Liệu lịch sử có lặp lại

  • Thread starter binh272
  • Ngày gửi
B

binh272

Trung cấp
31/10/07
86
0
6
tphcm
Theo báo cáo của DH Harvard các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 97 đối với nền kinh tế VN như sau:
Triệu chứng Việt Nam năm 2007
Thâm hụt tài khoản vãng lai Có
Bong bóng tài sản Có
Vay ngoại tệ không phòng vệ Có
Hệ số ICOR cao Có
Đầu tư công kém hiệu quả Có
Kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng Có
Nợ xấu cao Có
Vay nợ chéo trong tập đoàn Có
Nợ nước ngoài ngắn hạn Không
Tự do hóa tài khoản vốn Không

Tuy nhiên báo cáo không phân tích sâu về từng vấn đề, cũng như thực tế đến T6/2008 VN đã vượt qua những khó khăn trên ntn
mình muốn mọi người cho ý kiến Liệu tương lai nếu VN không kiểm soát tốt các rủi ro trên vậy có khả năng khủng hoảng kinh tế không, khi mà VN đang mở rộng quan hệ kinh tế kéo theo nhìu rủi ro tiềm ẩn
Điều này rất quan trọng đến bản thân chúng ta: là các người lao động, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng đồng vốn ra sao khi bị chịu ảnh hưởng dưới rủi ro của nền kinh tế, đây là rủi ro không kiểm soát được.
Vừa qua chúng ta gặp rất nhìu khó khăn khi mà lạm phát gia tăng, thị trường chứng khoán suy giảm, tỷ giá USD biến động quá lớn, hay chi phí vay vốn ngân hàng tăng chóng mặt.
Mình muốn mọi người cho ý kiến khách quan trên cơ sở thảo luận đóng góp để có cái nhìn về tương lai nền kinh tế để có những quyết định đúng đắn nhất, tránh tình trạng thua lỗ trong thời gian qua.
đây là phân tích về 1 khía cạnh trong báo cáo
"Mặc dù thị trường vừa mới trải qua một số biến động do thị trường cho vay cầm cố bất động sản ở Mỹ sụp đổ nhưng chỉ số EMBI vẫn đang ở mức rất thấp cho đến cuối tháng 10. Chênh lệch lãi suất của trái phiếu quốc tế đầu tiên của Việt Nam được phát hành cuối năm 2005 (được kỳ vọng sẽ là cơ sở để các tập đoàn nhà nước vay vốn trên thị trường quốc tế) luôn thấp hơn mức EMBI trung bình. Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển như Việt Nam có thể vay vốn từ thị trường quốc tế với mức lãi suất thấp, và đây thực sự là một cơ hội cho Việt Nam nếu việc tài trợ bằng vốn vay nước ngoài được thực hiện một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, có một nguy cơ là chính phủ và các công ty trong nước sẽ trở nên phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nước ngoài, để né tránh những quyết định khó khăn hơn nhưng cần thiết để củng cố hệ thống tài chính trong nước. Theo phân tích ở Phần IV, các DNNN đang sử dụng vốn một cách kém hiệu quả. Nếu tình trạng này tiếp diễn và các doanh nghiệp này lại được phép tiếp cận với thị trường vốn quốc tế thì một rủi ro thực tế là Việt Nam sẽ phải trả một cái giá khá đắt cho những khoản vay không mang lại mấy giá trị. Bên cạnh đó, ngay cả trong giai đoạn thị trường thuận lợi thì nhà nước vẫn phải thận trọng trong việc giữ nợ ở mức kiểm soát được để tránh những cú sốc chắn chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Điều này có nghĩa là cần giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, thậm chí phải liên tục duy trì thặng dư ngân sách. Nhà nước phải chống lại “cám dỗ” của việc vay vốn nước ngoài để tài trợ thâm hụt ngân sách vì mặc dù vốn hiện nay đang rẻ nhưng không có bảo đảm chắc chắn rằng nó sẽ tiếp tục rẻ trong những năm tới."
Mình thấy đây là rõ ràng là vấn đề của nền của quốc gia, khi năm nay rõ ràng nhà nước sẽ không hoàn thành chỉ tiêu cố phần hóa khi thị trường tài chính sụt giảm, chính phủ phải rút tiền về để kiềm chế lạm phát, giữa các mục tiêu rõ ràng mục tiêu lạm phát quan trọng hơn là tối đa hóa tốc độ phát triển. Ngoài ra việc CPH nữa vời (nhà nước giữ 51%) + 1 phần là tư nhân hóa do việc lợi dụng việc CPH rất nhìu cá nhân đã trục lợi khi nắm quyền điều hành, quyết định việc chia sẽ lợi ích cổ đông. Việc CPH không tốt dẫn đến kinh doanh cũng không hiệu quả trong khối doanh nghiệp nhà nước dẫn đến đồng vốn chảy vào các doanh nghiệp này không đúng chỗ, đó là 1 rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tojoACCA

Guest
20/6/08
28
0
0
HCM
Đề tài khá nhạy cảm trong tình hình hiện nay
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA