Chi phí cơ hội có thể bằng 0 ?

  • Thread starter digandethuong
  • Ngày gửi
D

digandethuong

Guest
7/8/09
2
0
0
hanoi
hiện nay em đang học môn kế toán quản trị va gặp một bài tập liên quan đến chi phí cơ hôi. Họ cho 3 phương án sản xuất và kinh doanh các sp A, B, C và một phương án cho vay vốn trên thị trường. Đề bài hỏi xác định trường hợp nào chi phí cơ hội bằng 0. em đang băn khoăn và rất mong được mọi người giúp với a.:015:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

closeoffline

Sơ cấp
25/2/10
4
0
1
Hà Nội
Chi phí cơ hội bằng 0 khi mà ít nhất 3 trong số 4 phương án mà bạn đưa ra có lợi nhuận bằng 0.
Giả sử:
Kinh doang sp A cho lợi 10
Kinh doanh sp B cho lợi 20
Kinh doanh sp C cho lợi 30
Đầu tư cho lợi 40
Khi đó
Chi phí cơ hội của kinh doanh sp A là 40
Chi phí cơ hội của kinh doanh sp B là 40
Chi phí cơ hội của kinh doanh sp C là 40
Chi phí cơ hội của đầu tư là 30.
Vì vậy lựa chọn tốt nhất là đầu tư vì lợi nhuận lớn hơn chi phí cơ hội
Có nghĩa là khi lựa chon A thì bạn sẽ bị mất 30.
 
H

hoahongxanh1009

Guest
2/7/10
2
0
0
36
Bắc Ninh
Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại.

Một ví dụ đơn giản của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện được cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với người học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.

Trong sản xuất, đó là số lượng các hàng hóa khác cần phải hy sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội. Ví dụ, khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoàn tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.

Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn, và đó là chi phí kinh tế. Các nhà kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện lựa chọn trên cơ sở so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra tại mỗi điểm biên (tức là tại mỗi đơn vị hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc tiêu dùng thêm). Ví dụ trong việc lựa chọn lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu dùng thêm là giá cả một đơn vị sản phẩm, và nó được so sánh với lợi ích cận biên thu được khi tiêu dùng thêm đơn vị sản phẩm đó. Trong việc lựa chọn lượng hàng hóa sản xuất tối ưu, chi phí cơ hội của mỗi đơn vị hàng hóa sản xuất thêm là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm, và được so sánh với doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm tăng thêm đó. Việc phân tích, so sánh lợi ích - chi phí tại điểm biên chính là nội dung của phương pháp phân tích cận biên.

Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học.

Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề các nhà quản lý phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội.

Các chuyên gia về Phân tích gia tăng, Phân tích dự án luôn phải phân tích chi phí cơ hội. [1]

i
Chi phí cơ hội bằng 0 khi lợi nhuận sản xuất SP A,B,C bằng với lãi cho vay vốn trên thị trường
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA