền bù không theo khung giá quy định của nhà nước mà có một khoản chênh lệch khá cao (Ví dụ : theo khung là 200.000 đ/m2 nhưng công ty phải đền bù theo thỏa thuận với chủ đất là 700.000 đ/m2) vậy ở đây ta có khoản chênh lệch 500.000 đ/m2. Khi lên ủy ban nhân dân xác nhận thì các anh chị trước có trình 2 cột: một là trong khung nhà nước, hai là cột thực tế(700.000 đ/m2) và UBND chỉ ký nhận trong khung, Còn đối với các hộ dân thì có đầy đủ các hợp đồng và ghi rõ giá 700.000 đ/m2 . Các khoàn chi phí chênh lệch này đang treo ở tài khoản 242 từ năm 2001 đến nay. Như vậy em phải phân bổ khoản này như thế nào cho hợp lý hợp lệ. Rất mong được các anh chi giúp đở!
Thanks!!!!!!!!!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
khuckhich

khuckhich

Cao cấp
9/4/07
256
4
18
Thành phố Hồ Chí MInh
Công trình xây dựng thì phải quyết toán theo gói thầu nên sẽ tập hợp toàn bộ chi riêng biệt theo từng dự án . vì vậy chi phí giải phóng mặt bằng không thể đưa vào 242 (chi phí trả trước dài hạn) do khoản phí này chỉ phát sinh của dự án đó thôi.

Theo nguyên tắc kế toán thì phải ghi nhận nó vào chi phí của dự án (chi phí thực tế)

Với vai trò Nhà nước là cơ quan cấp trên của DN bạn khi quyết toán công trình thì việc có chấp nhận hay không khoản chênh lệch sẽ do họ quyết định.

Trường hợp cấp trên của DN bạn kg duyệt khoản chênh lệch này thì việc đưa khoản phí này vào đâu thì sẽ do em GĐ chỉ thị chứ kế toán kg nên tự động quyết định.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Xin chào các anh chi!
Em mới về làm cho công ty xây dựng dân dụng (Doanh nghiệp nhà nước) từ đầu năm 2007.
Hiện nay công ty em đang trong giai đoạn quyết toán công trình, công trình được bắt đầu từ năm 2001. Công đoạn đền bù không theo khung giá quy định của nhà nước mà có một khoản chênh lệch khá cao (Ví dụ : theo khung là 200.000 đ/m2 nhưng công ty phải đền bù theo thỏa thuận với chủ đất là 700.000 đ/m2) vậy ở đây ta có khoản chênh lệch 500.000 đ/m2. Khi lên ủy ban nhân dân xác nhận thì các anh chị trước có trình 2 cột: một là trong khung nhà nước, hai là cột thực tế(700.000 đ/m2) và UBND chỉ ký nhận trong khung, Còn đối với các hộ dân thì có đầy đủ các hợp đồng và ghi rõ giá 700.000 đ/m2 . Các khoàn chi phí chênh lệch này đang treo ở tài khoản 242 từ năm 2001 đến nay. Như vậy em phải phân bổ khoản này như thế nào cho hợp lý hợp lệ. Rất mong được các anh chi giúp đở!
Thanks!!!!!!!!!


Chi phí đền bù bạn phải đưa 100% vào chi phí hợp lý. Cũng có một vài cơ quan thuế cho rằng chỉ đưa vào chi phí hợp lệ phần đơn giá theo quy định của nhà nước nhưng mình không tìm thấy văn bản nào quy định điều này, trừ chi phí thu hồi đền bù của những công trình sử dụng ngân sách nhà nước hoặc các công trình phục vụ lợi ích công cộng mà UBND tỉnh có thể ra quyết định cưỡng chế thi hành.
Đối với các dự án kinh doanh nhà, DN phải tự thương lượng chi phí đền bù với người dân mà hoàn toàn không được áp giá đền bù. Sau khi đã đền bù được 90% diện tích thì 10% còn lại nếu DN không thỏa thuận được thì có thể áp giá bằng mức giá cao nhất theo khung giá mà DN đã đền bù cho 90% diện tích trước đó, và lúc này UBND mới có thể hỗ trợ cưỡng chế thi hành. Như vậy thì không có lý nào DN lại không được chấp nhận chi phí cho khoản chi phí mà DN đã phải thực chi trả.
Nếu DN lên UBND phường để chứng thực giao dịch chuyển nhượng đất với khung giá nhà nước (để tránh thuế trước bạ chẳng hạn) thì DN phải tự chịu thôi.
 
VŨ THỊ TUYẾT MAI

VŨ THỊ TUYẾT MAI

Guest
3/4/06
165
0
0
Vô định
Bác Adam Trần nói rất đúng, Chi phí đền bù giải tỏa là do DN tự thương lượng thỏa thuận với người dân nên được hạch toán toàn bộ vào chi phí hợp lý hết. Còn khung giá đất bồi hoàn chỉ áp dụng cho các công trình sử dụng NSNN thôi, và các DN chỉ lấy khung giá ấy làm giá tham khảo thôi bạn à.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA