Kế toán doanh nghiệp Vàng bạc

  • Thread starter hoangthuyb3
  • Ngày gửi
H

hoangthuyb3

Guest
23/5/05
19
0
0
Ha noi
Các bác cho em hỏi doanh nghiệp Vàng bạc áp dụng hệ thống tài khoản và báo cáo theo quyết định hay thông tư nào được không ạ? em mới gia nhập công ty kinh doanh vàng bạc nhưng không hiểu nó sẽ hoạt động như thế nào. Cám ơn các bác nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ðề: Kế toán doanh nghiệp Vàng bạc

Tài liệu tham khảo nha các bạn. Đến năm 2014 thì kinh doanh vàng bạc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trong thông tư 219

[h=1]Kế toán nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý[/h] Kinh doanh vàng bạc, đá quý là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại. Cũng như kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng thương mại kinh doanh vàng bạc, đá quý phải được cơ quan quản lý Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) cấp giấy phép và phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước.
1. Tài khoản và chứng từ sử dụng
1.1 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản “vàng” (SH 1051)
Tài khoản này mở tại các đơn vị có kinh doanh vàng để hạch toán số vàng hiện có của ngân hàng thương mại.
Khi hạch toán TK 1051 phải tuân thủ các quy định:
+ Giá trị vàng hạch toán trên tài khoản này khi nhập kho, xuất kho đều tính theo giá mua thực tế, Trường hợp vàng nhập kho có nhiều giá mua khác nhau thì khi xuất kho giá trị vàng xuất kho được hạch toán theo giá mua bính quân của số vàng tồn kho.
+ Nếu có điều kiện tổ chức hạch toán theo rõi và báo quản số vàng tồn kho theo giá mua khác nhau, có thể áp dụng phương pháp hạch toán giá trị vàng xuất kho theo đúng giá mua thực tế của số vàng đó.
+ Trong kế toán chi tiết về vàng phải hạch toán cả giá trị và khối lượng hiện vật nhập, xuất và tồn kho.
Kết cấu của TK 1051:
Bên Nợ ghi: – Giá trị vàng nhập kho
- Số điều chỉnh tăng giá vàng tồn kho
Bên Có ghi: – Giá trị vàng xuất kho
- Số điều chỉnh giảm giá vàng tồn kho
Số dư Nợ: – Phản ánh giá trị vàng tồn kho
Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo chất lượng của từng loại vàng.
- Tài khoản “Kim loại quý, đá quý” (SH 1059)
Tài khoản này mở tại các đơn vị có kinh doanh kim loại quý, đá quý để hạch toán số kim loại quý, đá quý của ngân hàng thương mại.
Kết cấu của tài khoản 1059 giống kết cấu của tài khoản 1051:
Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo từng loại và chất lượng của kim loại quý, đá quý.
- Tài khoản “Tiêu thụ vàng bạc, đá quý” (SH 478)
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiêu thụ vàng, bạc, đá quý của ngân hàng thương mại.
Kết cấu của tài khoản 478:
Bên Nợ ghi: – Trị giá vàng bạc, đá quý đã tiêu thụ theo giá vốn
- Số tiền chi phí gia công chế tác
Bên Có ghi: – Số doanh thu về tiêu thụ vàng bạc, đá quý
- Số tiền thu về gia công chế tác
Số dư Nợ: – Phản ánh số tiền lỗ về tiêu thụ vàng bạc, đá quý
Số dư Có: – Phản ánh số tiền lãi về tiêu thụ vàng bạc, đá quý
Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết
- Tài khoản ” chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý” (SH 632)
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch giá vàng bạc, đá quý do điều chỉnh giá vàng bạc, đá quý tồn kho, hạch toán bằng đồng VN.
Kết cấu của tài khoản 632:
Bên Có ghi: – Số tiền chênh lệch tăng giá trị vàng bạc, đá quý tồn kho
Bên Nợ ghi: – Số tiền chênh lệch giảm giá trị vàng bạc, đá quý tồn kho
Số dư Có: – Phản ánh chênh lệch tăng trong năm chưa xử lý
Số dư Nợ: Phản ánh chênh lệch giảm trong năm chưa xử lý
Cuối năm tài khoản 632 tất toán số dư. Nếu TK này dư Có chuyển số dư Có vào tài khoản Thu nhập; nếu tài khoản dư Nợ chuyển số dư Nợ vào tài khoản Chi phí.
Hạch toán chi tiết: mở một tài khoản chi tiết.
1.2. Chứng từ
Sử dụng các loại chứng từ:
Chứng từ gốc: hoá đơn mua hàng, bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, vận chuyển vàng bạc, đá quý.
Chứng từ ghi sổ: phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển khoản tổng hợp.
2. Quy trình kế toán kinh doanh vàng bạc, đá quý
2.1. Kế toán khi mua vàng bạc, đá quý nhập kho
Căn cứ hoá đơn mua hàng, kế toán lập phiếu nhập kho, hạch toán:
Nợ: – TK vàng/ kim loại quý, đá quý (SH 1051/1059)
Có: – TK thích hợp (TK Tiền mặt hoặc TK tiền gửi tại NHNN nếu thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước)
2.2. Kế toán khi bán vàng bạc, đá quý
Kế toán làm thủ tục xuất kho để bán vàng bạc, đá quý;
Hạch toán:
Bút toán 1: Phản ánh số tiền theo giá vốn vào tài khoản tiêu thụ vàng bạc, đá quý:
Nợ: – TK Tiêu thụ vàng bạc, đá quý (478) : Số tiền theo giá vốn
Có: – TK Vàng/ Kim loại quý/ đá quý (1051/1059) : Số tiền theo giá vốn
Bút toán 2: Thu tiền bán hàng theo giá bán
Nợ: – TK thích hợp (TK tiền mặt/ TK tiền gửi của người mua): Số tiền theo giá bán
Có: – TK tiêu thụ vàng bạc, đá quý (478): Số tiền theo giá bán
2.3. Kế toán thu, chi về chế tác vàng bạc , đá quý
Các loại vàng bạc, đá quý kinh doanh phải qua chế tác (đồ trang sức) sẽ phát sinh chi phí hoặc thu nhập về chế tác vàng bạc, đá quý. Khoản phát sinh này được hạch toán vào tài khoản “Tiêu thụ vàng bạc, đá quý” để xác định kết quả kinh doanh.
2.3.1. Kế toán chi phí chế tác
Khi phát sinh chi phí chế tác, hạch toán:
Nợ: – TK tiêu thụ vàng, bạc, đá quý (SH 478)
Có: – TK thích hợp (TK tiền mặt/ TK tiền gửi của người mua…)
2.3.2. Kế toán thu nhập từ chế tác
Khi có thu nhập về chế tác (gia công vàng bạc đá quý cho khách hàng), hạch toán:
Nợ: – TK thích hợp (TK tiền mặt/ TK tiền gửi của người mua…)
Có: – TK tiêu thụ vàng, bạc, đá quý
2.4. Kế toán kết quả kinh doanh vàng bạc đá quý
Việc xác định kết quả kinh doanh vàng bạc, đá quý được thực hiện theo kỳ kế toán tháng (vào ngày cuối tháng) và căn cứ vào số dư tài khoản “Tiêu thụ vàng bạc, đá quý” (TK 478).
Nếu tài khoản 478 dư Có tức là kinh doanh có lãi, hạch toán:
Nợ: – TK tiêu thụ vàng bạc, đá quý (SH 478)
Có: – TK thu nhập – thu về kinh doanh vàng bạc, đá quý
Nếu tài khoản 478 dư Nợ tức là kinh doanh bị lỗ, hạch toán:
Nợ: – TK chi phí – chi về kinh doanh vàng bạc, đá quý
Có: – TK tiêu thụ vàng bạc, đá quý (SH 478)
Thuế giá trị gia tăng của loại kinh doanh vàng bạc, đá quý áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp với thuế suất 20%. Số thuế phải nộp được hạch toán vào tài khoản ” Chi phí – Chi nộp thuế”. Hạch toán thuế phải nộp:
Nợ: – TK chi phí – chi nộp thuế
Có: – TK thuế GTGT phải nộp (SH 4531)
Phương pháp tính thuế được trình bày ở chương thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.
2.5. Kế toán đánh giá lại vàng bạc, đá quý tồn kho
Trong quá trình kinh doanh, giá của vàng bạc, đá quý luôn biến động theo chiều hướng tăng hoặc giảm. Để xác định được số chênh lệch giữa giá gốc với giá mua vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) thì cuối kỳ kế toán (thường là cuối tháng) phải đánh giá lại giá trị vàng bạc, đá quý để hạch toán số chênh lệch vào tài khoản “Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc đá quý” (TK 632)
Công thức tính chênh lệch vàng bạc, đá quý:
Chênh lệch giá vàng bạc, đá quý khi đánh giá = Số lượng vàng bạc, đá quý tại thời điểm đánh giá x Giá mua vàng bạc, đá quý tại thời điểm đánh giá – Giá trị vàng bạc theo giá gốc
Khi đánh giá, thường xảy ra một trong hai trường hợp.
+ Trường hợp chênh lệch > 0, hạch toán:
Nợ: – TK vàng/ kim loại quý, đá quý (1051/1059)
Có: – TK chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý (632)
+ Trường hợp chênh lệch < 0, hạch toán:
Nợ: – TK chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý (632)
Có: – TK vàng/ kim loại quý, đá quý (1051/1059)
Số dư tài khoản 632 không hạch toán vào tài khoản thu nhập hay chi phí ngay tại thời điểm đánh giá mà để cuối năm sẽ chuyển vào tài khoản Thu nhập nếu tài khoản có số dư Có; hoặc tài khoản Chi phí nếu tài khoản có số dư Nợ.
 
  • Like
Reactions: nvchịnh

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA