Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

  • Thread starter intercoop
  • Ngày gửi
I

intercoop

Guest
18/3/09
32
1
0
HCMC
Chào AE trong WKT.Mình có một thắc mắc về giới hạn của các chỉ số Tài chính.AE nào đã tiếp cận thực tế nhiều có kinh nghiệm xin hổ trợ Intercoop.
- Thông thường để thẩm định Tín dụng, Ngân hàng tiến hành phân tích và thẩm định các chỉ số tài chính dựa trên Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp để xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Thông thường được đánh giá thông qua 4 nhóm tỷ số chính như:
1/ Nhóm tỷ số thanh khỏan ( Gồm : Tỷ số thanh khỏan hiện thời và Tỷ số thanh khỏan nhanh )
2/ Nhóm tỷ số họat động ( Gòm:TS vòng quay hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình quân và Hiệu quả sử dụng tài sản.)
3/ Nhóm tỷ số nợ ( Bao gồm : TS nợ so với tổng Tài sản; Tỷ số nợ so với vốn CSH và Tỷ số nợ quá hạn so với tổng dư Nợ)
4/ Nóm tỷ số về thu nhập ( Bao gồm : Tổng TN trước thuế so với Dthu ; Tổng TN trước thuế so với tổng TS và Tổng TN trước thuế so với vốn CSH.
Vậy giới hạn của các tỷ số này nằm trong khỏang nào là tốt - xấu hoặc tạm chấp nhận được.
Mong AE nào biết hướng dẫn giúp.
Thanks so much.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
G

glhoanganh

Guest
27/5/09
12
0
0
Ha Noi
*Nhóm hs thanh toán có:
HSTT ngắn hạn = TSNH/nợ NH
Cái này từ 1-2 là tốt. Dưới 1=> mất khả năng thanh toán ngắn hạn. Trên 2=> DN thực hiện chính sách tài chính bảo thủ, chậm mở rộng sxkd

HSTT nhanh = TSNH - Hàng TK/nợ NH
cái này từ 0,5-1 là tốt. Dưới 0,5 => mất khả năng thanh toán nhanh vì quá nhiều HTK. Trên 1 => quá ít HTK, ko đủ nhu cầu hàng dự trữ của DN

HSTT tức thời = tiền và ~tiền/nợ NH
cái này từ 0,1-0,5 là tốt, dưới 0,1=> ít tiền dự trữ quá. Trên 0,5=> dự trữ nhiều tiền quá, không tốt

*Nhóm hs hoạt động

vq HTK= GVHB/HTK bình quân.
cái này thấp => không tốt, ế nhiều hàng quá ^^, cao => tốt, cao quá => không tốt vì không có đủ hàng dự trữ

vq các khoản PT= DTT/ phải thu BQ
thấp => ko tốt vì bị chiếm dụng vốn, cao => tốt, cao quá=> không tốt vì chính sách bán hàng quá chặt chẽ, ko cho mua chịu

vq VLD= DTT/TSLD binhf quân
vq tổng tài sẩn= DTT/ tổng tài sản

2 cái này càng cao càng tốt.

* nhóm hệ số sinh lời: ROS, ROA, ROE.

ROA, ROS càng cao càng tốt.
ROE cao thì còn phải xem xét vì theo mô hình dupont thì ROE=ROAx tổng tài sản/VCSH
Nếu ROE tăng do ROA tăng thì tốt
Nếu ROE tăng do TTS/VCSH tăng thì chưa chắc đã tốt vì nó đồng nghĩa với việc DN vay nợ nhiều lên.

Thực tế thì để xem hso có tốt hay không thì còn phải so sánh với hs trung bình ngành
 
Sửa lần cuối:
I

intercoop

Guest
18/3/09
32
1
0
HCMC
Vậy còn các hệ số đòn cân nợ thế nào bạn?Mình đã biết chỉ số nếu thấp hoặc quá cao thiìbiểu hiện của nó là gì rồi.Ý mình muốn biết giới hạn của những chỉ số trong khỏang nào thôi bạn.
 
V

vietha1209

Sơ cấp
23/7/13
7
0
0
HN
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Mình đọc trong quyển "tài chính doanh nghiệp cơ bản" của Nguyễn Minh Kiều thấy có nhóm chỉ tiêu "tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu Hao + EBIT)/(Nợ gốc + Lãi). Mình đang ko hiểu sao lại phải lấy GVHB mà không phải là DT để tính nhỉ? vì bình thường là lấy DT + Khấu Hao để thanh toán nợ gốc mà nhỉ?. Bác nào đã sử dụng đến công thức này giải thích hộ mình được ko
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Mình đọc trong quyển "tài chính doanh nghiệp cơ bản" của Nguyễn Minh Kiều thấy có nhóm chỉ tiêu "tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu Hao + EBIT)/(Nợ gốc + Lãi). Mình đang ko hiểu sao lại phải lấy GVHB mà không phải là DT để tính nhỉ? vì bình thường là lấy DT + Khấu Hao để thanh toán nợ gốc mà nhỉ?. Bác nào đã sử dụng đến công thức này giải thích hộ mình được ko

Không biết TS Nguyễn Minh Kiều tham khảo từ đâu hay tự nghĩ ra tỷ số này chứ hầu hết các sách mình đọc thì Tỷ số khả năng trả nợ (Ability to Service Debt) được tính bằng = (EBITDA + Lease payments) / (Interest + Principal payments + Lease payments)
 
T

toiyeucongnghe

Guest
23/1/14
3
0
0
43
Hà Nội
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Chúc chủ thớt năm mới gặp nhiều may mắn, tiền vào như nước, buôn bán thì thành công
 
L

LONGRIVER2902

Guest
3/10/06
43
2
8
q7, tp hcm
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Mình đọc trong quyển "tài chính doanh nghiệp cơ bản" của Nguyễn Minh Kiều thấy có nhóm chỉ tiêu "tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu Hao + EBIT)/(Nợ gốc + Lãi). Mình đang ko hiểu sao lại phải lấy GVHB mà không phải là DT để tính nhỉ? vì bình thường là lấy DT + Khấu Hao để thanh toán nợ gốc mà nhỉ?. Bác nào đã sử dụng đến công thức này giải thích hộ mình được ko

Tỷ số Khả năng trả nợ = (GVHB + KH + EBIT)/(Nợ + lãi) mà EBIT = DT - GVHB - CP hoạt động - KH - CP khác + LN khác
vậy bạn ráp côpng thức vào là ra cái bạn suy nghỉ:

tỷ số KN trả nợ = (DT - CP hoạt động - Cp khác + LN khác )/(nợ + lãi)
Chung qui lại ý nghĩa của nó là Tổng cái có thể thu về trừ đi cái chi ra bằng bao nhiêu lần nghĩa vụ nợ (Đây là lý thuyết, nhưng mình thấy thực tế thì công thức bạn nói phải đc tính là EBIT + KH /(nợ + Lãi) thì nó đúng hơn
 
  • Like
Reactions: SAA
L

luunhat6788

Sơ cấp
24/11/11
16
1
3
Ha Noi
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Các bài viết trên đã đưa ra những đánh giá và cách sử dụng hệ số tài chính khá chi tiết. Tuy nhiên tùy từng loại hình doanh nghiệp và cần căn cứ thêm vào nhiều BCTC khác mới có thể đưa ra những phân tích chính xác về tình hình tài chính của 1 doanh nghiệp.Có một số nguyên tắc đúng với đa số doanh nghiệp là Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn= tsnh/nợ nh luôn > or = 1. Nếu nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp đang dùng các koanr vay ngắn hạn tài trợ cho các tài sản dài han. Còn khoản giá trị của hệ số này thì còn tùy thuộc vào từng ngàng nghề bạn nhé. Tuy nhiên trong thực tế có đôi khi một thời gian hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của một số doanh nghiệp có thể nhỏ hơn 1 nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động được, vẫn có dòng tiền ra hoặc vao thì không nên đánh giá là doanh nghiệp đó mất khả năng thanh toán. Nhưng điều này không được kéo dài nếu không khiến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
 
lonely girl

lonely girl

Guest
12/4/15
1
1
1
33
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Mình đọc trong quyển "tài chính doanh nghiệp cơ bản" của Nguyễn Minh Kiều thấy có nhóm chỉ tiêu "tỷ số khả năng trả nợ = (GVHB + Khấu Hao + EBIT)/(Nợ gốc + Lãi). Mình đang ko hiểu sao lại phải lấy GVHB mà không phải là DT để tính nhỉ? vì bình thường là lấy DT + Khấu Hao để thanh toán nợ gốc mà nhỉ?. Bác nào đã sử dụng đến công thức này giải thích hộ mình được ko
mình đang học chương phân tích các chỉ số tài chính, giáo trình của trường mình cũng viết công thức như vậy. có một điều là trên các BCTC không thể hiện giá trị khấu hao vậy thì mình tính khấu hao bằng cách nào??? rất mong nhận đc câu trả lời, tks!
 
  • Like
Reactions: SAA
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Ðề: Thẩm định các chỉ số tài chính đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Tỷ số Khả năng trả nợ = (GVHB + KH + EBIT)/(Nợ + lãi) mà EBIT = DT - GVHB - CP hoạt động - KH - CP khác + LN khác
vậy bạn ráp côpng thức vào là ra cái bạn suy nghỉ:

tỷ số KN trả nợ = (DT - CP hoạt động - Cp khác + LN khác )/(nợ + lãi)
Chung qui lại ý nghĩa của nó là Tổng cái có thể thu về trừ đi cái chi ra bằng bao nhiêu lần nghĩa vụ nợ (Đây là lý thuyết, nhưng mình thấy thực tế thì công thức bạn nói phải đc tính là EBIT + KH /(nợ + Lãi) thì nó đúng hơn
Mình đồng ý với quan điểm của bạn, nhưng nếu mình trước tiên sẽ đánh giá khả năng trả gốc và lãi loại trừ yếu tố khấu hao, có nghĩa EBIT/(nợ + lãi), nếu > 1 thì ok, nếu <1 thì sẽ cộng thêm yếu tố khấu hao vào như công thức của bạn như 1 cách xem xét giảm trừ
Tôi không nghĩ sẽ lấy EBITDA và lease payment như công thức của anh Hiền vì ebitda là từ ebit + chi phí lãi vay và KH rồi cộng thêm lease payment, vô tình thổi phồng lợi nhuận --> dễ dẫn đến tính toán nhầm về đo khả năng trả gốc và lãi của con nợ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA