khi tính giá thành thì chi phí tiền lương nghĩ phép của công nhân có được tập hợp?

  • Thread starter caobichngoc84
  • Ngày gửi
C

caobichngoc84

Guest
13/3/08
6
0
0
TPHCM
Mình đang thắc mắc khoản này: mỗi tháng DN sản xuất đều phải trích trước tiền lương nghĩ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.Hạch toán: Nợ TK 622 Có TK 335, hàng tháng khi thực tế phát sinh tiền lương nghĩ phép rồi làm bút toán điều chỉnh,
vậy cho mình hỏi khi trích BHXH,BHYT,KPCĐ, mình dựa trên tiền lương nghĩ phép thực tế để trích hay là dựa trên số trích trước??
Khi tập hợp chi phí tính giá thành thì mình tập hợp CP tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh hay lương nghĩ phép trích trước??
-Nếu trường hợp trích trên thực tế phát sinh và tập hợp CP tính giá thành dựa trên thực tế phát sinh thì đến tháng cuối năm(tức là tháng nghĩ tết âm lịch của mình) thì số lượng nhân viên nghĩ phép sẽ nhiều (tăng rất nhiều) và tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh sẽ nhiều, khi đấy nếu tập hợp CP tính giá thành dựa trên lương nghĩ phép thực tế phát sinh thì sẽ đẩy giá thành của sản phẩm lên cao , điều này rất vô lý(vì khi giáo viên giảng đã nói mục đích của việc trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là nhằm tránh tình trạng tháng nghĩ tết tập hợp CP tính giá thành làm đội CP (do nghĩ tết nhiều ngày mà số lượng sản xuất giảm) sẽ đội giá thành sản phẩm lên), làm ơn xác định giúp mình với??
Túm lại là khi tập hợp CP tính giá thành thì dựa theo chi phí tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh hay số trích trước?
và khi tính BHXH,BHYT,KPCĐ thì trích theo số tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh trong tháng đó hay số trích trước hàng tháng của DN?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

dang vien

Cao cấp
22/7/08
324
1
18
DN
Cái đó chỉ là biến động của giá thành. Còn việc tính giá thành = DDDK + CPPS trong kỳ - CPDD cuối kỳ.
 
V

vinhagg

Guest
23/9/08
2
0
0
An Giang
theo mình thì vẫn tính vào chi phí sản xuất theo số trích trước hàng tháng! ai có câu trả lời nào khác thì vui lòng giúp đỡ!
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Trích lương nghĩ phép thế nào

Túm lại là khi tập hợp CP tính giá thành thì dựa theo chi phí tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh hay số trích trước?
Khi đã dùng phương pháp trích trước thì chi phí thực tế phát sinh không vào chi phí nữa. Ví dụ:
- Trích lương nghĩ phép tháng 9: N622-C335: 50tr.
- Thực tế phát sinh lương nghĩ phép tháng 8: N335-C334: 45tr.
- Chỉ khi sdđk bên có TK335 không đủ trang trải 45tr phát sinh, ví dụ chỉ có 38tr, thì ghi bổ sung N622-C335: 7tr.
Lúc này sdck bên có TK335 của tháng 9 là (38+50-45+7=) 50tr và chi phí lương nghĩ phép vào giá thành là (50+7=) 57tr.

Nếu trường hợp trích trên thực tế phát sinh và tập hợp CP tính giá thành dựa trên thực tế phát sinh thì đến tháng cuối năm(tức là tháng nghĩ tết âm lịch của mình) thì số lượng nhân viên nghĩ phép sẽ nhiều (tăng rất nhiều) và tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh sẽ nhiều, khi đấy nếu tập hợp CP tính giá thành dựa trên lương nghĩ phép thực tế phát sinh thì sẽ đẩy giá thành của sản phẩm lên cao , điều này rất vô lý(vì khi giáo viên giảng đã nói mục đích của việc trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là nhằm tránh tình trạng tháng nghĩ tết tập hợp CP tính giá thành làm đội CP (do nghĩ tết nhiều ngày mà số lượng sản xuất giảm) sẽ đội giá thành sản phẩm lên)
Chị hiểu đúng đấy.

và khi tính BHXH,BHYT,KPCĐ thì trích theo số tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh trong tháng đó hay số trích trước hàng tháng của DN?
Những khỏan BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được quyết tóan theo số thực tế nên chị chỉ cần tính đúng theo số thực tế.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Khi đã dùng phương pháp trích trước thì chi phí thực tế phát sinh không vào chi phí nữa. Ví dụ:
- Trích lương nghĩ phép tháng 9: N622-C335: 50tr.
- Thực tế phát sinh lương nghĩ phép tháng 8: N335-C334: 45tr.
- Chỉ khi sdđk bên có TK335 không đủ trang trải 45tr phát sinh, ví dụ chỉ có 38tr, thì ghi bổ sung N622-C335: 7tr.
Trong kế toán không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép như bạn nghĩ đâu.
Đầu năm người ta ước tính lương nghỉ phép trên lương thực tế của cả năm, từ đó ước tính tỷ lệ trích trước.
Giả sử luơng thực tế ước tính 1.000, lương phép ước tính 20 thì mức trích trước là 2%.
Tháng 3 lương thực tế 80 thì trích trước lương phép là 2% x 80 = 16.
Lương phép thực tế tháng 3 là 20 ghi: N335/C334: 20.

TK 335 cuối tháng có số dư nợ hay có mặc kệ. Cuối năm mới xử lý số dư.

Kế toán VN quy định trích trước lương phép vào Chi phí nhân công trực tiếp thì có vẻ không hợp lý (đặc biệt là các DN áp dụng tính Chi phí theo công việc) vì lương phép không liên quan trực tiếp đến các đối tượng chịu CP.
Do vậy lương nghỉ phép nên tính vào Chi phí sản xuất chung để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trên cơ sở lương trực tiếp.
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Mình đang thắc mắc khoản này: mỗi tháng DN sản xuất đều phải trích trước tiền lương nghĩ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.Hạch toán: Nợ TK 622 Có TK 335, hàng tháng khi thực tế phát sinh tiền lương nghĩ phép rồi làm bút toán điều chỉnh,
vậy cho mình hỏi khi trích BHXH,BHYT,KPCĐ, mình dựa trên tiền lương nghĩ phép thực tế để trích hay là dựa trên số trích trước??
Khi tập hợp chi phí tính giá thành thì mình tập hợp CP tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh hay lương nghĩ phép trích trước??
Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương thực tế phải trả (Nợ 622/Có 334 + Nợ 335/Có 334) * 19%
Khi bạn tập hợp chi phí thì phải dựa vào tiền lương trích trước (Nợ 622/Có 335)
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Trong kế toán không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép như bạn nghĩ đâu.
Đầu năm người ta ước tính lương nghỉ phép trên lương thực tế của cả năm, từ đó ước tính tỷ lệ trích trước.
Giả sử luơng thực tế ước tính 1.000, lương phép ước tính 20 thì mức trích trước là 2%.
Tháng 3 lương thực tế 80 thì trích trước lương phép là 2% x 80 = 16.
Lương phép thực tế tháng 3 là 20 ghi: N335/C334: 20.
Em nghĩ đưa một ví dụ 50tr về số trích lương nghĩ phép thì có gì sai nhỉ? Ước lượng theo tỷ lệ % như chị ví dụ cũng rất hay. Nếu lương thực tế là 1 tỷ, ta ước lượng trích lương nghỉ phép 5% thì có phải là 50tr không nào? Ngòai ra một vài nơi trong khả năng cho phép còn có thể tính chặt chẽ hơn do theo dõi được số ngày phép, có thể không nhỉ?

TK 335 cuối tháng có số dư nợ hay có mặc kệ. Cuối năm mới xử lý số dư.
Quan điểm của em là, trừ những dự phòng dạng thực hiện ở cuối năm, các lọai chi phí trích trước khác, kế tóan nên theo dõi chặt chẽ để trách trích trước quá dư thừa hay thiếu hụt, tạo ra chênh lệch đáng kể, đi ngược lại ý nghĩa của trích trước chi phí. Em không ủng hộ quan điểm mặc kệ, để cuối năm xử luôn.

Kế toán VN quy định trích trước lương phép vào Chi phí nhân công trực tiếp thì có vẻ không hợp lý (đặc biệt là các DN áp dụng tính Chi phí theo công việc) vì lương phép không liên quan trực tiếp đến các đối tượng chịu CP.
Do vậy lương nghỉ phép nên tính vào Chi phí sản xuất chung để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trên cơ sở lương trực tiếp.
Chỗ này thì đúng là em không biết quy định trích trước lương nghĩ phép phải vào TK622 là quy định nào nên không dám đồng tình hay phản đối là có hợp lý không, xin chỉ điểm quy định!
Sở dĩ em ví dụ ghi nợ vào TK622 là sẵn đi từ ví dụ ban đầu của chị caobichngoc84 chứ trong thực tế em vẫn làm như các nơi vẫn làm là tách ra từng bộ phận để ghi vào 621, 622, 641, 642. Nếu biết có quy định như chị nói chắc em phải nghiên cứu lại để thay đổi, chờ lắm thay!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Quan điểm của em là, trừ những dự phòng dạng thực hiện ở cuối năm, các lọai chi phí trích trước khác, kế tóan nên theo dõi chặt chẽ để trách trích trước quá dư thừa hay thiếu hụt, tạo ra chênh lệch đáng kể, đi ngược lại ý nghĩa của trích trước chi phí. Em không ủng hộ quan điểm mặc kệ, để cuối năm xử luôn.

Mục đích của việc trích trước lương nghỉ phép là để cho giá thành không biến động do ảnh hưởng của việc công nhân nghỉ phép không đều.
Do vậy người ta thường tính tỷ lệ trích trước cho cả năm và cuối năm điều chỉnh. Việc trích trước hàng tháng thì không đạt được mục tiêu đó.
Nếu thực hiện việc trích trước lương phép hàng tháng rồi sau đó điều chỉnh luôn thì hạch toán thẳng vào chi phí sẽ đơn giản hơn nhiều!
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Mục đích của việc trích trước lương nghỉ phép là để cho giá thành không biến động do ảnh hưởng của việc công nhân nghỉ phép không đều.
Do vậy người ta thường tính tỷ lệ trích trước cho cả năm và cuối năm điều chỉnh. Việc trích trước hàng tháng thì không đạt được mục tiêu đó.
Nếu thực hiện việc trích trước lương phép hàng tháng rồi sau đó điều chỉnh luôn thì hạch toán thẳng vào chi phí sẽ đơn giản hơn nhiều!
Không chỉ có trích lương phép mà còn nhiều lọai chi phí khác nữa, việc trích trước nhằm mục đích lọai trừ biến động quá lớn như đã nhất trí nhưng nếu chỉ làm máy móc hàng năm thì tự hủy họai tác dụng của nó. Cần phải theo dõi biến động trong từng kỳ để lọai trừ ngay vấn đề trích quá dư thừa hay thiếu hụt. Việc trích trước hàng tháng và điều chỉnh nếu cần thiết không những đạt mục tiêu nói trên mà còn thực hiện được mục tiêu ở cấp độ cao hơn.
Đúng là có một số đơn vị chỉ xem báo cáo năm là quan trọng nhất nhưng rất nhiều đơn vị, đặc biệt là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, đều phải giải trình biến động trong báo cáo tháng. Như vậy tùy theo mục đích, yêu cầu và khả năng thực thi của đơn vị mình để lựa chọn cách xử trí phù hợp cho dù là đơn giản hay phức tạp.
P/s: khi nào chị Hiền tìm được quy định trích lương phép chỉ vào chi phí nhân công trực tiếp thì cập nhật dùm em với nhá!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Không chỉ có trích lương phép mà còn nhiều lọai chi phí khác nữa, việc trích trước nhằm mục đích lọai trừ biến động quá lớn như đã nhất trí nhưng nếu chỉ làm máy móc hàng năm thì tự hủy họai tác dụng của nó. Cần phải theo dõi biến động trong từng kỳ để lọai trừ ngay vấn đề trích quá dư thừa hay thiếu hụt. Việc trích trước hàng tháng và điều chỉnh nếu cần thiết không những đạt mục tiêu nói trên mà còn thực hiện được mục tiêu ở cấp độ cao hơn.

Vấn đề là cần xem về bản chất của việc trích trước lương nghỉ phép. Như mình nói: Nếu trích trước rồi lại điều chỉnh ngay trong tháng thì trích làm gì nữa.

Mục đích của trích trước lương nghỉ phép là để làm cho giá thành không bị biến động. Đó là mục đích duy nhất của việc trích trước lương nghỉ phép của công nhân.

Đúng là có một số đơn vị chỉ xem báo cáo năm là quan trọng nhất nhưng rất nhiều đơn vị, đặc biệt là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, đều phải giải trình biến động trong báo cáo tháng. Như vậy tùy theo mục đích, yêu cầu và khả năng thực thi của đơn vị mình để lựa chọn cách xử trí phù hợp cho dù là đơn giản hay phức tạp.

Báo cáo chi phí của doanh nghiệp nào đi nữa thì biến động giá thành do tính thời vụ không có giá trị cho nhà quản trị. Đó chính là lý do phải ước tính và trích trước lương nghỉ phép (cũng như việc ước tính chi phí sản xuất chung và dùng một tỷ lệ phân bổ ước tính cho cả năm).
Các sách Kế toán chi phí (Kế toán quản trị) của các nước phát triển đều nêu tinh thần như vậy (Lý thuyết kế toán quản trị ở các nước phát triển không phải do mấy ông ngồi vẽ ra đâu mà đó là sự tổng kết kinh nghiệm đã thành công ở các công ty lớn.


P/s: Khi nào chị Hiền tìm được quy định trích lương phép chỉ vào chi phí nhân công trực tiếp thì cập nhật dùm em với nhá!

Bạn xem phần TK 335, 622 trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối:
N

nthung

Sơ cấp
2/7/08
18
0
0
42
Q.TÂN BÌNH, TP.HCM
GỬI BẠN CAOBICHNGOC84

KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT

Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của DN được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý và nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu DN bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính), nếu DN không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất.

1. Tỷ lệ trích trước theo,kế hoạch tiền lương,nghỉ phép của CNSX = Tổng TL nghỉ phép phải trả cho CNSX theo KH trong năm / Tổng TL chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm.

2. Tổng TL nghỉ phép phải trả cho CNSX theo HK trong năm = Số CNSX trong DN x Mức lương bình quân của 1 CNSX x Số ngày nghỉ phép thường niên của 1 CNSX

3. Số trích trước theo KH,tiền lương nghỉ phép,của CNSX trong tháng =
Tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước theo KH,tiền lương nghỉ phép của CNS


1. Tài khoản sử dụng :
TK 335 “Chi phí¬ phải trả”
SDĐK : khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả - Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí sxkd
- Số chênh lệch về chi phí phải trả > số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí

Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
SDCK: Khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn cuối kỳ

2. Định khoản nghiệp vụ phát sinh :
(1) Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất :
Nợ TK 622
Có TK 335
(2) Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất :
Nợ TK 335
Có TK 334
(3) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả :
Nợ TK 622 : Phần tính vào chi phí
Nợ TK 334 : Phần khấu trừ vào lương
Có TK 338 : Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả
(4) Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. Nếu có chênh lệch sẽ xử lý như sau:
- Nếu Số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí :
Nợ TK 622
Có TK 335
- Nếu Số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí :
Nợ TK 335
Có TK 622

P/S Như vậy đã rõ chưa bạn? có cần tớ lấy ví dụ cụ thể không?
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Vấn đề là cần xem về bản chất của việc trích trước lương nghỉ phép. Như mình nói: Nếu trích trước rồi lại điều chỉnh ngay trong tháng thì trích làm gì nữa.
Nếu xem kỹ lưỡng ta sẽ thấy rằng không phải trích rồi điều chỉnh ngay.

Mục đích của trích trước lương nghỉ phép là để làm cho giá thành không bị biến động. Đó là mục đích duy nhất của việc trích trước lương nghỉ phép của công nhân.
Nếu không điều chỉnh khi trích quá thừa hoặc quá thiếu ta tự triệt tiêu thành quả công việc.

Báo cáo chi phí của doanh nghiệp nào đi nữa thì biến động giá thành do tính thời vụ không có giá trị cho nhà quản trị. Đó chính là lý do phải ước tính và trích trước lương nghỉ phép (cũng như việc ước tính chi phí sản xuất chung và dùng một tỷ lệ phân bổ ước tính cho cả năm).
Biến động giá thành do tính thời vụ là một trong các vấn đề rất đáng để tâm dưới góc độ nhà quản trị.

Các sách Kế toán chi phí (Kế toán quản trị) của các nước phát triển đều nêu tinh thần như vậy (Lý thuyết kế toán quản trị ở các nước phát triển không phải do mấy ông ngồi vẽ ra đâu mà đó là sự tổng kết kinh nghiệm đã thành công ở các công ty lớn.
Thú thật chúng ta còn phải học hỏi nhiều, làm sao đủ năng lực vẽ ra!

Bạn xem phần TK 335, 622 trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Cảm ơn chị đã cho thông tin, em sẽ xem lại quy định này!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Biến động giá thành do tính thời vụ là một trong các vấn đề rất đáng để tâm dưới góc độ nhà quản trị.

Các chức năng của kế toán chi phí là cung cấp thông tin chi phí cho kiểm soát chi phí, định giá, đánh giá nhà quản trị.

Thông tin biến động chi phí do tính thời vụ không thuộc về chủ quan của nhà quản trị nên không là thông tin thích hợp trong đánh giá nhà quản trị.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Các chức năng của kế toán chi phí là cung cấp thông tin chi phí cho kiểm soát chi phí, định giá, đánh giá nhà quản trị.

Thông tin biến động chi phí do tính thời vụ không thuộc về chủ quan của nhà quản trị nên không là thông tin thích hợp trong đánh giá nhà quản trị.

Về khía cạnh phân tích quản trị, dù là biến động khách quan hay chủ quan cũng cần phải lưu tâm, từ đó mới có những ứng phó và quyết sách thích hợp cho mỗi hoạt động.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Về khía cạnh phân tích quản trị, dù là biến động khách quan hay chủ quan cũng cần phải lưu tâm, từ đó mới có những ứng phó và quyết sách thích hợp cho mỗi hoạt động.

Biến động phí để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị đối với việc kiểm soát chi phí. Nếu biến động phí đó không thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị thì không thể dùng nó làm cơ sở đánh giá nhà quản trị được.

Việc giá thành biến động theo thời vụ không có ích cho nhà quản trị trong việc đánh giá nhà quản trị cấp dưới về vấn đề chi phí. Do vậy người ta thường loại trừ ảnh hưởng có tính thời vụ này thông qua việc sử dụng tỷ lệ phân bổ ước tính.

Việc sử dụng tỷ lệ phân bổ ước tính nếu thực hiện điều chỉnh ngay hàng tháng thì còn có ý nghĩa gì nữa.

Xin mời bạn đọc đoạn trích dẫn sau từ cuốn "Cost Accounting: Traditions and Innovations", (4th ed), Barfield J. T., Raiborn C.A., Kinney M.R. (2001), South-Western College Publishing, Cincinnati.
Three primary reasons exist for using predetermined overhead rates in product costing.

First, a predetermined rate allows overhead to be assigned during the period to the goods produced or services rendered. Thus, a predetermined overhead rate improves the timeliness (though it reduces the precision) of information.

Second, predetermined overhead rates compensate for fluctuations in actual
overhead costs that are unrelated to activity. Overhead may vary monthly because of seasonal or calendar factors. For example, factory utility costs may be highest in the summer. If monthly production were constant and actual overhead were assigned to production, the increase in utilities would cause product cost per unit to be higher in the summer than in the rest of the year. If a company produced 3,000 units of its sole product in each of the months of April and July but utilities were $600 in April and $900 in July, then the average actual utilities cost per unit for April would be $0.20 ($600 : 3,000 units) and $0.30 ($900 : 3,000) in July. Although one such cost difference may not be significant, numerous differences of this type could cause a large distortion in unit cost.

Third, predetermined overhead rates overcome the problem of fluctuations in
activity levels that have no impact on actual fixed overhead costs. Even if total production overhead were the same for each period, changes in activity would cause a per-unit change in cost because of the fixed cost element of overhead. If a company incurred $600 utilities cost in each of October and November but produced 3,750 units of product in October and 3,000 units of product in November, its average actual unit cost for utilities would be $0.16 ($600 : 3,750 units) in October but $0.20 ($600 : 3,000 units) in November. Although one such overhead cost difference caused by fluctuation in production activity may not be significant, numerous differences of this type could cause a large distortion in unit cost. Use of an annual, predetermined overhead rate would overcome the variations demonstrated by the examples above through application of a uniform rate of overhead to all units produced throughout the year.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Biến động phí để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị đối với việc kiểm soát chi phí. Nếu biến động phí đó không thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị thì không thể dùng nó làm cơ sở đánh giá nhà quản trị được.
Chỗ này chị nói đúng quá, cho nên em mới khai triển là:
Về khía cạnh phân tích quản trị, dù là biến động khách quan hay chủ quan cũng cần phải lưu tâm, từ đó mới có những ứng phó và quyết sách thích hợp cho mỗi hoạt động.

Chị lại nói:
Việc giá thành biến động theo thời vụ không có ích cho nhà quản trị trong việc đánh giá nhà quản trị cấp dưới về vấn đề chi phí. Do vậy người ta thường loại trừ ảnh hưởng có tính thời vụ này thông qua việc sử dụng tỷ lệ phân bổ ước tính.
Nếu không lưu tâm đến tính thời vụ trong hoạt động thì làm sao phân tách ra được trách nhiệm đến đâu hả chị? Với lại, em không khoanh vùng việc phân tích biến động chi phí chỉ trong việc đánh giá nhà quản trị cấp dưới mà thôi. (Chị xem lại phần gạch dưới trong đoạn trích dẫn của em nhé!)


Việc sử dụng tỷ lệ phân bổ ước tính nếu thực hiện điều chỉnh ngay hàng tháng thì còn có ý nghĩa gì nữa.
Với ý này, em chắc chị đã không trích dẫn ra chỗ nào em có ý kiến là điều chỉnh hàng ngày hay hàng tháng phải không? Tuy nhiên, điều đó vẫn không quan trọng bằng cái điều mà em thấy nên nhắc lại là: không nên để xảy ra tình trạng trích quá thừa hay quá thiếu.


Xin mời bạn đọc đoạn trích dẫn sau từ cuốn "Cost Accounting: Traditions and Innovations", (4th ed), Barfield J. T., Raiborn C.A., Kinney M.R. (2001), South-Western College Publishing, Cincinnati.
Em không khá Anh ngữ nên dịch chỗ này cũng hơi cực nhọc! Tuy vậy cũng muốn nhắc lại rằng trong chi phí không chỉ có overhead costs (OHC) mà còn có chi phí nguyên vật liệu và nhân công nữa (nhắc để nhìn vấn đề bao quát hơn chứ hổng phải nhắc chị, xin đừng hiểu lầm).
Riêng vụ overhead cost thì xin chị xem trong đọan 4 (bài trích tiếng Anh) có mấy từ “fixed overhead costs”. Cho nên thực ra người ta sữ dụng predetemined overhead rate (POHR) là nhằm để tách phần cố định này ra khỏi phần biến động trong tổng OHC đó phải không chị? Mà một khi đã tách ra được rồi thì người ta lại khảo sát được sự biến dộng của OHC trên hai phương diện là spending variance và volume variance nữa. Từ đây mới thấy rõ vai trò vì sao khi trích trước chi phí ta không nên trích quá thừa hoặc quá thiếu, chị thấy được không?
Nhân chị đưa vào khái niệm POHR em cũng muốn ké thêm hai khái niệm liên quan tới đề tài mình đang bàn là Over-applied OverheadUnder-applied Overhead. Chúng xuất phát từ chỗ cái POHR mà chị nói đó chẳng qua cũng chỉ dựa trên ước lượng mà thôi. (Đã là ước lượng thì đến lúc sai biệt quá thực tế phải điều chỉnh chứ sao!).
Cảm ơn chị đã giới thiệu thêm sách tham khảo!
 
levanton

levanton

Cao cấp
Mình đang thắc mắc khoản này: mỗi tháng DN sản xuất đều phải trích trước tiền lương nghĩ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất...
...Túm lại là khi tập hợp CP tính giá thành thì dựa theo chi phí tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh hay số trích trước?
và khi tính BHXH,BHYT,KPCĐ thì trích theo số tiền lương nghĩ phép thực tế phát sinh trong tháng đó hay số trích trước hàng tháng của DN?

Mình có các ý kiến sau:
Việc trích trước tiền lương nghỉ phép là nhằm tránh tình trạng biến động về giá thành do công nhân sản xuất nghỉ tập trung vào một vài thời điểm trong năm, và được hạch tóan Nợ Tk 622 nên giá thành bao gồm khỏan trích này.

BHXH, BHYT là khỏan trích nộp theo mức tĩnh (theo mức đăng ký), công nhân nghỉ phép hay làm việc vẫn phải trích nộp nên không liên quan gì đến việc trích trước tiền lương.
KPCĐ : Trích và hạch tóan theo tiền lương thực tế.


Hien nói:
Mục đích của việc trích trước lương nghỉ phép là để cho giá thành không biến động do ảnh hưởng của việc công nhân nghỉ phép không đều.
Nhất trí !
và vì khi trích hạch tóan Nợ 622/ Có 335, mà giá thành thì không phải lúc nào cũng tính cho cả năm, có doanh nghiệp tính giá thành theo tháng, quý, có doanh nghiệp tính giá thành theo vụ việc, theo hợp đồng, hoặc các doanh nghiệp xây dựng tính giá thành khi công trình hòan thành, nếu như Hien nêu

Hien nói:
Do vậy người ta thường tính tỷ lệ trích trước cho cả năm và cuối năm điều chỉnh. Việc trích trước hàng tháng thì không đạt được mục tiêu đó.
Nếu thực hiện việc trích trước lương phép hàng tháng rồi sau đó điều chỉnh luôn thì hạch toán thẳng vào chi phí sẽ đơn giản hơn nhiều!
sẽ làm cho giá thành tính cho tháng 1, quý 1, hoặc các công việc, công trình hòan thành đầu năm gánh hết chi phí trích trước này. Như vậy mục địch trích trước không còn ý nghĩa.
Trong hướng dẫn hạch tóan TK 335, có qui định "Việc trích trước và hạch tóan chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính tóan một cách chặt chẽ ( Lập dự tóan chi phí và dự tóan trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khỏan chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bào số chi phí phải trả hạch tóan vào tài khỏan này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh..."
Cơ sở để trích tiền lương công nhân nghỉ phép theo bạn nthung nêu:

nthung nói:
2. Tổng TL nghỉ phép phải trả cho CNSX theo HK trong năm = Số CNSX trong DN x Mức lương bình quân của 1 CNSX x Số ngày nghỉ phép thường niên của 1 CNSX

3. Số trích trước theo KH,tiền lương nghỉ phép,của CNSX trong tháng =
Tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước theo KH,tiền lương nghỉ phép của CNSX


songcham nói:
Chỗ này thì đúng là em không biết quy định trích trước lương nghĩ phép phải vào TK622 là quy định nào nên không dám đồng tình hay phản đối là có hợp lý không, xin chỉ điểm quy định!
Sở dĩ em ví dụ ghi nợ vào TK622 là sẵn đi từ ví dụ ban đầu của chị caobichngoc84 chứ trong thực tế em vẫn làm như các nơi vẫn làm là tách ra từng bộ phận để ghi vào 621, 622, 641, 642. Nếu biết có quy định như chị nói chắc em phải nghiên cứu lại để thay đổi, chờ lắm thay! .

Tiền lương nghỉ phép chỉ trích cho trường hợp công nhân trực tiếp sản xuất, nên hạch tóan vào TK 622. Còn các bộ phận khác: văn phòng, phòng kinh doanh, quản lý xưởng, có nghỉ phép thì cũng phải sắp xếp, bố trí để việc quản lý, kinh doanh, quản lý sản xuất bình thường nên không thấy có qui định trích trước cho các bộ phận này nên không có hướng dẫn hạch tóan trích trước tiền lương nghỉ phép hạch tóan Nợ 641, 642, 627/ Có 335. Còn 621 thì không thể rồi. Anh Hien và songcham nhỉ !
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu không lưu tâm đến tính thời vụ trong hoạt động thì làm sao phân tách ra được trách nhiệm đến đâu hả chị? Với lại, em không khoanh vùng việc phân tích biến động chi phí chỉ trong việc đánh giá nhà quản trị cấp dưới mà thôi. (Chị xem lại phần gạch dưới trong đoạn trích dẫn của em nhé!

Đã ước tính và trích đều vào chi phí thì sẽ loại trừ được ảnh hưởng do tính thời vụ.
Ở đây mình nhắc lại là thông tin về biến động của giá thành do tính thời vụ không có ích trong việc đánh giá nhà quản trị nên người ta mới dùng phương pháp trích trước.

Nhân chị đưa vào khái niệm POHR em cũng muốn ké thêm hai khái niệm liên quan tới đề tài mình đang bàn là Over-applied OverheadUnder-applied Overhead. Chúng xuất phát từ chỗ cái POHR mà chị nói đó chẳng qua cũng chỉ dựa trên ước lượng mà thôi. (Đã là ước lượng thì đến lúc sai biệt quá thực tế phải điều chỉnh chứ sao!).
Cảm ơn chị đã giới thiệu thêm sách tham khảo!

Mình muốn đưa một đoạn tài liệu nói về ý nghĩa của việc trích trước thôi.

Thật ra có sự khác biệt đôi chút giữa kế toán VN và kế toán Anh, Mỹ về hạch toán chi phí trực tiếp, gián tiếp.

Theo kế toán quản trị Anh, Mỹ thì cái gì không thể ghi nhận trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí thì hạch toán vào chi phí gián tiếp.
Chẳng hạn lương công nhân nghỉ phép: Chẳng liên quan gì đến việc sản xuất sản phẩm/dịch vụ nên đưa vào Overhead là hợp lý nhất. Nhưng ở chỗ này kế toán VN lại đưa vào CP nhân công trực tiếp (mặc dù không tính trực tiếp được).

Việc ước tính trước có nhiều mục đích. Tấtv nhiên để đảm bảo các sản phẩm/dịch vụ được định giá theo chi phí thực tế thì cuối kỳ (thường là cuối năm) người ta phải điều chỉnh chênh lệch thừa, thiếu.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Lương phép nhân công gián tiếp, bán hàng, quản lý?

Trong quá trình bàn luận đề tài này, trước đây, mặc dù trong cách hạch tóan mà chị đưa ra là không khác mấy ý kiến của em về mặt hạch tóan. Tuy nhiên, vẫn tồn tại quan điểm mà em phải tranh luận là:
TK 335 cuối tháng có số dư nợ hay có mặc kệ. Cuối năm mới xử lý số dư.
Đến nay, qua thảo luận, cách bày tỏ quan điểm này của chị đã có khác đi:
Việc ước tính trước có nhiều mục đích. Tấtv nhiên để đảm bảo các sản phẩm/dịch vụ được định giá theo chi phí thực tế thì cuối kỳ (thường là cuối năm) người ta phải điều chỉnh chênh lệch thừa, thiếu.
Có nghĩa là ý kiến đôi bên đã có xu thế tiệm cận.

Có điều rất hay là, qua đây, em thu được lãi, được tiếp thu hai vấn đề mới chưa được biết-ít nhất là với em-đây luôn là cái em mong đợi trong khi thảo luận.

Vấn đề thứ nhất (chưa cần thảo luận) là:
Kế toán VN quy định trích trước lương phép vào Chi phí nhân công trực tiếp thì có vẻ không hợp lý (đặc biệt là các DN áp dụng tính Chi phí theo công việc) vì lương phép không liên quan trực tiếp đến các đối tượng chịu CP.
Do vậy lương nghỉ phép nên tính vào Chi phí sản xuất chung để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí trên cơ sở lương trực tiếp.
Theo kế toán quản trị Anh, Mỹ thì cái gì không thể ghi nhận trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí thì hạch toán vào chi phí gián tiếp.
Chẳng hạn lương công nhân nghỉ phép: Chẳng liên quan gì đến việc sản xuất sản phẩm/dịch vụ nên đưa vào Overhead là hợp lý nhất. Nhưng ở chỗ này kế toán VN lại đưa vào CP nhân công trực tiếp (mặc dù không tính trực tiếp được).
Em vẫn nghĩ chi phí lương nghĩ phép của nhân công trực tiếp thuộc về chi phí trực tiếp, bản chất vấn đề chỉ ở chỗ đơn giá tiền lương thực tế (có cả lương nghỉ phép) là cao hơn đơn giá tiền lương tính cho công lao động chưa có lương phép, nên khi đưa lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp vào chi phí trực tiếp sẽ phản ánh đủ giá trị chi phí này. Em không định tranh luận ý kiến này tại đây (nếu có phải mở đề tài mới mà thôi) vì với kiến thức mới mẻ mà chị cung cấp em cần phải xem xét lại lập luận của mình trên hai phương diện:
- Xác định lại đúng là kế tóan Anh, Mỹ xem chi phí luơng nghỉ phép của nhân công trực tiếp là chi phí gián tiếp? (Và kế tóan Pháp thì sao?).
- Nếu vậy, so sánh với quan điểm Việt nam hiện nay-xem chi phí trên là chi phí trực tiếp-thì cái nào hay hơn, ưu khuyết thế nào?

Vấn đề thứ hai (cần thảo luận) là:
Đối với lương nghỉ phép của các bộ phận nhân công khác thì sao: nhân công gián tiếp, bán hàng, quản lý? (Với công ty thương mại chẳng hạn, thì lương nghỉ phép của nhân viên bán hàng không thua gì lương nghỉ phép của nhân viên sản xuất trong công ty sản xuất).

Theo các anh chị đã chỉ điểm:
Bạn xem phần TK 335, 622 trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tiền lương nghỉ phép chỉ trích cho trường hợp công nhân trực tiếp sản xuất, nên hạch tóan vào TK 622. Còn các bộ phận khác: văn phòng, phòng kinh doanh, quản lý xưởng, có nghỉ phép thì cũng phải sắp xếp, bố trí để việc quản lý, kinh doanh, quản lý sản xuất bình thường nên không thấy có qui định trích trước cho các bộ phận này nên không có hướng dẫn hạch tóan trích trước tiền lương nghỉ phép hạch tóan Nợ 641, 642, 627/ Có 335. Còn 621 thì không thể rồi. Anh Hien và songcham nhỉ !
Em đã xem lại và hiểu là trong 4 nội dung của Chi phí phải trả-TK335: chi phí lương nghỉ phép; chi phí sữa chữa lớn TSCĐ; chi phí ngừng sản xuất; chi phí lãi vay thì liên quan đến lương nghỉ phép, chỉ áp dụng cho công nhân sản xuất và hạch tóan vào bên nợ TK622.
Tuy nhiên, em còn đọc thấy một quy định nữa có thể tháo gỡ khó khăn cho vấn đề thứ hai nói trên, nếu biết vận dụng linh họat:
“Chỉ được hạch tóan vào tài khỏan này (TK335) những nội dung chi phí phải trả theo quy định trên (4 nội dung). Ngòai các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khỏan khác phải tính trước và hạch tóan vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khỏan chi phí phải trả đó.”
Em tin rằng doanh nghiệp hòan tòan có thể vận dụng được (nội dung được gạch dưới), còn quy định tiếp sau thì chắc rằng doanh nghiệp sẽ giải quyết được:
Trong hướng dẫn hạch tóan TK 335, có qui định "Việc trích trước và hạch tóan chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính tóan một cách chặt chẽ ( Lập dự tóan chi phí và dự tóan trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khỏan chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bào số chi phí phải trả hạch tóan vào tài khỏan này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh..."
Ý kiến các anh chị thế nào trong việc giải quyết vấn đề thứ hai này, liệu có đồng ý cách vận dụng?
 
H

hoaitruc

Guest
11/12/08
1
0
0
tp.Hồ Chí Minh
tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

Em đã đọc các bài của anh chị.Em cảm ơn rất nhiều!
Nhưng em còn một chút thắc mắc mong các anh chị giải đáp giùm em!
Em có bài tập về nhà như sau:
DN sản xuất 2 loại sản phẩm A và B có
-SDDK TK335:12trđ
-Tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh trong kỳ là 10trđ,trong đó của công nhân sản xuất sản phẩm A là 7trđ,và của công nhân sản xuất sản phẩm B là 3trđ
-Trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép là 3,78trđ
Vậy khi trích các khoản theo lương thì dựa trên số thực tế phát sinh là 10trđ thì ghi:
Nợ TK622(19%)
có TK334
hay ghi Nợ 335 (19%)
-còn tính giá thành của hai sản phẩm này thì định khoản về lương nghỉ phép như thế nào ạ?
em xin chân thành cảm ơn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA