Tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Mình thấy trên cân đối kế toán, phần tài sản dài hạn bắt buộc phải báo cáo gồm:

Ví dụ với tài sản cố định thì:

Tài sản cố định: 10đ
Khấu hao luỹ kế: 3đ
Giá trị còn lại: 7đ


Mình thấy hình như hơi thừa thông tin so với các tài khoản khác. Giải thích giúp mình tại sao cứ tài sản dài hạn lại phải làm báo cáo tách bạch 3 dòng ra như vậy? Có nguyên tắc gì không? Và có ý nghĩa gì nhiều về mặt kế toán không?

Cái nguyên giá tài sản đâu cần thiết phải phản ánh đi phản ánh lại như vậy?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Tscđ

Mình thấy trên cân đối kế toán, phần tài sản dài hạn bắt buộc phải báo cáo gồm:

Ví dụ với tài sản cố định thì:

Tài sản cố định: 10đ
Khấu hao luỹ kế: 3đ
Giá trị còn lại: 7đ


Mình thấy hình như hơi thừa thông tin so với các tài khoản khác. Giải thích giúp mình tại sao cứ tài sản dài hạn lại phải làm báo cáo tách bạch 3 dòng ra như vậy? Có nguyên tắc gì không? Và có ý nghĩa gì nhiều về mặt kế toán không?

Cái nguyên giá tài sản đâu cần thiết phải phản ánh đi phản ánh lại như vậy?

bạn trình bày câu hỏi sai nhé!
Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp như sau:
TSCĐ: Giá trị còn lại
Nguyên giá:
Khấu hao luỹ kế: (***) Ghi âm
Doanh nghiệp buộc phải thể hiện thế này trên bảng báo cáo TC của doanh nghiệp để minh bạch được các thông tin sau:
Tổng giá trị TSCĐ đầu tư ban đầu: Nguyên giá
Tổng vốn khấu hao của TSCĐ được luỹ kế
Và tình hình sử dụn TS hiện tại của doanh nghiệp: GTCL
Việc phải minh bạch cả 3 chỉ tiêu này vì:
Với các doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của doanh nghiệp (~70%).
Nguyên giá cho thấy được vốn của doanh nghiệp (gồm vốn và các nguồn khác) đã hình thành nên bao nhiêu TSCĐ và TSNH; Cấu trúc đầu tư đã hợp lý chưa? có sử dụng các nguồn lực ngắn hạn để đầu tư cho TS dài hạn (TSCĐ) hay không??? và ngược lại.
Khấu hao luỹ kế cho biết rằng: doanh nghiệp thực sự đã tích luỹ được bao nhiêu tiền từ việc thực hiện khấu hao tính vào chi phí hoạt động kinh doanh (khấu hao là dòng tiền ngầm và là lá chắn thuế hữu hiệu nhất của doanh nghiệp). Vì vậy, việc đối chiếu so sánh các giá trị về Nguyên giá và Hao mòn cho biết được doanh nghiệp có đang tiếp tục sử dụng các nguồn vốn khấu hao có được để tái đầu tư mở rộng hay không (ít nhất là tái đầu tư) hay là đang "ăn non".
Giá trị còn lại cho biết được tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào? chỉ tiêu này thì cần phải có đến danh mục TS nữa. Nhưng chỉ tiêu này đóng góp trong việc phân tích tài chính. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu: kết cấu bên TS: Tỷ lệ TSDH/ Tổng TS
Tôi chỉ nhận biết từng đó! thiếu sót thì bỏ que!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nguyên giá cho thấy được vốn của doanh nghiệp (gồm vốn và các nguồn khác) đã hình thành nên bao nhiêu TSCĐ và TSNH; Cấu trúc đầu tư đã hợp lý chưa? có sử dụng các nguồn lực ngắn hạn để đầu tư cho TS dài hạn (TSCĐ) hay không??? và ngược lại.
Khấu hao luỹ kế cho biết rằng: doanh nghiệp thực sự đã tích luỹ được bao nhiêu tiền từ việc thực hiện khấu hao tính vào chi phí hoạt động kinh doanh (khấu hao là dòng tiền ngầm và là lá chắn thuế hữu hiệu nhất của doanh nghiệp). Vì vậy, việc đối chiếu so sánh các giá trị về Nguyên giá và Hao mòn cho biết được doanh nghiệp có đang tiếp tục sử dụng các nguồn vốn khấu hao có được để tái đầu tư mở rộng hay không (ít nhất là tái đầu tư) hay là đang "ăn non".
Giá trị còn lại cho biết được tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào? chỉ tiêu này thì cần phải có đến danh mục TS nữa. Nhưng chỉ tiêu này đóng góp trong việc phân tích tài chính. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu: kết cấu bên TS: Tỷ lệ TSDH/ Tổng TS
Tôi chỉ nhận biết từng đó! thiếu sót thì bỏ que!
Quan điểm hấu hao luỹ kế cho biết rằng: doanh nghiệp thực sự đã tích luỹ được bao nhiêu tiền từ việc thực hiện khấu hao tính vào chi phí hoạt động kinh doanh là quan điểm không chính xác.
Khấu hao là việc khấu hao. Khấu hao về mặt kế toán tuân thủ chuẩn mực kế toán, về mặt thuế tuân thủ chính sách thuế.
Việc khấu hao chẳng thu được gì cho DN cả.

--------------------------------------------------------------------------------
Mình thấy trên cân đối kế toán, phần tài sản dài hạn bắt buộc phải báo cáo gồm:

Ví dụ với tài sản cố định thì:

Tài sản cố định: 10đ
Khấu hao luỹ kế: 3đ
Giá trị còn lại: 7đ


Mình thấy hình như hơi thừa thông tin so với các tài khoản khác. Giải thích giúp mình tại sao cứ tài sản dài hạn lại phải làm báo cáo tách bạch 3 dòng ra như vậy? Có nguyên tắc gì không? Và có ý nghĩa gì nhiều về mặt kế toán không?

Cái nguyên giá tài sản đâu cần thiết phải phản ánh đi phản ánh lại như vậy?

Tài sản cố định khi trình bày báo cáo tài chính phải trình bày cả 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, khấu hao lũy kế (giá trị hao mòn lũy kế) và giá trị còn lại.
Tại sao ư? Bạn hình dung là nếu chỉ báo cáo theo giá trị còn lại thì 1 chiếc xe tải Hyundai mua và sử dụng được 8 năm với giá 1.500 trd, khấu hao trong 10 năm sẽ có giá trị còn lại là 300 trd. Giá trị 300 trd này khác hẳn với giá trị một xe tải Trung Quốc mới 300 trd.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
thật thế sao???

Quan điểm hấu hao luỹ kế cho biết rằng: doanh nghiệp thực sự đã tích luỹ được bao nhiêu tiền từ việc thực hiện khấu hao tính vào chi phí hoạt động kinh doanh là quan điểm không chính xác.
Khấu hao là việc khấu hao. Khấu hao về mặt kế toán tuân thủ chuẩn mực kế toán, về mặt thuế tuân thủ chính sách thuế.
Việc khấu hao chẳng thu được gì cho DN cả.

Khấu hao không đem lại gì cho doanh nghiệp???
làm kế toán mà không biết điều đó sao??? Khấu hao chẳng đem lại một dòng tiền ngầm mà không bị đánh thuế TNDN??? doanh nghiệp trích từ dòng tiền này để tái đầu tư! Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người ta nghĩ đến phương pháp khấu hao nhanh, lựa chọn thời gian khấu hao ngắn.
Bạn đã bao giờ lập 1 dự án đầu tư hay là 1 phương án kinh doanh chưa??? đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa??? Liệu tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ có bị ảnh hưởng bởi khấu hao chưa??? Nếu lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp và có kế hoạch luân chuyển vốn lưu động tốt trong 1 dự án thì sẽ làm cho NPV, IRR đẹp lên và có thể xấu đi nếu ngược lại??? Kết hợp với tỷ suất chiết khấu của tiền (chi phí sử dụng vốn). Khấu hao thực sự không đem lại cái gì???
Dòng tiền thu về trong dự án không có khấu hao sao??? không phải là dòng lợi ích sao??? Kế toán chỉ thực hiện lại công tác ghi chép các nghiệp vụ chi tiết phát sinh nhằm đánh giá một "dự án" đang đi đúng hướng hay không nhờ đó mà có thể đưa ra được quyết định quản lý kịp thời. Kế toán Chỉ biết khấu hao là khấu hao thôi sao???
"dự án" ở đây không chỉ bao hàm 1 nghĩa đen duy nhất mà bao hàm cả các tổ chức kinh doanh, các dự án phúc lợi xã hội. Các tổ chức kinh doanh dù không được hình thành qua các dự án một cách khoa học nhưng cũng đã được các ông chủ "tính" trong đầu rồi.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Khấu hao không đem lại gì cho doanh nghiệp???
làm kế toán mà không biết điều đó sao??? Khấu hao chẳng đem lại một dòng tiền ngầm mà không bị đánh thuế TNDN??? doanh nghiệp trích từ dòng tiền này để tái đầu tư! Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người ta nghĩ đến phương pháp khấu hao nhanh, lựa chọn thời gian khấu hao ngắn.
Bạn đã bao giờ lập 1 dự án đầu tư hay là 1 phương án kinh doanh chưa??? đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa??? Liệu tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ có bị ảnh hưởng bởi khấu hao chưa??? Nếu lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp và có kế hoạch luân chuyển vốn lưu động tốt trong 1 dự án thì sẽ làm cho NPV, IRR đẹp lên và có thể xấu đi nếu ngược lại??? Kết hợp với tỷ suất chiết khấu của tiền (chi phí sử dụng vốn). Khấu hao thực sự không đem lại cái gì???
Dòng tiền thu về trong dự án không có khấu hao sao??? không phải là dòng lợi ích sao??? Kế toán chỉ thực hiện lại công tác ghi chép các nghiệp vụ chi tiết phát sinh nhằm đánh giá một "dự án" đang đi đúng hướng hay không nhờ đó mà có thể đưa ra được quyết định quản lý kịp thời. Kế toán Chỉ biết khấu hao là khấu hao thôi sao???
"dự án" ở đây không chỉ bao hàm 1 nghĩa đen duy nhất mà bao hàm cả các tổ chức kinh doanh, các dự án phúc lợi xã hội. Các tổ chức kinh doanh dù không được hình thành qua các dự án một cách khoa học nhưng cũng đã được các ông chủ "tính" trong đầu rồi.
Tôi không dám đánh giá trình độ của bạn khi bạn hỏi những câu hỏi trên nhưng có vẻ bạn xem rằng tôi có trình độ và kinh nghiệm về kế toán còn quá non, phải xách dép đi học bạn.
Quan điểm khấu hao là dòng thu khi đánh giá các dự án đầu tư dài hạn chỉ là quan điểm khi tính toán thôi, vì giá trị tài sản đã được trừ một lần khi tính giá trị đầu tư ban đầu.
Khấu hao chẳng đem lại dòng tiền gì cả.
Ngay cả khi lập CF (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) thì khấu hao cũng không phải là một dòng tiền. Nó chỉ đơn giản là trừ đi khỏi lợi nhuận vì khấu hao không phải là chi phí bằng tiền.

Ở đây tôi khẳng định: bản chất khấu hao không phải là một hoạt động nhằm tích lũy nguồn tiền cho DN, không phải là dòng tiền thu theo quan điểm kế toán. Tất nhiên DN cần lựa chọn phương pháp khấu hao khi làm kế toán sao cho đúng chuẩn mực kế toán nhất và khi tính thuế sao cho đúng luật thuế.

Nhiều tác giả viết sách của VN cũng không hiểu rõ bản chất của vấn đề này.
Ngay như Vụ chế độ kế toán và kiểm toán trước đây ban hành chế độ kế toán có đưa TK 009 vào, nhưng hiện nay đã phải bỏ vì làm gì có khái niệm gọi là nguồn vốn khấu hao cơ bản
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
ẹc

Tôi không dám đánh giá trình độ của bạn khi bạn hỏi những câu hỏi trên nhưng có vẻ bạn xem rằng tôi có trình độ và kinh nghiệm về kế toán còn quá non, phải xách dép đi học bạn.
Quan điểm khấu hao là dòng thu khi đánh giá các dự án đầu tư dài hạn chỉ là quan điểm khi tính toán thôi, vì giá trị tài sản đã được trừ một lần khi tính giá trị đầu tư ban đầu.
Khấu hao chẳng đem lại dòng tiền gì cả.
Ngay cả khi lập CF (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) thì khấu hao cũng không phải là một dòng tiền. Nó chỉ đơn giản là trừ đi khỏi lợi nhuận vì khấu hao không phải là chi phí bằng tiền.

Ở đây tôi khẳng định: bản chất khấu hao không phải là một hoạt động nhằm tích lũy nguồn tiền cho DN, không phải là dòng tiền thu theo quan điểm kế toán. Tất nhiên DN cần lựa chọn phương pháp khấu hao khi làm kế toán sao cho đúng chuẩn mực kế toán nhất và khi tính thuế sao cho đúng luật thuế.

Nhiều tác giả viết sách của VN cũng không hiểu rõ bản chất của vấn đề này.
Ngay như Vụ chế độ kế toán và kiểm toán trước đây ban hành chế độ kế toán có đưa TK 009 vào, nhưng hiện nay đã phải bỏ vì làm gì có khái niệm gọi là nguồn vốn khấu hao cơ bản
Trước hết! Tôi chẳng bảo ai kém hơn ai cả! Đừng suy diễn quá nhiều như vậy và đừng tỏ ra ăn thua như thế. Các dòng tôi bôi đỏ là có "vấn đề". Chỉ đơn cử đơn giản nhất nếu khấu hao không phải là dòng tiền? Thì trong lợi nhuận của doanh nghiệp: = doanh thu (bằng tiền + không bằng tiền) - Tổng chi phí (có khấu hao). Ok không sai nhé!
Tổng chi phí có rất nhiều chi phí không bằng tiền (có cả chi phí trả trước nhưng nhỏ quá! chuyện muỗi! không xét!
Xét khấu hao nhé: nó không phải là chi phí bằng tiền tại thời điểm hiện tại tính lợi nhuận thì kể cả việc doanh thu thu được bằng tiền hay không bằng tiền thì Doanh nghiệp cũng nhận được một khoản tiền chính bằng: Lợi nhuận + khấu hao + chi phí hao mòn của TS khác không đc thừa nhận là TSCĐ ở trên (chi phí trả trước). Kể cả việc sử dụng 009 hay không thì đơn thuần doanh nghiệp cũng phải lên kế hoạch để tái đầu tư TSCĐ từ dòng tiền thu được từ khấu hao qua thời gian.
Bản chất của khấu hao không ngoài mục đích thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu để tái đầu tư. Đây là khoản chi phí lớn và không thể tái thu hồi trong 1 kỳ kinh doanh nên được quy định được tính dần vào chi phí hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp và có quy định cụ thể để doanh nghiệp thực hiện và thu hồi vốn có hiệu quả.
TK 009 trước đây chủ yếu để theo dõi tình hình trích lập nguồn vốn khấu hao của doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm theo dõi tình hình trích lập và sử dụng nguồn vốn này của các đơn vị trực thuộc quản lý Nhà Nước (Đến thời điểm nhất định nguồn vốn được trích lập này được xem xét và duyệt cho doanh nghiệp được sử dụng bao nhiêu % cho việc tái đầu tư và nộp lại ngân sách bao nhiêu %). Việc quá cứng nhắc trong việc bắt buộc trích lập và theo dõi này khiến cho các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả vì không được phép sử dụng nguồn vốn này khi chưa được đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên nên quy định này được bỏ để doanh nghiệp nhà nước năng động hơn và dĩ nhiên TK 009 không còn tác dụng của nó.
Khấu hao không đem lại lợi ích: Rõ ràng nó đã chắn được 28% cho khoản doanh thu mà nó được tính vào hợp lý mà nếu không có nó doanh nghiệp phải nộp. Với doanh nghiệp có tổng TS 10 tỷ; TSCĐ chiếm 70% và thời gian sử dụng bình quân là 15 năm thì mỗi năm khấu hao chắn được cho doanh nghiệp ~130 tr tiền thuế. Với 130 tr này cũng tương đương 1.3%/Tổng TS nếu nó là lợi nhuận.
Bên cạnh đó, mang tính chất là chi phí không bằng tiền và kết hợp với công việc kế toán: cố gắng tạo ra nhiều khoản chi phí để trốn thuế và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và tất nhiên là tiền (và nợ phải thu). Vì vậy, mà những người làm việc kế toán cố gắng tạo ra những chứng từ không phát sinh thực tế đơn thuần hoặc phát sinh nhưng chi phí bỏ ra ít hơn như: mua hoá đơn, khai khống bảng lương bằng cách ký khống 2 hợp đồng lao động, tăng các khoản phụ cấp trong mức phù hợp...
Lập luận như thế để thấy rằng: nếu không đem lại lợi ích thì đừng khấu hao nữa! Nếu không phải dòng tiền thì tiền đâu mà mua lại TS sau khi đã khấu hao xong!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bản chất của khấu hao không ngoài mục đích thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu để tái đầu tư. Đây là khoản chi phí lớn và không thể tái thu hồi trong 1 kỳ kinh doanh nên được quy định được tính dần vào chi phí hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp và có quy định cụ thể để doanh nghiệp thực hiện và thu hồi vốn có hiệu quả.!
Bạn đối chiếu với khái niệm khấu hao theo VAS 03, 04 xem. Theo chuẩn mực kế toán và chế độ tài chính thì khấu hao đơn thuần là việc DN phân bổ giá trị phải khấu hao của TSCD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó. Tất nhiên việc phân bổ này phải phù hợp với cách thức mà TS mang lại lợi ích cho DN. Khấu hao chẳng tạo ra lợi nhuận. Nếu lập luận như bạn thì tất cả các chi phí tính thuế đều là dòng thu của DN. Theo quan điểm của Kế toán tài chính thì không phải như vậy.
Khấu hao không đem lại lợi ích: Rõ ràng nó đã chắn được 28% cho khoản doanh thu mà nó được tính vào hợp lý mà nếu không có nó doanh nghiệp phải nộp. Với doanh nghiệp có tổng TS 10 tỷ; TSCĐ chiếm 70% và thời gian sử dụng bình quân là 15 năm thì mỗi năm khấu hao chắn được cho doanh nghiệp ~130 tr tiền thuế. Với 130 tr này cũng tương đương 1.3%/Tổng TS nếu nó là lợi nhuận.
Lập luận như thế để thấy rằng: nếu không đem lại lợi ích thì đừng khấu hao nữa! Nếu không phải dòng tiền thì tiền đâu mà mua lại TS sau khi đã khấu hao xong!
Khấu hao phải thực hiện vì chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Việc luật thuế quy định khấu hao TSCD là chi phí hợp lý là chuyện của nhà thuế, kế toán có thể thực hiện khấu hao không cần đúng chính sách tài chính mà chỉ cần theo chuẩn mực kế toán (trừ các DN nhà nước).

Ở đây tôi xin trích nguyên văn một đoạn trong Financial Accounting của Hermanson & Edwards (9 ed). (tôi không trích sách Việt Nam vì nhiều sách Việt Nam chưa hiểu đúng về khấu hao, về cơ bản các sách kế toán của các nước đều có quan điểm như sách tôi dẫn):
True/False Test:
3. The purpose of depreciation accounting is to provide the cash required to replace plant assets.
Answer:
False: Depreciate accounting does not provide funds required to replace plant assets. Instead, accumulated depreciation simlpy shows how much of an asset's cost has been charged to expense since the asset was acquired.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
vấn đề là TSCĐ được thể hiện trên BCTC

Bạn đối chiếu với khái niệm khấu hao theo VAS 03, 04 xem. Theo chuẩn mực kế toán và chế độ tài chính thì khấu hao đơn thuần là việc DN phân bổ giá trị phải khấu hao của TSCD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó. Tất nhiên việc phân bổ này phải phù hợp với cách thức mà TS mang lại lợi ích cho DN. Khấu hao chẳng tạo ra lợi nhuận. Nếu lập luận như bạn thì tất cả các chi phí tính thuế đều là dòng thu của DN. Theo quan điểm của Kế toán tài chính thì không phải như vậy.

Khấu hao phải thực hiện vì chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Việc luật thuế quy định khấu hao TSCD là chi phí hợp lý là chuyện của nhà thuế, kế toán có thể thực hiện khấu hao không cần đúng chính sách tài chính mà chỉ cần theo chuẩn mực kế toán (trừ các DN nhà nước).

Ở đây tôi xin trích nguyên văn một đoạn trong Financial Accounting của Hermanson & Edwards (9 ed). (tôi không trích sách Việt Nam vì nhiều sách Việt Nam chưa hiểu đúng về khấu hao, về cơ bản các sách kế toán của các nước đều có quan điểm như sách tôi dẫn):
Vấn đề là tôi cũng không phải là dân kế toán! Tôi chẳng cần phải học thuộc các chuẩn mực hay quy định một cách máy móc. Tôi có xem qua các văn bản ấy trước khi được bạn yêu cầu. Điều tôi đang giải thích cho người đưa ra câu hỏi ở trên là ý nghĩa các con số của TSCĐ.
Chúng ta hãy bắt đầu từ việc thay đổi luật công ty của Việt Nam thành luật doanh nghiệp.
Khi cơ chế chưa thay đổi! Các báo cáo kế toán chưa mang tính quản trị nhiều mà chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô của nhà nước về TS của nhà nước đang được các doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Các báo cáo tài chính còn đơn giản và chưa yêu cầu cấp thiết về việc phân chia hợp lý các khoản mục trên BCTC như: nợ ngắn hạn hay dài hạn, đầu tư tài chính, TSCĐ thuê tài chính...Bên cạnh đó mã số TK các doanh nghiệp lúc bấy giờ sử dụng thì TK mẹ chỉ có 2 con số. Khi luật doanh nghiệp ra đời, song song với cơ chế mở cửa và phát triển khối kinh doanh tư nhân thì các báo cáo TC đòi hỏi phải minh bạch hơn, dễ hiểu hơn và người đọc có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất là với các doanh nghiệp cổ phần niêm yết. Các số liệu của BCTC phải là các con số biết nói nên buộc phải chi tiết có thể: nợ ngắn hạn, dài hạn, đầu tư ngắn hạn, dài hạn... Như vậy, các con số trên BCTC đều mang một ý nghĩa của nó và về bản chất nó mang tính quản trị dùng trong phân tích tài chính. Các chỉ tiêu có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp gồm: doanh thu; chi phí (lương công nhân, khấu hao - CPSX chung, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các khoản mục tiền tệ, Công cụ tải chính: đầu tư ngắn và dài hạn, đòn bẩy tài chính)...
Người ta đang bàn đến các thủ thuật kế toán do sơ hở của luật để tạo nên những con số đẹp trong BCTC trong đó có sử dụng khấu hao.
Bây giờ quay lại vấn đề tại sao khấu hao là dòng tiền? và tại sao nó là lợi ích?
Bản thân TS doanh nghiệp đang sở hữu nó phải đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Lợi ích không tự nó sinh ra được mà phải kết hợp các yếu tố khác trong quá trình sản xuất: lao động, vốn, đối tượng lao động. Chỉ có lao động mới tạo ra thặng dư hay GTGT nhưng TS cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi kết với các yếu tố khác để tạo nên Thặng dư.
Doanh nghiệp hoạt động đơn thuần chỉ là lợi nhuận, lợi nhuận phải đo đếm được và được thể hiện bằng tiền: Phần giá trị thặng dư được gọi là lợi nhuận nhưng thực tế nên hiểu rằng doanh nghiệp bỏ ra một khoản tiền nhằm thu về những khoản tiền lớn hơn trong tương lai. Vì vậy, khi đầu tư mua sắm và sở hữu TSCĐ thì doanh nghiệp trong tương lai cũng sẽ thu được 1 khoản tiền tương ứng. Các văn bản luật đưa ra hướng dẫn thực hiện khấu hao cũng không ngoài mục đích đảm bảo cho doanh nghiệp thu được ít nhất khoản lợi ích mà họ đã bỏ ra song song với việc doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo đóng góp cho bộ máy quản lý vĩ mô trong môi trường mà doanh nghiệp hoạt động (điều này giải thích tại sao doanh nghiệp vẫn được khấu hao nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo có lãi - đóng góp cho Nhà Nước).
Nghiễm nhiên tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đều là dòng thu:
Phương kế toán cơ bản: doanh thu = Tổng CP + Thặng dư. Nhưng các chi phí bằng tiền phát sinh trong kỳ được bù đắp ngay bằng tiền nên tại thời điểm hiện tại nó không tạo ra khoản tích luỹ bằng tiền của doanh nghiệp.Còn khấu hao của TS, do TS được đầu tư ngay lúc đầu hoạt động, khoản chi này được Kế toán phản ảnh là TSCĐ và nó chuyển từ hình thái tiền tệ ban đầu sang hình thái vật chất hiện hữu và nghiễm nhiên việc sử dụng và trích khấu hao định kỳ tạo ra một dòng tiền bù đắp lại dòng tiền trước kia cho doanh nghiệp. Và tại thời điểm hiện tại thì khấu hao tất yếu đem lại một dòng tiền ròng.
Về phương diện con số kế toán là như vậy! còn về phương diện kinh tế chính trị: 03 yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động tạo nên thặng dư: lợi ích. Và các nhà kinh tế cho rằng chỉ có sức lao động mới tạo ra thặng dư nhưng nếu không có sự kết hợp với 2 đối tượng còn lại sức lao động cũng là vứt đi. mà 2 yếu tố còn lại được thể hiện trên BCTC thì có thể chuyển hoá cho nhau được. không có thể định lượng được TSCĐ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu lợi ích nhưng nếu cho rằng nó không đem lại lợi ích thì người ta đã chẳng sinh ra hệ số ICOR, tỷ suất lợi nhuận trên tổng TS và TSDH. Với nền kinh tế hiện đại và các con số kế toán phục vụ mục đích quản trị thì nên hình dung ra công thức lợi ích do TSCĐ mang lại chính bằng: Khấu hao + delta lợi nhuận (phần delta lợi nhuận này là phần lợi ích do TS mang lại trong tổng lợi nhuận do các yếu tố cấu thành quá trình sản xuất tạo nên)
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
.
Khấu hao không đem lại lợi ích: Rõ ràng nó đã chắn được 28% cho khoản doanh thu mà nó được tính vào hợp lý mà nếu không có nó doanh nghiệp phải nộp. Với doanh nghiệp có tổng TS 10 tỷ; TSCĐ chiếm 70% và thời gian sử dụng bình quân là 15 năm thì mỗi năm khấu hao chắn được cho doanh nghiệp ~130 tr tiền thuế. Với 130 tr này cũng tương đương 1.3%/Tổng TS nếu nó là lợi nhuận.
Bên cạnh đó, mang tính chất là chi phí không bằng tiền và kết hợp với công việc kế toán: cố gắng tạo ra nhiều khoản chi phí để trốn thuế và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và tất nhiên là tiền (và nợ phải thu). Vì vậy, mà những người làm việc kế toán cố gắng tạo ra những chứng từ không phát sinh thực tế đơn thuần hoặc phát sinh nhưng chi phí bỏ ra ít hơn như: mua hoá đơn, khai khống bảng lương bằng cách ký khống 2 hợp đồng lao động, tăng các khoản phụ cấp trong mức phù hợp...
Lập luận như thế để thấy rằng: nếu không đem lại lợi ích thì đừng khấu hao nữa! Nếu không phải dòng tiền thì tiền đâu mà mua lại TS sau khi đã khấu hao xong!

Hu hu! chỉ tính giá trị khấu hao đưa vào chi phí hợp lý chắn lại 28% tiền thuế của khoản đó! Thế không tính giá trị tài sản sử dụng sau một năm bị giảm đi bao nhiêu giá trị. Hu hu thế này thì doanh nghiệp giầu to roài!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Bác Hien cứ bảo chuẩn mực nói thế này chuẩn mực bảo thế kia thì làm sao thuyết phục được người khác?! Ít ra bác phải giải thích tại sao chuẩn mực người ta làm như thế? hoặc nếu không có chuẩn mực thì bác sẽ làm thế nào? để một người không cần biết đến chuẩn mực là gì, không cần biết nợ/có là gì vẫn có thể hiểu được.

Người ta cứ quen miệng bảo "dùng tiền khấu hao hay nguồn khấu hao để tái đầu tư tài sản cố định". Thực ra, điều này không phải là sai nhưng do chúng ta hiểu sát nghĩa quá nên cứ cho rằng khấu hao tạo ra một nguồn tiền hay một khối lượng tiền thật sự, hiện hữu nào đó. Nhưng không phải vậy, tiền ở đây không hiện hữu mà ý nói đến giá trị mà tài sản đó mang lại, giá trị này chính là khoản (KH+delta lợi nhuận) như em Lady83 đề cập.

Một doanh nghiệp có hạch toán khấu hao (trích khấu hao) hay không chỉ ảnh hưởng đến giá trị tài sản cũng như lãi lỗ của doanh nghiệp chứ không ảnh hưởng đến dòng tiền (dòng thu nhập). Nó chỉ là biện pháp kế toán để phản ánh đúng giá trị tài sản và lãi lỗ như một kỹ thuật xử lý.

Bản thân khấu hao không tạo ra tiền cho doanh nghiệp, chỉ có tài sản mới tạo ra tiền. Hai doanh nghiệp có cùng giá trị tài sản, tỷ suất lợi nhuận tạo ra từ tài sản này như nhau (DN A trích KH, DN B không) thì dòng thu nhập hay dòng tiền tạo ra đều như nhau. Chỉ có điều khi tài sản hết giá trị sử dụng, cần tài sản khác để thay thế thì nguồn tiền để tài trợ hay tái đầu tư lại không như nhau, có thể DN A có nguồn tài trợ và DN B thì không, hoặc ngược lại. Điều này phụ thuộc vào cách quản lý dòng thu nhập nhận được ở trên. DN nào dành dụm (cất tiền sang một bên) mỗi năm một ít từ dòng tiền nhận được mỗi năm bằng số khấu hao đã trích hay bằng giá trị hao mòn (nếu không trích khấu hao) của tài sản thì chắc chắn sẽ có nguồn tiền để tái đầu tư khi tài sản hết giá trị sử dung (giả sử sau thời gian sử dụng, giá thị trường của tài sản không đổi và doanh nghiệp mua lại tài sản mới để thay thế y như tài sản cũ).

Như vậy, nếu chỉ dựa vào giá trị khấu hao đã trích để xác định số tiền dành dụm thì chưa hẳn DN đã có đủ nguồn tiền tái đầu tư do những yếu tố ảnh hưởng như trên. Việc xác định lại giá trị khấu hao qua quyết định khấu hao nhanh hay chậm chỉ để giúp một phần xác định chính xác hơn số tiền cần phải dành dụm chứ không loại bỏ được những yếu tố như trên. Do đó, căn cứ vào giá trị khấu hao để doanh nghiệp xác định nguồn lợi nhuận để lại (tiền dành dụm) để đầu tư thay thế tài sản cũ, chưa tính đến giá trị mở rộng hay nâng cấp.

Tuy nhiên, đây chỉ là việc sử dụng và quản lý tiền cứng nhắc đến mức an toàn tuyệt đối. An toàn quá lại làm cho DN mất đi nhiều cơ hội, chi phí cơ hội tăng lên có khi còn nhiều gấp vạn lần lợi ích mang lại từ nguyên tắc an toàn và cứng nhắc này. => Ít có DN dành dụm hay cất tiền hiện hữu sang một bên, người ta sẽ sử dụng ngay cho mọi nhu cầu. Làm cách nào để có tiền thay thế tài sản cũ sau khi hết hạn sử dụng? Có nhiều nguồn để tài trợ (nợ vay, tăng vốn). Chỉ cần ước tính sau bao nhiêu năm tài sản cần thay thế và giá trị thay thế cần lúc đó là bao nhiêu để lên kế hoạch huy động vốn, có nguồn đáp ứng kịp thời. Với bài toán này thì DN ko cần sử dụng bài toán tính số tiền phải dành dụm mỗi năm.-> khấu hao không có ý nghĩa trong trường hợp này.

Nói chung, vấn đề hơi trừu tượng và khó sử dụng ngôn từ để giải thích.

Còn việc tại sao BS lại rạch ròi ba khoản mục? Nguyên giá để người sử dụng biết quy mô tài sản của DN đến cỡ nào, khấu hao để biết tài sản cũ đến cỡ nào, giá trị còn lại để biết giá trị đích thực của nó là bao nhiêu. Thế thôi!

Chuyện khấu hao hay không, khấu hao để làm gì, có cần thiết phải biết giá trị đã khấu hao hay không? Đó là chuyện của kế toán và quản trị tài chính. Kế toán cần phải có khấu hao để trình bày, phản ánh đúng BS, P/L vì hai thứ này là sản phẩm của kế toán. Còn nhà quản trị tài chính thì sao? cần hay không tùy vào nhà quản trị giải bài toán nào? quản lý và sử dụng tiền thế nào như mình đã đề cập ở trên vì sản phẩm của họ là có tiền kịp thời cho DN hoạt động với hiệu quả sử dụng tiền cao nhất.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Vấn đề trong TOPIC này là bàn về việc trình bày Báo cáo tài chính. Đã là Báo cáo tài chính thì phải tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán của nước sở tại (hay IAS, IFRS nếu được phép).

Về quan điểm khấu hao là dòng lợi ích thì như tôi đã phân tích: Trong kế toán quản trị và trong một số công việc của nhà quản trị người ta tính toán IRR, NPV,... thì coi khấu hao là một dòng thu vì giá trị tài sản đầu tư đã được trừ vào giá trị đầu tư ban đầu. Trong khi đó nếu dòng thu của phương án tính đến là lợi nhuận trước thuế thì khoản lợi nhuận này đã trừ khấu hao. Do vậy phải cộng khấu hao lại để tính được dòng thu trước khấu hao (vì nếu trừ cả khấu hao nữa thì khoản này bị trừ 2 lần khi tính toán).
Tuy nhiên nếu dòng thu của phương án tính toán là dòng doanh thu thì không được phép cộng dòng thu khấu hao để tính toán.

Quay trở lại vấn đề tranh cãi về khấu hao: Tôi đã xem lại lịch sử kế toán: Đúng là có thời người ta coi khấu hao là dòng thu để tái đầu tư tài sản cố định. Quan điểm này tồn tại trong kế toán Mỹ trước năm 1935 và hiện vẫn còn tồn tại trong quan điểm của một số nhà kế toán Việt Nam.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Còn việc tại sao BS lại rạch ròi ba khoản mục? Nguyên giá để người sử dụng biết quy mô tài sản của DN đến cỡ nào, khấu hao để biết tài sản cũ đến cỡ nào, giá trị còn lại để biết giá trị đích thực của nó là bao nhiêu. Thế thôi!
Chỗ này chưa đồng ý với Lannhu.
Giá trị còn lại của TS chỉ là giá trị sổ sách, nó thường không luôn bằng đúng giá trị thực của TS. Nhưng tại sao người ta không báo cáo giá trị thực của TS trên báo cáo mà lại trình bày Nguyên giá - Khấu hao lũy kế. Ở đây liên quan đến vấn đề về đo lường và tính khách quan (là cơ sở của nguyên tắc giá gốc).
Chuẩn mực quốc tế và một số nước cho phép đánh giá tài sản dài hạn theo Fair value như một phương pháp thay thế phương pháp giá gốc khi trình bày báo cáo tài chính.

Nhưng tại sao không chỉ trình bày giá trị còn lại mà cần trình bày cả nguyên giá và số khấu hao lũy kế: Như mình phân tích trong bài trước thì việc trình bày như vậy sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ và hữu ích hơn cho người sử dụng BCTC.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Chỗ này chưa đồng ý với Lannhu.
Giá trị còn lại của TS chỉ là giá trị sổ sách, nó thường không luôn bằng đúng giá trị thực của TS. Nhưng tại sao người ta không báo cáo giá trị thực của TS trên báo cáo mà lại trình bày Nguyên giá - Khấu hao lũy kế. Ở đây liên quan đến vấn đề về đo lường và tính khách quan (là cơ sở của nguyên tắc giá gốc).
Thì bây giờ em chỉ là một investor bình thường, em chỉ có mỗi cái BCTC để làm cơ sở thôi, em không có đủ chi phí hoặc ko muốn trả chi phí để định giá đúng theo market value (fair value) thì em sử dụng tạm giá trị còn lại trên BCTC là giá trị đích thực vậy. Đó gọi là giá trị đích thực trên BCTC, đưa vào hoàn cảnh là đang đọc BCTC, ý em là thế. VAS ko đánh giá theo fair value thì đó gọi là hạn chế về mặt kế toán hay phương pháp hạch toán mà người đọc cần lưu ý để suy xét. Cũng như nhiều bất cập khác về hạch toán kế toán cứng nhắc và thận trọng của tất cả các CMKT nói chung.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Lợi ích và dòng tiền nhé!

Bác Hien cứ bảo chuẩn mực nói thế này chuẩn mực bảo thế kia thì làm sao thuyết phục được người khác?! Ít ra bác phải giải thích tại sao chuẩn mực người ta làm như thế? hoặc nếu không có chuẩn mực thì bác sẽ làm thế nào? để một người không cần biết đến chuẩn mực là gì, không cần biết nợ/có là gì vẫn có thể hiểu được.

Người ta cứ quen miệng bảo "dùng tiền khấu hao hay nguồn khấu hao để tái đầu tư tài sản cố định". Thực ra, điều này không phải là sai nhưng do chúng ta hiểu sát nghĩa quá nên cứ cho rằng khấu hao tạo ra một nguồn tiền hay một khối lượng tiền thật sự, hiện hữu nào đó. Nhưng không phải vậy, tiền ở đây không hiện hữu mà ý nói đến giá trị mà tài sản đó mang lại, giá trị này chính là khoản (KH+delta lợi nhuận) như em Lady83 đề cập.

Một doanh nghiệp có hạch toán khấu hao (trích khấu hao) hay không chỉ ảnh hưởng đến giá trị tài sản cũng như lãi lỗ của doanh nghiệp chứ không ảnh hưởng đến dòng tiền (dòng thu nhập). Nó chỉ là biện pháp kế toán để phản ánh đúng giá trị tài sản và lãi lỗ như một kỹ thuật xử lý.

Bản thân khấu hao không tạo ra tiền cho doanh nghiệp, chỉ có tài sản mới tạo ra tiền. Hai doanh nghiệp có cùng giá trị tài sản, tỷ suất lợi nhuận tạo ra từ tài sản này như nhau (DN A trích KH, DN B không) thì dòng thu nhập hay dòng tiền tạo ra đều như nhau. Chỉ có điều khi tài sản hết giá trị sử dụng, cần tài sản khác để thay thế thì nguồn tiền để tài trợ hay tái đầu tư lại không như nhau, có thể DN A có nguồn tài trợ và DN B thì không, hoặc ngược lại. Điều này phụ thuộc vào cách quản lý dòng thu nhập nhận được ở trên. DN nào dành dụm (cất tiền sang một bên) mỗi năm một ít từ dòng tiền nhận được mỗi năm bằng số khấu hao đã trích hay bằng giá trị hao mòn (nếu không trích khấu hao) của tài sản thì chắc chắn sẽ có nguồn tiền để tái đầu tư khi tài sản hết giá trị sử dung (giả sử sau thời gian sử dụng, giá thị trường của tài sản không đổi và doanh nghiệp mua lại tài sản mới để thay thế y như tài sản cũ).

Như vậy, nếu chỉ dựa vào giá trị khấu hao đã trích để xác định số tiền dành dụm thì chưa hẳn DN đã có đủ nguồn tiền tái đầu tư do những yếu tố ảnh hưởng như trên. Việc xác định lại giá trị khấu hao qua quyết định khấu hao nhanh hay chậm chỉ để giúp một phần xác định chính xác hơn số tiền cần phải dành dụm chứ không loại bỏ được những yếu tố như trên. Do đó, căn cứ vào giá trị khấu hao để doanh nghiệp xác định nguồn lợi nhuận để lại (tiền dành dụm) để đầu tư thay thế tài sản cũ, chưa tính đến giá trị mở rộng hay nâng cấp.

Tuy nhiên, đây chỉ là việc sử dụng và quản lý tiền cứng nhắc đến mức an toàn tuyệt đối. An toàn quá lại làm cho DN mất đi nhiều cơ hội, chi phí cơ hội tăng lên có khi còn nhiều gấp vạn lần lợi ích mang lại từ nguyên tắc an toàn và cứng nhắc này. => Ít có DN dành dụm hay cất tiền hiện hữu sang một bên, người ta sẽ sử dụng ngay cho mọi nhu cầu. Làm cách nào để có tiền thay thế tài sản cũ sau khi hết hạn sử dụng? Có nhiều nguồn để tài trợ (nợ vay, tăng vốn). Chỉ cần ước tính sau bao nhiêu năm tài sản cần thay thế và giá trị thay thế cần lúc đó là bao nhiêu để lên kế hoạch huy động vốn, có nguồn đáp ứng kịp thời. Với bài toán này thì DN ko cần sử dụng bài toán tính số tiền phải dành dụm mỗi năm.-> khấu hao không có ý nghĩa trong trường hợp này.

Nói chung, vấn đề hơi trừu tượng và khó sử dụng ngôn từ để giải thích.

Còn việc tại sao BS lại rạch ròi ba khoản mục? Nguyên giá để người sử dụng biết quy mô tài sản của DN đến cỡ nào, khấu hao để biết tài sản cũ đến cỡ nào, giá trị còn lại để biết giá trị đích thực của nó là bao nhiêu. Thế thôi!

Chuyện khấu hao hay không, khấu hao để làm gì, có cần thiết phải biết giá trị đã khấu hao hay không? Đó là chuyện của kế toán và quản trị tài chính. Kế toán cần phải có khấu hao để trình bày, phản ánh đúng BS, P/L vì hai thứ này là sản phẩm của kế toán. Còn nhà quản trị tài chính thì sao? cần hay không tùy vào nhà quản trị giải bài toán nào? quản lý và sử dụng tiền thế nào như mình đã đề cập ở trên vì sản phẩm của họ là có tiền kịp thời cho DN hoạt động với hiệu quả sử dụng tiền cao nhất.

Tôi không biết trả lời 2 bài cùng 1 lúc thế nào nên cả 2 vị tiền bối đọc chung nhé: phần tôi bôi đỏ là tôi đang nói đến tác dụng lá chắn thuế của khấu hao. Chính cái này đem lại lợi ích của doanh nghiệp là 28% của phần chi phí nó được thừa nhận. Nếu doanh nghiệp không tính khấu hao thì phần lợi ích mất đi do không có khấu hao là 28%. Đây là tác dụng của chi phí khi có chiết khấu của dòng tiền.
Thứ nữa, các vị nên đọc từ đầu khi nẩy sinh ra vấn đề tranh cãi: Câu hỏi bắt đầu từ ý nghĩa của việc chi tiết 3 chỉ tiêu của TSCĐ trên bảng cân đối kế toán. Và tôi đưa ra ý kiến của tôi. Vì BCTC không đơn thuần là báo cáo mà mỗi con số của các chỉ tiêu trọng yếu được dùng để đánh giá và ra quyết địn quản trị. Và tôi cho biết ý nghĩa của nó thế nào với người sử dụng BCTC. Tôi phủ định suy nghĩ cho rằng khấu hao không đem lại lợi ích gì cả và rất nhiều vấn đề nữa. Tôi cảm thấy đủ khả năng tiếp tục tranh cãi và tôi có thể tiếp tục bảo vệ ý kiến của mình đến khi tôi tìm được ý kiến cho rằng ít nhất thì khấu hao chẳng mang lại gì cho doanh nghiệp mà chỉ là chi phí được trừ ra khỏi lợi nhuận.
Câu trả lời thứ 2 dành cho bong05: Tôi đã nói rồi và nên đọc kỹ. Chi phí đầu tư TSCĐ ban đầu là tiền được chuyển hoá thành TSCĐ. Và theo kế toán thì nó đựơc chuyển thành TS dưới hình thái khác và tiền ban đầu chi ra xem như dòng tiền đã chi thì nghiễm nhiên khấu hao thu về là dòng tiền thu nhằm bù đắp. Vậy thì có gì là sai ạ? có gì sơ hở trong lập luận của tôi? Và khi thu được khấu hao nghiễm nhiên doanh nghiệp có bao la tiền vì có cả khấu hao (và lợi nhuận). Số tiền này để tái đầu tư - không đơn thuần đầu tư cho TSCĐ mà có thể đầu tư cho các TS khác. Nếu chênh lệch tiền thu về của doanh nghiệp bạn bỏ qua chênh lệch phải thu phải trả tạo nên (xem như các chênh lệch này có thể bù đắp cho nhau) thì dòng tiền thu về đúng bằng: khấu hao + lợi nhuận? (doanh nghiệp chỉ hoạt động kinh doanh đơn thuần không có các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính góp vốn nhằm tăng tiền).
Hãy cho tôi những lập luận chặt chẽ như lannhu và có những cơ sở hơn trong tranh cãi tôi sẽ chấp nhận. Bởi vì bản chất câu trả lởi của tôi không đơn thuần là kế toán! Đừng đưa các chuẩn mực ra! Tôi không thích nghiên cứu các vấn đề ấy! nó không làm đầu óc tôi khá hơn! Tôi thích suy diễn hơn là nằm im đọc mấy chữ! Thanks
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
@Lady83: Toàn bộ giá trị tài sản vẫn được tính trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định số thuế phải nộp cuối cùng hoặc chia ra theo các năm. Để hiểu chỗ này em nên đứng trên góc độ nhà thuế và góc độ của nhà quản trị tài chính để hiểu, ko care đến kế toán họ làm gì, hạch toán như thế nào. Tách bạch ra mình trong vai trò gì để nhìn nếu ko sẽ lẫn lộn lung tung.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Bác Hien cứ bảo chuẩn mực nói thế này chuẩn mực bảo thế kia thì làm sao thuyết phục được người khác?! Ít ra bác phải giải thích tại sao chuẩn mực người ta làm như thế? hoặc nếu không có chuẩn mực thì bác sẽ làm thế nào? để một người không cần biết đến chuẩn mực là gì, không cần biết nợ/có là gì vẫn có thể hiểu được.

Đúng là mình không hiểu tại sao trên cân đối kế toán lại cứ nhất định phải tách báo cáo tài sản cố định ra làm 3 dòng:

Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định


Mình không hiểu căn cứ vào đâu và mục đích gì mà người có công phát minh ra cân đối kế toán lại bắt phải kê tất cả các mục có liên quan đến tài sản trên cân đối kế toán như trên. Trong khi thực tế thì có Nguyên giá TSCĐ + Hao mòn TSCĐ = TSCĐ hữu hình rồi.

Thấy thừa 2 dòng so với thông tin con số cần trên báo cáo cân đối kế toán. Nếu bỏ đi 2 dòng Nguyên giáHao mòn thì cân đối kế toán vẫn cân đối.

Đó là ý thắc mắc của mình! Thanks các bạn trả lời!
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Còn việc tại sao BS lại rạch ròi ba khoản mục? Nguyên giá để người sử dụng biết quy mô tài sản của DN đến cỡ nào, khấu hao để biết tài sản cũ đến cỡ nào, giá trị còn lại để biết giá trị đích thực của nó là bao nhiêu. Thế thôi!

Chưa thuyết phục lannhu ơi,

Nguyên giá thì đúng là cho biết quy mô tài sản đến cỡ nào nhưng khấu hao thì không thể cho biết tài sản cũ đến cỡ nào vì con số thể hiện trên cân đối kế toán là con số tổng rồi. Ví dụ: một doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản cố định máy móc khác nhau và họ thay đổi cái nọ cái kia luân phiên. Vậy khi cộng gộp nó vào làm sao biết được tài sản cũ tới mức nào? Tương tự như vậy, giá trị đích thực cũng không biết được.

Tớ ví dụ một doanh nghiệp có 30 dây chuyền sản xuất trong đó có 2 dây chuyền cũ rích hoặc mới toanh đi. Giả sử 2 dây chuyền mới toanh mang lại năng suất cao gấp 10 lần 28 cái còn lại. Vậy hiệu quả sử dụng tài sản và giá trị đích thực nằm ở đâu?
 
loboglory

loboglory

Cao cấp
17/12/04
286
2
18
40
Ha noi
Đúng là mình không hiểu tại sao trên cân đối kế toán lại cứ nhất định phải tách báo cáo tài sản cố định ra làm 3 dòng:

Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định


Mình không hiểu căn cứ vào đâu và mục đích gì mà người có công phát minh ra cân đối kế toán lại bắt phải kê tất cả các mục có liên quan đến tài sản trên cân đối kế toán như trên. Trong khi thực tế thì có Nguyên giá TSCĐ + Hao mòn TSCĐ = TSCĐ hữu hình rồi.

Thấy thừa 2 dòng so với thông tin con số cần trên báo cáo cân đối kế toán. Nếu bỏ đi 2 dòng Nguyên giáHao mòn thì cân đối kế toán vẫn cân đối.

Đó là ý thắc mắc của mình! Thanks các bạn trả lời!

Theo mình hiểu thì như thế này:
Hệ thống kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, và học tập một số quốc gia để áp dụng và xây dựng lại phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Trong Bảng cân đối kế toán của hệ thống kế toán quốc tế người ta tách bạch TSCD (TSCD hữu hình và TSCD vô hình) ra là ba phần như trên:

TSCD hữu hình
Nguyên giá
Hao mòn


Sở dĩ như vậy vì TSCD của hệ thống kế toán quốc tế và một số nước được phép ghi nhận nguyên giá theo 2 pp:
Phương pháp chuẩn (phương pháp giá gốc): Sau ghi nhận ban đầu, tài sản cố định được theo dõi theo giá trị còn lại xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế.

Phương pháp thay thế (phương pháp đánh giá lại): Sau ghi nhận ban đầu, tài sản cố định được theo dõi theo giá trị đánh giá lại bằng giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế và giá trị tổn thất luỹ kế.

Ở VN thì TSCD được ghi nhận theo giá gốc

VN rất muốn chuẩn hóa theo IAS, nhưng hiện tại chưa áp dụng điều này được với Việt Nam do một số nguyên nhân sau:
- Cơ sở pháp lý cho việc đánh giá lại TSCD còn thiếu
- Khi đánh giá lại phải điều chỉnh lại BCDKT và BCKQKD cho phù hợp mà hiện tại VN đang xây dựng một số CM phục vụ cho mục đích này
........................................

Nếu chuẩn hóa theo IAS thì rõ ràng để cả 3 chỉ tiêu nêu trên là cần thiết và không thể thiếu vì Nguyên giá TSCD thay đổi liên tục theo thị trường!

VAS mới chỉ cho phép ghi nhận theo giá gốc. Tương lai chắc chắn sẽ phải theo IAS nhưng cần thời gian!

Trên đây là một số ý kiến của tôi, mọi người góp ý thêm nhé!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
BS là cái bảng tổng hợp nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó nhìn vào đó người đọc sẽ có cái nhìn và đánh giá tổng quát nhất. Mỗi tài sản tách ra thì mức độ cũ mới sẽ khác nhau nhưng khi tổng hợp lại thì nó thể hiện ở cái mức chung. Ví du: doanh nghiệp có cả 100 cái máy, trong đó chỉ có vài cái mới => giá trị khấu hao hay tỷ lệ khấu hao/nguyên giá sẽ cao ==> đa phần là tài sản cũ. Còn muốn biết chi tiết từng cái thì Joni phải có các báo cáo chi tiết hơn như danh sách tài sản cố định chẳng hạn. Vấn đề là thông tin người sử dụng sẽ có tới đâu?

Cái từ "giá trị đích thực" tớ dùng làm nhiều mem confuse quá! Nó chỉ đơn giản là phản ánh giá trị thực của tài sản thôi. Ví dụ: một tài sản Joni mua 1000$, đã dùng được 5 năm thì nếu mang đi thanh lý Joni thanh lý nó được bao nhiêu, đó chính là "giá trị đích thực". Việc xác định giá trị thanh lý bao nhiêu thì lại dựa vào khấu hao nếu khấu hao phản ánh đúng giá trị hao mòn thực sự. Đó là giá trị thanh lý DN muốn, còn giá mua bán thực sự thì lại khác nữa, nó tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Tóm lại, chỉ với BCTC trên tay thì giá trị thực của tài sản chính là giá trị còn lại của tài sản đó. Tương đối thôi, vì thông tin có được không được đầy đủ mà => nâng phần bù rủi ro lên do thông tin không có đầy đủ để định "giá trị đích thực" = giá trị còn lại trên BS + phần bù rủi ro chẳng hạn. :D
 
loboglory

loboglory

Cao cấp
17/12/04
286
2
18
40
Ha noi
Đúng là mình không hiểu tại sao trên cân đối kế toán lại cứ nhất định phải tách báo cáo tài sản cố định ra làm 3 dòng:

Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định


Mình không hiểu căn cứ vào đâu và mục đích gì mà người có công phát minh ra cân đối kế toán lại bắt phải kê tất cả các mục có liên quan đến tài sản trên cân đối kế toán như trên. Trong khi thực tế thì có Nguyên giá TSCĐ + Hao mòn TSCĐ = TSCĐ hữu hình rồi.

Thấy thừa 2 dòng so với thông tin con số cần trên báo cáo cân đối kế toán. Nếu bỏ đi 2 dòng Nguyên giáHao mòn thì cân đối kế toán vẫn cân đối.

Đó là ý thắc mắc của mình! Thanks các bạn trả lời!


Mình xin bổ sung 2 lý do nữa:
- Do hao mòn lũy kế chỉ là ước tính kế toán nên BCDKT phải trình bày cả nguyên giá
- Trình bày cả nguyên giá và hao mòn để thể hiện giá trị thuần của TSCD, cũng giống như các khoản mục khác như Hàng tồn kho, phải trình bày cả dự phòng giảm giá HTK, công nợ, phải trình bày cả dự phòng phải thu, phải trả...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA