Các phương pháp định giá bán sản phẩm.Ưu và nhược điểm

  • Thread starter nguyencongtu85
  • Ngày gửi
N

nguyencongtu85

Guest
17/12/07
1
0
0
38
Huế
Các bạn ai rành về các phương pháp này có thể giúp mình được ko?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

starbucks

Guest
22/12/07
2
0
0
tp.HCM
Mình cũng đang quan tâm vấn đề này!
Hình như có 3 phương pháp: pp trực tiếp, pp toàn bộ và pp theo chi phí NVL và NC trực tiếp...
Nhưng chưa biết rõ lắm ( có thể nói là chưa biết gì) về những phương pháp trên!
Nhờ các bô lão chỉ giáo!
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Có hai phương pháp định giá:

1. Định giá cộng thêm:

Theo phương pháp này, bạn tính chi phí làm ra sản phẩm hay dịch vụ và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận biên để được giá bán. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Nếu công việc kinh doanh của bạn đang tiến hành hiệu quả, phương pháp này sẽ đưa ra một giá bán có tính cạnh tranh trong vùng. Nếu không, chi phí của bạn sẽ cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh, nghĩa là giá của bạn cao quá.

Nắm được các chi phí của bạn.

Trong một công việc kinh doanh mới, ước tính chi phí không dễ dàng. Cách tốt nhất là xem xét một công việc kinh doanh tương tự xem nó bao gồm những loại chi phí nào. Sau đây là các thí dụ thông thường về chi phí:

  • Nguyên vật liệu
  • Lương và các trợ cấp khác cho nhân viên
  • Văn phòng phẩm và cước phí bưu điện
  • Quảng cáo
  • Tiền thuê nhà xưởng, trang thiết bị ….
  • Dịch vụ pháp luật và kế toán
  • Chi phí điện, nước, ga ….
  • Nhiên liệu
  • Bảo trì
  • Khấu hao
  • Phí ngân hàng
  • Điện thoại
  • Bảo hiểm
  • Giấy phép kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh đều có hai loại chi phí. Có những chi phí không thay đổi, gồm tiền thuê nhà, bảo hiểm và giấy phép kinh doanh, được gọi là chi phí cố định. Những chi phí khác mà sẽ tăng khi khối lượng hàng bán hay hay sản lượng tăng như chi phí về nguyên vật liệu, được gọi là chi phí biến đổi.

Đối với một nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ, chi phí biên đổi gồm chi phí làm ra sản phẩm hay dịch vụ. Thí dụ, một người làm bánh nướng phải mua nguyên vật liệu như bột, men và sữa để làm bánh. Một người bán lẻ phải mua hàng hoá để bán lại. Một chủ cửa hàng phải mua hàng hoá để dự trữ như gạo, bánh quy .v..v..
Khi ước tính chi phí, bạn phải cẩn thận tính đến cả hai loại chi phí biến đổi và cố định. Chi phí nguyên vật liệu luôn là chi phí biến đổi. Tuy nhiên nếu có các chi phí biến đổi khác, bạn phải hiểu được các chi phí này biến đổi ra sao khi lượng hàng bán ra tăng.

Khấu hao – một loại chi phí đặc biệt.

Khấu hao là sự giảm giá trị các tài sản như trang thiết bị, công cụ và phương tiện di chuyển. Đó không phải là khoản chi phí bằng tiền nhưng vẫn là một chi phí.
Bạn chỉ cần tính giá trị hao mòn của các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn. Trong hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có rất ít tài sản được tính khấu hao..

2. Định giá cạnh tranh.

Có một cách khác để xác định giá. Hãy tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh và làm thế nào để giá của bạn có khả năng cạnh tranh vói giá của họ. Nếu bạn định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể làm tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thực tế, hãy sử dụng cả hai phương pháp định giá theo chi phí và định giá cạnh tranh. Bạn cần xác định đúng chi phí cho sản phẩm của mình. Đảm bảo giá của bạn phải đủ trang trải chi phí. Luôn tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh để biết giá của mình có tính cạnh tranh hay không. Đảm bảo so sánh cùng một loại giá. Thí dụ, không được so sánh giá bán của nhà sản xuất với giá bán của cửa hàng bán lẻ.

Một khó khăn trong việc dự đoán là phản ứng của các đối thủ cạnh tranh đối với những doanh nghiệp mới. Đôi khi, các đối thủ sẽ phản ứng mạnh mẽ với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Họ có thể giảm giá và gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới được hình thành. Doanh nghiệp mới thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro bất ổn cho dù việc lập kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Nguồn bài viết VCCI
 
S

suncat

Guest
17/12/07
33
0
6
Hà Nội
E vẫn chưa hiểu về cách định giá cộng thêm này. Mình xác định được các loại chi phí rồi, bây h thì phân bổ thế nào để đưa vào giá bán ạ? nhất là khi trong tháng mình ko thể xác định được số sản phẩm mình bán ra là bao nhiêu. các bác jải thik rõ hơn dùm e đc ko?
 
P

phungftieuthu

Trung cấp
5/12/07
89
0
0
Hà Tây
bạn tìm đọc giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp của Học viện Tài chính ý nhé, viết khá rõ về vấn đề định giá bán sản phẩm này đấy,
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
E vẫn chưa hiểu về cách định giá cộng thêm này. Mình xác định được các loại chi phí rồi, bây h thì phân bổ thế nào để đưa vào giá bán ạ? nhất là khi trong tháng mình ko thể xác định được số sản phẩm mình bán ra là bao nhiêu. các bác jải thik rõ hơn dùm e đc ko?

Bạn xác định được tổng giá thành cho 1 sp ví dụ là 10 đồng rồi bạn cộng thêm 1 cái margin nữa là x% để ra được giá bán là 10*(1+x%).

Còn margin cụ thề là bao nhiêu là tùy vào công ty bạn với thị trường thế nào.
 
N

nguoi006

Sơ cấp
15/8/11
5
0
0
113
Lung Tung
Ðề: Các phương pháp định giá bán sản phẩm.Ưu và nhược điểm

Bạn xác định được tổng giá thành cho 1 sp ví dụ là 10 đồng rồi bạn cộng thêm 1 cái margin nữa là x% để ra được giá bán là 10*(1+x%).

Còn margin cụ thề là bao nhiêu là tùy vào công ty bạn với thị trường thế nào.

Nói dễ, làm mới khó! Cân đối được cả hai yếu tố này đơn giản vậy thì đâu cần đi học. :(
 
T

taieuro

Guest
23/7/11
4
0
0
44
TPHCM
Ðề: Các phương pháp định giá bán sản phẩm.Ưu và nhược điểm

Cái khó ở đây là dọ giá (tương đối 9 xác) của các đối thủ cạnh tranh! Chỉ có thể dò giá bán ra từ các đại lý của họ! Còn giá thực tế cty giao cho đại lý thì mình chỉ đoán mà thôi! Quan trọng mình thương lượng với các đại lý cty mình, để khi đưa giá ra thị trường, nó là giá cạnh tranh nhất mà đại lý mình vẫn vui (lãi to ^,^).
 
P

pengyou223

Guest
29/7/09
1
0
0
40
HCM
Ðề: Các phương pháp định giá bán sản phẩm.Ưu và nhược điểm

Định giá bán sản phẩm: bạn cần thực hiện bảng Unit Pricing, có nghĩa là tính giá cho từng mục chi phí và phân bổ hợp lý, ví dụ giá bao gồm chi phí từng unit như sau:
- Giá thành một sản phẩm
- Chi phí chuyên chở
- Commission
- Chi phí quản lý
- Chi phí bán hàng
- Các chi phí khác tùy theo công ty bạn phan chi tiết hơn.

tất cả các chi phí phải có một phương pháp phân bổ hợp lý ví dụ như chi phí vận chuyển của từng sản phẩm tủ lạnh, máy giặt tính chi phí theo từng khối chẳng hạn.
Cách phân bổ càng hợp lý thì định giá sản phẩm càng chính xác và là một thông tin có giá trị khi quyết định giá bán.

bạn có thể download tài liệu Unit Pricing tại mục Tài Liệu của web này:

http://vi.asapvietnam.com/catalogue/3/
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA