Hạch toán trích cho đơn vị chậm trả lương

  • Thread starter contraiutxyz
  • Ngày gửi
C

contraiutxyz

Cao cấp
17/12/12
245
1
16
...
Bên e chậm trả lương, tới giờ vẫn chưa có lương năm 2012. Năm 2013, e hạch toán trích lương thế nào ạ?
1. + Trích trước chi phí lương N 6* C335
+ Hết thời gian trích N335 C334
+ Khi trả lương N 334 C111
2. Or Hạch toán trích lương N 642 C334
Cái nào hợp lý với đơn vị e bây giờ ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Lương năm 2012 thì thuộc CP trong năm 2012 chứ? Bạn hạch toán là Nợ 6xx Có 334 trong năm 2012 chứ sao lại đưa sang năm 2013 được?

Qua năm 2013, khi thanh toán thì Nợ 334 Có 1xx.

P/s: nói vậy thì BCTC năm 2012 bạn chưa đưa CP lương vào àh ~.~
 
J

jimto

Học Sinh Kém Môn Kế Toán
24/3/08
92
1
8
Bac Ninh
Ðề: Hạch toán trích cho đơn vị chậm trả lương

Mình nhớ trong TT và CV có nói rõ các khoản lương phải thanh toán trước thời hạn quyết toán. Ko biết cho tới giờ theo ý bạn nói là đến thời điểm nào vậy bạn. Nếu ko thì phải hạch toán lương đó cho năm 2013 đó nha bạn
 
V

Vũ Thị Kim Oanh

Cao cấp
10/4/07
400
30
28
Hưng Yên
Ðề: Hạch toán trích cho đơn vị chậm trả lương

chậm trả là do khâu thanh toán chứ bạn. Còn trích vào chi phí hàng tháng thì vẫn trích lương bình thường, phát sinh tháng nào trích tháng đó. Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa trả lương 2012 thì khoản lương này tính giảm chi phí của năm 2013. tức là khi quyết toán thuế TNDN 2013 thì giảm phần chi phí này ra thôi.
Khi trích lương bạn ghi nợ 642/co 334
khi trả lương: nợ 334/có 112,111,,,,, không cần quan tâm tới thời điểm thanh toán nhé. các khoản trích trước trong tương lai mới ghi nhận vào 335 như lương phép, ốm đau.....
 
C

contraiutxyz

Cao cấp
17/12/12
245
1
16
...
Ðề: Hạch toán trích cho đơn vị chậm trả lương

Bên e nhận lương đến tháng 6 năm 2012 rồi. BCTC năm 2012 (chỉ có phần chi phí lương đến hết quý 3), vì ko bik khi nào thanh toán dc nên ko trích gì thêm nữa ạ. Năm 2013, e vẫn trích N 642 C334 bình thường ạ? Bên e tổng tiền lương 1 tháng là 63 triệu, sau khi trừ các khoản số tiền được nhận là khoảng 60 triệu. A/c cho e hỏi là e trích lương 1 tháng N 642 C334 bao nhiêu ạ? (Học xong hông nhớ gì luôn. hjc)
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Nếu các khoản 3tr ở đây là BH trích từ lương của người lao động, thì bạn hạch toán 63tr vào CP lương.
Nợ 642 Có 334: 63tr
Nợ 334 Có 338: 3tr (BH trích từ lương của người lao động)
 
C

contraiutxyz

Cao cấp
17/12/12
245
1
16
...
Ðề: Re: Hạch toán trích cho đơn vị chậm trả lương

Bên e trả lương chậm ghê gớm lắm. Vậy là phải lên bảng lương hàng tháng để biết trích bao nhiêu. Vì lên bảng lương theo danh sách trên bảng chấm công vậy thôi nhưng đến khi trả chỉ trả cho người còn đi làm. Vậy mình trích theo số áng chừng làm tròn vài chục hàng tháng rồi cuối năm điều chỉnh dc ko a/c?

Nếu các khoản 3tr ở đây là BH trích từ lương của người lao động, thì bạn hạch toán 63tr vào CP lương.
Nợ 642 Có 334: 63tr
Nợ 334 Có 338: 3tr (BH trích từ lương của người lao động)

3 triệu này là bao gồm cả các loại bảo hiểm và thuế tncn a ạ?
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Đơn vị kế toán là phải chính xác tới từng đồng đó bạn, không có chuyện làm tròn đâu.

Về phần 3tr thì mình đoán lụi ấy mà ^^
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Ðề: Hạch toán trích cho đơn vị chậm trả lương

Đấy là vấn đề chi trả lương thực tế của DN, còn khi làm quyết toán thuế thì bạn cần phải bám vào Luật Thuế TNDN để cook sao cho hợp lý, chứ làm thế này thì sau này CQ Thuế xuống DN, gạt hết các khoản chi lương của năm trước mà thực tế chi vào sau thời điểm kết thúc hạn nộp QT Thuế TNDN năm trước (31/3), trừ khi có trích quỹ lương dự phòng để chi vào năm sau.
Bạn đọc kỹ Luật Thuế TNDN phần chi phí được trừ & không được trừ khi tính thuế TNDN- mục chi phí tiền lương nhé! Tại TT 123/2012/TT-BTC :
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA