Mỗi tuần một chuyên đề

Lương trong thời gian thử việc có phải đóng BH?

  • Thread starter Ánh Tuyết
  • Ngày gửi
Á

Ánh Tuyết

Guest
Trong HĐLĐ, em có để thời gian thử việc và thời gian được nhận vào làm chính thức. Vừa rồi, em làm thủ tục đóng BH cho nhân viên, BH bên Tân Bình nói là " thời gian thử việc" cũng phải đóng BHXH, em không có kinh nghiệm bên mảng BH này nên em không biết là đúng hay không nữa. Anh, chị nào biết về vấn đề này, vui lòng giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều. Chúc mọi người một tuần mới làm việc vui vẻ và thành công!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

ltthuong

Guest
5/8/08
11
0
0
Vinh - Nghệ An
Trong HĐLĐ, em có để thời gian thử việc và thời gian được nhận vào làm chính thức. Vừa rồi, em làm thủ tục đóng BH cho nhân viên, BH bên Tân Bình nói là " thời gian thử việc" cũng phải đóng BHXH, em không có kinh nghiệm bên mảng BH này nên em không biết là đúng hay không nữa. Anh, chị nào biết về vấn đề này, vui lòng giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều. Chúc mọi người một tuần mới làm việc vui vẻ và thành công!

Người lao động thử việc trong thời gian quy định của pháp luật không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế kể từ khi chính thức ký họp đồng lao động. Nên trường hợp của bạn là không phải đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc đâu bạn nhé
 
haithu

haithu

Cao cấp
18/8/07
477
13
18
đâu cũng là nhà
Trong HĐLĐ, em có để thời gian thử việc và thời gian được nhận vào làm chính thức. Vừa rồi, em làm thủ tục đóng BH cho nhân viên, BH bên Tân Bình nói là " thời gian thử việc" cũng phải đóng BHXH, em không có kinh nghiệm bên mảng BH này nên em không biết là đúng hay không nữa. Anh, chị nào biết về vấn đề này, vui lòng giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều. Chúc mọi người một tuần mới làm việc vui vẻ và thành công!

Nếu bên BH bắt cty bạn đóng BH cho NV thử việc thì bạn hỏi khéo họ là cho xin văn bản công văn về điều đó để về cho xếp đọc, xem bên đó trả lời bạn như thế nào, chứ BH chỉ nộp khi cty ký hợp đồng chính thức với NV mà thôi.
 
T

Thamht

"Nhóc" ngốc xít
11/12/07
900
5
0
36
Quê tôi ơi! Nay còn đâu!
Trong HĐLĐ, em có để thời gian thử việc và thời gian được nhận vào làm chính thức. Vừa rồi, em làm thủ tục đóng BH cho nhân viên, BH bên Tân Bình nói là " thời gian thử việc" cũng phải đóng BHXH, em không có kinh nghiệm bên mảng BH này nên em không biết là đúng hay không nữa. Anh, chị nào biết về vấn đề này, vui lòng giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều. Chúc mọi người một tuần mới làm việc vui vẻ và thành công!
Theo quy định thì thử việc chưa phải đóng BHXH. Tại cái chỗ mình bôi đỏ mà BH mới bảo bạn đóng nè! Bạn làm như thế này khác ji là nhận người ta vào luôn. Mà vào làm chính thức đương nhiên phải đóng BH rùi.
Bạn nên làm riêng ra từng loại hợp đồng. Hợp đồng thử việc riêng & HĐLĐ riêng.
Trong HĐ thử việc bạn nên ghi rõ ra: trong time thử việc người lao động chưa được đóng BHXH. Sau time thử việc, nếu đạt yêu cầu tuyển dụng từ phía cty, người lđ sẽ được ký HĐLĐ chính thức & hưởng 100& lương, được hưởng các chế độ phúc lợi của Cty & các quyền lợi về BHXH theo quy định của NN.
 
H

huong2008

Guest
12/3/08
47
0
6
hà nội
theo mình rất đơn giản, vì thời gian thử việc không bao giờ nhiều hơn 3 tháng, mà theo quy định của Bộ Luật Lao động thì chỉ khi nào công ty ký hợp đồng LĐ có thời hạn trên 3 tháng thì mới fải đóng bảo hiểm. Vì vậy, bên bảo hiểm không có quyền bắt nộp bảo hiểm trong thời gian thử việc.
 
chiprock126

chiprock126

When u say nothing at all
5/5/08
123
0
16
loading...
Bảo hiểm bắt đóng là vì nguyên nhân sau :
- Lao động phổ thông theo Luật chỉ thử việc ( 07 ngày )
- Trình độ Trung cấp (30 ngày )
- Trình độ ĐH, yêu cầu chuyên môn cao về kỹ thuật ( 60 ngày )
Nếu Trong HĐLĐ bạn thể hiện thời gian thử việc từ..... đến ngày ( 02 tháng, 01 tháng đối với LĐ phổ thông ) thì phải đóng BH trong thời gian thử việc.
Tương tự như trường hợp trình độ trung cấp
* Cách gải quyết :
1. Bạn không thể hiện thời gian thử việc trong HĐLĐ, thời gian thử việc được ký trên HĐ thử việc với những mục sau
- Thử việc 07 ngày
- Đào tạo 23 ngày
- Thực tập 30 ngày
Như vậy trên thực tế thử việc đúng 60 ngày theo yêu cầu của Sếp và cũng không ảnh hưởng đến BH.
Chúc bạn thành công !
 
L

linh2507

Guest
12/9/08
2
0
0
48
Long An
Theo như mình đã tham gia học lớp tập huấn của BH la phải đóng nhé bạn. Như thế là tốt cho người lao động và xã hội.
Linh
 
H

hellols

Sơ cấp
30/11/10
2
0
1
Lang Son
Xin chao ca nha. Ca nha cho em hoi:Cty e co 1 lao động mới từ đơn vị khác chuyển đến từ tháng 11/2010 đến nay và thử việc 2 tháng từ T11/11 đến T12/2011 và ký HĐ chính thức từ tháng 1/2011. Trong thời gian thử việc Cty không trích tiền bảo hiểm và cũng không đóng bảo hiểm cho lao động mới vào, đến T1/2011 Cty mới báo tăng mới và bắt đầu thu của người lao động 8.5%. Người lao động bị dán đoạn mất 2 tháng không đóng BH. Như vậy Cty e có sai không và người lao có bị ảnh hưởng không?
Xin cả nhà giúp e nhé, cám ơn moi người rất nhiều
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Xin chao ca nha. Ca nha cho em hoi:Cty e co 1 lao động mới từ đơn vị khác chuyển đến từ tháng 11/2010 đến nay và thử việc 2 tháng từ T11/11 đến T12/2011 và ký HĐ chính thức từ tháng 1/2011. Trong thời gian thử việc Cty không trích tiền bảo hiểm và cũng không đóng bảo hiểm cho lao động mới vào, đến T1/2011 Cty mới báo tăng mới và bắt đầu thu của người lao động 8.5%. Người lao động bị dán đoạn mất 2 tháng không đóng BH. Như vậy Cty e có sai không và người lao có bị ảnh hưởng không?
Xin cả nhà giúp e nhé, cám ơn moi người rất nhiều

Cty trên làm như vậy là đúng, NLD không bị bị ảnh hưởng gì hết.

Theo Bộ luật lao động: thời gian thử việc cao nhất 2 tháng.
Theo Luật BHXH: HDLD từ đủ 3 tháng mới thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Trường hợp của bạn là lao động thử việc (hợp đồng thử việc).
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Xin chao ca nha. Ca nha cho em hoi:Cty e co 1 lao động mới từ đơn vị khác chuyển đến từ tháng 11/2010 đến nay và thử việc 2 tháng từ T11/11 đến T12/2011 và ký HĐ chính thức từ tháng 1/2011. Trong thời gian thử việc Cty không trích tiền bảo hiểm và cũng không đóng bảo hiểm cho lao động mới vào, đến T1/2011 Cty mới báo tăng mới và bắt đầu thu của người lao động 8.5%. Người lao động bị dán đoạn mất 2 tháng không đóng BH. Như vậy Cty e có sai không và người lao có bị ảnh hưởng không?
Xin cả nhà giúp e nhé, cám ơn moi người rất nhiều

Định im lặng là vàng. Nhưng cũng dành chút thời gian tham luận cùng các bạn. Vì:

Cuộc đời có bao lâu sao ta lại hững hờ​

Nếu cho là Cty trên làm như vậy là đúng thì cũng chưa đúng và rồi cũng sẽ sai. Do người sử dụng lao động vận dụng giữa các luật lao động và BHXH chưa đồng nhất. Mặc khác người lao động không am hiểu hết, người lao động được tham gia BHXH tính từ thời gian nào còn tùy vào "ân huệ" của người sử dụng lao động. (Mình cũng đã giúp cho nhiều người, buộc người sử dụng lao động tính luôn cả thời gian thử việc khi tham gia BHXH lần đầu cho người lao động)

1.- Tại Điều 9.- Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
- Thời gian nghỉ về việc riêng;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;
- Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;
- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;
- Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;
- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.

2.- Tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ra ngày 9/5/2003 do Thủ tướng Chính phủ ký quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

Những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:

- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động;
- Thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương;
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận;
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.​


3.- Tại Bộ luật BXHH quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
(Nói chung chung - Không có quy định thời gian thử việc)

Việc có tính tham gia BHXH trong thời gian thử việc hay không, tham khảo mẫu đăng ký tham gia BHXH có hướng dẫn cho phép ghi cả thời gian bắt đầu tham gia BHXH (nếu đọc kỹ hướng dẫn ghi chép của biểu Mẫu số: 03a-TBH). Tải mẫu này tại đây

0kby31ew7yvw35f.png

Từ những quy định hướng dẫn giữa các bộ luật này, nhiều DN vận dụng luật lao động và BHXH, cứ lập HDLD thừ việc riêng và lập HDLD tuyển dụng chính thức riêng để tránh tham gia BHXH. Xét góc cạnh về hình thức lập HDLD. Nội dung HDLD cần ghi rõ ràng, cu thể các điều khoản theo quy định tại điều 29 của Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung và thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003.
Lập HDLD thử việc riêng và lập HDLD tuyển dụng chính thức là sai, vì trong Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
- Thử việc từ ngày... tháng... năm đến ngày... tháng... năm...
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):
- Công việc phải làm (5):

Tại mẫu HDLD theo TT 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003, đâu có hướng dẫn lập HDLD thừ việc riêng và lập HDLD chính thức tuyển dụng riêng.

Hãy thận trọng khi lập HDLD, xem thêm bài này

Thân ái,
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Nếu cho là Cty trên làm như vậy là đúng thì cũng chưa đúng và rồi cũng sẽ sai. Do người sử dụng lao động vận dụng giữa các luật lao động và BHXH chưa đồng nhất. Mặc khác người lao động không am hiểu hết, người lao động được tham gia BHXH tính từ thời gian nào còn tùy vào "ân huệ" của người sử dụng lao động. (Mình cũng đã giúp cho nhiều người, buộc người sử dụng lao động tính luôn cả thời gian thử việc khi tham gia BHXH lần đầu cho người lao động)
Nhờ bạn giải thích rõ hơn, ngay chổ "buộc người sử dụng lao động ..."
Buộc là buộc làm sao, buộc ngay khi vào thử việc, trong thời gian thử việc hay sau thời gian thử việc được nhận chính thức ?
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nhờ bạn giải thích rõ hơn, ngay chổ "buộc người sử dụng lao động ..."
Buộc là buộc làm sao, buộc ngay khi vào thử việc, trong thời gian thử việc hay sau thời gian thử việc được nhận chính thức ?

Từ "buộc" dùng ở đây là phải giải thích cặn kẽ cho người lao động hiểu thấu đáo tới nơi tới chốn về các pháp luật lao động/BHXH quy định.

Cty trên làm như vậy là đúng, NLD không bị bị ảnh hưởng gì hết.

Theo Bộ luật lao động: thời gian thử việc cao nhất 2 tháng.
Theo Luật BHXH: HDLD từ đủ 3 tháng mới thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Trường hợp của bạn là lao động thử việc (hợp đồng thử việc).

Trường hợp không am hiểu thấu đáo, cứ trả lời "đôi đường" mà bao DN năm nay cứ sử dụng lao động chỉ biết cái lợi cho mình.

Bạn cần, tôi xin cung cấp chứng cứ cho, chứ đừng hỏi những câu vô cớ, bảo thủ như thế.
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Nếu cho là Cty trên làm như vậy là đúng thì cũng chưa đúng và rồi cũng sẽ sai. Do người sử dụng lao động vận dụng giữa các luật lao động và BHXH chưa đồng nhất. Mặc khác người lao động không am hiểu hết, người lao động được tham gia BHXH tính từ thời gian nào còn tùy vào "ân huệ" của người sử dụng lao động. (Mình cũng đã giúp cho nhiều người, buộc người sử dụng lao động tính luôn cả thời gian thử việc khi tham gia BHXH lần đầu cho người lao động)



1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;
- Thời gian nghỉ về việc riêng;
...
2.- Tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ra ngày 9/5/2003 do Thủ tướng Chính phủ ký quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

Những thời gian sau đây cũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:

- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động;
- Thời gian người lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Thời gian chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương;
- Thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận;
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.​


3.- Tại Bộ luật BXHH quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
(Nói chung chung - Không có quy định thời gian thử việc)



Không thể diện dẫn Luật lao động (ở điều khoản tính ngày nghỉ) ra để kết luận DN làm sai hay không rỏ ràng khi mà người ta chấp hành đúng Luật BHXH về căn cứ vào thời hạn hợp đồng để tham gia hay không tham BHXH cho nhân viên.

Ai dám nói DN làm sai khi không tham gia BHXH cho lao động thử việc 2 tháng ?

Tranh luận trên diễn đàn nên xét ở gốc độ thuyết phục hay không thuyết phục người đọc và đúng hay sai mới là quan trọng ...

Bạn cần, tôi xin cung cấp chứng cứ cho, chứ đừng hỏi những câu vô cớ, bảo thủ như thế.

Tôi cũng có thể nói bạn bảo thủ vậy ... cho nên, nói vậy là dư thừa !​
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
3.- Tại Bộ luật BXHH quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
(Nói chung chung - Không có quy định thời gian thử việc)

Việc có tính tham gia BHXH trong thời gian thử việc hay không, tham khảo mẫu đăng ký tham gia BHXH có hướng dẫn cho phép ghi cả thời gian bắt đầu tham gia BHXH (nếu đọc kỹ hướng dẫn ghi chép của biểu Mẫu số: 03a-TBH). Tải mẫu này tại đây

0kby31ew7yvw35f.png

Từ những quy định hướng dẫn giữa các bộ luật này, nhiều DN vận dụng luật lao động và BHXH, cứ lập HDLD thừ việc riêng và lập HDLD tuyển dụng chính thức riêng để tránh tham gia BHXH. Xét góc cạnh về hình thức lập HDLD. Nội dung HDLD cần ghi rõ ràng, cu thể các điều khoản theo quy định tại điều 29 của Bộ Luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung và thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003.
Lập HDLD thử việc riêng và lập HDLD tuyển dụng chính thức là sai, vì trong Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
- Thử việc từ ngày... tháng... năm đến ngày... tháng... năm...
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):
- Công việc phải làm (5):

Tại mẫu HDLD theo TT 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003, đâu có hướng dẫn lập HDLD thừ việc riêng và lập HDLD chính thức tuyển dụng riêng.

Hãy thận trọng khi lập HDLD, xem thêm bài này

Thân ái,

Thưa đúng, tính bảo thủ ở đây mang đến lợi ích cho người lao động cũng cần phải bảo thủ thôi ạ. Tôi đã cân nhắc trước khi trả lời bài này. Hãy đọc kỹ lại bài trên trước khi đặt câu hỏi

Lý do:
1.- Giữa các bộ luật chưa đồng nhất nên dẫn đến người sử dụng lao động có thể vận dụng tùy biến.
Bạn phải hiểu cho, về luật BHXH có quy định thời gian tham gia BHXH bắt buộc

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên

Luật quy định như thế nhưng BHXH vẫn khuyến khích cho bạn tham gia BHXH kể từ lúc thời gian thử việc (tại cột 15 của biểu Mẫu số: 03a-TBH)

2.- Khi đăng ký tham gia BHXH lần đầu, thường phải xuất trình HDLD, bảng lương và lúc ấy, cơ quan BHXH có nơi cũng sẽ tính luôn cả thời gian thử việc ngoại trừ HDLD đó bạn lập riêng: HDLD thử việc và HDLD tuyển dụng chính thức.
Như trường hợp bạn tư vấn bởi đoạn văn sau:

Cty trên làm như vậy là đúng, NLD không bị bị ảnh hưởng gì hết.

Theo Bộ luật lao động: thời gian thử việc cao nhất 2 tháng.
Theo Luật BHXH: HDLD từ đủ 3 tháng mới thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Trường hợp của bạn là lao động thử việc (hợp đồng thử việc).

3.- Không có quy định nào buộc phải lập như bạn trình bày cả
Trường hợp của bạn là lao động thử việc (hợp đồng thử việc). ---->Trường hợp này là vi phạm pháp luật lao động.
Bạn vui lòng xem lại các loại HDLD theo Chương IV – HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG của Bộ luật lao động

Điều 27(*)

1– Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2– Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3– Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Chú ý: Thời gian thử việc cũng được tính vào thời gian khi thanh toán chế độ thôi việc.
 
Sửa lần cuối:
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Mạn phép thỉnh giáo hai vị sư phụ:
Theo em được hiểu : Hợp đồng là giao kèo hay thoả thuận giữa hai bên bằng văn bản.
Nên hợp đồng soạn ra giữa bên NSDLD và NLD là giao kèo giữa bên đi thuê và bên được thuê. Giao kèo đó sẽ phải áp dụng cho hai bên. Còn bên thứ 3 không được quyền can thiệp vào thoả thuận đó.
Bên thứ 3 ở đây là BHXH chỉ căn cứ vào giao kèo đó mà tiến hành thủ tục hành chính cho HD đó mà thôi. Chứ bên thứ 3 không được phép bắt phải làm gì?
Ví dụ như em ký hợp đồng : Tiền lương trả cho em bao gồm cả các khoản BHXH, BHYT.........
Nhưng vì hoàn cảnh em còn nuôi 1 đàn con thơ dại nên em chưa muốn đóng BHXH. Hoặc em chỉ đóng BHXH = 1/10 tháng lương của em thôi. Hoặc nữa em đã có sor BHXH ở nơi khác rồi thì sao bác BHXH lại bắt ông chủ em đóng cho em lần nữa.....
Chính vì lý do đó nên em nghĩ không ai bắt ai làm đc điều gì khác với hợp đồng giữa hai bên. Chỉ có điều người soạn hợp đồng có chặt chẽ hay ko thôi.!
Em có vài suy nghĩ thế mong hai bậc tiền bối chỉ giáo cho em. Em cảm ơn nhiều@
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Tham khảo:

36fuxh1vb51etlr.jpg

Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh - Các thắc mắc thường gặp

3.- Không có quy định nào buộc phải lập như bạn trình bày cả
Trường hợp của bạn là lao động thử việc (hợp đồng thử việc). ---->Trường hợp này là vi phạm pháp luật lao động.
Bạn vui lòng xem lại các loại HDLD theo Chương IV – HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG của Bộ luật lao động
.
Không lẽ Cơ quan này cũng "sai" luôn, cũng vi phạm pháp luật lao động ?
BHXH_TP.HCM vui lòng xem lại các loại HDLD theo Chương IV – HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG của Bộ luật lao động :004:
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Mạn phép thỉnh giáo hai vị sư phụ:
Theo em được hiểu : Hợp đồng là giao kèo hay thoả thuận giữa hai bên bằng văn bản.
Nên hợp đồng soạn ra giữa bên NSDLD và NLD là giao kèo giữa bên đi thuê và bên được thuê. Giao kèo đó sẽ phải áp dụng cho hai bên. Còn bên thứ 3 không được quyền can thiệp vào thoả thuận đó.
Bên thứ 3 ở đây là BHXH chỉ căn cứ vào giao kèo đó mà tiến hành thủ tục hành chính cho HD đó mà thôi. Chứ bên thứ 3 không được phép bắt phải làm gì?
Ví dụ như em ký hợp đồng : Tiền lương trả cho em bao gồm cả các khoản BHXH, BHYT.........
Nhưng vì hoàn cảnh em còn nuôi 1 đàn con thơ dại nên em chưa muốn đóng BHXH. Hoặc em chỉ đóng BHXH = 1/10 tháng lương của em thôi. Hoặc nữa em đã có sor BHXH ở nơi khác rồi thì sao bác BHXH lại bắt ông chủ em đóng cho em lần nữa.....
Chính vì lý do đó nên em nghĩ không ai bắt ai làm đc điều gì khác với hợp đồng giữa hai bên. Chỉ có điều người soạn hợp đồng có chặt chẽ hay ko thôi.!
Em có vài suy nghĩ thế mong hai bậc tiền bối chỉ giáo cho em. Em cảm ơn nhiều@

Mạn phép trình bày tiếp, tại Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010, có quy định như thế này:

Mục 1 - Đối với người sử dụng lao động, xem (Điều 7---> đến điều 22)

Mục 2 - Đối với người lao động, xem (Điều 23---> đến điều 26)
Hành vi thoả thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
 
M

mai2007

Guest
12/4/11
1
0
0
HN
Bạn có thể xem quyết định Số: 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007, phần II, mục III, tiết 8, trong đó đề cập đến truy thu BHXH cho thời gian lao động trước khi ký HDLD chính thức đấy.
 
K

kunbin123

Guest
12/5/11
1
0
0
33
dong nai
anh chi oi cho em hoi?...công ty ty em dang thuc tập la công ty tnhh dich vu vận tải....hien tai em dang cho de tài ve luong...em ko bit co nen tinh cac khoan bao hien ko boi vi công ty chi tra tien truc tiép cho nv chay xe contener thui theo anh chi thi hoach toan nhu the nao......em con yeu lam mong anh chi chi giao em...em cam on moi nguoi
 
C

comay42

Sơ cấp
18/8/09
9
0
0
ha noi
Em thấy nếu thể theo luật thì các đối tuợng bắt buộc phải tham gia BHXH. Nhưng tại sao vẫn có nhiều doanh nghiệp ko đóng BHXH mà có bị phạt đâu?
Họ có cách nào vậy ta? các bác giải thích cho e đc ko?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA