Minh họa chi phí vượt quá 10% và 15% khi quyết toán thuế TNDN

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Viết bài dùm thành viên

Thời gian quyết toán thuế TNDN đã qua, con có thắc mắc các điểm tại:

Công văn số 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 của Tổng Cục Thuế V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009

12. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này. Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.

Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá; các khoản chi sau phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có): Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.

Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.

Ví dụ: Công ty A thành lập năm 2008, trong năm 2009 lập báo cáo quyết toán thuế TNDN có số liệu về chi phí được ghi nhận như sau:
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp: 250 triệu đồng
- Tổng các khoản chi phí được trừ vào chi phí (không bao gồm: phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh): 2 tỷ đồng
Vậy phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được trừ tính vào chi phí bị khống chế tối đa là :
2 tỷ đồng nhân (x) 10% bằng (=) 200 triệu đồng
Vậy tổng chi phí được trừ tính vào chi phí trong năm 2009 là :
2 tỷ đồng cộng (+) 200 triệu đồng bằng (=) 2,2 tỷ đồng


* Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản chi không đáp ứng các điều kiện nêu trên và các khoản chi nêu tại Khoản 2 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. điểm 2.19 “ Phần chi quảng cáo….(=) 2,2 tỷ đồng”

Con chưa rõ làm thế nào để biết được các khoản chi phí nêu tại công văn 353/TCT-CS ngày 29/01/2010 và thông tư 130/2008/TT-BTC vượt quá mức qui định. Vì số liệu kế toán của con nó nằm rải rác ở các tài khoản. (627, 641, 642) và nếu thế thì cơ sở nào cơ quan thuế bốc tách được số liệu này? Hay là tự khai, và số liệu tự khai này nằm ở chỉ tiêu nào trong báo cáo tài chính và quyết toán thuế TNDN?

Thầy cô, anh chị có thể minh họa và hướng dẫn cách làm để năm sau con làm tốt hơn được không?


Chân thành cám ơn Thầy cô và anh chị.

Hồng Lâm - hongltc
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
mynhan

mynhan

Cao cấp
18/10/07
243
5
0
Đến từ Triều Châu
Cám ơn lão già cưng của Thầy Vũ, TAT, VTM,... đã lập topic này để Mỹ Nhân sớm được sáng tỏ:
Tổ chức dữ liệu như thế nào?
Tổ chức hạch toán như thế nào?
Để khi cần thì có thể tổng hợp lại dữ liệu theo các yếu tố phí.

Kính mong các Thầy/cô, anh chị hướng dẫn thêm.

Thương
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Vì số liệu kế toán của con nó nằm rải rác ở các tài khoản. (627, 641, 642) và nếu thế thì cơ sở nào cơ quan thuế bốc tách được số liệu này? Hay là tự khai, và số liệu tự khai này nằm ở chỉ tiêu nào trong báo cáo tài chính và quyết toán thuế TNDN?

Đối với DN thương mại: Tổng chi phí không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.

+ Tổng chi phí để tính khống chế lấy số liệu từ các tài khoản: 641, 642 (bao gồm cả từ 142,242,153 kết chuyển sang TK 64)

Đối với doanh nghiệp sản xuất:Tổng chi phí bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra (giá vốn)
+ Tổng chi phí để tính khống chế lấy số liệu từ các tài khoản: 632,641,642,

Do trong tháng, trong năm chưa xác định số liệu làm căn cứ tính khống chế do đó các khoản chi phí thuộc khống chế nên hạch toán vào 242 (phân bổ nhiều năm), nếu toàn bộ CP này đã ở 242 thì trong tổng chi phí để tính khống chế ta sẽ xác định được ngay (Tổng CP trừ đi CP tại 242).

Dù CP này nằm ở tài khoản nào thì cũng nên lập chi tiết theo khoản mục "CP khống chế" và số CP khi phân bổ đến TK 64 nên lập riêng khoản mục "phân bổ CP khống chế" => mục đích nhằm dể kiểm soát khoản CP khống chế phát sinh, khoản đã phân bổ.... so sánh và điều chỉnh khi lập quyết toán.

(vài ý cùng bác Gân và Người đẹp,...mong góp ý thêm)
 
P

pleaseloveme

Sơ cấp
12/4/10
9
2
0
tphcm
Theo qui định thì các khoản chi phí như tiếp khách, quảng cáo, báo biếu,... thì doanh nghiệp chỉ được đưa vào 15% (đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu), 10% đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trước đây. Như vậy việc phải loại bỏ ra phần chi phí vượt quá phần chi phí hợp lý là chắc chắn phải làm rồi. Nhưng bạn cũng có thể đưa nó vào TK 142, 242 để phân bổ cho những tháng của năm tiếp theo, nếu bạn muốn phân bổ nhanh thì bạn cho thời gian phân bổ ngắn là được rồi. Chúc bạn thành công:1nono:
 
levanton

levanton

Cao cấp
Vì số liệu kế toán ....nằm rải rác ở các tài khoản. (627, 641, 642) và nếu thế thì cơ sở nào cơ quan thuế bốc tách được số liệu này? Hay là tự khai, và số liệu tự khai này nằm ở chỉ tiêu nào trong báo cáo tài chính và quyết toán thuế TNDN?

Số liệu nằm rải rác, doanh nghiệp phải tự xác định để cộng chi phí loại và so sánh với tổng chi phí được trừ.
Khi kiểm tra, cơ quan thuế cũng sẽ cộng , kiểm tra và so sánh xem có vượt mức hay không.

Số liệu tổng chi phí chi phí sản xuất ( nếu cp 627, 154) và sẽ làm giảm lợi nhuận, hoặc tăng lỗ ( nếu cp đó là chi phí hạch toán TK 642, 641), vì vậy trong BCTC số liệu đó có kết quả nằm ở TK 154 và TK 421

Số liệu chi phí vượt mức khi quyết toán thuế doanh nghiệp ghi vào chỉ tiêu: " Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyén mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại. chi hoa hồng môi giới ... vượt mức quy định", ghi vào MS B 15.
 
levanton

levanton

Cao cấp
Mình cũng đang sửa nâng cấp các file kế toán excel theo các hình thức NKC, NKSC, theo qd 15 và 48 theo sự thay đồi theo thông tư 244. Đồng thời mã hóa các loại chi phí bị trừ theo MS của tờ quyết toán thuế theo quy định, trong đó có phần chi phí vượt mức các bác đang quan tâm. Hy vọng sau 1 thời gian ngắn nữa sẽ được phục vụ các bác.:1luvu:
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Số liệu nằm rải rác, doanh nghiệp phải tự xác định để cộng chi phí loại và so sánh với tổng chi phí được trừ.
Khi kiểm tra, cơ quan thuế cũng sẽ cộng , kiểm tra và so sánh xem có vượt mức hay không.

Số liệu tổng chi phí chi phí sản xuất ( nếu cp 627, 154) và sẽ làm giảm lợi nhuận, hoặc tăng lỗ ( nếu cp đó là chi phí hạch toán TK 642, 641), vì vậy trong BCTC số liệu đó có kết quả nằm ở TK 154 và TK 421

Vẫn còn một ít băn khoăn tại 154:
Trường hợp DN có dở dang cuối kỳ (đối với DN xây dựng thì giá trị dở dang rất lớn) khi đó liệu trường hợp "chi phí phù hợp doanh thu" có được CQ thuế áp dụng để tính tỉ lệ khống chế hay không (Tổng chi phí tính luôn dở dang hay loại trừ dở dang cuối kỳ) mong được hướng dẫn tiếp.
Thank.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nhận được thông tin từ Thầy Hoàng Nam góp ý

HOANGNAM nói:
Chào Bác !
Bác đã khoẻ chưa mà xông trận tiên phong sớm thế !
Ý kiến của Bác rất hay, nó đã tạo ra hướng giải quyết vấn đề mà bấy lâu nay các bạn kế toán đang quan tâm. Về lý thuyết thì đã rõ rồi, giờ chỉ cần phương pháp thôi. Theo tôi thì ý kiến của bạn Levanton rất đáng được lưu ý, đó là mã hóa các số liệu nằm trong nội dung khống chế để khi cần chúng ta có thể tổng hợp và kiểm tra xem đã vượt mức khống chế hay chưa để có hướng xử lý. Tuy nhiên chỉ khi kết thúc năm ta mới biết được con số chính thức, do đó cần dự phòng những khoản chi mà khi cần thiết ta có thể giữ lại để phân bổ dần cho năm sau.
Mấy lời mạo muội bàn luận với Bác. Nếu có gì chưa đúng, mong Bác bỏ qua.
Chúc Bác luôn mạnh khoẻ, công tác tốt.
Hoang Nam.
 
H

hongltc

Guest
1/4/10
12
0
0
TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn bố, chú, bác, anh, chị, em trong gia đình webketoan rất nhiều!
Nay bố đã khoẻ nhiều chưa, đi lại được bình thường chưa?
Chúc bố và gia đình luôn khoẻ mạnh, sớm tiếp tục công việc của mình.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA