Bạn có biết: Tại sao mình thua kém người?

  • Thread starter longdaicat
  • Ngày gửi
L

longdaicat

Guest
23/3/13
1
0
0
33
Tp Ho chi Minh
Mỗi người chúng ta nhìn lại ai cũng thấy hiện tại mình vẫn có nhiều điểm hơn người, một số người lại thấy mình hơn người nhiều lắm : Tiền bạc, vật chất, tri thức, kinh nghiệm, sức khỏe, thời gian, … Nhưng rất ít trong chúng ta sử dụng những lợi điểm hơn người để làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Rồi một ngày nào đó, ai cũng nhận ra rằng “Giờ mình không còn hơn người nhiều đến thế, ít nhất là sức khỏe và thời gian”, khi ấy một số người có lẽ rất tiếc nuối “Mình đã để lại gì cho đời? Mình đã làm gì được cho đời? Tài sản mình để lại cho con cháu rồi sẽ ra sao? Đất nước mình 20 năm nữa sẽ thế nào? Tại sao mình vẫn thấy thua người? thua nhiều lắm lắm!”.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã hát “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi …” Nếu biết san sẽ với cộng đồng thì cái ta hơn người vẫn còn đó và cái ta thua người sẽ vơi đi một nữa. Khi ta cho người hành khất vài đồng bạc lẻ, ta đâu nghĩ rằng những đồng tiền nhỏ bé ấy đã có thể cứu sống một mạng người. Ta cho trẻ em nghèo chiếc áo cũ, ta đâu nghĩ em bé ấy sẽ được ấm hơn trong mùa đông. Ta dạy cho đứa trẻ một câu châm ngôn hay, ta đâu nghĩ nó sẽ là triết lý sống quý giá cho đứa trẻ ấy sau này. Ta chỉ cho người hàng xóm một cây thuốc quý, ta đâu biết nó sẽ cứu rất nhiều người về sau. Ta dẫn một cụ già qua đường, ta đâu biết nếu cụ tự đi qua thì biết đâu…, khi ta dành 5 phút điện thoại báo một tin vui cho ngoại, ta đâu biết nhờ đó mà ngoại sẽ sống với ta thêm nhiều tuổi. Nói như thế để thấy rằng cái ta cho đi đôi khi rất nhỏ bé nhưng cái ta nhận hoặc người khác nhận thì có thể lớn lao vô cùng. Nếu ai cũng biết lo cho bản thân, gia đình và giúp ích một phần cho cộng đồng cùng phát triển thì xã hội chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

Ngược lại, tích ích kỷ và thiếu đoàn kết sẽ khiến ta thua người nhiều lắm. Bạn thấy đấy, một sản phẩm công nghiệp của châu Âu hơn chúng ta là nhờ “chuyên môn hóa”, mỗi chi tiết của sản phẩm đó sẽ do “một người” chuyên nghiên cứu và phát triển nó “suốt đời”, nhiều chi tiết của nhiều người “chuyên môn” như thế hợp lại thì sản phẩm đó dĩ nhiên khó có đối thủ cạnh tranh. Hay một số nông sản của Mỹ vẫn hơn chúng ta về tính cạnh tranh trên thương trường, không phải chỉ vì nông trang của họ rộng hơn và trình độ của họ cao hơn, mà chính là cách làm “chuyên môn” và “hiệp hội” của họ. Có thể ví dụ cái ta thua người trong bài toán “Bưởi, chanh, cam, quýt” như thế này : Có 100 bác nông dân, mỗi bác có 1 sào đất, vườn bác nào cũng trồng bưởi chanh cam quýt thì cái lợi là bác nào cũng biết kỹ thuật cho 4 loại quả này, nhà bác nào cũng có 4 loại quả để ăn, để bán. Rồi một ngày nọ “cam lời quýt lỗ”, các bác thi nhau chặt quýt trồng cam, cho đến khi thương lái “chán cam thèm quýt” thì các bác lại trỗ tài ngược lại, như vậy thì hiệu quả của cái vòng lẩn quẩn này như thế nào thì các bạn biết rồi. Giả sử 100 bác nông dân này cùng bắt tay nhau, cứ 25 người cùng trồng chỉ một loại quả thì sẽ có cái lợi rất quan trọng như sau : Kinh nghiệm của 25 bác cho một loại quả được hợp lại thì khỏi chê rồi, thương lái sẽ hết quyền ép giá (vì không mua chanh của hiệp hội 25 bác này thì muốn có trái chanh ăn phở cũng khó kiếm). Như thế chất lượng và năng suất sản phẩm tăng lên, người nông dân còn có “tiếng nói” và thương hiệu của riêng mình.

Qua bài toán “Bưởi chanh cam quýt” chúng ta có thể thấy nhiều vấn đề bất cập khác trong lĩnh vực thủy hải sản, đồ gỗ, dệt may, ngân hàng, bất động sản, … Một số ngành chúng ta vẫn có hiệp hội, nhưng cách làm thì tưởng chừng như “hạch toán độc lập và kinh doanh độc lập” ấy! Mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy số lượng doanh nhiệp rất “khủng”, nhưng các doanh nghiệp này có bắt tay nhau như các bác nông dân được không? Khi đã hội nhập WTO mà chúng ta vẫn chơi theo kiểu “Đèn nhà ai nấy sáng” thì cạnh tranh hơi khó, khủng hoảng là đương nhiên! Gặp thời khủng hoảng thì phần lớn bi quan về “Vĩ mô” mà quên đi cái “Vi mô” trong tầm tay của chúng ta. Chẳng hạn các bác nông dân chỉ cần pha vài bình trà ra tập hợp ngoài xã nói chuyện và vui vẻ bắt tay nhau là được rồi. Các bác ngân hàng chỉ cần bắt tay nhau cùng huy động vốn nhàn rỗi trong dân để cùng làm một việc duy nhất : Hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản! Các bác bất động sản cũng biết người đang cần nhà rất nhiều, vậy chỉ cần bắt tay nhau hạch toán, hóa giá và xung quỹ những cái “nhà hoang” rồi bán giá hợp lý thì hết sạch ngay thôi, sau đó chung tay nhau làm nhà mới chứ ngồi nhìn nhau và chờ nhau thì còn lâu lâu lắm!
Đôi điều tâm sự với mọi người! Hãy cùng nhau chia sẽ “Những bài học và kinh nghiệm sống cần thiết” để thế giới ngày một tốt đẹp hơn.

Thông báo từ BQT: Quảng cáo sẽ bị xóa bài và BAN Nick. Các thông tin quảng cáo đã bị xóa!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA