Làm rõ tài khoản "người mua ứng trước", "ứng trước người bán", "hao mòn TSCĐ"

  • Thread starter sunrose
  • Ngày gửi
S

sunrose

Guest
4/4/08
1
0
0
Hà Tây
Em có mấy thắc mắc nhờ huynh đài giải đáp giúp :
1-"Người mua ứng trước tiền hàng" phản ánh vào tài khoản 131 đúng không?
Nhưng 131 nằm trong phần tài sản ngắn hạn vậy tại sao nó lại là nguồn vốn.
Có người giải thích "vì mình nhận tiền khách hàng trong khi chưa giao hàng nên nợ". Em thấy ý này đúng 1 phần vì nếu ghi nợ như vậy tại sao phản ánh vào tài khoản 131
2-Hao mòn TSCĐ 214 là tài sản hay nguồn vốn theo em nó là TS nhưng khi lập bảng cd kế toán thì bị lêch phần "hao mòn TSCĐ" nếu cho nó là nguồn vốn thì đúng kết quả hix hix hog bit sao nu~a.
3-Tài khoản "ứng trước người bán" là 331 đúng hôg ? Ở đây có thể hiểu theo nghĩa ví dụ mình mua NVL của người bán và mình ứng trước tiền đc. hôg ?
Làm ơn giải đáp cụ thể cho em nha cám ơn nhìu nhìu :1luvu:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Như vầy đã rõ chưa?

Các câu hỏi này theo ý riêng của em nên gởi bên mấy box về kế tóan quản trị. Tuy nhiên, chờ bài được đăng bên mấy box đó thì hơi bị lâu!

Câu hỏi 1 và 3 của bạn có cùng nguyên tắc nên có thể trả lời chung rồi..suy ra. Các tài khỏan về công nợ nói theo ngôn ngữ hiện đại là unisex. Tiền hàng nguời mua ứng trước bạn vẫn phản ánh vào tài khản 131 nhưng ghi bên có. Khi lập bảng can đối kế tóan thì bạn phải bóc tách phần người mua ứng trước này lên mục nợ ngắn hạn bên phần nguồn vốn. Bạn xem lại biểu mẫu nhé, nó sẽ giải quyết phần còn lại trong thắc mắc của bạn.

Câu 2: hao mòn TSCĐ. Đây là phần giảm trừ của tài sản. Sở dĩ không là nguồn vốn vì thời buổi kinh tế thị trường không còn "nguồn vốn khấu hao" đuợc tái cấp phát như thời bao cấp nữa. Nghe chữ "hao mòn" thì bạn hiểu là "giảm trừ" cũng rõ ràng phải không? Vậy khi lập bảng cân đối kế tóan ta trình bày khỏan này trong phần tài sản với giá trị âm (ghi đỏ) ngay dưới nguyên giá TSCĐ. Thế thì nguyên giá TSCĐ giảm đi phần hao mòn sẽ là giá trị còn lại của TSCĐ được trình bày bên phần tài sản là hợp lý hé. Bạn xem trong bểu mẫu luôn nhé!
 
M

minapilow

Guest
8/12/08
20
0
0
An Giang
Em có mấy thắc mắc nhờ huynh đài giải đáp giúp :
1-"Người mua ứng trước tiền hàng" phản ánh vào tài khoản 131 đúng không?
Nhưng 131 nằm trong phần tài sản ngắn hạn vậy tại sao nó lại là nguồn vốn.
Có người giải thích "vì mình nhận tiền khách hàng trong khi chưa giao hàng nên nợ". Em thấy ý này đúng 1 phần vì nếu ghi nợ như vậy tại sao phản ánh vào tài khoản 131
2-Hao mòn TSCĐ 214 là tài sản hay nguồn vốn theo em nó là TS nhưng khi lập bảng cd kế toán thì bị lêch phần "hao mòn TSCĐ" nếu cho nó là nguồn vốn thì đúng kết quả hix hix hog bit sao nu~a.
3-Tài khoản "ứng trước người bán" là 331 đúng hôg ? Ở đây có thể hiểu theo nghĩa ví dụ mình mua NVL của người bán và mình ứng trước tiền đc. hôg ?
Làm ơn giải đáp cụ thể cho em nha cám ơn nhìu nhìu :1luvu:

Bạn vui lòng đọc kỹ lại sách lý thuyết "Nguyên lý kế toán" nhé, những phần bạn hỏi đều có đề cập đến.
Đầu tiên sẽ trả lời bạn về "người mua ứng trước tiền hàng", bạn phải phản ánh vào bên Có tài khoản 131, mình không biết đã có ai nói với bạn là 131 nằm ở bên Nguồn vốn?
Thứ 2, là hao mòn TSCĐ 214 là tài khoản thuộc phần Tài sản. Và khi bạn trích khấu hao tài sản thì phần phát sinh sẽ nằm bên , chứ bảng CĐTK không bao giờ bị lệch (có thể do bạn làm không đúng)
Còn phần thứ 3 bạn hỏi lài tài khoản 331, khi phát sinh "ứng trước cho người bán" thì bạn hạch toán vào Nợ 331.Ví dụ khi bạn ứng trước tiền cho người bán, thì bạn hạch toán Nợ 331/Có 111(112), và khi hàng đã nhập kho thì bạn hạch toán Nợ 152(153...)/Có 331 lại
Thân chào!
 
Sửa lần cuối:
G

gialilama

Sơ cấp
7/10/08
4
0
0
51
Nhon Trach Dong Nai
Tiện đây Mình xin hỏi các Thành viên về TK 138, 338
1. Cách ghi số dư cuối kỳ của hai TK trên trong bảng cân đối kế toán?
2. Sẽ ghi số dư cuối kỳ của hai TK trên vào mục nào trong bảng cân đối kế toán khi mình sử dụng phần mềm?
Xin cảm ơn và gửi tới: gialilamait@gmail.com
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Thế nào với TK138,338

Ái chà, anh muốn hỏi điều này nên mở đề tài mới, chứ "tiện đây" ghi vào luôn sẽ "bất tiện" cho tác giả vì có thể làm loãng đề tài của họ.
Xin lỗi góp ý luôn:

1. Lấy số dư cuối kỳ:
TK138 và TK338 vẫn thuộc dòng họ unisex, dạng công nợ, nên phải tập trung số dư của tất cả các đối tượng trong cùng tài khoản ra hai bên, bên dư nợ và bên dư có (cùng một đối tượng thì bù trừ rồi). Trên BCĐKT, tổng dư nợ trên TK138 và/hoặc TK338 thì để bên phần Tài Sản; nghịch lại, tổng dư có của chúng thì để bên phần Nguồn Vốn.

2. Khoản mục trên BCĐKT:
Việc đưa số dư TK138, 338 như trên vào khoản mục nào trên BCĐKT là theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành, không phụ thuộc vào việc anh có dùng phần mền hay không. Ví như anh chèo ghe ra biển câu mực hay đi bằng tàu đánh cá thì vẫn phải câu trong hải phận cho phép, vượt phạm vi sẽ bị thổi còi.
Sau khi đã lấy được số dư hai bên của các TK138 và 338 rồi thì anh làm cho cuộc đời kế toán thêm hương vị và nhiều rắc rối bằng cách phân định phần số dư bên nợ nào trong tổng dư nợ (và/hoặc phần số sư bên có nào trong tổng dư có) là nợ ngắn hạn và dài hạn (Khoản phải thu, phải trả trong vòng 1 năm được xem là nợ ngắn hạn). Số dư bên nợ ngắn hạn thì đưa vào bên Tài Sản, mục Các khoản phải thu khác (mã số 135); số dư bên nợ dài hạn thì dưa vào mục Phải thu dài hạn khác (mã số 218). Tương tự, số dư bên có ngắn hạn, dài hạn anh đưa tuơng ứng vào bên Nguồn Vốn các mã số 319333.
 
tanphuc

tanphuc

Con trai miệt vườn
22/12/06
211
1
18
Tp.HCM_Tp.Mỹ Tho
Bạn vui lòng đọc kỹ lại sách lý thuyết "Nguyên lý kế toán" nhé, những phần bạn hỏi đều có đề cập đến.
Đầu tiên sẽ trả lời bạn về "người mua ứng trước tiền hàng", bạn phải phản ánh vào bên Có tài khoản 131, mình không biết đã có ai nói với bạn là 131 nằm ở bên Nguồn vốn?
Thứ 2, là hao mòn TSCĐ 214 là tài khoản thuộc phần Tài sản. Và khi bạn trích khấu hao tài sản thì phần phát sinh sẽ nằm bên , chứ bảng CĐTK không bao giờ bị lệch (có thể do bạn làm không đúng)
Còn phần thứ 3 bạn hỏi lài tài khoản 331, khi phát sinh "ứng trước cho người bán" thì bạn hạch toán vào Nợ 331.Ví dụ khi bạn ứng trước tiền cho người bán, thì bạn hạch toán Nợ 331/Có 111(112), và khi hàng đã nhập kho thì bạn hạch toán Nợ 152(153...)/Có 331 lại
Thân chào!
Bạn rất thuộc lý thuyết về nguyên lý kế toán đó ! nhưng bạn giải thích được tại sao như thế không ! Bạn chưa hiếu hết vấn đề người hỏi.
Tài khoản 131 rõ ràng là loại tài khoản tài sản đúng không ! nhưng khi khách hàng ứng trước tiền là nguồn vốn phải trả (một khoản nợ được ghi nhận mà cty có trách nhiệm phải bằng hàng hoạc trả lại tiền) thì lại phải sử dụng tài khoản tài sản 131 nhưng ghi bên có. Tại sao ?, 214 và 331 cũng tương tự

Trường hợp khác : TK 138, 338 - Ông A làm mất hàng cty trị giá 100.000 cty bắt bồi thương . Nhưng Ông A trả dư 150.000. Ông A chưa tới lấy lại 50.000. Trường hợp này sổ kế toán bạn ghi thế nào
Co TK 3388 100.000 hay
Co TK 1388 100.000
hay là bỏ ngoài sổ cho khoẻ
 
Sửa lần cuối:
B

bagia82

Guest
9/9/10
4
0
0
ha noi
Em có mấy thắc mắc nhờ huynh đài giải đáp giúp :
1-"Người mua ứng trước tiền hàng" phản ánh vào tài khoản 131 đúng không?
Nhưng 131 nằm trong phần tài sản ngắn hạn vậy tại sao nó lại là nguồn vốn.
Có người giải thích "vì mình nhận tiền khách hàng trong khi chưa giao hàng nên nợ". Em thấy ý này đúng 1 phần vì nếu ghi nợ như vậy tại sao phản ánh vào tài khoản 131
2-Hao mòn TSCĐ 214 là tài sản hay nguồn vốn theo em nó là TS nhưng khi lập bảng cd kế toán thì bị lêch phần "hao mòn TSCĐ" nếu cho nó là nguồn vốn thì đúng kết quả hix hix hog bit sao nu~a.
3-Tài khoản "ứng trước người bán" là 331 đúng hôg ? Ở đây có thể hiểu theo nghĩa ví dụ mình mua NVL của người bán và mình ứng trước tiền đc. hôg ?
Làm ơn giải đáp cụ thể cho em nha cám ơn nhìu nhìu :1luvu:
 
B

bagia82

Guest
9/9/10
4
0
0
ha noi
TK 331 và TK 131 là tài khoản lưỡng tính bạn ạ.
 
nhung0601

nhung0601

hoa lộc vừng
28/1/10
406
1
18
Xứ Nghệ - Hà Thành
Em có mấy thắc mắc nhờ huynh đài giải đáp giúp :
1-"Người mua ứng trước tiền hàng" phản ánh vào tài khoản 131 đúng không?
Nhưng 131 nằm trong phần tài sản ngắn hạn vậy tại sao nó lại là nguồn vốn.
Có người giải thích "vì mình nhận tiền khách hàng trong khi chưa giao hàng nên nợ". Em thấy ý này đúng 1 phần vì nếu ghi nợ như vậy tại sao phản ánh vào tài khoản 131
2-Hao mòn TSCĐ 214 là tài sản hay nguồn vốn theo em nó là TS nhưng khi lập bảng cd kế toán thì bị lêch phần "hao mòn TSCĐ" nếu cho nó là nguồn vốn thì đúng kết quả hix hix hog bit sao nu~a.
3-Tài khoản "ứng trước người bán" là 331 đúng hôg ? Ở đây có thể hiểu theo nghĩa ví dụ mình mua NVL của người bán và mình ứng trước tiền đc. hôg ?
Làm ơn giải đáp cụ thể cho em nha cám ơn nhìu nhìu :1luvu:

tóm lược lại ba câu hỏi của em nhé!
đối với tk 131 và 331 thì là tk lưỡng tính, có nghĩa là nó có thể có số dư bên nợ và số dư bên có, theo trường hợp đó thì khi người mua ứng trước tiền hàng sẽ có số dư bên có khi đưa vào bảng cân đối ts và nguồn vốn đối với tk đầu 1 và 2 thông thường là bên ts, nhưng trường hợp này thì là số dư bên có nên sẽ được đưa vào nv tương tự tk 331 cũng như thế.
đối với tk 214 hao mòn tài sản cố định em có vào bảng thhì vẫn phải bên ts nhưng khi cộng dồn số liệu lại thì em trừ đi tk 214. khi lên bảng cân đối ts và nv thì em nghi âm cho tk 214 có nghĩa là ghi trong ngoặc kép. chứ không phải cho vào nv như em nói, hãy làm theo cách của chị em sẽ có kết quả đúng, chúc thành công
 
B

bacbangduong

Guest
theo như bạn Minapilow nói ở vấn đề thứ 3 mình có thắc mắc này muốn hỏi. Giả sử khi mình ứng trước tiền hàng là 60tr, hạch toán Nợ TK 331/ Có TK 112 : 60tr. Khi hàng về nhập kho, số tiền thực tế theo HĐ là 58tr theo bạn hạch toán ( định khoản) bù trừ như thế nào là hợp lý.
 
M

minhvan2728

Guest
theo như bạn Minapilow nói ở vấn đề thứ 3 mình có thắc mắc này muốn hỏi. Giả sử khi mình ứng trước tiền hàng là 60tr, hạch toán Nợ TK 331/ Có TK 112 : 60tr. Khi hàng về nhập kho, số tiền thực tế theo HĐ là 58tr theo bạn hạch toán ( định khoản) bù trừ như thế nào là hợp lý.

- Khi đặt cọc:
Nợ 331 - chi tiết: 60
Có 111,112: 60
- Khi hàng về kho cùng với hóa đơn:
Nợ 152, 153...
Nợ 1331
Có 331 - chi tiết: 58tr
- Bù trừ công nợ:
Nợ 131- chi tiết: 2tr
Có 331- chi tiết: 2tr
 
K

kimanh268lc

Guest
5/6/11
1
0
0
lào cai
vậy nếu nghiệp vụ phát sinh là :
ứng trước ng bán:1000
định khoản: nợ 331:1000
có 111:1000
nhưng đến lúc lập bảng cân đối kế toán cuối kì lại ghi riêng 1000 của 331 bên tài sản
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA