Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam

  • Thread starter tran nguyen minh duc
  • Ngày gửi
T

tran nguyen minh duc

Guest
27/1/10
17
0
0
tphcm
Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 18/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg về Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch trên sàn chứng khoán khi công ty cổ phần mà mình tham gia góp vốn, mua cổ phần niêm yết, được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng; được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi công ty cổ phần niêm yết; được chuyển đổi ra ngoại tệ các khoản thu hồi vốn đầu tư có lợi nhuận để chuyển ra nước ngoài.

Việc góp vốn được thực hiện theo hình thức mua lại phần vốn góp của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn vào Công ty hợp danh; mua lại phần vốn góp của thành viên Công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh hoặc góp vốn vào Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã.

Quy chế cũng quy định rõ nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân chỉ có quyền mua cổ phần, góp vốn khi có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam; có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương chứng minh tư cách pháp lý. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân phải có bản sao hộ chiếu còn giá trị.

Cũng tại Quyết định này Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát thực hiện Quy chế này./
Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
(09/09/2009 08:38)


Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa ban hành TTLT số 09/2009/TTLT-BYT-TC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật bảo hiểm y tế và Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y.

Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay bằng 3% tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động, mức tiền lương tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp, đến 1/1/2010, sẽ tăng lên 4,5%.

Khám, chữa bệnh trái tuyến được BHYT chi trả 70%

Quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 1/10/2009, Liên Bộ Y tế-Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về thực hiện BHYT, theo hướng giữ nguyên quyền lợi cho người tham gia BHYT và bổ sung một số điểm mới.

Theo TTLT số 09/2009/TTLT-BYT-TC quy định 25 nhóm đối tượng tham gia BHYT, trong đó có một số nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Mức đóng BHYT của các đối tượng vẫn giữ nguyên như hiện nay bằng 3% mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động, mức tiền lương tối thiểu, trợ cấp thất nghiệp. Đến 1/1/2010, mức đóng này sẽ tăng lên 4,5%.

Thông tư quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến quyền lợi người tham gia BHYT như: Mức hưởng BHYT đối với người tham gia BHYT thực hiện theo Điều 22 Luật BHYT và Điều 7 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP; Mức chi phí của một lần khám chữa bệnh không phải thực hiện cùng chi trả quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP thấp hơn 15% mức lương tối thiểu hiện hành.

Quỹ BHYT sẽ thanh toán 50% chi phí của thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục của Bộ Y tế nhưng đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được quỹ BHYT thanh toán nếu tham gia liên tục đủ từ 36 tháng trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi và một số đối tượng khác.

Đối với trường hợp khám chữa bệnh (kể cả dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn) không đúng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, không phân biệt đối tượng, loại dịch vụ kỹ thuật.

Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; đi khám bệnh ở nước ngoài, người bệnh tự thanh toán chi phí, sau đó mang chứng từ đến Bảo hiểm xã hội để thanh toán theo chi phí thực tế, nhưng không vượt quá mức quy định. Ví dụ, mức chi phí bình quân khám, chữa bệnh ở nước ngoài quy định là 4,5 triệu đồng.

Thông tư bổ sung thêm quyền lợi cho người có thẻ BHYT được khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh theo danh mục quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, quy định cụ thể hơn việc thanh toán chi phí vận chuyển bệnh nhân cho một số nhóm đối tượng.

Quỹ BHYT không thanh toán trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật về giao thông và trường hợp người bị tai nạn giao thông nhưng thuộc phạm vi thanh toán theo quy định của pháp luật về tai nạn giao thông.

Thông tư cũng quy định cụ thể điều kiện và phạm vi áp dụng, trình tự, thủ tục thực hiện các phương thức thanh toán theo định suất, theo nhóm bệnh phù hợp với điều kiện, phạm vi chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý tài chính của các cơ sở khám chữa bệnh cũng như các điều kiện về thông tin và điều kiện xã hội khác.

www.asiaauditing.com
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA