GiÁ HẠch ToÁn VÀ GiÁ ThỰc TẾ

  • Thread starter van bui
  • Ngày gửi
V

van bui

Guest
Hiện nay khi hach toạn qua trình sản xuất người ta còn sử dụng giá hạch toán không? Nếu có thì đến cuối kỳ sử lý giửa giá hạch toán và giá thực tế như thế nào?
Bạn nào biết giúp mình với! Cảm ơn nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

nguyen nga

Guest
7/4/05
10
0
0
39
Phu tho
Theo mình nghĩ việc dùng giá hạch toán hay giá thực tế là tuỳ từng công ty áp dụng. Nếu dùng giá hạch toán, cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức.
Giá thực tế vật liệu xuất dùng = giá hạch toán vật liệu xuất dùng * hệ số giá vật liệu
Hệ số giá có thể tính cho từng loại , từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu.
 
M

Michelle

Trung cấp
22/5/04
68
0
8
Để đơn giản trong quá trình quản lý chi phí trong kỳ, một số công ty dùng khái niệm "Giá tạm" (một số nơi gọi là Giá chuẩn - Standard Cost), khi nhập - xuất vật tư, hàng hóa, có phần xuất thuần túy theo giá chuẩn, còn phần chênh lệch sẽ tính chênh lệch và đưa vào tài khoản chi phí (thông thường là tài khoản 632- giá vốn). Làm như vậy sẽ biết được ngay chi phí mà không cần phải có các xử lý cuối tháng. Ví dụ :

Khi nhập mua vật tư 100 đv A với giá 11 đ, giá chuẩn là 10đ:
Trên phiếu nhập
Ghi có 111, 112.../Ghi nợ 152, 153...: 10đv*10đ
Trên phiếu điều chỉnh
Ghi có 152, 153.../Ghi nợ 632, 642...: 10đv*(11-10)đ

Tương tự, khi xuất 100 đv vật tư A,
Trên phiếu xuất
Ghi có 152, 153.../Ghi nợ 632, 642...: 10đv*10đ
Cuối tháng, trên phiếu điều chỉnh
Ghi có 152, 153.../Ghi nợ 632, 642...: 10đv*(11-10)đ


Giá chuẩn thông thường được sử dụng trong một năm.
 
I

Ira

Guest
Hiện nay, một số công ty lớn vẫn sử dụng giá hạch toán [ví dụ: CCBVL (Coca-Cola Beverage Vietnam Limited)]. Phần chênh lệch nên đưa vào Giá vốn hàng bán vào cuối kỳ.
 
T

Tina

Guest
10/11/03
62
0
0
40
Nha Trang
Truy cập trang
Em có tình huống này :
Do quy trình sản xuất kinh doanh khép kín , chu kỳ sản xuất ngắn nên ko có sản phẩm dở dang . Cách hạch toán của cty cũng ko sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí mà sử dụng luôn TK 155 để tập hợp các chi phí tạo nên thành phẩm . Các chi phí tạo nên thành phẩm bao gồm : chi phí nguyên liệu chính (TK1521) , chi phí bao bi` luân chuyển tính vào giá thành (TK 621) , chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và chi phí SXC (TK 627) . Cách hạch toán như sau :
Nợ 155: Giá trị thành phẩm nhập kho
Có 1521 : chi phí nguyên liệu chính thực tế đưa vào Sxuất
Có 621 : chi phí bao bì luân chuyển (chi phí đinh mức )
Có 622 : chi phí nhân công trực tiếp (chi phí đinh mức )
Có 627 : Chi phí SXC (chi phí định mức )

Khi tính giá thành thì :
Giá thành sản phẩm = toàn bộ chi phí nguyên liệu chính thực tế phát sinh trong kỳ + các chi phí tính vào giá thành .
Các chi phí tính vào giá thành=Chi phí bao bì + CP nhân công trực tiếp + chi phí SXC . các chi phí tính vào giá thành này là những chi phí định mức .
Cuối kỳ , phát sinh chênh lệch ở TK 621, 622,627 thì kế toán sẽ ghi tăng hoặc giảm giá vốn .

Anh chị nghĩ sao về trường hợp này ? Cách tính giá thành như vậy có hợp lý hay không ?
 
M

Michelle

Trung cấp
22/5/04
68
0
8
trungasc nói:
Giá chuẩn mà trong 1 năm không đổi thì khi có lạm phát và trượt giá thì sao?

Cái việc sử dụng giá chuẩn chỉ nhằm mục đích thuận tiện trong quản lý chi phí, liên quan gì "lạm phát và trượt giá"?

Cậu đọc kỹ giá "Standard" chưa? chi phí ngay khi phát sinh cũng có thể thực hiện điều chỉnh chi phí ngay kia mà?

Giá chuẩn chỉ có giá trị thống kê tại các bộ phận kế toán quản trị. Kế toán tài chính thì họ đã điều chỉnh theo cách mà tôi đã trình bày.
 
T

trungasc

Trung cấp
5/7/04
134
1
18
cty bravo
www.bravo.com.vn
Gửi Michelle: Chúng ta sẽ nói chuyện về kế toán tài chính thôi nhé:
nếu đầu năm mà giá chuẩn là 100đ nhưng trong năm giá mua vào đã tăng lên đến 170đ vậy thì 70đ sẽ hạch toán vào 632 à. thế nếu giá mua là 300đ thì sao chẳng lẽ hạch toán 2/3 vào điều chỉnh còn 1/3 là vào hàng tồn kho à?
ví dụ về giá tăng thì có nhiều mặt hàng lắm: xăng dầu, hạt nhựa, phôi thép,...
Theo tôi thì giá hạch toán sẽ được tính là giá trung bình của cuối tháng trước. trong kỳ thì nhập theo giá thực tế, xuất theo giá hạch toán. nếu các mặt hàng nào hết thì mới làm điều chỉnh, còn những mặt hàng còn tồn trong kho thì tính lại giá hạch toán theo phương pháp bình quân.
 
N

NGUYENLEDUY

Guest
23/12/04
43
0
0
54
HCMC
Giá chuẩn (kế hoạch) chỉ áp dụng cho những cty có giá đầu vào ổn định (không bị biến động quá nhiều) và quy trình sx cũng ổn định và ít thay đổi. Với những nền kinh tế biến động nhiều như Việt Nam thì mô hình này không hiệu quả lắm.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA