Phân tích hiệu quả kinh doanh khách sạn

  • Thread starter hungicb
  • Ngày gửi
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Mình đang lập bảng Phân tích hiệu quả kinh doanh khách sạn:
Bao gồm đơn giá trong khách sạn, chi tiêu, các khỏan thu từ các dịch vụ, đầu tư:
Có một số cách tích như dưới:
Mong các bạn, anh chị xem giúp và có ý kiến, đặc biệt nếu có file mẫu excel gửi cho, thành thật cám ơn nhiều: theo địa chỉ: hungicb@yahoo.com.vn


1/ Bảng tính giá phòng khách sạn tại điểm hòa vốn:

Cách tính:
- Tổng số phòng thực hiện: R
- Công suất dự toán: P%
- Định phí 1 năm: F
- Biến phí 1 năm: V
- Số ngày kinh doanh trong năm: 365
- Định phí trong 1 ngày: F/365
- Biến phí 1 ngày/phòng: V/365xR
- Số phòng kinh doanh/ngày: RxP%=L
- Biến phí trong 1 ngày: (VxL)/(365xR)=B
- Tổng chi phí trong 1 ngày: F/365+B=T
- Giá phòng tại thời điểm hòa vốn: (BEP)=T/L
- (Ghi chú: công thức trên có thể thay đổi tùy theo phân bố của mọi nơi).

Theo “Đường vào nghề kinh doanh khách sạn”)
---------------------------------------------------------------------
2/ Bảng tính :Ngân Sách Điều Hành
Thời gian từ ngày… đến ngày… Tháng 1,2,3..

Doanh số / Doanh thu

Doanh số của sản phẩm/dịch vụ số 1
Doanh số của sản phẩm/dịch vụ số 2
Doanh số của sản phẩm/dịch vụ số 3
Tổng cộng

Các biến phí / hàng hóa được sử dụng
Nguyên vật liệu – nguyên vật liệu thô, thành phẩm bạn sử dụng để sản xuất hay bán
Lương – chỉ là lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí vận chuyển – và các chi phí liên quan đến việc vận chuyển nguyên vật liệu thô và thành phẩm
Các biến phí khác
Các biến phí / hàng hóa được sử dụng

Lợi nhuận ròng:Doanh số / Doanh thu - Các biến phí
Tỉ lệ đóng góp (Lợi nhuận rồng tính theo phần trăm)

Chi phí cố định
Lương – cho nhân viên ở văn phòng và cửa hàng
Tiền thuê nhà xưởng hay thuê văn phòng
Tiền trả hàng tháng cho dịch vụ công như điện, máy sưởi, nước…
Chi phí cho bảo trì hay sửa chửa làm mới định kỳ của tòa nhà
Chi phí vệ sinh, lau chùi…
Chi phí xe cộ xăng nhớt / phụ cấp xe
Công tác phí
Chi phí cho điện thọai cố định trong văn phòng
Tiền tem thư, lệ phí bưu điện
Mạng vi tính
Chi phí điện thọai di động
Chi phí thuê đường truyền internet
Phí thuê bao hay quản lý và nâng cấp trang web
Chi phí làm tiếp thị, quảng cáo
Chi phí hội họp
Chi phí cho các tài liệu kỹ thuật
Phí bảo hiểm
Chi phí thuê bao
Chi phí cho các khóa học
Thiết bị vi tính
Tiền thuê nhà xưởng hay văn phòng dài hạn
Mua sắm linh tinh khác
Công tác bảo trì định kỳ
Lương cho kế toán viên
Trả phí luật sư
Tiền trả cho dịch vụ tư vấn khác
Chi phí phát sinh dự trù 5%
Tổng chi phí cố định

Kết quả trước khi tính Lãi xuất và Khấu trừ / Khấu hao

Lãi xuất
Lãi suất tiền vay ngân hàng
Lãi suất phải trả cho nợ thấu chi của ngân hàng
Các món lãi suất khác phải thanh toán
Tổng lãi xuất

Khấu trừ / khấu hao
Nhà xưởng hay máy móc
Các hạng mục khác
Tổng khấu trừ / khấu hao

Chi phí cố định - Lãi xuất và Khấu hao

Lợi nhuận (Lợi nhuận ròng - Chi phí cố định - Lãi xuất và Khấu hao
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Những chi phí ban đầu
Lập bảng bao gồm các vật dụng cần thiết để mua sắm
Quy định cho sổ tay chi tiêu tiền mặt:
101 Điện thoại
102 Bưu phí
..
..
..
118 Các dịch vụ khác


Sổ tay chi tiêu tiền mặt:
Nhật ký chi tiền:
Tháng 08/2008

Ngày Trả cho Số hóa đơn Điện thoại (101) Bưu phí (102).....
1/8 Mai hoa 153
2/8 Robo 154


Cuối mỗi tháng cộng lại

Sổ tay thu tiền mặt , tương tụ như vậy
Tiền chi vặt
Sổ ghi chép cá nhân
Thuê nhân viên kế toán
Thuế
 
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Phân tich định phí và biến phí

Bảng tính giá phòng tại điểm hoà vốn
Định phí tính cho phòng
1.Chi phí cố định: Thành tiền
Tiền thuê nhà 0
Thuế đất 0
Thuế vốn 0
Thuế môn bài 700
Khấu hao cơ bản
Khấu hao tài sản cố định 1000
Bảo hiểm hoả hoạn
2.Phân bổ chi phí chung và chi phí trực tiếp:
Các chi phí thuộc về nhân công 500
Y tế phí
Trang phục
Công tác phí
Chi phí đào tạo
Chi phí tiếp khách
Dự phòng nợ khó đòi
Thủ tục phí
Trợ cấp nghỉ việc
Trả lãi vay ngân hàng
Chi phí khác
Tổng cộng (F) 2200

Biến tính cho phòng
1. Chi phí trực tiếp Thành tiền
Hoa hồng
Vận chuyển
Vệ sinh
Khăn giường, gối, mền
Vật dụng đặt phòng
Công cụ lao động
Nhiên liệu
Bao bì đóng gói
Văn phòng phẫm
Lệ phí (visa, tham quan, giao thông…)
Sửa chữa nhỏ, bảo trì
Trái cây đặt phòng
Chi phí khác
2. Một phầnchi phí chung
Điện
Nước
Điện thoại, Fax, Internet
Tổng cộng (V) 0

Cách tính
Nếu gọi:
- Tổng số phòng thực hiện: R 101
- Công suất dự toán: P% 85%
- Định phí 1 năm: F 2200
- Biến phí 1 năm: V 0
- Số ngày kinh doanh trong năm: 365 365
- Định phí trong 1 ngày: F/365 6
- Biến phí 1 ngày/phòng: V/365xR 0
- Số phòng kinh doanh/ngày: RxP%=L 85.85
- Biến phí trong 1 ngày: (VxL)/(365xR)=B 0
- Tổng chi phí trong 1 ngày: F/365+B=T 6
- Giá phòng tại thời điểm hòa vốn: (BEP)=T/L 0
 
Sửa lần cuối:
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Lương gián tiếp

Stt Mô tả công việc
1 Bộ phận tiền sảnh
1.1.1 Nhân viên lễ tân
1.1.2 Nhân viên đặt phòng
1.1.3 Nhân viên đại diện sân bay
1.1.4 Nhân viên đưa đón khách
1.1.5 Nhân viên dịch vụ khách hàng
1.1.6 Nhân viên hành lý
1.1.7 Nhân viên mua vé
1.1.8 Nhân viên quan hệ khách hàng
1.1.9 Nhân viên tổng đài
1.1.10 Nhân viên thu ngân
1.1.11 Nhân viên lái xe
1.1.12 Nhân viên kiểm toán
1.1.13 Tổ trưởng lễ tân
1.1.14 Trợ lý giám đốc tiền sảnh
1,4 Quản lý dịch vụ
1.4.1 Dịch vụ giữ trẻ
1.4.1.1 Mô tả công việc
1.4.1.1.1 trưởng ca
1.4.1.1.2 nhân viên phục vụ

1.4.2 Quản lý hồ bơi
1.4.2.1 Mô tả công việc
1.4.2.1.1 Quản lý hồ bơi
1.4.2.1.2 Nhân viên quản lý
1.4.2.1.3 Nhân viên phục vụ minibar

1.4.3 Trung tâm thể thao
1.4.3.1 Mô tả công việc
1.4.3.1.1 Quản lý trung tâm thể thao
1.4.3.1.2 Thủ kho
1.4.3.1.3 Hướng dẫn viên
1.4.3.1.4 Nhân viên phục vụ
1.4.3.1.5 Nhân viên thu ngân

4.4.4 Quản lý sauna/ nhà tắm hơi
1.4.4.1 Mô tả công việc
1.4.4.1.1 Quản lý sauna
1.4.4.1.2 Nhân viên phục vụ kiêm thu ngân
1.4.4.1.3 Kỹ thuật viên sauna

1.4.5 Quản lý shop
1.4.5.1 shop
1.4.5.1.1 Quản lý shop
1.4.5.1.2 Nhân viên bán hàng
1.4.5.1.3 Nhân viên thu ngân

2 Bộ phận housekeeping/ công việc nội trợ
2,1 bộ phận housekeeping
2.1.1 Trưởng bộ phận giặt là
2.1.2 trưởng ca giặt là
2.1.3 nhân viên thu phát giặt là
2.1.4 nhân viên giặt
2.1.5 nhân viên ủi
2.1.6 nhân viên thu ngân giặt là
2.1.7 nhân viên chăm sóc cây cảnh
2.1.8 nhân viên phục vụ buồng
2.1.9 nhân viên trực tầng
2.1.10 Tổ trưởng buồng
2.1.11 thủ kho
2.1.12 thư ký văn phòng
2.1.13 giám sát buồng

3 Bộ phận ẩm thực
3,1 Bộ phận nhà hàng
3.1.1 bộ phận nhà hàng
3.1.1.1 Quản lý nhà hàng
3.1.1.2 Receptionist
3.1.1.3 Waiter
3.1.1.4 Food runner/ Chạy thức ăn
3.1.1.5 Thu ngân
3.1.1.6 Captain/ Tổ trưởng
3.1.1.7 Phụ trách thang máy tầng

3,2 Quản trị bộ phận bar
3.2.1 bộ phận bar
3.2.1.1 Bartender/Nam chiêu đãi viên
3.2.1.2 Phục vụ bar
3.2.1.3 Tổ trưởng phục vụ
3.2.1.4 Chạy bàn
3.2.1.5 Quản lý bar
3.2.1.6 Tổ trưởng pha chế
3.2.1.7 Reception
3.2.1.8 Vệ sinh
3.2.1.9 Cashier/Thủ quỹ

3,3 Bộ phận bếp
3.3.1 bộ phận bếp
3.3.1.1 Quản lý bếp
3.3.1.2 Bếp trưởng
3.3.1.3 Đầu bếp
3.3.1.4 phụ bếp

3,4 Bộ phận mua hàng
3.4.1 bộ phận mua hàng
3.4.1.1 nhân viên mua hàng
3.4.1.2 nhân viên chạy hàng
3.4.1.3 Trưởng phòng mua hàng

3,5 Bộ phận kho
3.5.1 bộ phận kho
3.5.1.1 thủ kho

3,6 Bộ phận thu ngân
3.6.1 bộ phận thu ngân nhà hàng
3.6.1.1 nhân viên thu ngân
3.6.1.2 Tổ trưởng thu ngân

3,7 Bộ phận vệ sinh
3.7.1 Mô tả công việc
3.7.1.1 tổ trưởng vệ sinh
3.7.1.2 nhân viên vệ sinh
3.7.1.3 nhân viên rửa chén

4 Bộ phận kỹ thuật
4,1 bộ phận kỹ thuật
4.1.1 Trưởng phòng kỹ thuật
4.1.2 thư ký hành chính
4.1.3 kỹ thuật viên điện
4.1.4 kỹ thuật viên điện lạnh
4.1.5 kỹ thuật viên điện tử
4.1.6 kỹ thuật viên nước
4.1.7 kỹ thuật viên xây dựng
4.1.8 kỹ thuật viên mộc
5 Bộ phận bảo vệ
5,1 bộ phận bảo vệ
5.1.1 Trưởng phòng an ninh
5.1.2 bảo vệ cổng chính
5.1.3 bảo vệ khu vực xe
5.1.4 bảo vệ tuần tra
5.1.5 bảo vệ kiểm soát nhân viên
5.1.6 bảo vệ hàng hoá

6 Bộ phận kinh doanh
6,1 bộ phận kinh doanh
6.1.1 Trưởng phòng kinh doanh
6.1.2 nhân viên marketing
6.1.3 nhân viên sale
6 Bộ phận quản lý
6,1 Quản lý khách sạn
6.1.1 Giám đốc/phó giám đốc

Tổng cộng
 
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
B-YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG

II- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi

6. Trang thiết bị buồng ngủ
5 sao
Đồ gỗ (hoặc vật liệu khác):
- Giường ngủ
+ Bàn salon, 2 ghế
+ Bàn trang điểm, ghế
- Bàn đầu giường
- Bàn và ghế ngồi làm việc (có thể đặt thêm gương để làm bàn trang điểm)
- Bàn trà, ghế
- Tủ để quần áo
- Hộp màn (trong trường hợp có muỗi)
- Giá để hành lý
Đồ vải :
+ Tấm phủ chăn
+ Tấm phủ giưòng
Đồ điện :
+ Chuông gọi cửa
+ Truyền hình cáp Wifi
+ Điều hoà nhiệt độ cho 100 % tổng số buồng
+ Tủ lạnh (mini bar) cho 100% tổng số buồng
+ Thiết bị báo cháy
+ Bảng điều khiển cạnh giường (điều khiển các đồ điện)
+ Ti vi mầu với mạch VIDEO cho 100% tổng số buồng, có trung tâm phát hình của khách sạn.
+ Radio casette hoặc hệ thống nhạc trung tâm của khách sạn
+ Máy FAX cho những buồng đặc biệt
+ Ổ khoá điện từ dùng thẻ
Các loại khác :
+ Tranh treo tường
+ Bộ đồ ăn hoa quả, dụng cụ mở bia, rượu
+ Mút đánh giầy
+ Bàn chải đánh giầy, bàn chải quần áo

7. Trang thiết bị phòng vệ sinh
5 sao
- Chậu rửa mặt (Lavabo)
- Bàn cầu bệt có nắp
- Vòi tắm hoa sen di động
- Vòi nước nóng, lạnh (hoà được vào nhau)
- Giá kính trên lavabo ( hoặc bệ đá )
- Gương soi (trên Lavabo)
- Giá treo khăn mặt, khăn tắm
- Khăn mặt và khăn tắm
- Mắc treo quần áo khi tắm
- Xà phòng tắm
- Cốc đánh răng
- Bàn chải đánh răng, kem đánh răng
- Hộp đựng giấy vệ sinh và cuộn giấy vệ sinh 
- Sọt đựng rác nhựa có nắp
+ Điện thoại
+ Máy sấy tóc
+ Màn che bồn tắm
+ Mũ tắm
+ Nước gội đầu
+ Dao cạo râu
+ Bông ngoáy tai
+ Bồn tắm nằm (hoặc phòng tắm kính) cho 100 % tổng số buồng
+ Áo choàng sau khi tắm
+ Bồn tắm nằm (cho 100% số buồng)và phòng tắm kính (cho 30% tổng số buồng
+ Dầu xoa da
+ Cân kiểm tra sức khoẻ
+ Thiết bị vệ sinh cho phụ nữ (biđê)
+ Túi ny lông để bỏ giấy vệ sinh phụ nữ
+ Băng vệ sinh phụ nữ
 
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Quản trị nguồn nhân lực của khách sạn

" Theo Gt Quản trị kinh doanh khách sạn _ TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS Hoàng Thị Lan Hương"
Là một trong những hoạt động quản trị quan trọng bậc nhất, nguyên nhân vì sản phẩm của khách sạn chủ yếu là dịch vụ.
3.2.3. Bộ phận quản trị nguồn nhân lực khách sạn:
_1.Vai trò: làm nên sự đóng góp tốt nhất vào sự thành công của khách sạn.
_2.Mục tiêu: - Tăng lợi nhuận
- Kích thích sự làm việc cá nhân
- Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
_3.Chức năng: có 3 nhóm sau:
a/ Thu hút nguồn nhân lực
b/ Đào tạo phát triển
c/ Duy trì nguồn nhân lực
Ngoài ra còn có nhóm điều phối, cho nhân viên đi khảo sát các hệ thống khách sạn, cách quản lý hiệu quả.
_4.Các nguyên tắc quản trị: 5 ngtắc sau
a/ Bậc thang trong quản lý
b/Thống nhất trong quản lý và điều hành
c/Ủy quyên
d/Tạo cơ hội bình đẳng
e/Tự đào thải
_5. Nhiệm vụ:
a/Xác đinh mô hình tổ chức, biên độ lao động
b/Kế hoạch và thực hiện tuyển dụng.
c/ Xây dựng chức danh, quy chuẩn mối quan hệ
d/Chế đọ và đánh giá công việc
e/Chế độ quản lý người lao động
f/Quy chế điều lệ khách sạn
g/Công tác tiền lương và bồi dươnngx đào tạo người lao động
h/Công tác quản lý hành chính khác
 
Sửa lần cuối:
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Một số công tác quản lý khách sạn nhỏ và vừa

Nguồn Tài liệu: Trích từ Đồ án tốt nghiệp của Bạn Đỗ Thị Liên-Lớp TH40

• Quản lý khách hàng:
Mỗi khách hàng của khách sạn đều được khách sạn quản lý những thông tin sau: Họ tên, giới tính, địa chỉ, điện thoại_Fax(nếu có), E_mail(nếu có), số CMND_Passport (hoặc các văn bằng khác có hình), quốc tịch. Nếu khách hàng là công chức thì quản lý thêm các thông tin sau: Tên cơ quan, địa chỉ cơ quan, E_mail cơ quan.
• Quản lý phòng:
Các phòng của khách sạn được quản lý dựa vào phòng số, loại phòng, giá cơ bản. Khách sạn gồm có ba loại phòng 1, 2, 3 tương ứng với giá như sau 150.000đ, 200.000đ, 250.000đ (trong đó có 10% VAT). Ngoài ra mỗi phòng còn được trang bị các tiện nghi, nên tiện nghi cũng được quản lý theo mã tiện nghi, tên tiện nghi. Còn trang bị tiện nghi theo phòng được quản lý dựa vào phòng số và số lượng tiện nghi trong từng phòng.
• Quản lý đăng ký _ thuê phòng:
Tất cả các thông tin đăng ký thuê phòng đều được quản lý dựa trên số đăng ký, họ tên khách đăng ký, ngày đến, giờ đến, ngày đi, giờ đi, số lượng người lớn, số lượng trẻ em và số tiền đặt cọc.
• Quản lý thông tin nhận phòng:
Khách sạn quản lý những thông tin sau: Số nhận phòng, họ tên người nhận phòng, ngày nhận, giờ nhận. Tất cả thông tin nhận phòng đều dựa vào thông tin đăng ký thuê phòng đã khai báo trước đó. Vì khách hàng có đăng ký mới được nhận phòng theo đúng thông tin mà khách đã đăng ký.
• Quản lý việc trả phòng:
Dựa trên thông tin đăng ký thuê phòng và thông tin nhận phòng, việc trả phòng được khách sạn quản lý các thông tin sau: Số trả phòng, ngày trả, giờ trả, họ tên người trả (có thể trả phòng trước thời hạn đăng ký). Nếu khách hàng muốn gia hạn thêm thời gian ở tại khách sạn thì phải tiến hành làm thủ tục đăng ký lại. Bên cạnh việc trả phòng của khách thì khách sạn sẽ kiểm tra lại tình trạng phòng.
• Quản lý thông tin huỷ đăng ký:
Cũng như việc quản lý các công việc trên thì việc huỷ đăng ký được quản lý các thông tin sau: Số huỷ đăng ký, ngày huỷ đăng ký, giờ huỷ đăng ký, họ tên người huỷ đăng ký.
• Quản lý nhân viên phục vụ tại khách sạn:
Tất cả những nhân viên làm việc tại khách sạn đều được quản lý các thông tin sau: Họ nhân viên, Tên nhân viên, Chức vụ của nhân viên.
Ngoài ra khách sạn còn quản lý thông tin về dịch vụ: tên dịch vụ; tiện nghi. Tại khách sạn có nhiều loại dịch vụ như: điện thoại, ăn uống, giặt ủi, đưa đón khách, chuyên chở đồ cho khách (khi khách yêu cầu)...

Quy trình quản lý:
Khi khách hàng có nhu cầu ở khách sạn thì khách hàng có thể liên hệ với khách sạn để tiến hành làm thủ tục đăng ký phòng hoặc khách hàng có thể làm thủ tục thuê và nhận phòng để ở ( trường hợp phòng còn trống ). Có hai hình thức liên hệ: đến trực tiếp, qua điện thoại.
Khi khách hàng làm thủ tục đăng ký thì khách hàng phải khai báo đầy đủ thông tin về mình cũng như thông tin về cơ quan (nếu có) khi Bộ phận Lễ tân (BPTL) yêu cầu. Hầu hết khách hàng đều phải đặt cọc một số tiền nhất định dựa vào loại phòng mà mình đã đăng ký.
Trường hợp các tổ chức thuê phòng thì tổ chức sẽ cử đại diện đến khách sạn làm thủ tục đăng ký. Việc quản lý thông tin các tổ chức sẽ được quản lý như thông tin cơ quan hoặc công ty, thông tin về người đại diện sẽ được quản lý như thông tin của công chức hay nhân viên của cơ quan đó.
Trong thời gian trước ngày nhận phòng tối thiểu là 1 tuần các khách hàng đăng ký theo đoàn phải gửi cho khách sạn bảng bố trí phòng ở của các thành viên để khách sạn phân bố phòng cho hợp lý.
Khi khách hàng đến nhận phòng thì ngoài số tiền đặt cọc, khách hàng phải gửi cho BPLT CMND_Passport ( hoặc các văn bằng có hình còn thời hạn sử dụng ). BPLT căn cứ vào đó để kiểm tra lại thông tin khi khách đăng ký phòng. Sau khi kiểm tra xong BPLT sẽ chỉ trả lại các văn bằng này khi khách hàng làm xong thủ tục trả phòng. Sau đó BPLT sẽ kiểm tra lại tình trạng phòng để tiến hành giao phòng cho khách. Nếu khách không đồng ý thì làm thủ tục đổi phòng cho khách ( nếu còn phòng trống ). Trong thời gian ở khách sạn, khách có thể sử dụng các loại dịch vụ, yêu cầu phục vụ. Mọi yêu cầu sẽ do BPLT đảm nhiệm và đáp ứng trong phạm vi hoạt động của khách sạn. Khách hàng sử dụng dịch vụ chưa thanh toán thì Bộ phận dịch vụ sẽ ghi hoá đơn nợ và chuyển đến BPLT tính vào hoá đơn tổng.
Sau khi đặt phòng khách có thể huỷ đăng ký và phải bồi thường cho khách sạn theo quy định đã thoả thuận. Vì thế tiền đặt cọc là phải có trước khi nhận phòng. Để tránh rủi ro thì số tiền đặt cọc phải lớn hơn hay bằng số tiền phải bồi thường. Tuy nhiên trước 7 ngày nhận phòng khách huỷ đăng ký không phải bồi thường.
Khi hết thời hạn thuê phòng như đã đăng ký thì khách phải trả phòng cho khách sạn. Khi khách làm thủ tục trả phòng, BPLT sẽ kiểm tra lại tình trạng phòng, tổng hợp lại các hoá đơn sử dụng dịch vụ chưa thanh toán trong thời gian khách ở khách sạn. sau khi tổng hợp in ra hoá đơn tổng để khách thanh toán và trả lại CMND_Passport cho khách. Hình thức thanh toán ở khách sạn chủ yếu bằng tiền mặt (tiền Việt nam_VNĐ).

• Ghi chú:
Giá phòng có thể thay đổi theo mùa, khách quen và trẻ em.
Nếu khách hàng là vợ chồng thì phải có giấy đăng ký kết hôn.
 
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn

BỘ XÂY DỰNG
Số : 1600 /BXD-VP​
Hà Nội, ngày 25 tháng07 năm 2007​
V/v: Công bố Suất vốn đầu tư
xây dựng công trình (năm 2007)​

2. 5 Công trình khách sạn
Bảng I.8 Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn

Đơn vị: 1000đ/giường
Suất vốnđầu tư Xây dựng Thiết bị
1/Khách sạn tiêu chuẩn 1* 67.200 43.900 17.200
2/Khách sạn tiêu chuẩn 2* 101.900 65.300 27.320
3/Khách sạn tiêu chuẩn 3* 200.500 140.260 47.470
4/Khách sạn tiêu chuẩn 4* 290.000 185.140 77.420
5/Khách sạn tiêu chuẩn 5* 397.400 268.300 92.900

a. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại Bảng I.8 được tính toán phù hợp với công trình khách sạn từ 1* đến 5* theo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch ban hành kèm theo Quyết định số 107 ngày 22/6/1994 của Tổng cục Du lịch; các qui định trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4391: 1986 “Khách sạn du lịch. Xếp hạng” và TCVN 5065: 1990 “Khách sạn. Tiêu chuẩn thiết kế ” và các quy định khác có liên quan .

b. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn bao gồm:
- Chi phí xây dựng công trình chính, các công trình phục vụ (thể dục
thể thao, thông tin liên lạc, ...) theo tiêu chuẩn quy định của từng loại khách sạn.
- Chi phí thiết bị và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, thể dục thể thao,
vui chơi giải trí, phòng cháy chữa cháy, hệ thống cứu hoả, thang máy, điện thoại,...

c. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình khách sạn được tính bình quân cho 1 giường ngủ theo năng lực phục vụ.

d. Công trình của khách sạn được chia ra các khối chức năng theo tiêu chuẩn thiết kế, bao gồm:
-Khối phòng ngủ: phòng ngủ, phòng trực của nhân viên
-Khối phục vụ công cộng: sảnh, phòng ăn, nhà bếp, phòng y tế, phòng giải trí, khu thể thao,...
-Khối hành chính quản trị: phòng làm việc, phòng tiếp khách, kho, xưởng sửa chữa, chỗ nghỉ của nhân viên phục vụ, lái xe, nhà để xe, phòng giặt là phơi sấy, trạm bơm áp lực, trạm cung cấp nước, phòng điện, các phòng phục vụ khác, ...
Tỷ trọng các phần chi phí theo các khối chức năng trong suất vốn đầu
tư như sau:


Khối chức năng Kháchsạn1*Kháchsạn2*Kháchsạn3*Kháchsạn4*Khách sạn5*

1/Khối phòng ngủ 50 - 55% 60 - 65% 60 – 65% 70 - 75% 70 - 75%
2/Khối pvụ ccộng 30 - 25% 25 - 30% 25 – 30% 20% 25 -20%
3/Khối HC.quản trị 20% 15 - 5% 15- 5% 10- 5% 5%
 
Sửa lần cuối:
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Bộ phận kinh doanh lưu trú của khách sạn

" Theo Gt Quản trị kinh doanh khách sạn _ TS Nguyễn Văn Mạnh, ThS Hoàng Thị Lan Hương".
4.2 Bộ phận kinh doanh lưu trú của khách sạn
4.2.2 Chức năng nhiệm vụ của một số chức danh:
4.2.2.1/ Mô tả công việc của trưởng lễ tân khách sạn
: phát triển các dịch vụ trong khu vực lưu trú thỏa mãn nhu cầu thị trường mục tiêu của khách sạn, cụ thể:
-Kiểm tra báo cáo của kiểm toán đêm trước khi chuyển cho Tổng Giám đốc ks vào buổi sáng hằng ngày
-Tính công suất sử dụng buồng trung bình của khách sạn cho từng ngày
-Tính giá bán buồng trung bình thực hiện mỗi ngày của khách sạn.
-Kiểm tra tình trạng buồng của khách sạn vào các thời điểm khác nhau.
-Xem xét tình hình biến động của thị trường khách lưu trú của khách sạn để báo cáo GĐ KS
-Xây dựng dự báo về buồng của khách sạn cho một tuần, hai tuần, một tháng hoặc ba tháng…
-Nắm vững tình hình khách đi và khách đến trong ngày và của ngày tiếp theo.
-Kiểm tra danh sách VIP và chuẩn bị điều kiện đón tiếp đặc biệt.
-Chịu trách nhiệm phân công, bố trí điều động nhân viên trong tổ hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế cho từng tuần, tháng và cả năm.
-Tổ chức phối hợp hoạt động với các bộ phận khác cól iên quan một cách hiệu quả.
4.2.2.2/ Mô tả công việc Trưởng buồng: Lãnh đạo, tổ chức, tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc tốt,.. cụ thể một số công việc như sau:
-Phân công bố trí điều động nhân viên đảm bảo các buồng có khách, vệ sinh tốt .
-Thiết kế các sơ đồ biểu mẫu về tình trạng buồng
-Tổ chức quy trình làm buồng của nhân viên khoa học và nề nếp
-Chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sắp xếp, kiểm kê và giao nhận hàng hóa, vật tư trong kho thuộc bộ phận buồng.
-Giải quyết các vướng mắc trong phạm vi
-Đào tao huấn luyện nâng cao tay nghề cho nhân viên
-Phối hợp với các bộ phận khác có liên quan một cách hiệu quả.

6.2.2. Bộ phận Marketing:

Chỉ rõ những nội dung cơ bản sau đây:
-Khách hàng của DN là ai, Họ từ đâu tới, nam hay nữ, già hay trẻ, Họ lưu lại bao lâu, vì sao họ đi du lịch
-Họ cần loại sản phẩm dịch vụ nào. Loại sp/dv vị đó có những đặc tính gì, vì sao họ cần nó…
-DN nên quy định mức giá sp/dv là bao nhiêu. Tại sao
-DN nên tự tiêu thụ sp hay dựa vào lực lượng khác
-Làm thế nào khách hàng biết, sử dụng và yêu thích sp/dv của DN
 
Sửa lần cuối:
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
Phân tích tài chính các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Nguồn từ: Th.s Phạm Rin - Đại học Duy Tân
(tapchiketoan.info)
Phân tích tài chính các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
TCKT cập nhật: 11/11/2006

Hoạt động kinh doanh lữ hành có nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất, từ đó dẫn đến đặc điểm hoạt động tài chính của các doanh nghiệp lữ hành cũng khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất. Để đánh giá đúng tình hình tài chính các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, theo chúng tôi, nội dung phân tích bao gồm:

Thứ nhất, Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp:

Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu về tài sản (TS), cơ cấu nguồn vốn (NV) và mối quan hệ cân bằng cấu trúc TS và cấu trúc NV của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ TS để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm: phân tích cấu trúc TS và phân tích cấu trúc NV.

Phân tích cấu trúc TS cho thấy mức độ biến động của từng loại TS trong tổng TS; Trên cơ sở đó, nhận ra khoản mục nào có sự biến động lớn để tập trung phân tích và tìm nguyên nhân. Mặt khác, còn phải tìm hiểu xu hướng biến động các loại TS để đánh giá mức độ hợp lý của việc đầu tư. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp lữ hành thường ưu tiên đầu tư cho TS cố định: xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, mua sắm phương tiện vận chuyển ... Do đó, cấu trúc TS của các doanh nghiệp này có đặc điểm là TS cố định chiếm tỷ trọng rất lớn từ 70-85% tổng giá trị TS của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc TS cần quan tâm đến đặc điểm này. Tính hợp lý là TS cố định phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên.

Phân tích cấu trúc NV: cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung phân tích cấu trúc NV bao gồm phân tích tính tự chủ về tài chính và phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. Phân tích tính tự chủ về tài chính thông qua các chỉ tiêu: Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ. Thông thường, các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo chi trả trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp nhận thêm các khoản tín dụng bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi NV đều có liên quan đến thời hạn và chi phí sử dụng vốn. Sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc NV của doanh nghiệp. Để đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ cần sử dụng các chỉ tiêu: tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và tỷ suất nguồn vốn tạm thời. Tỷ suất NVTX là tỷ số giữa NVTX với tổng NV, tỷ suất NVTT là tỷ số giữa NVTT với tổng NV. Tỷ suất NVTX càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định đối với NV sử dụng; doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất NVTX thấp cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực về thanh toán các khoản nợ vay rất lớn.

Thứ hai, phân tích cân bằng tài chính:

Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính sách tài trợ TSCĐ và TSLĐ. Chỉ tiêu phân tích: vốn lưu động ròng (VLĐR), nhu cầu VLĐR và ngân quỹ ròng (NQR). VLĐR được xác định là phần chênh lệch giữa TSLĐ và ĐTNH với nợ ngắn hạn; hoặc VLĐR được tính là phần chênh lệch giữa NVTX với TSCĐ và ĐTDH. Còn nhu cầu VLĐR bằng (=) hàng tồn kho cộng (+) nợ phải thu của khách hàng trừ (-) nợ phải trả ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn). NQR là phần chênh lệch giữa VLĐR và nhu cầu VLĐR. Nếu VLĐR âm liên tục qua các năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán sẽ gặp khó khăn; Tuy nhiên, để có đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu NQR. Nếu NQR âm, có nghĩa là doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR và tài trợ cho TSCĐ; cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu NQR dương thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR.

Hoạt động kinh doanh lữ hành không có tồn kho, không có sản phẩm dự trữ cho tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang; quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ. Mặt khác, hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khách hàng, không qua trung gian mua bán, doanh thu cung cấp dịch vụ phần lớn được khách hàng thanh toán bằng tiền, nên nợ phải thu của khách hàng các doanh nghiệp lữ hành chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản lưu động. Doanh thu bằng tiền thu được sẽ được tiếp tục chi ra cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo và được luân chuyển liên tục. Do đó, ở các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thông thường tài sản lưu động chiếm tỷ trọng thấp dẫn đến các chỉ tiêu về VLĐR, nhu cầu VLĐR, cũng như NQR thông thường là thấp hơn các ngành sản xuất vật chất khác. Tại nhiều thời điểm khác nhau VLĐR, cũng như NQR có thể âm nhưng doanh nghiệp không phải quá khó khăn trong vấn đề thanh toán như các doanh nghiệp sản xuất vật chất khác.

Do vậy, khi phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cân bằng tài chính thông qua chỉ tiêu VLĐR và NQR cần lưu ý đặc điểm này để có đánh giá đúng thực trạng.

Thứ ba, phân tích hiệu quả hoạt động:
Hiệu quả hoạt động được xem xét một cách tổng thể bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp.

- Phân tích hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ở góc độ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Do vậy, nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần; tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay; tỷ suất sinh lời của TS (ROA); tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (RE).

- Phân tích hiệu quả tài chính:
Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao thì sẽ có điều kiện tăng trưởng. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng TS của doanh nghiệp so với tổng TS mà doanh nghiệp có, đó là khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH). Khả năng sinh lời NVCSH (ROE) thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp với NVCSH. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết đinh bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng NVCSH có hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư.

ROE=Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần*Tổng doanh thu thuần/Tổng TS*Tổng TS/NVCSH*(1-T)

Với T là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hay ROE = ROA x (1-T) x (1+ Đòn bẩy tài chính). Trong đó, đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả/NVCSH. ROE chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: hiệu quả kinh doanh, khả năng tự chủ về tài chính và độ lớn đòn bẩy tài chính.

Hoạt động kinh doanh lữ hành ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, tính mùa vụ được thể hiện rất rõ rệt; thời tiết trong năm được chia thành hai mùa là mùa khô và mùa mưa; hoạt động kinh doanh lữ hành phần lớn diễn ra trong mùa khô, kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành phần lớn mang lại cho doanh nghiệp vào mùa khô, kết quả hoạt động của mùa mưa rất thấp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài chính giữa các kỳ có ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Do đó, khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp lữ hành giữa các kỳ thì cần phải quan tâm đến tính thời vụ để có đánh giá hợp lý hơn.

Thứ tư, phân tích rủi ro kinh doanh:

Trong hoạt động kinh doanh vấn đề rủi ro đều có khả năng xảy đối với hoạt động của doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, có thể phân tích rủi ro kinh doanh thông qua độ biến thiên của của các chỉ tiêu kết quả hay hiệu quả kinh doanh, thông qua đòn bẩy kinh doanh, đòn cân định phí.

Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính tổng hợp gồm nhiều thành phần tạo thành từ việc lập tour lữ hành đến vận chuyển, lưu trú, phục vụ ăn, uống, vui chơi đến giải trí trong một quy trình khép kín. Dịch vụ lữ hành được cung cấp cho du khách ở nhiều khâu, diễn ra ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau. Thời gian và không gian cung cấp dịch vụ cho từng đối tượng là khác nhau, doanh thu, chi phí, giá thành của từng tour cũng khác nhau. Do đó, việc phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành phù hợp nhất là phân tích rủi ro kinh doanh thông qua mức độ biến thiên của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hay hiệu quả kinh doanh; phân tích rủi ro kinh doanh thông qua mức độ phân bổ giữa biến phí và định phí.

- Phân tích rủi ro kinh doanh qua mức độ biến thiên của các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như: doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế; của hiệu quả kinh doanh: (các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Theo quan điểm phân tích thống kê, người ta thường sử dung phương sai để đánh giá tính bấp bênh của một đại lượng, độ biến thiên của một chỉ tiêu. Để xem xét độ biến thiên của một chỉ tiêu người ta dùng phương sai để thể hiện và phương sai sẽ được tính bằng bình phương các độ lệch của chỉ tiêu nghiên cứu với giá trị trung bình của nó. Mặt khác, để chỉ tiêu có giá trị tương ứng và phù hợp trong nghiên cứu và đơn vị tính toán, người ta còn dùng chỉ tiêu độ lệch tiêu chuẩn và được tính bằng căn bậc hai của phương sai.

Nguyên tắc đánh giá rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên: Ở mức độ hoạt động và quy mô tương tự nhau, phương án (doanh nghiệp) nào có phương sai hoặc độ lệch tiêu chuẩn của một chỉ tiêu tài chính nhỏ hơn phương sai, độ lệch tiêu chuẩn của chỉ tiêu tương ứng của phương án (doanh nghiệp) kia thì rủi ro của phương án (doanh nghiệp) này nhỏ hơn.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro khi kết quả hoặc sự kiện có giá trị trung bình giữa các phương án kinh doanh khác nhau, người ta sử dung hệ số biến thiên và được tính bằng tỷ số giữa độ lệch chuẩn với giá trị trung bình của chỉ tiêu tài chính. Phương án nào có hệ số biến thiên càng nhỏ thì phương án đó ít rủi ro hơn.

- Ngoài ra, có thể phân tích rủi ro kinh doanh thông qua mức độ phân bổ giữa biến phí và định phí. Rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn của hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa biến phí và định phí. Trong các doanh nghiệp, định phí có ảnh hưởng đến đòn bẩy kinh doanh. Tại một mức hoạt động, tỷ lệ định phí trong tổng chi phí càng lớn thì đòn bẩy kinh doanh càng cao và rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Nhân tố về phân bổ định phí cũng còn được gọi là đòn cân định phí.

Trong kết cấu chi phí kinh doanh lữ hành thì định phí chiếm tỷ trọng khá lớn, hay nói khác hơn là đòn cân định phí rất lớn. Các doanh nghiệp lữ hành thường rủi ro kinh doanh cao hơn các doanh nghiệp thương mại. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh lữ hành chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nếu hoạt động kinh doanh gặp khó khăn thì sẽ không thu hồi được lượng vốn rất lớn đã được đầu tư, rủi ro kinh doanh sẽ rất lớn và cũng rất khó khăn khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác như các doanh nghiệp thương mại.

Tóm lại, từ đặc điểm của hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc điểm hoạt động tài chính của doanh nghiệp lữ hành, dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành có đặc điểm phân tích tài chính riêng, khác biệt với các ngành sản xuất vật chất khác. Do đó, cần nghiên cứu đặc điểm phân tích tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp này.

Th.s Phạm Rin - Đại học Duy Tân
(tapchiketoan.info)
 
Sửa lần cuối:
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
5.2.1 quy chế tài chính

QUI CHế TàI CHíNH


I. MụC ĐíCH
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài chính kế toán, hóa đơn chứng từ một cách tốt nhất, củng cố và bổ sung các quy định về quản lý tài chính kế toán mà Công ty đã ban hành trước đây, nay ban hành Qui chế Tài chính này để toàn thể cán bộ công nhân viên áp dụng thực hiện.

II. QUI ĐịNH Về HóA ĐơN CHứNG Từ
- Tất cả các khoản chi phải có hóa đơn của Bộ Tài Chính (Hóa đơn đỏ).
- Trường hợp không thể lấy được hóa đơn Bộ Tài Chính thì phải có hóa đơn bán lẽ, ghi đầy đủ tên, địa chỉ kinh doanh của bên bán và của Công ty, ghi rõ nội dung, mặt hàng, số tiền trên hóa đơn, chữ ký và họ tên của người người bán hàng. Giới hạn giá trị của hóa đơn này là từ 100.000 đồng trở xuống.
- Trường hợp mua hàng có giá trị lớn hơn 100.000 đồng mà không thể lấy được hóa đơn Bộ Tài Chính thì trước khi mua phải thông báo cho Kế toán trưởng xem xét, khi được Kế toán trưởng chấp thuận ký vào phiếu đề nghị mua hàng và thanh toán thì mới được mua, khi thanh toán phải lấy biên nhận nhận tiền hoặc hóa đơn bán lẽ ghi đầy đủ tên, địa chỉ kinh doanh của bên bán và của Công ty, ghi rõ nội dung, mặt hàng, số tiền trên biên nhận nhận tiền hoặc trên hóa đơn bán lẽ, chữ ký và họ tên của người người bán hàng.

III. CáC BIểU MẫU Sử DụNG KHI MUA HàNG Và THANH TOáN BằNG TIềN MặT - TRìNH Tự LUâN CHUYểN CHứNG Từ THU CHI TIềN MặT
1>. Phiếu đề nghị mua hàng và thanh toán (Xem mẫu)
Người đề nghị mua hàng trước khi mua phải lên kế hoạch mua hàng, kiểm tra giá trên thị trường, trình phụ trách bộ phận kiểm tra và ký, chuyển Kế toán trưởng ký sau đó trình Tổng Giám Đốc ký duyệt, tiến hành giao dịch mua hàng. Đối với các công trình thì người đề nghị mua hàng lập phiếu đề nghị mua hàng và thanh tóan trên cơ sở dự toán đã được duyệt, mua từng phần hoặc mua toàn bộ vật tư thiết bị… đã được dự toán tuỳ theo tiến độ công việc, trình phụ trách công trình ký, chuyển Kế tóan công trình kiểm tra, trình Kế tóan trưởng ký, trình Tổng Giám Đốc ký duyệt.
Sau khi có đầy đủ chữ ký kiểm tra trên phiếu đề nghị mua hàng và thanh toán, kế toán thu chi tiền mặt xuất phiếu chi tiền mặt, trình Kế toán trưởng kiểm tra, ký, chuyển thủ quỹ chi tiền. Phiếu chi được lập thành 03 liên, kế toán thu chi tiền mặt lưu 01 liên, thủ quỹ lưu 01 liên, 01 liên giao cho người nhận tiền. Sau khi mua hàng xong, người mua hàng phải cung cấp cho Kế toán thu chi tiền mặt tất cả hóa đơn chứng từ do bên bán xuất.
Phiếu đề nghị mua hàng và thanh toán chỉ được sử dụng khi biết được giá chính xác, trường hợp không biết được giá chính xác phải dự đoán số tiền và xin tạm ứng.
Trường hợp Công ty thanh tóan trực tiếp bằng tiền mặt cho nhà cung cấp, người giao dịch với nhà cung cấp căn cứ kế họach thanh tóan nợ đã được duyệt, hợp đồng, hóa đơn chứng từ, giấy đề nghị thanh tóan của nhà cung cấp, tiến hành lập phiếu đề nghị mua hàng và thanh tóan kèm theo hợp đồng, hóa đơn chứng từ có liên quan, giấy đề nghị thanh tóan của nhà cung cấp chuyển Kế tóan trưởng kiểm tra và ký, trình Tổng Giám Đốc ký duyệt, chuyển Kế tóan thu chi tiền mặt xuất phiếu chi, chuyển Kế tóan trưởng ký phiếu chi, chuyển thủ quỹ chi tiền. Nếu nhà cung cấp cử nhân viên đến Công ty thu tiền, thủ quỹ phải lưu bảng photo giấy CMND (có đối chiếu với bảng chính) của người nhận tiền và giấy giới thiệu có ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên chức vụ của người ký của Cơ quan cử nhân viên đến nhận tiền. Nếu người giao dịch của Công ty mang tiền đến nhà cung cấp để thanh tóan, người giao dịch phải ký và ghi rõ họ tên ở chổ người nhận tiền trên phiếu chi, khi thanh tóan cho nhà cung cấp phải lấy phiếu thu tiền của nhà cung cấp về nộp lại cho thủ quỹ, thủ quỹ có trách nhiệm theo dõi công việc này.

2>. Phiếu đề nghị tạm ứng (Xem mẫu)
Người đề nghị tạm ứng dự đoán số tiền cần sử dụng, hạn thanh toán tạm ứng và trình phụ trách bộ phận kiểm tra, ký, chuyển Kế toán trưởng ký, sau đó trình Tổng Giám Đốc ký duyệt, Kế toán thu chi tiền mặt lập phiếu chi, trình Kế toán trưởng ký, chuyển thủ quỹ chi tiền. Phiếu chi được lập thành 03 liên như đã nói ở trên.
Đối với các khoản tạm ứng cho các công trình thì cũng thực hiện như trên nhưng trước khi chuyển Kế toán trưởng phải qua Kế toán theo dõi công trình kiểm tra.

3>. Phiếu đề nghị thanh toán tạm ứng (Xem mẫu)
Đến hạn thanh toán số tiền đã tạm ứng, người đề nghị tạm ứng có trách nhiệm lập phiếu đề nghị thanh toán tạm ứng liệt kê đầy đủ các khoản chiứ, trình phụ trách bộ phận kiểm tra, ký, chuyển Kế toán trưởng ký, trình Tổng Giám Đốc duyệt, chuyển Kế toán thanh quyết toán tạm ứng.
Nếu số tiền đã tạm ứng lớn hơn số tiền thực chi thì người đề nghị tạm ứng phải hoàn lại số tiền chênh lệch, Kế toán thu chi tiền mặt lập phiếu thu, trình Kế toán trưởng ký, chuyển thủ quỹ thu tiền. Phiếu thu được lập 03 liên, Kế toán thu chi tiền mặt lưu 01 liên, thủ quỹ lưu 01 liên, giao cho người nộp tiền 01 liên.
Nếu số tiền đã tạm ứng nhỏ hơn số thực chi thì Công ty sẽ chi thêm phần chênh lệch cho người đề nghị tạm ứng, quy trình lập phiếu chi được thực hiện như đã nói ở trên.
Trường hợp số tiền đã tạm ứng đúng bằng đúng số thực chi thì kế toán chỉ làm thủ tục thanh quyết toán tạm ứng.
Kế toán thanh toán tạm ứng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các bộ phận, cá nhân tạm ứng thực hiện việc thanh quyết toán tạm ứng khi đến hạn thanh quyết toán.

4>. Phiếu đề xuất (Xem mẫu)
Dùng để đề xuất biếu tặng quà cáp, các khoản mục không nằm trong các nội dung trên.

IV. QUY ĐịNH Về THU TIềN MặT
Người giao dịch có liên quan đến khoản thu thu tiền đem về nộp Công ty xuất trình phiếu chi tiền của nhà cung cấp và các chứng từ liên quan đến khoản thu cho Kế toán trưởng kiểm tra, chuyển Kế toán thu chi tiền mặt xuất phiếu thu, chuyển Kế toán trưởng ký, chuyển thủ quỹ thu tiền. Phiếu thu được lập thành 03 liên như đã nói ở trên.
Trường hợp khách hàng cử nhân viến đến nộp tiền, người giao dịch đến khoản thu phải xuất trình các chứng từ có liên quan đến khoản thu cho Kế toán trưởng kiểm tra, chuyển Kế toán thu chi tiền mặt xuất phiếu thu, chuyển Kế toán trưởng ký, chuyển thủ quỹ thu tiền.
Định kỳ hàng tuần, thủ quỹ trình Tổng Giám Đốc ký các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt đã phát sinh có kèm theo các chứng từ đã được duyệt.

V. QUY ĐịNH Về THU HồI Và THANH TOáN CôNG Nợ
- Hàng tuần phòng kế toán phải lập kế hoạch thu hồi công nợ đối với nợ phải thu, lập kế hoạch thanh toán công nợ đối với nợ phải trả, cân đối nguồn tiền trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
- Kế toán căn cứ kế hoạch thu hồi và thanh toán công nợ đã được duyệt tiến hành phân công thực hiện và báo cáo kết quả cho Tổng Giám Đốc tình hình thực hiện kế hoạch này.
- Các khoản nợ đến hạn và quá hạn phải được ưu tiên giải quyết trước, trường hợp không giải quyết được phải đề xuất, trình báo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám Đốc để tìm biện pháp giải quyết.

VI. QUY ĐịNH Về THANH TOáN QUA NGâN HàNG
Kế toán ngân hàng căn cứ kế hoạch thanh toán đã được duyệt, kiểm tra số dư tài khoản tiền gởi ngân hàng, tiến hành việc thanh toán bằng cách tự lập hoặc hướng dẩn thư ký Phòng Tài chính Kế toán lập thủ tục thanh toán qua ngân hàng, Kế toán ngân hàng trình Tổng Giám Đốc ký, chuyển thư ký Phòng Tài chính Kế toán đem nộp chứng từ cho ngân hàng, sau đó thư ký đem chứng từ có xác nhận của ngân hàng về giao lại cho Kế toán ngân hàng.
Các khoản thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C), thư bảo đảm (L/G) … do Kế toán ngân hàng tự lập, trình Tổng Giám Đốc ký duyệt, hướng dần thư ký Phòng Tài chính Kế toán đem nộp chứng từ cho ngân hàng, sau đó thư ký đem chứng từ có xác nhận của ngân hàng về giao lại cho Kế toán ngân hàng.
Kế toán thu chi tiền mặt và Kế toán ngân hàng có trách nhiệm cập nhật, kiểm tra, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh và số dư các tài khoản tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, cung cấp kịp thời các thông tin chi tiết về các khoản thu chi tiền mặt và thu chi qua ngân hàng cho các phần hành liên quan, nhất là các bộ phận quản lý công nợ.
Các quy định khác không thuộc nội dung của các quy định nêu trên thì thực hiện theo các quyết định của Công ty ban hành trước đây, theo quy định của Bộ Tài chính và nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán Việt Nam, thời điểm đối chiếu số liệu kế toán là vào ngày cuối tháng.
Đề nghị toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty nghiêm túc thực hiện quy chế này, trong quá trình thực hiện nếu cá nhân hay bộ phận nào vi phạm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của Công ty.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây nếu cùng nội dung của quy chế này đều được bãi bỏ.


TổNG GIáM ĐốC





PHIếU Đề NGHị MUA HàNG Và THANH TOáN
Số: …………………………………………………………………
Ngày ………… tháng …………. năm 200….

Kính gửi: .………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bộ phận: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị: Mua hàng. Thanh toán.
Lý do mua hàng /thanh toán: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chi tiết mua hàng /thanh toán:
Số TT Diễn giải Số tiền



















Cộng thành tiền:

Thành tiền bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

NGườI Đề NGHị PT PHòNG /CT Kế TOáN TRưởNG TổNG GIáM ĐốC




PHIếU Đề NGHị TạM ứNG
Số: ………………………………………………………………..
Ngày ………… tháng …………. năm 200….

Kính gửi: .………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bộ phận: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Lý do tạm ứng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hạn thanh toán tạm ứng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Diễn giải chi tiết tạm ứng:
Số TT Diễn giải Số tiền



















Cộng thành tiền:

Thành tiền bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

NGườI Đề NGHị PT PHòNG /CT Kế TOáN TRưởNG TổNG GIáM ĐốC




PHIếU Đề NGHị THANH TOáN TạM ứNG
Số: …………………………………………………………………
Ngày ………… tháng …………. năm 200….

Họ tên người đề nghị: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bộ phận: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nội dung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Diễn giải chi tiềt thanh toán tạm ứng:
Diễn giải Số Hóa đơn chứng từ Số tiền
I. Số tiền tạm ứng:
- Phiếu chi số: ngày / /200
- Phiếu chi số: ngày / /200
- Phiếu chi số: ngày / /200
II. Chi tiết số tiền thực tế đã chi:
1>. Số có hóa đơn chứng từ:









2>. Số không có hóa đơn chứng từ:







III. Chênh lệch:
1>. Số tạm ứng chi không hết (I-II)
2>. Chi quá số tạm ứng (II-I)
NGườI Đề NGHị PT PHòNG /CT KT T.TOáN KT TRưởNG TổNG GIáM ĐốC






PHIếU Đề XUấT
Số: …………………………………………………………………
Ngày ………… tháng …………. năm 200….

Kính gửi: .………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bộ phận: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lý do đề xuất: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung đề xuất: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

NGườI Đề XUấT PT PHòNG /CT Kế TOáN TRưởNG TổNG GIáM ĐốC








PHIếU Đề XUấT
Số: …………………………………………………………………
Ngày ………… tháng …………. năm 200….

Kính gửi: .………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bộ phận: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lý do đề xuất: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nội dung đề xuất: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

NGườI Đề XUấT PT PHòNG /CT Kế TOáN TRưởNG TổNG GIáM ĐOÁC
 
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
5.2.2 quy chế tài chính 2

QUY CHế TàI CHíNH CôNG TY

CHươNG I: NHữNG QUY ĐịNH CHUNG

Điều 1: Quy chế tài chính của Công ty được xây dựng trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Kế toán thống kê và Điều lệ Công ty.

Điều 2: Quy chế tài chính này áp dụng trong nội bộ Công ty. Đối tượng thi hành Quy chế Tài chính là toàn thể nhân sự làm việc trong hệ thống Công ty.

Điều 3: VốN Và TàI SảN
3.1 Vốn của Công ty là phần vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Vốn điều lệ
- Vốn huy động
- Vốn tiếp nhận
- Vốn vay
- Vốn tích lũy
- Vốn khác
3.2 Tài sản: Gồm tài sản cố định và tài sản lưu động.

Điều 4: NGUYêN TắC QUảN TRị VốN Và TàI SảN:
4.1. Nguyên tắc chung: Tất cả các cấp quản trị và nhân viên của Công ty phải đảm bảo vốn & tài sản được quản trị và sử dụng trên cơ sở bảo toàn, phát triển và mang lại hiệu quả. Đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng tổn thất tài sản. Tổn thất tài sản là sự mất mát, hư hỏng làm giảm giá trị hay ứ đọng vốn và tài sản của Công ty.
4.2. Các cấp quản trị là trưởng phòng ban, phụ trách các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty không được tự ý thay đổi cơ cấu vốn và tài sản mà Công ty giao cho đơn vị mình để hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.3. Các cấp quản trị trên không được phép nhượng bán, cho thuê, cầm cố thế chấp, thanh lý tài sản được giao.
4.4. Mọi vi phạm các nguyên tắc quản trị vốn và tài sản các cấp quản trị và cá nhân trực tiếp gây ra phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, đại hội cổ đông và pháp luật: bị xử phạt hành chính, bồi thường vật chất, truy cứu trách nhiệm hình sự,…
4.5. Các cấp quản trị phải xây dựng kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến công tác quản trị vốn và tài sản được giao.

CHươNG III: QUảN TRị DOANH THU, CHI PHí Và GIá THàNH.
Điều 5: NGUYêN TắC QUảN TRị:
5.1. Ban Giám đốc điều hành Công ty xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu, doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu cuối cùng là hiệu quả doanh nghiệp.
5.2. Các cấp quản trị đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, bảo đảm các chi phí này được trang trải bằng doanh thu đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.
5.3. Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các khoản doanh thu, chi phí, và kết quả kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình.

Điều 6: QUảN TRị DOANH THU:
6.1. Doanh thu Công ty gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và doanh thu từ các hoạt động khác như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã khoanh, nay thu hồi được, và các khoản thu bất thường khác.
6.2. Toàn bộ doanh thu của đơn vị phát sinh trong kỳ phải được thể hiện trên các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ vào các sổ sách kế toán theo chế độ nhà nước quy định.
6.3. Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản doanh thu, thu nhập để ngoài sổ sách. Đơn vị hoặc cá nhân vi phạm hay có liên quan tuỳ theo mức độ vi phạm đều bị quy trách nhiệm, truy nộp, thu đền bù và xử phạt theo chế độ hiện hành, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 7: QUảN TRị CHI PHí Và GIá THàNH.
7.1. Chi phí của Công ty bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động sản xuất khác.
- Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm:
a. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực: (gọi tắt là chi phí vật tư). Chi phí này được quản lý trên cơ sở: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.
+ Mức tiêu hao vật tư:
* Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt hệ thống định mức tiêu hao vật tư đối với từng ngành hàng cụ thể và cần thiết.
* Các cấp quản trị của Công ty phải lập kế hoạch tổ chức, kiểm tra và cải tiến các khâu: dự trữ, cung ứng, sử dụng và xác định vật tư, việc quyết toán, đối chiếu vật tư sử dụng với định mức tiêu hao phải được thực hiện định mức tuỳ theo quy trình sản xuất kinh doanh.

+ Giá vật tư:
* Các cấp quản trị của Công ty phải bảo đảm giá vật tư mua vào là giá thực tế
của thị trường trên cơ sở hai yếu tố: chất lượng và hợp lý.
b. Các chi phí phân bổ dần: Các chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh phải được tập hợp và phân bổ theo đúng tính chất và đặc điểm, không phân bổ tràn lan hoặc trao lại tuỳ tiện gây ra tình hình lỗ giả hoặc lời giả.
c. Chi phí kế hoạch tài sản cố định: áp dụng mức khấu hao theo quy định hiện hành có tính đến yếu tố hoàn vốn và tái đầu tư.
d. Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
* GIáM ĐốC Công ty phê duyệt định mức quỹ lương, đơn giá tiền lương và định biên lao động.
* Chi phí này phải được quản trị chăùt chẽ và không ngừng cải tiến định mức để phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, trở thành đòn bẩy kinh tế thực sự đối với người lao động.
e. Chi phí Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế và kinh phí Công Đoàn: thực hiện theo quy định hiện hành của luật pháp.
f. Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
* Các cấp quản trị phải lập dự toán theo đúng thủ tục ban hành và được cấp quản trị cao hơn có thẩm quyền duyệt trước khi thực hiện.
* Các cấp quản trị phải kiểm soát các chi phí này trên cơ sở: hợp lý, tiết kiệm và chất lượng.
- Chi phí hoạt động khác: bao gồm chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường được quản trị theo quy định hiện hành của luật pháp.

7.2. Tính giá thành sản phẩm:
* Toàn bộ các khoản chi phí phát sinh phải được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong năm tài chính để xác định hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh.
* Các cấp quản trị của Công ty phải xây dựng kế hoạch và kiểm tra giá thành trong phạm vi điều hành sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời luôn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở vẫn đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình.


CHươNG IV: CHế Độ THốNG Kê, Kế TOáN Và KIểM TOáN.

Điều 8: Công tác thống kê - kế toán và kiểm toán phải được thực hiện trên cơ sở có xây dựng kế hoạch, có kiểm tra cải tiến và đúng theo pháp lệnh kế toán thống kê và quy chế về kiểm toán do chính phủ ban hành.

Điều 9:
9.1. Tất cả các cấp quản trị của Công ty có trách nhiệm bảo đảm cho công tác thống kê - kế toán và kiểm toán được thực hiện xuyên suốt và có hiệu quả .
9.2. Khối phòng ban Kế toán tài vụ và bộ phận kiểm toán chịu trách nhiệm chính về tổ chức công tác thống kê - kế toán và kiểm toán trên cơ sở chức năng cụ thể đã được quy định trong quyết định thành lập.

Điều 10:
10.1. Báo cáo thống kê - kế toán và kiểm toán (được gọi chung là báo cáo tài chính) được lập định kỳ theo các quy định của nhà nước: hàng tháng, hàng quý, hàng năm tuỳ theo tính chất của báo cáo:
- Báo cáo tháng: ngày 5 tháng sau với báo cáo chi tiết và từ ngày 10-15 tháng sau nếu là báo
cáo tổng hợp.
- Báo cáo quý: ngày 15 tháng đầu quý sau.
- Báo cáo năm: 1 tháng sau khi chấm dứt năm tài chính.
10.2. Báo cáo tài chính phải được bảm đảo:
- Tính chính xác, trung thực, kịp thời và thận trọng.
- Thực hiện trên cơ sở có kiểm kê đối chiếu số liệu thực tế.
- Có phân tích tình hình và đề xuất ý kiến xử lý hoặc cải tiến.
- Đầy đủ chữ ký của người thực hiện và người phụ trách.

Điều 11: Mọi hành vi vi phạm pháp lệnh kế toán thống kê quy chế về kiểm toán và chế độ báo cáo tài chính của Công ty tùy mức độ sẽ chịu xử phạt về kinh tế, hành chánh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.


CHươNG V: TRáCH NHIệM QUảN Lý TàI CHíNH.
Điều 12: TRáCH NHIệM CủA BAN GIáM ĐốCĐIềU HàNH CôNG TY.
12.1 Trách nhiệm Giám đốc Công ty:
- Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp
và chịu trách nhiệm trước cổ đông và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của
doanh nghiệp.
- Ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý, sử dụng theo đúng
mục tiêu, nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao.
- Chịu trách nhiệm chính về việc điều hành sử dụng vốn và tài sản trong sản xuất kinh
doanh đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn và tài sản của các đơn vị
sản xuất kinh doanh trực thuộc.
- Ký các báo cáo tài chính để trình Hội Đồng Quản Trị cũng như các văn bản liên quan đến
vấn đề tài chính gởi cho các đối tượng bên ngoài Công ty.
12.2. Trách nhiệm của Giám đốc Tài chính.
1) Quản trị tài chính Công ty: Tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty; xây dựng các chương trình hoạt động tài chính theo mục tiêu kế hoạch hoạt động hàng năm của Công ty; Đồng thời hoạch định chiến lược tài chính đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho Công ty.
2) Thực hiện các biện pháp điều hành tài chính một cách chặt chẽ, duy trì khả năng dự phòng và thanh khoản cho Công ty . Đồng thời đảm bảo các loại tài sản của Công ty được kiểm soát và xử dụng hợp lý.
3) Thiết lập cơ cấu và chính sách tài chính an toàn. Đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty vận hành hiệu quả.
4) Được ủy quyền xem xét các hợp đồng kinh tế về mặt tài chínhÑ; giải quyết và xử
lý các vấn đề tài chính thông thường của Công ty.
12.3. Trách nhiệm của các Giám đốc điều hành:
Tuỳ theo chức năng điều hành cụ thể, các Giám đốc đều phải có trách nhiệm quản trị tài chính, bảo đảm việc sử dụng, bảo toàn, phát triển việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và tài sản của Công ty đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ công tác thông kê, kế toán và kiểm toán của các bộ phận chuyên ngành.

Điều 13: TRáCH NHIệM CủA Bộ PHậN CHUYêN TRáCH NGHIệP Vụ
13.1. Trách nhiệm của Kế toán trưởng Công ty.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ kế toán trưởng.
- Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn.
- Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ
quản trị Kế toán, Tài chính.
- Tổ chức công tác thống kê - kế toán của Công ty.
- Kiểm tra việc quản trị tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.
13.2. Trách nhiệm của tổ Kiểm toán:
- Trực thuộc Ban Giám Đốc điều hành Công ty và thực hiện việc kiểm toán nội bộ theo
quy chế kiểm toán.
- Chịu trách nhiệm về số liệu và ký xác nhận kết luận kiểm toán của các báo cáo kiểm
toán nội bộ.
13.3. Trách nhiệm của Trưởng phòng ban Kế toán –Tài vụ:
- Trưởng phòng Kế toán có trách nhiệm tổ chức, điều hành, quản lý nhân sự nghiệp vụ
để thực hiện công tác thống kê - kế toán theo đúng quy định.
- Trưởng phòng Tài vụ có trách nhiệm tổ chức, điều hành, quản trị nhân sự nghiệp vụ
để thực hiện công tác quản trị vốn và tài sản theo đúng quy định.

Điều 14. TRáCH NHIệM CủA PHụ TRáCH ĐơN Vị SảN XUấT KINH
DOANH TRựC THUộC
1) Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc sử dụng vốn và tài sản được Công ty giao phục vụ kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được Tổng Giám đốc thông qua, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ nộp Ngân sách theo quy định.
2) Quản trị thực hiện và kiểm tra việc chi phí trên cơ sở tuân thủ các dự toán, định mức được duyệt. Đồng thời có kế hoạch cũng như tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại doanh thu và hiệu quả cao nhất cho đơn vị.
3) Thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng quy định và chịu trách nhiệm cuối cùng về số liệu báo cáo.
Điều 15: TRáCH NHIệM PHáT HIệN VI PHạM
Tất cả các cấp quản trị Công ty có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc quản trị tài chánh theo phần hành của mình đồng thời phải báo cáo ngay cho cấp trên khi phát hiện có các vi phạm quy chế quản trị tài chánh của Công ty. Mọi thiệt hại do chậm trễ báo cáo sẽ bị quy trách nhiệm liên đới.

CHươNG VI: ĐIềU KHOảN THI HàNH
Điều 16:
- Bản quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày được ban hành. Các quy định trước đây trái với
các điều khoản của Quy chế này đều bãi bỏ.
- Các cấp quản trị là Trưởng phòng ban, Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc
Công ty có trách nhiệm phổ biến Quy chế Tài chính này.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phụ thuộc và các bộ phận chuyên trách
chuyên môn cần phản ánh kịp thời về Công ty để nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp.
 
H

hungicb

Guest
21/3/08
13
0
0
Đà Nẵng
5.2.3 quy định lập và lưu sổ sách kế toán

QUY ĐỊNH LẬP VÀ LƯU SỔ SÁCH KẾ TOÁN

1. Mô Tả
1.1. Danh mục các loại sổ sách báo cáo kế toán phải lập và nộp về phòng kế toán.
Các báo cáo do kế toán lập được tạo ra trong phần mềm kế toán, trường hợp chưa có mới lập trong phần mềm khác.

I/ Sổ kế toán chi tiết:
1. Sổ quỹ (thủ quỹ lập kế toán kiểm soát) cập nhật kịp thời khi phát sinh nộp về phòng KT -TV khi kết thúc năm hoặc khi bàn giao thủ quỹ mới.
2. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ tiền mặt.
3. Thẻ kho (thủ kho lập kế toán kiểm soát) cập nhật kịp thời khi phát sinh nộp về phòng KT -TV khi kết thúc năm hoặc khi bàn giao thủ kho mới.
4. Sổ chi tiết nhập xuất tồn (Đóng cuốn riêng cho cho từng tài khoản kho, bảng tổng hợp nhập xuất tồn ở trang đầu tiên).
5. Sổ chi tiết công nợ (Đóng cuốn riêng cho cho từng tài khoản công nợ, bảng tổng hợp công nợ ở trang đầu tiên).
6. Báo cáo tính giá thành sản phẩm (các bảng chi tiết tính giá thành) đóng thành cuốn nguyên năm chuyên về phòng kế toán khi kết thúc báo cáo kế toán năm.
7. Sổ chi tiết các tài khoản: tiền gởi, tiền vay, kí quỹ (áp dụng cho văn phòng cty).
8. Biên bản kiểm kê hàng tháng: Nộp chậm nhất ngày 5 tháng sau.
9. Biên bảng đối chiếu công nợ: Lập 6 tháng hoặc cuối năm hoặc theo yêu cầu, nộp về phòng KT -TV sau khi 2 bên đã ký và không quá 2 tháng so với thời gian lập.

II/ Sổ và thẻ kế toán TSCĐ: Lập hoàn thành chậm nhất ngày 20 tháng sau tháng báo cáo
1. Thẻ TSCĐ
2. Sổ TSCĐ
3. Bảng tính khấu hao tháng
4. Bảng kê tăng, giảm, chuyển TSCĐ
5. Sổ (bảng kê) theo dõi XDCB nếu có phát sinh

III/ Báo cáo kế toán các đơn vị (Đóng thành cuốn bao gồm)
1. Kết quả hoạt động kinh doanh
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3. Thiết minh kế toán (áp dụng cho các đơn vị có yêu cầu)
4. Cân đối tài khoản
5. Sổ cái (văn phòng cty không in sổ này)
6. Tổng hợp nhập xuất tồn
7. Tổng hợp chi tiết công nợ
8. Chi tiết các số dư
9. Chi tiết phân bổ phí XDCT (áp dụng cho TTBN trùng dương)
10. Giải trình chênh lệch thuế giữa BC Thuế & BC kế toán
11. Các phiếu ghi nhớ, phiếu kế toán (nếu có)
12. Các bảng chi tiết tính giá thành (Aựp dụng cho các đơn vị sản xuất có tính giá thành, biểu mẫu tuỳ theo từng đơn vị) bao gồm
-Bảng tập hợp chi phí
-Bảng phân bổ chi phí
-Bảng chi tiết SP dỡ dang
-Bảng tính giá thành

IV/ Dữ liệu kế toán: tất cả các dữ liệu có liên quan đến báo cáo kế toán (gồm dữ liệu phần mềm kế toán và các file của phần mềm khác có liên quan đến lập báo cáo kế toán) phải nộp về phòng kế toán khi kết thúc tháng báo cáo.

V/ Báo kế toán tổng hợp toàn cty:
1. Sổ cái
2. Sổ chi tiết tài khoản: tiền gởi, tiền vay, ký quỹ
3. Sổ chi tiết tài khoản: chi phí trả trước (335), chi phí chờ phân bổ (142)
4. Chi tiết số dư các tài khoản 131,331,1381,1388,139,141,142,241,242,311,331,342,335,3381,3388,413
5. Bảng tổng hợp nhập xuất tồn của các đơn vị
6. Bảng tổng hợp công nợ của các đơn vị
7. Số liệu thuyết minh
- Chi tiết số dư các ngân hàng
- Chi tiết tăng giảm TSCĐ
- Tổng hợp chi tiết theo khoản mục chi phí SXKD theo từng đơn vị
- Tổng hợp chi tiết kết quả SXKD theo từng đơn vị
- Các biên bản xử lý thừa thiếu
- Bảng kê ghi nhớ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Bảng kê ghi nhớ khác
8. Báo cáo tài chính
- Cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động SXKD (Phần 1,2,3)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Cân đối tài khoản phát sinh
- Bảng thuyết minh tài chính

* Thời hạn nộp báo cáo kế toán:


STT
ĐơN Vị Thời gian nộp (ngày tháng sau tháng báo cáo) đối với
(1) (2) (3)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
(1) : Báo cáo kế toán
(2) : Dữ liệu báo cáo kế toán
(3) : Các sổ thẻ chi tiết
- Trong trường hợp thời gian nộp báo cáo trên trùng vào những ngày nghỉ theo qui định liên tục từ 3 ngày trở lên thì thời giam nộp báo cáo trên được cộng thêm những ngày nghỉ.
- Những đơn vị không có trong danh sách nộp báo cáo thời hạn nộp sẽ là ngày cuối cùng trong các đơn vị có tên trên hoặc theo qui định trong các cuộc họp phòng.
- Thời gian nộp báo cáo có thể thay đổi trong trường hợp khẩn và sẽ được thông báo trước.

* Nộp và nhận sổ sách báo cáo kế toán:
- Các kế toán đơn vị bộ phận nộp dữ liệu (đĩa mềm) cho kế toán tổng hợp công ty, sổ sách và báo cáo quyết toán nộp cho kế toán kiểm tra.
- Khi giao nộp báo cáo người nhận phải ghi sổ và cho người nộp ký vào sổ theo dõi.
* Điều chỉnh sổ sách và Báo cáo:
Khi phát hiện có sai sót hoặc khi có yêu cầu thay đổi, sửa đổi của cấp trên thì sổ sách, dữ liệu và Báo cáo phải được điều chỉnh lại và bổ sung chứng từ hoặc thay đổi chứng từ nếu có.
- Trường hợp yêu cầu chỉnh sửa khi chưa nộp Quyết toán: điều chỉnh dữ liệu, in lại những trang sổ có thay đổi (nếu đã in ra giấy) nộp lại dữ liệu cho kế toán tổng hợp, các Báo cáo nộp theo Qui định mục 5.1.
- Trường hợp yêu cầu chỉnh sau khi nộp Quyết toán: điều chỉnh dữ liệu, nhận lại sổ sách và Quyết toán, kiểm tra và in lại những trang có thay đổi. Những trang cũ bị sửa phải lưu lại kèm theo yêu cầu chỉnh sửa đóng sau Quyết toán và Quyết toán phải ghi rõ ở trang đầu là điều chỉnh lần thứ mấy. Nộp lại dữ liệu, sổ sách và Báo cáo theo đúng thời gian Qui định điều chỉnh.

2. Các Biểu mẫu đính kèm:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA