Xây dựng các Quy chế (sưu tầm)

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Mình có sưu tầm 1 số qui chế sau đây, xin được post lên để anh em khi cần thì có tài liệu tham khảo

  1. QUY CHẾ SỬ DỤNG QUỸ TỪ THIỆN
  2. QUY CHẾ SỬ DỤNG QUỸ PHÚC LỢI
  3. QUY CHẾ SỬ DỤNG QUỸ KHEN THƯỞNG
  4. QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG
  5. QUY CHẾ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ
  6. QUY CHẾ QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA CTY & CÔNG ĐOÀN
  7. QUY CHẾ GIAO KHOÁN
------------------------

QUY CHẾ SỬ DỤNG QUỸ TỪ THIỆN


QUY CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ TỪ THIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

- Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2006 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

- Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần LILAMA 10


CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG​

Mục đích: Quỹ từ thiện nhân đạo được sử dụng chi thăm viếng, trợ cấp khó khăn cho CBCNV trong công ty thuộc các đối tượng sau:

  1. Gia đình CBCNV nghèo, kinh tế gặp khó khăn .
  2. Bản thân CBCNV hoặc người thân ốm đau, bệnh tật, gia đình gặp tai biến bất thường ( thiên tai, bão lụt, hoả hoạn , ma chay…).
  3. Khen thưởng, động viên thành tích học tập cho các cháu học sinh con CBCNV đang công tác tại công ty,mừng CBCNV kết hôn.
  4. Làm công tác từ thiện xã hội.
CHƯƠNG II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ​

1.– Nguồn quỹ:

Phòng Tài chính – Kế toán thu qua lương hàng tháng của CBCNV theo tỷ lệ do CBCNV thống nhất ( Hoặc thông qua Hội nghị người lao động ) và lập sổ sách theo dõi.

2.– Thủ tục để giải quyết trích quỹ:

2.1.- Trường hợp trợ cấp khó khăn: Cá nhân, gia đình CBCNV làm đơn có xác nhận của chính quyền điạ phương nơi cư trú, xác nhận của đơn vị đang công tác ( Xí nghiệp, nhà máy, đội công trình, phòng ban công ty) trình Công ty giải quyết.

2.2.- Đối với việc thăm viếng : Hiếu, hỷ, ốm đau … Đơn vị sản xuất, các phòng ban Công ty làm tờ trình, ký xác nhận trình lên Công ty.

2.3.- Khen thưởng các cháu học sinh : Hàng năm Công ty thông báo đến công trình, gia đình có con em đạt danh hiệu học sinh giỏi nộp giấy khen thưởng, giấy trúng tuyển đại học gửi về văn phòng công đoàn Công ty tập hợp.

2.4.- Các trường hợp làm từ thiện xã hội: Các cơ quan, địa phương ( xã, phường, quận, huyện…) nơi Công ty có công trình thi công, có CBCNV sinh sống, các tổ chức chính trị xã hội, các hội từ thiện … cần được trợ giúp phải có công văn do người đứng đầu đơn vị, tổ chức đó ký tên đóng dấu trình Công ty giải quyết.

3.- Quy định mức chi:

3.1 - Mức chi trợ cấp khó khăn như sau:
+ Gia đình CBCNV nghèo, kinh tế gặp khó khăn trợ cấp đột xuất 200.000 đồng (tối đa 4 lần trong năm)
+ CBCNV ốm đau bệnh tật nằm viện, gia đình gặp hoạn nạn, tai biến bất thường trợ cấp 200.000 đồng đến 500.000 đồng .
3.2.- Mức chi thăm viếng( hiếu, hỷ) như sau:
+ Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng (vợ) qua đời viếng : 500.000 đồng
+ Con (kể cả con nuôi hợp pháp) chết viếng : 300.000 đồng
+ CBCNV trong danh sách quản lý của Công ty chết phúng viếng : 600.000 đồng ngoài ra hỗ trợ thêm (tuỳ theo hoàn cảnh).
+ CBCNV kết hôn hợp pháp được mừng tặng phẩm trị giá 200.000 đồng​

3.3.- Mức thưởng các cháu học sinh như sau:

+ Học sinh giỏi cấp Tiểu học: 50.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh giỏi cấp phổ thông Cơ sở: 80.000 đến 100.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh giỏi cấp phổ thông Trung học:100.000 đến 150.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh giỏi cấp Quận, huyện, thị xã : 50.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố: 200.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh giỏi cấp Quốc gia: 300.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh thi đỗ Đại học: 400.000 đồng/1 cháu
+ Học sinh được tuyển thẳng vào Đại học : 1.000.000 đồng/1 cháu​

* Trường hợp một cháu đạt được nhiều mức trong một năm thì được thưởng một mức cao nhất.

3.4.- Mức ủng hộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội … không quá 1.000.000 đồng/lần.

4.- Hình thức tổ chức thăm viếng:

+ Đối tượng là CBCNV thuộc đơn vị nào thì thủ trưởng và BCH công đoàn đơn vị đó tổ chức thăm viếng.
+ Đối tượng là Cán bộ chủ chốt Công ty sẽ do đại diện ban lãnh đạo Công ty thăm viếng.
+ Đối tượng là CBCNV diện nghỉ tự túc chờ việc, nghỉ chờ chế độ do Công ty quản Phòng tổ chức LĐ và Phòng hành chính - Y tế công ty kết hợp với BCH công đoàn công ty thăm viếng.

5.- Các trường hợp khác :

Nếu có trường hợp khác với các trường hợp trên thì Tổng giám đốc bàn bạc với BCH công đoàn công ty để quyết định

CHƯƠNG III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Quy chế này tạm thời thực hiện, có hiệu lực chính thức khi thông qua hội nghị người lao động .

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TỔNG GIÁM ĐỐC

-------------

QUY CHẾ SỬ DỤNG QUỸ PHÚC LỢI

QUY CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ PHÚC LỢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10

- Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2006 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

- Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần LILAMA 10

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG​

Mục đích
  1. Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty; góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong toàn ngành.
  2. Chi tặng quà nhân ngày lễ, tết, đại hội ; thăm quan nghỉ mát hàng năm cho CBCNV và những cá nhân có nhiều công sức đóng góp xây dựng Công ty .
  3. Chi các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên trong Công ty, phúc lợi xã hội.
  4. Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho CBCNV trong Công ty.
  5. Ngoài ra có thể trợ cấp khó khăn cho người lao động của Công ty đã nghỉ hưu hoặc về mất sức lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

CHƯƠNG II - QUY ĐỊNH CỤ THỂ​

Tổ chức thực hiện :

1.- Nguồn quỹ:

Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hàng năm Quỹ phúc lợi được hình thành theo tỷ lệ quy định theo quy chế phân phối lợi nhuận sau thuế.

2.- Quy định các mức sử dụng :

* Trích quỹ đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình phúc lợi của Công ty quản lý hàng năm không quá 30% số tiền trích quỹ phúc lợi
* Các ngày lễ, ngày tết hàng năm căn cứ vào nguồn kinh phí, Công ty trích quỹ tặng quà cho CBCNV với trị giá tương đương 50.000 đồng/ lần.
* Hàng năm tuỳ thuộc vào nguồn kinh phí, những CBCNV và cá nhân có nhiều công sức đóng góp xây dựng Công ty đi nghỉ mát, tham quan du lịch, mỗi xuất không quá 500.000 đồng/năm
* Các khoản chi khác cho thuộc đối tượng được ghi tại Chương I ( các hoạt động văn hoá, thể thao, trợ cấp khó khăn, từ thiện, đại hội….) tuỳ vào tình hình cụ thể, quy mô hoạt động và kinh phí tổ chức Tổng giám đốc quyết định mức chi.

3.- Thủ tục trình tự lập hồ sơ chi các hoạt động phúc lợi :

* Đối với các hoạt động chi đầu tư xây dựng công trình phúc lợi. Các phòng ban chức năng lập dự án trình Tổng giám đốc phê duyệt.
* Đối với các hoạt động thăm quan du lich, nghỉ mát, tặng quà ngày lễ, tết Công đoàn, các phòng ban lập danh sách tên các đối tượng được hưởng chi phí phúc lợi trình Tổng giám đốc phê duyệt.
* Đối với các hoạt động phúc lợi, văn hoá khác … Đơn vị, phòng ban, đoàn thể làm tờ trình để Tổng giám đốc Công ty phê duyệt.

4.- Trường hợp khác

Khi có phát sinh những trường hợp ngoài nội dung đã qui định nêu trên, Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị Công ty quyết định.

CHƯƠNG III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN​

Điều khoản thi hành:

Quy chế này có hiệu lực khi Đại hội đồng cổ đông thông qua.


THAY MẶT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo xây dựng các quy chế (sưu tầm)

QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG

QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG CHO CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP SẢN XUẤT PHỤC VỤ, DỊCH VỤ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, BQLDA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10​

< Ban hành kèm theo quyết định số: /2007/HĐQT-CT ngày 04 tháng 4 năm 2007 của HĐQT Công ty>​

Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích:

Để đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai và động viên CNLĐ trong Công ty, nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của CNLĐ đối với Công ty, khuyến khích được khả năng lao động và đáp ứng kết quả lao động của từng CBCNV trong Công ty.

2.- Đối tượng, phạm vi áp dụng :

  1. Quy chế này quy định các hình thức trả lương cho CBCNV tại các đơn vị trực thuộc, gồm: Nhà máy, xí nghiệp, công trình, Đội cơ giới, văn phòng đại diện, Ban quản lý dự án; Lao động thử việc và lao động thuê ngoài. Trong đó được chi tiết các bộ phận:
  2. Gián tiếp đơn vị : Là Lãnh đạo đơn vị; các ban, tiểu ban; cán bộ kỹ sư, kỹ thuật, nhân viên (phiên dịch, tiếp liệu; Tổ chức, hành chính, ytế, vật tư, an toàn, lái xe con) của đơn vị.

  1. Phục vụ : Là bảo vệ, cấp dưỡng, nhân viên vệ sinh, văn phòng
  2. Lái xe, lái cẩu; Tại các đơn vị thi công trực tiếp.
  3. Trực tiếp : Là CBCNV ở các tổ đội sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm.
Tiền lương cho những ngày nghỉ sau đây được trả theo quy định hiện hành của Nhà nước:
  1. Thời gian đi học bồi dưỡng các khoá ngắn hạn (được Công ty cho phép)
  2. Nghỉ phép theo tiêu chuẩn hàng năm
  3. Các ngày lễ, tết theo quy định hiện hành
  4. Nghỉ việc riêng có lương theo quy định.
  5. BHXH trả thay lương khi CBCNV nghỉ ốm, nghỉ thai sản (có kèm các giấy tờ theo quy định).

Chương II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ​

I.- ĐƠN VỊ SẢN XUẤT, THI CÔNG:

1.- Nguồn hình thành quỹ tiền lương :

  1. Quỹ tiền lương theo định mức, đơn giá được giao.
  2. Quỹ tiền lương phát sinh ngoài đơn giá được giao như : khối lượng, công việc phát sinh , bảo hành công trình ngoài dự toán ban đầu được chủ đầu tư chấp nhận.
  3. Đơn giá, định mức được giao được hiểu là từ khi chuẩn bị thi công đến khi thành phẩm được chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán công trình thu được tiền về Công ty.
2.- Quỹ lương của đơn vị được phân phối làm 02 phần, gồm :

  1. Trả lương cho bộ phận gián tiếp đơn vị, phục vụ, lái xe, lái cẩu tại các đơn vị.
  2. Trả lương cho lao động Trực tiếp.
Ghi chú: Tiền lương trên đã bao gồm tất cả các khoản phụ cấp lương.

Cụ thể như sau:

2.1.- Trả lương cho bộ phận gián tiếp đơn vị, phục vụ, lái xe, lái cẩu tại các đơn vị trực thuộc:

2.1.1.- Căn cứ vào tình hình thi công từng thời kỳ đơn vị trình phương án về Công ty với nội dung cơ bản sau:

a- Gián tiếp đơn vị:

* Đối với Đơn vị trưởng ( Mức trả tối đa):

- Chỉ huy trưởng: = (Số tiền) đồng / tháng

- Phó Chỉ huy trưởng và các trưởng ban:

Số người x Số tiền = (Tổng tiền) đồng / tháng

* Nhân viên trong các ban:

- Kỹ sư, kỹ thuật; Phiên dịch:

Số người x Số tiền = (Tổng tiền) đồng / tháng

- Còn lại: Số người x Số tiền = (Tổng tiền) đồng / tháng

b.- Đối tượng phục vụ:

  1. Bộ phận bảo vệ: Khoán cho bộ phận bảo vệ số tiền là: (Số tiền) đồng/người/tháng (Mức lương khoán cho công tác bảo vệ 24/24 giờ tất cả các ngày trong tháng kể cả chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và đã bao gồm các khoản phụ cấp). Đối với Tổ trưởng bảo vệ ngoài mức khoán trên còn được hưởng thêm phần phụ cấp trách nhiệm là: (số tiền) đ/tháng. Nếu bảo vệ để xảy ra mất tài sản, cháy nổ gây thiệt hại phải bồi thường và chịu hình thức kỷ luật trước Công ty và trước Pháp luật của Nhà nước.
  2. Bộ phận cấp dưỡng và làm công tác vệ sinh tại Văn phòng, vệ sinh công nghiệp : Khoán cho bộ phận nấu ăn tập thể và làm công tác vệ sinh tại đơn vị với mức lương khoán hàng tháng là: (số tiền) đồng/người/tháng (Mức lương khoán cho công tác này bao gồm tất cả các ngày trong tháng kể cả chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, trong đó đã bao gồm các loại phụ cấp).

c.- Khoán Lương cho lái xe, lái cẩu phục vụ thi công:

c.1.- Quỹ lương giao khoán cho Lái chính, lái phụ, sửa chữa, vận hành xe, cẩu phục vụ thi công tại công trình: Số người x Số tiền = Tổng số tiền

c.2.- Trường hợp xe, cẩu ra khỏi khu vực thi công được thanh toán tiền cầu, phà và phụ cấp đi đường.

c.3.- Trường hợp điều động đến công trình khác, đơn vị cũ có trách nhiệm thanh toán tiền cầu, phà, phụ cấp đi đường và tiền lương cho lái xe, lái cẩu trong thời gian di chuyển đến đơn vị mới.

c.4.- Mức giao khoán trên được tính cho tất cả các ngày làm việc trong tháng và đã bao gồm cả thời gian làm thêm giờ ( ngày nghỉ, lễ, tết, làm đêm…) do yêu cầu của Chỉ huy trưởng nhằm hoàn thành khối lượng công việc và đảm bảo tiến độ chung trên công trường.

2.1.2.- Cách trả lương cho từng người lao động ở các bộ phận:

  1. Căn cứ quỹ lương theo phương án đã được Công ty duyệt nói trên, chỉ huy trưởng quyết định việc chia lương cho từng người từ Phó chỉ huy trưởng đến các trưởng ban, nhân viên ở bộ phận này trên cơ sở năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và ý kiến của tổ, đội các tiểu ban, ý kiến của người lao động.
  2. Căn cứ quỹ lương giao khoán cho lái xe, lái cẩu, Chỉ huy trưởng có trách nhiệm phân chia tiền lương cho công nhân theo nhật trình, trong tải, loại xe, cẩu thực tế phục vụ thi công.

2.1.3.- Đối với các đơn vị nhỏ: Thủ trưởng đơn vị tự quyết định việc chia lương cho các bộ phận kể cả bộ phận trực tiếp trên cơ sở khối lượng hoàn thành, không phải lập phương án chia lương trình Công ty phê duyệt.

2.2.- Trả lương cho lao động Trực tiếp:

Quỹ tiền lương được xác định từ quỹ lương theo định mức đơn giá dự toán thi công đơn vị thực hiện trong tháng trừ đi tiền lương của: (bộ phận gián tiếp đơn vị + phục vụ + lái xe, lái cẩu + công tác thu hồi vốn quyết toán công trình).

Đơn vị trưởng sau khi cân đối các khoản tiền lương phục vụ cho bộ phận ở mục 2.1 và tiền lương dự phòng cho thu vốn, thanh quyết toán công trình thì phải BẮT BUỘC xác định được định mức, đơn giá giao đến cho từng tổ, đội có nghĩa là tiền lương trên một đơn vị sản phẩm làm ra thì tổ, đội được hưởng là bao nhiêu và cuối tháng tổ, đội biết được mình được hưởng bao nhiêu tiền lương.


2.2.1.- Tiêu chuẩn để bình xét hiệu quả công tác:

Trên cơ sở số công thực tế của người lao động, tổ, đội bình xét theo công hệ số A,B,C dựa trên tiêu chí sau:

+ Năng lực tay nghề: Được xác định theo trình độ tay nghề thực tế và khả năng chuyên môn của từng người lao động trong tổ, đội, gồm: Công nhân có tay nghề đặc biệt giỏi; công nhân có tay nghề giỏi, công nhân có tay nghề khá, công nhân có tay nghề trung bình, công nhân có tay nghề yếu và công nhân bố trí phụ việc cho các công việc chính.

+ Năng suất lao động, gồm:

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trình độ tay nghề, nắm chắc và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, sáng tạo trong công việc, tự đọc được bản vẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn tuyệt đối trong lao động. Đảm bảo ngày công, chấp hành sự phân công của Thủ trưởng đơn vị. chấp hành tốt nội quy, quy chế của Công ty và Pháp luật Nhà nước, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động.

Tổng hợp các tiêu chí về năng suất và tay nghề, tổ, đội họp bình xét để tính công hệ số là A= 2,0; B = 1,5; C= 1,0. Việc bình xét phải công khai dân chủ và phải có chữ ký tên của từng người (làm theo mẫu quy định).

2.2.2.- Cách trả lương:

Đơn vị trưởng căn cứ tiền quỹ tiền lương của toàn đơn vị thực hiện trong tháng chia cho tổng số công quy đổi của lao động trực tiếp để tính 01 công lao động bình quân của toàn đơn vị có gía trị bằng bao nhiêu tiền. ( Giá trị 01 công lao động bình quân toàn đơn vị trong tháng phải được công khai cho CBCNV được biết).

Công ty sẽ căn cứ vào số công quy đổi và giá trị 01 công lao động bình quân của đơn vị để tính tiền lương của từng người lao động trực tiếp.

II.- ĐỘI CƠ GIỚI:
  1. Chi phí lương gián tiếp: Công ty thanh toán tiền lương cho công tác quản lý, điều hành hoạt động của các phương tiện xe, cẩu và xưởng sửa chữa theo mức khoán có quy định riêng.
  2. Lái xe, lái cẩu, thợ vận hành, sửa chữa phục vụ cho đơn vị sản xuất nào trong thời gian 01 tháng trở lên thì đơn vị đó trả lương, theo hình thức trả lương khoán.
  3. Lái xe, lái cẩu, thợ vận hành thực hiện các công việc theo yêu cầu quản lý chung của Công ty. Đội cơ giới chấm công, trả lương theo quy định của Công ty đối với Đội cơ giới.
  4. Các công việc vận chuyển hàng hoá, sửa chữa xe máy tại xưởng, tháo dỡ vận chuyển lắp đặt cẩu ... Thực hiện theo giấy giao nhiệm vụ của Công ty, trả lương theo dự toán thi công được duyệt và quy định đối với đội cơ giới.
  5. Khi xe, cẩu, phương tiện hỏng vào xưởng sửa chữa. Người vận hành phương tiện phải tham gia công việc sửa chữa cùng với tổ sửa chữa, được hưởng lương khoán cùng với đơn vị sửa chữa.
  6. Khi xe, cẩu, phương tiện chờ việc tại xưởng, người vận hành phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng phương tiện của mình. Được hưởng lương theo quy định của Công ty đối với phương tiện chờ việc.

III.- ĐỐI TƯỢNG KHÁC:

  1. Văn phòng đại diện, BQLDA, đơn vị dịch vụ: Căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể trong từng giai đoạn, Công ty sẽ có quy định phù hợp.
  2. Trả lương cho lao động phổ thông thuê ngoài, loại hợp đồng lao động thời vụ với nhóm người lao động: Theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm khoán .
  3. Lao động hợp đồng thử việc: Tuỳ từng thời kỳ Công ty quy định cụ thể
Còn tiếp QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo Xây dựng các Quy chế (sưu tầm)

Tiếp theo QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG

Chương III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Tiếp theo QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG)

  1. Từ ngày 01 đến 05 tháng sau, các đơn vị phải làm xong lương tháng trước và nộp cho phòng Tổ chức lao động tiền lương và các phòng khác để duyệt công chế độ và khối lượng hoàn thành trong tháng. Ngày 15 đến 20 phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm làm lương và chi lương.
  2. Căn cứ tình hình quỹ tiền lương thực tế đã thanh toán cho đơn vị, nếu quỹ lương chưa phân bổ hết, Công ty sẽ xem xét theo tháng, quý, năm để bổ sung quỹ lương cho các đơn vị theo quy định hiện hành.
  3. Vì điều kiện khách quan mà quỹ lương không đảm bảo được đời sống CBCNV, lãnh đạo Công ty sẽ xem xét và quyết định điều chỉnh quỹ lương cho đơn vị.
  4. Quy chế này được thông qua Hội đồng quản trị và sự thống nhất giữa lãnh đạo Công ty với Ban thường vụ Công đoàn Công ty. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các đơn vị gửi ý kiến về Công ty để xem xét, bổ xung, sửa đổi.
Các quy chế trước đây trái với quy chế này đều được bãi bỏ.

TỔNG GIÁM ĐỐC​

Hết phần QUY CHẾ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG
---------------------

QUY CHẾ SỬ DỤNG QUỸ KHEN THƯỞNG


QUY CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ KHEN THƯỞNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10
- Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2006 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

- Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần LILAMA 10

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG​

Mục đích :

  1. Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ, đột xuất cho CBCNV trong Công ty trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi CBCNV , tập thể trong Công ty hằng năm và từng đợt phát động thi đua.
  2. Thưởng cho danh hiệu thi đua, sáng kiến cải tiến.
  3. Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Công ty có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động Kinh doanh của Công ty hoặc cá nhân, đơn vị có quan hệ tạo điều kiện cho Công ty hoàn thành nhiệm vụ.
CHƯƠNG 2 - QUY ĐỊNH CỤ THỂ​

Tổ chức thực hiện :

1.- Nguồn quỹ:

Căn cứ hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện của Công ty hàng năm quỹ Khen thưởng được hình thành từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ được quy định tại quy chế phân phối lợi nhuận sau thuế.

2.- Hình thức khen thưởng:

Bằng tiền hoặc hiện vật.

3.- Mức thưởng:

* Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ, đột xuất cho các cá nhận, tập thể có thành tích suất sắc tối đa 02 triệu đồng/ 1 lần đối với cá nhân và 05 triệu đồng / 1 lần đối với tập thể

* Thưởng cho các danh hiệu thi đua thực hiện theo quy định hiện hành

* Thưởng cho sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả: Được thưởng theo tỷ lệ % (phần trăm ) giá trị làm lợi của sáng kiến:

- Mang lại giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50 triệu đồng = 10% giá trị làm lợi

- Mang lại giá trị trên 50 triệu đồng = 5 triệu + 0,5% giá trị tăng thêm.

* Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Công ty có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của Công ty, hoặc cá nhân, đơn vị có quan hệ tạo điều kiện cho Công ty hoàn thành nhiệm vụ tối đa 02 triệu đồng/ 1 lần đối với tập thể và 01 triệu đồng/1 lần đối với cá nhân.

4.- Thủ tục trình tự lập hồ sơ xét thưởng:

* Đối với khen thưởng đột xuất hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng. Trong đó nói rõ thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do đơn vị sản xuất, các phòng ban trực tiếp quản lý lập .

* Đối với các danh hiệu thi đua hàng năm, thưởng kỳ:

Các đơn vị sản xuất, phòng ban tổ chức bình bầu xét chọn theo văn bản hướng dẫn của Hội đồng thi đua - khen thưởng Công ty, sau đó gửi báo cáo kết quả về Công ty.

* Thưởng sơ kết - tổng kết các đợt phát động thi đua:

Các đơn vị xét chọn và gửi báo cáo kết quả về Công ty, khi Công ty yêu cầu.

* Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật - Cá nhân, tập thể làm báo cáo sáng kiến:

Phòng kinh tế kỹ thuật Công ty xác nhận và lập danh sách trình duyệt thưởng sáng kiến.

* Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Công ty có quan hệ kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt động Kinh doanh của Công ty hoặc cá nhân, đơn vị có quan hệ tạo điều kiện cho Công ty hoàn thành nhiệm vụ.

Các phòng ban Công ty xác nhận và lập danh sách trình duyệt khen thưởng.

5.- Trường hợp khác

Khi có phát sinh những trường hợp ngoài nội dung đã qui định nêu trên, Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị Công ty quyết định.

CHƯƠNG 3 - TỔ CHỨC THỰC HIỆN​

Điều khoản thi hành

Quy chế này có hiệu lực khi Đại hội cổ đông thông qua.

THAY MẶT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo Xây dựng các Quy chế (sưu tầm)

QUY CHẾ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ


QUY CHẾ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CTY CỔ PHẦN LILAMA 10

- Căn cứ luật doanh nghiệp năm 2006 hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.

- Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần LILAMA 10

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích:

Phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước và chia cổ tức cho cổ đông của Công ty Cổ phần Lilama 10 theo từng năm (năm dương lịch).

Các quỹ bao gồm :

  1. Quỹ đầu tư phát triển
  2. Quỹ dự phòng tài chính
  3. Quỹ khen thưởng
  4. Quỹ phúc lợi
CHƯƠNG 2 - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Tổ chức thực hiện :

1. Trình tự phân phối lợi nhuận như sau:

  1. Lợi nhuận hàng năm sẽ bằng : Tổng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý, hợp lệ phục vụ sản xuất kinh doanh
  2. Sau đó thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
  3. Còn lại là lợi nhuận sau thuế được phân phối như sau:
Bù đắp các khoản lỗ năm trước, các khoản chi phí không được tính vào chi phí tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chia lãi cho các đối tác theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn lại được gọi là lợi nhuận phân phối được chia
  1. Các quỹ : được qui định ở phần sau
  2. Chia lãi cổ tức.
2. Các mức thực hiện : Trích trên lợi nhuận phân phối

  1. Quỹ đầu tư phát triển : tỷ lệ trích ít nhất 10 %
  2. Quỹ dự phòng tài chính : tỷ lệ trích tối đa bằng 5%

    Quỹ dự phòng tài chính được trích cho đến khi quỹ này bằng 10% vốn điều lệ của Công ty.

    1. Quỹ khen thưởng : tỷ lệ trích tối đa bằng 10%
    2. Quỹ phúc lợi : tỷ lệ trích tối đa bằng 10%
    Tỷ lệ trên Hội đồng quản trị căn cứ vào tình hình thực tế của từng năm để quyết định .
  3. Chia cổ tức: Lợi nhuận còn lại sau khi phân phối vào các quỹ được chia cổ tức theo qui định điều lệ Công ty
CHƯƠNG 3 - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều khoản thi hành:

Quy chế này có hiệu lực khi Đại hội cổ đông Công ty thông qua.


THAY MẶT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC​

 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo Xây dựng các Quy chế (sưu tầm

QUY CHẾ QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA CTY & CÔNG ĐOÀN

QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA CÔNG TY VÀ CÔNG ĐOÀN CTY CỔ PHẦN LILAMA10


  • Căn cứ Luật Công đoàn
  • Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam
  • Căn cứ vào điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần LiLaMa 10
  • Tổng Giám đốc Công ty và Ban thường vụ Công đoàn Công ty LILAMA 10 ban hành quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Công ty và BCH Công đoàn Công ty cổ phần LILAMa 10 như sau.


CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Bản quy chế này quy định mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động giữa Công ty cổ phần lilama 10 với Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Công ty cổ phần lilama 10, giao cho Công ty cũng như việc chăm lo phát triển toàn diện lực lượng cán bộ công nhân lao động của Công ty nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển Công ty LiLama 10 luôn là Công ty mạnh hàng đầu góp phần xây dựng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh.
  2. Bản quy chế này xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đã được quy định trong luật Công đoàn và điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật doanh nghiệp Nhà nước ban hành trên các mặt công tác sau.
  3. Những lĩnh vực công tác Công đoàn công ty tham gia với Công ty triển khai thực hiện.
  4. Những lĩnh vực công tác Công ty và Công đoàn công ty, Đoàn thanh niên Công ty cùng phối hợp tổ chức thực hiện.
  5. Những lĩnh vực công tác Công ty tham gia với Công đoàn Công ty triển khai thực hiện.

CHƯƠNG II - NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN THAM GIA VỚI CÔNG TY TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

  1. Khi xây dựng các văn bản pháp qui có liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của công nhân lao động, Công ty thông báo cho Công đoàn Công ty và gửi văn bản dự thảo cho Công đoàn Công ty để lấy ý kiến tham gia đóng góp của Ban chấp hành trước khi ban hành, nhằm đảm bảo thưc hiện các chủ trương chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, các thông tư huớng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động, Bộ xây dựng, Công đoàn xây dựng Việt Nam. Các nhiệm vụ kinh tế chính trị của Tổng Công ty và Công đoàn Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.
  2. Khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển lực lượng CNVC trong đơn vị, Công ty gửi văn bản dự thảo cho Công đoàn Công ty để lấy ý kiến tham gia vào những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trước khi triển khai thực hiện.
  3. Trước khi lập văn bản trình Hội đồng quản trị và Tổng công ty về việc thành lập, sát nhập hoặc giải thể các tổ chức nghiệp vụ và điều động đề bạt cán bộ thuộc diện Công ty quản lý, Công ty có thể thông báo với Ban thường vụ Công đoàn Công ty biết để tham gia ý kiến nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động cũng như sắp sếp tổ chức Công đoàn cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới.
  4. Khi xét và đề nghị Tổng công ty, Bộ xây dựng, Nhà nước khen thưởng phong tặng các danh hiệu thi đua cũng như việc khen thưởng hoặc thi hành kỷ luật của Công ty đối với tập thể, cá nhân thuộc diện Công ty quản lý. Công ty gửi danh sách kèm theo hoặc các bản tự kiểm điểm và biên bản của hội đồng cho Ban thường vụ Công đoàn Công ty để lấy ý kiến tham gia trước khi trình cấp trên hoặc ban hành quyết định khen thưởng hoặc quyết định kỷ luật.

Ban chấp hành Công đoàn phối kết hợp với Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Công ty, tích cực tuyên truyền giáo dục CBCNV lao động thực hiện tốt đường nối chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, pháp luật của Nhà Nước, mọi nội quy, quy chế của đơn vị.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động Văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tạo bầu không khí vui tươi lành mạnh trong CNVC lao động.

CHƯƠNG III - NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TY VÀ CÔNG ĐOÀN CÔNG TY CÙNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Công ty và Công đoàn Công ty cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác sau đây:
  1. Tổ chức các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong CNVC nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Tổng công ty giao cho Công ty.
  2. Ban hành và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị nghị quyết giữa Tổng giám đốc và Thường vụ Công đoàn Công ty.
  3. Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị xí nghiệp nhà máy đơn vị công trình thuộc Công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của CNVC thông qua Đại hội cổ đông và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
  4. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị trong Công ty triển khai thực hiện ký kết hợp đồng lao động. Thoả ước lao động tập thể, các quy định về Bảo hộ lao động, các chính sách về nhà ở, về tiền lương, định mức lao động và BHXH, BHYT và các quyền lợi nghĩa vụ khác đã được ghi trong Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác của Nhà Nước.
  5. Tổ chức kiểm tra các chi nhánh đội công trình trực thuộc công ty trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động, điều kiện làm việc của CBCNV, công tác y tế chăm sóc sức khẻo đời sống việc làm, phục vụ cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn sản xuất điều kiện sinh hoạt của CBCNV trong Công ty.
  6. Giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động và những kiến nghị của cơ sở theo quy định của pháp luật.
  7. Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào, các chuyên đề công tác mà Tổng Giám đốc và Công đoàn Công ty cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện.



CHƯƠNG IV - NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC CÔNG TY THAM GIA VỚI CÔNG ĐOÀN CÔNG TY TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

  1. Khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật và chính sách của Nhà nước, các kế hoạch công tác của Công đoàn trong CNVC lao động và hệ thống Công đoàn- Thường vụ Công đoàn Công ty thông báo và gửi văn bản dự thảo cho Công ty để lấy ý kiến tham gia trước khi hướng dẫn các cơ sở triển khai thực hiện.
  2. Khi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao trong CBCNV toàn Công ty. Ban thường vụ Công đoàn thông báo và gửi kế hoạch dự thảo cho Công ty để Công ty tham gia chỉ đạo các phòng ban quản lý trong Công ty cùng với Ban chấp hành Công đoàn đồng cấp tổ chức thực hiện.
  3. Khi lập kế hoạch phát triển Công đoàn ở các Xí nghiệp, tổ đội công trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuyên chuyển cán bộ thuộc diện Công đoàn Công ty quản lý. Ban thường vụ Công đoàn gửi văn bản dự thảo cho Công ty để lấy ý kiến tham gia trước khi triển khai tổ chức thực hiện.

CHƯƠNG V - CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

  1. Công ty và Công đoàn Công ty đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên cho nhau về những hoạt động chính của mình và những kết quả triển khai thực hiện các mặt công tác trong từng thời gian.
  2. Các phòng ban chức năng của Công ty và ban thường vụ Công đoàn Công ty có trách nhiệm phối hợp giải quyết và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khi được Tổng giám đốc và Ban thường vụ Công đoàn Công ty phân công.
  3. Tổng giám đốc và Thường vụ Công đoàn Công ty họp liên tịch mỗi năm 02 lần vào giữa năm và cuối năm nhằm kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết liên tịch cũng như kết quả việc thực hiện các lĩnh vực công tác cũng như phối hợp triển khai thực hiện.
  4. Tổng Giám đốc mời đồng chí Chủ tịch Công đoàn Công ty dự các cuộc họp của Công ty có liên quan đến quyền lợi và trách nhiện của Công đoàn Công ty, tham gia cùng với Công ty tổ chức triển khai thực hiện trong Công ty. Khi Chủ tịch Công đoàn Công ty đi vắng đồng chí phó Chủ tịch tham gia các cuộc họp trên. các đồng chí Uỷ viên thường vụ được mời tham dự các hội nghị sơ kết 6 tháng và Tổng kết năm của Công ty.
  5. Tổng Giám đốc và Ban thường vụ Công đoàn Công ty quyết định nội dung, thành phần, thời gian và kinh phí đối với các hội nghị sơ kết, tổng kết các nghị quyết liên tịch, các chuyên đề công tác mà Công ty cùng Công đoàn phối hợp tổ chức.
  6. Công đoàn Công ty mời đồng chí Tổng giám đốc dự các kỳ họp của Ban chấp hành Công đoàn Công ty để đồng chí Tổng giám đốc thông báo với Ban chấp hành về những chủ trương công tác lớn của Công ty, tham gia với Ban chấp hành trong việc qu‎yết định nội dung công tác cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện.


CHƯƠNG VI - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa phù hợp sẽ được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.



TM.BAN THƯỜNG VỤ CÔNG ĐOÀN TỔNG GIÁM ĐỐC
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo Xây dựng các Quy chế (sưu tầm)

QUY CHẾ GIAO KHOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ THI CÔNG CÔNG TRÌNH​

  • Căn cứ luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Lilama10.
  • Căn cứ văn bản thông qua của Hội đồng quản trị ngày 01/6/2007 về việc ban hành 03 quy chế nội bộ.
  • Tổng Giám đốc Công ty cổ phần LILAMA10 ban hành quy chế giao khoán chi phí phục vụ thi công công trình như sau:

Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG​

I.- MỤC ĐÍCH :

Phát huy quyền làm chủ tập thể, tính năng động sáng tạo của các Chỉ huy trưởng đơn vị, các đơn vị sản xuất tự chủ, chủ động trong quá trình triển khai thi công các công trình đảm bảo tiến độ và có trách nhiệm cao về chất lượng của Công trình.

II.- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG :

  1. Đối tượng giao khoán : Là Đội công trình, Nhà máy, xí nghiệp trực thuộc Công ty.
  2. Phạm vi áp dụng : Quy chế giao khoán này được áp dụng trong nội bộ Công ty cổ phần Lilama10.

III - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG :

1.- Đơn vị sản xuất : Là Đội công trình, nhà máy, xí nghiệp trực thuộc Công ty, mà trưởng đơn vị do Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị công ty quyết định.

2.- Dự toán thi công: Là bảng tính toán các chi phí cần thiết (vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí khác) để có thể thực hiện hoàn thành một hạng mục công trình hoặc một công trình ( Bao gồm cả công tác bảo hành công trình ).
Cở sở lập dự toán thi công:

- Hợp đồng kinh tế giữa Công ty cổ phần Lilama10 với khách hàng.

- Các định mức trong xây dựng cơ bản của Nhà nư­ớc, Bộ chuyên ngành ban hành ( còn hiệu lực ) .

- Biện pháp thi công và biện pháp an toàn đ­ược duyệt.

- Các chế độ Nhà Nước ban hành ( Chế độ đặc thù áp dụng riêng cho từng công trình ) trong thời gian thực hiện các nội dung của hợp đồng.

- Một số các điều kiện thực tế khác .

2.1 - Chi phí nhân công: Là chi phí để thanh toán lương cho CBCNV trực tiếp thi công tại công trình (dự án).

2.2 - Chi phí máy thi công: Là chi phí ca máy (chi phí nhiên liệu, năng l­ượng và sửa chữa lớn nhỏ, nhân công trong máy, khấu hao máy,...) của tất cả các chủng loại máy móc, phương tiện thi công phục vụ thi công Công trình .

2.3- Chi phí vật liệu: Bao gồm Vật liệu chính và vật liệu phụ là kinh phí để mua toàn bộ các chủng loại vật t­ư phục vụ công trình ( kể cả thiết bị nếu có ) do đơn vị sản xuất thực hiện.

2.4- Chi phí chung: Phần chi phí phục vụ thi công, phục vụ công nhân, bộ phận gián tiếp của đơn vị sản xuất và chi phí khác.

3- Hợp đồng giao khoán : Là Hợp đồng được ký giữa Công ty với đơn vị sản xuất thực hiện theo nội dung công việc cụ thể; thi công một hạng mục công trình hoặc một công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, bảo hành công trình với những điều đảm bảo chất l­ượng, an toàn, tiến độ với chi phí hợp lý.

4. Tờ trình, dự trù: Được hiểu là những đề nghị của các đơn vị sản xuất trình người có thẩm quyền xem xét phê duyệt (ví dụ: mua vật tư phục vụ thi công,...)

5. Cấp có thẩm quyền: Là Tổng Giám đốc Công ty, Phó Tổng giám đốc Công ty được phân công hoặc cá nhân được Tổng Giám đốc uỷ quyền.

Chương II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ​

I- CÁC PHƯƠNG THỨC CHI PHÍ PHỤC VỤ THI CÔNG :

Căn cứ vào điều kiện thực tế có thể lựa chọn một trong hai cách chi sau:

1- Cách chi theo thực tế thi công công trình :

- Phương thức này được áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian thi công dài; việc quản lý và thanh toán theo quy định của Công ty, của pháp luật.

2- Cách Chi theo phương pháp giao khoán :

- Phương thức này được áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình có giá trị vừa và nhỏ, thời gian thi công ngắn.

Cở sở giao khoán :

- Dự toán thi công

- Hợp đồng giao khoán.

Các phương thức giao khoán:

2.1 - Phương thức I: Giao khoán chi phí nhân công

2.2 - Phương thức II: Giao khoán chi phí nhân công, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng dùng cho hoạt động máy móc thi công và chi phí chung phục vụ thi công

2.3 - Phương thức III: Giao khoán chi phí vật liệu chính, phụ, nhân công, máy thi công và chi phí chung phục vụ thi công

Tuỳ từng phương thức giao khoán trong hợp đồng sẽ qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Công ty và đơn vị sản xuất.

Trong phương thức 1.2.2 và 1.2.3 đã bao gồm chi phí khoán dụng cụ thi công (ví như máy mài, clê, dây điện phục vụ thi công,...)

II - CHI TIẾT CÁCH THỨC GIAO KHOÁN :

- Chi phí nhân công: Giao khoán tối đa 85% chi phí nhân công trong dự toán thi công chi phí này dùng để trả lương cho toàn bộ CBCNV trong đơn vị sản xuất .

- Chi phí vật liệu chính, phụ : Giao khoán tối đa 100% chi phí thuộc khoản mục này.

- Chi phí máy phục vụ thi công :

+ Khoán các chi phí năng lượng, nhiên liệu

+ Chỉ khoán chi phí máy móc, thiết bị phương tiện thi công cần thiết phục vụ thi công mà Công ty không đáp ứng được yêu cầu của công trình.

- Chi phí chung: Giao khoán tối đa 15% chi phí chung trong dự toán thi công cho công tác lắp đặt; tối đa 20% cho công tác chế tạo và công việc khác, mức giao khoán này chỉ áp dụng cho những đơn vị sản xuất đã có cơ sở phục vụ thi công (nhà văn phòng,...), phục vụ công nhân (nhà ở công nhân,..).

+ Giao khoán tối đa 25% chi phí chung trong dự toán thi công cho những đơn vị còn lại

+ Đối với những công trình đặc biệt thực hiện giao khoán vượt các mức quy định trên thì phải được giải trình cụ thể nêu rõ lý do, điều kiện thi công, chuyển các phòng ban chuyên môn xem xét và trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt.

- Chi phí phục vụ thi công: Tuỳ tình hình thực tế từng công trình để xác định mức giao khoán chi phí này.

III.- TRÁCH NHIỆM - QUYỀN HẠN CỦA ĐƠN VỊ SẢN XUẤT :

  • Trực tiếp thi công công trình
  • Lập biện pháp thi công, dự toán thi công và tiến độ thi công phù hợp với tiến độ công trình
  • Lập dự trù vật tư trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt; tiếp nhận và bảo quản thiết bị mà đơn vị tự cung ứng cũng như của Công ty hoặc khách hàng giao.
  • Lập ra phương án tổ chức thi công phù hợp với công việc được giao, với tiến độ và điều kiện thực tế thi công tại công trường.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm và thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý chất lượng công trình.
  • Hoàn thành công việc được giao đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế, đảm bảo kỹ mỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Chịu trách nhiệm thực hiện công việc từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao, chạy thử công trình và hết thời gian bảo hành công trình theo quy đinh của Nhà nước, ( Kể cả việc nghiệm thu khối lượng, bản vẽ hoàn công, thanh quyết toán thu hồi vốn của công trình ).
  • Hàng tháng căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành đơn vị sản xuất được thanh toán tiền lương cho CBCNV.
  • Đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước và địa phương nơi đang thi công.
  • Hoàn thiện các thủ tục theo quy định trong XDCB của nhà nước và tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với khách hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký để làm cơ sở thanh quyết toán thu hồi vốn nhanh nhất. Các khối lượng phát sinh phải được khách hàng chấp nhận thanh toán.
  • Quản lý, ghi sổ nhật ký thi công , bảo quản tốt nhất và thu hồi các loại vật liệu phục vụ biện pháp thi công, nhà xưởng lán trại tạm cho CBCNV tại công trình.
  • Đơn vị gây lãng phí hoặc gây mất mát hư hỏng vật tư, xe máy và dụng cụ thi công sẽ đền bù giá trị thiệt hại do đơn vị gây ra cho Công ty theo các quy chế của Công ty và pháp luật Nhà nước.
  • Trách nhiệm hoàn trả toàn bộ máy móc, phương tiện, dụng cụ thi công vật liệu thu hồi cho Công ty để Công ty có phương án phục vụ công trình khác.
  • Đơn vị sản xuất được đề nghị lựa chọn phương thức giao khoán thích hợp với điều kiện cụ thể của công trình chuyển đến các phòng ban chức năng kiểm tra trình Tổng Giám đốc phê duyệt và ký hợp đồng giao khoán với Công ty.
  • Đơn vị trưởng được quyền đình chỉ làm việc những cán bộ, công nhân trong đơn vị vi phạm quy chế của Công ty và pháp luật của Nhà nước sau đó báo cáo Tổng giám đốc Công ty xem xét và giải quyết.

Chương III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN​

Các phòng ban nghiệp vụ của Công ty theo chức năng của mình tổ chức triển khai thực hiện cùng đơn vị sản xuất; theo dõi giám sát đôn đốc kiểm tra sử lý các vấn đề phát sinh và báo cáo thường xuyên với Tổng giám đốc Công ty quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán.

Trong quá trình thực hiện, khi thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ xung quy chế cho phù hợp với hoạt động SXKD của Công ty, HĐQT sẽ xem xét và quyết định.
T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguồn : http://www.lilama10.com.vn

 
H

hocnhansu

Guest
5/10/09
3
0
0
Ha Noi
Trả lương luôn là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp (để thu hút và khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp)

Và nếu chỉ dừng lại ở 1 quy chế trả lương, thưởng thì quả là điều thiếu sót. Chúng ta cần phải xây dựng cả một hệ thống tiền lương với các bản mô tả công việc, phân nhóm chức danh, quy định đánh giá thực hiện công việc…để từ đó cơ chế trả lương của doanh nghiệp mới phù hợp với thị trường và thu hút, thúc đẩy người lao động, thực sự góp phần vào sự phát triển của tổ chức.


Dưới đây là một số bài viết mình đã tham khảo, ứng dụng vào công việc mình đang làm, mình thấy hữu ích lắm, bạn thử xem nhé, chúc thành công

http://macconsult.vn/letter/?id=7
http://macconsult.vn/letter/?id=13
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,407
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Trả lương luôn là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp (để thu hút và khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp)

Và nếu chỉ dừng lại ở 1 quy chế trả lương, thưởng thì quả là điều thiếu sót. Chúng ta cần phải xây dựng cả một hệ thống tiền lương với các bản mô tả công việc, phân nhóm chức danh, quy định đánh giá thực hiện công việc…để từ đó cơ chế trả lương của doanh nghiệp mới phù hợp với thị trường và thu hút, thúc đẩy người lao động, thực sự góp phần vào sự phát triển của tổ chức.


Dưới đây là một số bài viết mình đã tham khảo, ứng dụng vào công việc mình đang làm, mình thấy hữu ích lắm, bạn thử xem nhé, chúc thành công

http://macconsult.vn/letter/?id=7
http://macconsult.vn/letter/?id=13



Tớ rất kết câu MÔ TẢ CÔNG VIỆC của bạn.....theo cách nghĩ của tớ Trả lương phải căn cứ vào điều này......

Mình là dân Kế mà ...cái gì cũng phải quy về CÂN ĐO ĐONG ĐẾM được để tính ..ko thể nói chung chung được...

Viêc này ko chỉ rõ ràng và nó còn góp phần giúp người lao động biết HIỆU SUẤT làm việc của mình ra sao.....

Hiện nay công ty tớ đang áp dụng điều này ....

QUY TRÌNH và MÔ TẢ CÔNG VIỆC là 2 việc hàng đầu nếu muốn công ty PHÁT TRIỂN lâu dài và BỀN VỮNG:015:
 
K

khoabvlhp

Guest
4/3/11
1
0
0
haiphong
xin chào bạn!bạn có thẻ giúp tôi tìm " QUY TRÌNH ĐỐI CHIẾU THU VIỆN PHÍ" ĐƯỢC KHÔNG?
CẢM ƠN TRƯỚC NHÉ
Thông tin xin gửi về PHONGTCKTBVL@GMAIL.COM
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
xin chào bạn!bạn có thẻ giúp tôi tìm " QUY TRÌNH ĐỐI CHIẾU THU VIỆN PHÍ" ĐƯỢC KHÔNG?
CẢM ƠN TRƯỚC NHÉ
Thông tin xin gửi về PHONGTCKTBVL@GMAIL.COM

Bạn cần thì nên nhắn tin riêng cho người có thể chia sẻ giúp đỡ cho bạn. Chứ đừng khôn quá, cũng nên dành cho người khác khôn với.
Mình đang có tài liệu của cô em làm bác sĩ (con của ông chú ruột) làm tại bệnh viện, tiếc là tài liệu này không thể upload lên được. Nếu cần liên hệ qua email của mình: leminhtri1956@yahoo.com. Khi gởi thông tin nhớ ghi lại nick của diễn đàn, nếu không có thông tin tên nick của diễn đàn webketoan thì đừng trách sao mình không trả lơi thư. Thông cảm, hiện giờ các email spam nhiều quá nên không muốn đọc là vậy.
 
N

Nguyen Khoai

Cao cấp
5/5/10
451
25
28
Hà Nội
Đại ca không nén nó lại mà post lên
Cám ơn nhiều nhé
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Theo lời của Thầy Nguyen Khoai, em xin gởi lên ạ.

Sơ đồ tổ chức.
Qui chế hoạt động
Mô tả công việc
Qui trình
  • Qui trình thanh toán viện phí nội trú
  • Qui trình thanh toán viện phí ngoại trú
  • Qui trình thanh toán mua sắm sửa chữa
  • Qui trình thanh toán BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi, miễn phí
  • Qui trình thẩm định giá
  • Qui trình kiểm kê TSCĐ
Mục tiêu chất lượng
  • Tiền lương và lương tăng thêm thanh toán đúng thời gian qui định
  • Thanh toán cho nhà cung cấp với thời gian nhanh nhất
Danh sách tài liệu nội bộ
Danh sách tài liệu bên ngoài
Phụ lục

Tài liệu đây ạ.

Tìm hiểu thêm các phần mềm bệnh viện.
 
T

tienbac308

Sơ cấp
30/1/10
24
0
1
Hải Phòng
Bạn cần thì nên nhắn tin riêng cho người có thể chia sẻ giúp đỡ cho bạn. Chứ đừng khôn quá, cũng nên dành cho người khác khôn với.
Mình đang có tài liệu của cô em làm bác sĩ (con của ông chú ruột) làm tại bệnh viện, tiếc là tài liệu này không thể upload lên được. Nếu cần liên hệ qua email của mình: leminhtri1956@yahoo.com. Khi gởi thông tin nhớ ghi lại nick của diễn đàn, nếu không có thông tin tên nick của diễn đàn webketoan thì đừng trách sao mình không trả lơi thư. Thông cảm, hiện giờ các email spam nhiều quá nên không muốn đọc là vậy.

Bác Già Gân sinh năm 1956 cơ à !!! Hâm mộ quá :D
 
M

maithanhpham

Sơ cấp
6/4/15
43
2
8
cần học tập nhiều, tks bác ạ hihi
 
N

nguyễn thủy87

Guest
8/4/15
2
0
1
36
a/c kế toán già gân ơi!
Có thể cho em xin mẫu : quy chế thu nhập, quy chế chi tiêu nội được không ạ!
Địa chỉ email của em: nguyenthuy87.kt@gmail.com
Em cám ơn!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA