Phân bổ chi phí trả trước

  • Thread starter hai_pt
  • Ngày gửi
H

hai_pt

Guest
13/10/05
36
0
6
Thanh Xuân - Hà Nội
Các anh chị cho em hỏi: Chi phí trả trước khi phân bổ có nhất thiết phải phân bổ đều không? Hay mình có thể phân bổ tuỳ ý?
Có văn bản nào quy định việc phân bổ chi phí trả trước này không ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

ncdungkt

Trung cấp
18/11/03
117
2
0
43
Quận Long Biên - TP Hà Nội
Chắc chắn là phải phân bổ đều rồi thì mới đảm bảo tính hợp lý về chi phí giữa các kỳ chứ.
Không có văn bản nào quy định phân bổ chi phí trả trước bạn ạ. Nhưng bạn phải phân bổ theo một tiêu thức hợp lý, chẳng hạn như với công cụ, dụng cụ thì bạn phải đánh giá đúng thời gian sử dụng, tỷ lệ đóng góp vào các đối tượng nhận phân bổ,... thì mới được chấp nhận là chi phí hợp lý cho kỳ sxkd.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Chắc chắn hay không chắc chắn?

Chắc chắn là phải phân bổ đều rồi thì mới đảm bảo tính hợp lý về chi phí giữa các kỳ chứ.
Không có văn bản nào quy định phân bổ chi phí trả trước bạn ạ. Nhưng bạn phải phân bổ theo một tiêu thức hợp lý, /QUOTE]

Chính vì để đảm bảo tính hợp lý về chi phí giữa các kỳ nên cần phân bổ chi phí theo một/nhiều tiêu thức hợp lý nhưng chẳng có gì chắc chắn là phải phân bổ đều.

Phân bổ đều chỉ là cách tính đơn giản và may thay là phù hợp trong đa phần các trường hợp.

Hãy nghĩ đến trường hợp bạn phải trả trước chi phí chuyển giao công nghệ trong một thời gian cố định là 3 năm và khả năng là doanh thu của bạn năm sau cao hơn năm trước, năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất 20%, năm thứ ba ca hơn năm thứ hai 30%?

Ngay cả trong ngắn hạn, nếu bạn phải trả trước chi phí xúc tiến thương mại trong khoảng thời gian cố định là 6 tháng nhưng thực tế 3 tháng đầu dự kiến doanh thu chỉ tăng 5% và 3 tháng sau mới là thời điểm gặt hái kết quả?

Trong 2 ví dụ trên thì tiêu thức phân bổ đều theo thời gian chỉ là cách làm cho cuộc đời bớt cái sự phức tạp và kế toán viên không phải về nhà lúc nữa đêm mà thôi!
 
J

jenny158

Guest
5/9/09
13
0
0
tp hcm
Các anh chị cho em hỏi: Chi phí trả trước khi phân bổ có nhất thiết phải phân bổ đều không? Hay mình có thể phân bổ tuỳ ý?
Có văn bản nào quy định việc phân bổ chi phí trả trước này không ạ?

Chi phí trả trước thì phải phân bổ đều mới đảm bảo tính hợp lý bạn à
Chúc thành công!
 
M

minhthucat

Guest
2/7/09
21
0
0
Tp.HCM
bạn nên phân bổ đều chứ sao lại tùy ý được
 
P

PTML

Guest
21/11/09
6
0
0
Tp. Hồ Chí Minh
Chào các bạn!

Các bạn có ai biết cách hạch toán đúng nhất về chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn thì giúp mình với:
Ngày 01/10/2009, Cty mình mua công cụ dụng cụ về sản xuất, thời hạn phân bổ của CCDC là 12 tháng. Vậy mình muốn hỏi cách hạch toán nào là đúng:
1. Khi đi mua : No 153/ Có 111

2. Sau đó xuất : Nợ 142/ Có 153

3. Từ T10 đến T12/2009 phân bổ : Nợ 627/ Có 142
Từ T01/2010 đến T09/2010 phân bổ Nợ 627 / Có 142 hay Có 242
(Vì ngày trước mình học mình nhớ là CCDC có thời hạn 12 tháng trở xuống hạch toán vào TK 142, nhưng mới đây có người bảo rằng như vậy là ko đúng mà TK 142 chi được hạch toán trong năm tài chính thôi, còn cuối năm phải kết chuyển toàn bộ số dư trên TK 142 sang tài khoản 242 trước khi phân bổ). Theo các bạn cách nào đúng nhất? Chuẩn mực nào hướng dẫn?
 
C

cobeximuoi

Sơ cấp
4/8/08
7
0
0
41
Bien Hoa
Mình có một thắc mắc này nhờ các bạn chỉ giáo giúp mình nhé.
Bên mình có một chi phí trả theo quí
VD : Tư vấn pháp luật : 3 tháng trả 1 lần. và mình của đưa vào chi phí trả trước.
Cứ 3 tháng mình khai phân bổ 1 lần và tính hành phân bổ từng tháng, và thanh toán tiền theo quí, như vây khi minh khai giá trị phân bổ vào phần mềm như vậy có ảnh hưởng gì không.
 
H

hientran268

Guest
5/11/09
27
0
1
hà nội
Chào bạn
mình ko nhớ TT nào cat nhwng nếu bạn hạch toán trong năm tài chính khi mua CCDC về thì bạn cho vào TK142 còn nếu bạn hạch toán 2 năm tài chính thì nhất định bạn phải đwa vào tk242 ngay tw đầu cho dễ hạch toán bạn ah,ko dc để ở TK142 sau này sang năm tài chính khác lại rắc rối
Nợ TK153/Co111
Nợ 142/co153(neeus trong năm TC)
Nợ TK242/có 153(Nếu là 2 năm TC) sau đo bạn phân bổ
Nợ 627,642/Có 142 hoặc 242
thân
 
H

hientran268

Guest
5/11/09
27
0
1
hà nội
Ccdc

Chào bạn
mình ko nhớ TT nào cat nhwng nếu bạn hạch toán trong năm tài chính khi mua CCDC về thì bạn cho vào TK142 còn nếu bạn hạch toán 2 năm tài chính thì nhất định bạn phải đwa vào tk242 ngay tw đầu cho dễ hạch toán bạn ah,ko dc để ở TK142 sau này sang năm tài chính khác lại rắc rối
Nợ TK153/Co111
Nợ 142/co153(neeus trong năm TC)
Nợ TK242/có 153(Nếu là 2 năm TC) sau đo bạn phân bổ
Nợ 627,642/Có 142 hoặc 242
thân
 
K

kimthuy78

Guest
22/2/10
1
0
0
DakLak
Các anh chị cho em hỏi: Chi phí trả trước khi phân bổ có nhất thiết phải phân bổ đều không? Hay mình có thể phân bổ tuỳ ý?
Có văn bản nào quy định việc phân bổ chi phí trả trước này không ạ?
 
F

fhlanh

Trung cấp
10/12/09
72
0
0
TN
Chào các bạn!

Các bạn có ai biết cách hạch toán đúng nhất về chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn thì giúp mình với:
Ngày 01/10/2009, Cty mình mua công cụ dụng cụ về sản xuất, thời hạn phân bổ của CCDC là 12 tháng. Vậy mình muốn hỏi cách hạch toán nào là đúng:
1. Khi đi mua : No 153/ Có 111

2. Sau đó xuất : Nợ 142/ Có 153

3. Từ T10 đến T12/2009 phân bổ : Nợ 627/ Có 142
Từ T01/2010 đến T09/2010 phân bổ Nợ 627 / Có 142 hay Có 242
(Vì ngày trước mình học mình nhớ là CCDC có thời hạn 12 tháng trở xuống hạch toán vào TK 142, nhưng mới đây có người bảo rằng như vậy là ko đúng mà TK 142 chi được hạch toán trong năm tài chính thôi, còn cuối năm phải kết chuyển toàn bộ số dư trên TK 142 sang tài khoản 242 trước khi phân bổ). Theo các bạn cách nào đúng nhất? Chuẩn mực nào hướng dẫn?

Theo mình cách ghi nhận 142 dưới 12 tháng là đúng nhất.Ah cho mình hỏi là TK242 có phải thường thì chỉ phân bổ trên 1 năm và duới 3 năm phải không?Còn về chi phí sử dụng đất mình cho 213 nếu có quyền sử dụng đất, còn không thì mình ghi 242 và phân bổ ?
 
T

tran nguyen minh duc

Guest
27/1/10
17
0
0
tphcm
Theo nguyên tắc kế tóan và chuẩn mực kế tóan thi chi phi trích trước phải dược phân bổ dều vào chi phi trong kỳ hoặc cho nhiếu kỳ kế tóan
 
S

sro1984

Sơ cấp
2/6/09
6
2
0
40
Nha Trang
Chi phí trả trước cho vào 142 hay 242?

1. Chi phí trả trước cho vào 142 hay 242?
- Đã gọi là chi phí trả trước, thì tức là sẽ phân bổ vào chi phí SXKD của hơn 1 kỳ rồi (kỳ của bạn phải bằng 1 tháng hoặc ngắn hơn, để cho nó đồng bộ với các chi phí khác (1 tháng bạn khấu hao 1 lần, trả lương 1 lần, khấu trừ thuế 1 lần, ...)
- Chi phí trả trước cho vào 142 hay 242 là tùy thuộc vào thời gian phân bổ (số kỳ phân bổ): Số kỳ phân bổ = dưới 1 năm tài chính (<=12 tháng) thì được gọi là ngắn hạn và cho vào 142.Chi phí trả trước ngắn hạn. Còn ố kỳ phân bổ = lớn hơn 1 năm tài chính (>12 tháng) thì được coi là "dài hạn" và cho vào 242.Chi phí trả trước dài hạn

(* lưu ý một số bạn hiểu sai cụm từ "các kỳ kế toán sau trong 1 năm tài chính" (Sách "Chế độ kế toán doanh nghiệp - Quyển 1. Hệ thống tài khoản kế toán) và cho rằng phải phân bổ hết trong "năm nay" thì mới cho vào 142. Cụm từ này nên hiểu đúng là "các kỳ kế toán sau (sau kỳ phát sinh chi phí), nhưng chỉ trong thời hạn 1 năm tài chính (tức là có thể sang năm sau, nhưng chỉ trong 1 năm sau thôi).
Một số ví dụ:
- Chi phí Bảo hiểm, (hoặc thuê kho bãi) trả trước cho 6 tháng (từ tháng 10/2009 - đến hết tháng 03/2010) được ghi nhận vào TK142. và được phân bổ vào chi phí SXKD của cả năm 2009 và 2010.
- chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (thời gian phân bổ có thể tới 5 năm) thì ghi nhận vào TK242)
- Giá trị các công cụ dụng cụ (máy điện thoại, bàn ghế, máy fax, điều hòa, săm lốp ô tô, ăc quy, mui bạt, giàn giáo, ... có thời gian sử dụng >12 tháng (thông thường là 18, hoặc 24 tháng) thì ghi nhận vào TK242.
- Giá trị các lô công cụ dụng cụ (chổi, giẻ lau, găng tay, ... dùng trong sản xuất, thi công) có thời gian sử dụng <12 tháng (thông thường là 3, 6, 9 tháng) thì ghi nhận vào TK142
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Tiểu Bình
S

sro1984

Sơ cấp
2/6/09
6
2
0
40
Nha Trang
Phân bổ chi phí trả trước: "đều" hay "không đều"

Phân bổ chi phí trả trước: "đều" hay "không đều":

- Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ cho các khoản mục chi phí trả trước tuy rằng không được quy định cụ thể trong chuẩn mực kế toán, nhưng lại bị ràng buộc bởi các nguyên tắc kế toán: là phải đúng bản chất, và hợp lý :015:

Do đó, không thể do "lười" thì có thể phân bổ đều cho đơn giản.

Ví dụ chi phí lãi vay trả trước cho 3 tháng, mà tỷ lệ lãi vay được tính giảm dần theo từng tháng (tháng đầu - 15%, tháng thứ 2 - 12% - tháng thứ 3 - 10%), thì bắt buộc phải phân bổ "không đều": đúng số lãi vay phải trả từng tháng (tháng sau thấp hơn tháng trước)

Cũng ví dụ này, nhưng lãi vay được tính là 12%/tháng --> phải phân bổ đều, mặc dù tháng đầu có thể chưa có Doanh thu.

Nhiều trường hợp, kế toán không xác định được ngay tỷ lệ phân bổ cho các kỳ tương lai, nhưng có thể xác định được khi kỳ đó đã xảy ra, lúc này có thể lựa chọn nguyên tắc phân bổ "theo sản lượng", hoặc "theo doanh thu".

Đa phần các trường hợp, kế toán không thể xác định được cụ thể tỷ lệ phân bổ cho từng kỳ trong tương lai, (ví dụ mức độ hao mòn của các thiết bị quản lý như máy Fax, bàn ghế văn phòng) thì lúc này sẽ áp dụng nguyên tắc phân bổ theo thời gian (tức là phân bổ đều cho các tháng).
 
  • Like
Reactions: Tiểu Bình
Tiểu Bình

Tiểu Bình

Guest
18/9/14
92
10
8
31
Cho mình hỏi là cty mình pb đều từng tháng, nhưng cái ngày tính phân bổ tức là ngày đưa vào sử dụng trong khi cty mình mua về cho vào sử dụng luôn ko qua 153, như vậy giá trị tháng đầu tiên vẫn là của cả tháng có đúng ko hay vẫn phải tính theo ngày? Vd như mua ngày 26/9 thì giá trị pb tháng đầu là của 5 ngày cuối tháng, giá trị pb tháng cuối cùng bằng 26 ngày đầu tháng. Hay là mình có thể treo trên tk 142 và 242 trước xong để sang tháng tiếp theo mới phân bổ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA