tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cốn đoàn

  • Thread starter meangirl
  • Ngày gửi
M

meangirl

Sơ cấp
24/9/09
33
0
0
34
bac giang
em nghe nói tháng 5 có quyết định mới thay đổi tỷ lệ trích các khoản theo lương không còn là 25% nữa mà là 30%. Có ai biết rõ tỷ lệ trích cụ thể như thế nào thì nói cho em biết với.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

suongmaibuon

Guest
30/1/10
12
0
1
Hà Nội
Bạn ơi theo như mình biết thì sang năm 2010, tỷ lệ trích các khoản theo lương là 30.5% trong đó:
BHXH trích bằng 22% lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động với 16% tính vào chi phí của doanh nghiệp và 6% trừ vào thu nhập của người lao động
BHYT trích bằng 4,5% lương cơ bản và phụ cấp (nếu có): 3% tính vào chi phí, 1,5% trừ vào thu nhập
KPCĐ trích 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp
BHTN 2% trong đó 1% do công ty đóng, 1% do người lao động đóng.
Hy vọng có thể giúp được bạn!
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Bạn ơi theo như mình biết thì sang năm 2010, tỷ lệ trích các khoản theo lương là 30.5% trong đó:
BHXH trích bằng 22% lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động với 16% tính vào chi phí của doanh nghiệp và 6% trừ vào thu nhập của người lao động
BHYT trích bằng 4,5% lương cơ bản và phụ cấp (nếu có): 3% tính vào chi phí, 1,5% trừ vào thu nhập
KPCĐ trích 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp
BHTN 2% trong đó 1% do công ty đóng, 1% do người lao động đóng.
Hy vọng có thể giúp được bạn!

Chuẩn không cần chỉnh, bạn cứ làm theo nhé.
 
S

sontcdn1

Guest
30/5/09
2
0
0
46
Nha Trang
Hạch toán các khoản trích theo lương

HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp gồm:
- Bảo hiểm xã hội;
- Bảo hiểm y tế;
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Kinh phí công đoàn.
Từ ngày 01/01/2010, tỷ lệ trích lập các khoản này có một số thay đổi, chi tiết tỷ lệ trích lập BHXH, BHYT, BHTN & KPCĐ năm 2010 như sau:
Tỷ lệ đóng BHXH là 22%; BHYT là 4.5%; BHTN là 2%; KPCĐ là 2%. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN và 2% KPCĐ, người lao động đóng 6% BHXH; 1.5% BHYT; 1% BHTN.
Bảng tỷ lệ trích lập các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương Tổng mức đóng Trong đó:
Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH 22,0% 16,0% 6,0%
BHYT 4,5% 3,0% 1,5%
BHTN 2,0% 1,0% 1,0%
KPCĐ 2,0% 2,0% -
Cộng 30,5% 22,0% 8,5%
Trích theo NĐ 62/2009 một số nội dung:
Điều 3. Mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT theo Điều 13 Luật BHYT và của đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
2. Từ ngày 01/01/2010 mức đóng hằng tháng của các đối tượng như sau:
a. Bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Luật BHYT;
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)


I. NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội quy định có 2 loại BHXH, là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH.
Trong phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến BHXH bắt buộc đối với các đối tượng sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Theo Điều 91 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động như sau:
Hằng tháng, người lao động sẽ đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
Riêng đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Theo Điều 92 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động:
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
Vậy, từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%.
Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động đóng thêm 1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ trích lập là 26%, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.
2. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.
Theo Luật BHYT thì mức trích lập tối đa của quỹ BHYT là 6% tiền lương tiền công hàng tháng của người lao động, trong đó người lao động chịu 1/3 (tối đa là 2%) và người sử dụng lao động chịu 2/3 (tối đa là 4%)
Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2009 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trích lập BHYT từ 1/1/2010 như sau:
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức thì mức trích lập BHYT bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%.
3. Bảo hiểm thất nghiệp
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với đối tượng lao động và người sử dụng lao động như sau:
- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.
* Theo điều 81 Luật BHXH, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
- Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp
* Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
+ Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm TN;
+ Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
* Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí.
4. Kinh phí công đoàn
Tỷ lệ trích lập của khoản này không thay đổi, vẫn là 2% trên tổng thu nhập của người lao động và toàn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác, cụ thể sử dụng các TK chi tiết sau:
- TK 3382 – Kinh phí công đoàn
- TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
- TK 3384 – Bảo hiểm y tế
- TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp.
Các tài khoản: TK 3382; TK 3383; TK 3384 được hạch toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, còn riêng về tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán theo Thông tư số : 244/2009/TT-BTC, chi tiết nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau:
Tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp
- Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Kết cấu, nội dung phản ánh:
Bên Nợ: Số Bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bên Có:
- Trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
- Trích bảo hiểm thất nghiệp khấu trừ vào lương của công nhân viên.
Số dư bên Có: Số bảo hiểm thất nghiệp đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Định kỳ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 622, 627, 641, 642…
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).
- Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383, 3384, 3389).
- Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389)
Có các TK 111, 112.
 
L

lenguyen2612

Sơ cấp
11/11/09
2
0
0
38
Thanh hoa
Tỷ lệ trích BHXH & Công Đoàn

Theo mình được biết BH & CĐ thì DN & CBCNV phải chịu như sau tùy thuộc vào hình thức chi trả mà khoản trích này tính trên lương tối thiểu hay lương thực trả:


BHXH Doanh nghiệp 16% CBCNV 6%

BHYT Doanh nghiệp 3% CBCNV 1.5%

KPCĐ Doanh nghiệp 2% CBCNV 1%

Đoàn phí công đoàn CBCNV 1%
 
Sửa lần cuối:
R

ruaconngoc

Sơ cấp
1/11/10
12
0
0
34
long an
Uh cho em hỏi với! Công ty em tính lương theo cấp bậc (giống lương nhà nước: tổng tiền lương = lương tối thiểu x hệ số + phụ cấp)
Vậy khi trích BHYT, BHXH... thì số phải trích = tỷ lệ trích x lương tối thiểu hay Số phải trích = tỷ lệ x tổng lương
 
Binh Thanh

Binh Thanh

Guest
13/4/08
29
0
0
38
Hai Phong
Theo mình thì số phải trích = tỷ lệ trích x lương tối thiểu không biết có đúng không?
Mong cả nhà góp ý.
 
P

phuong0608

Guest
6/9/10
8
0
0
35
hà nội
chào mọi người, em cũng mới đi làm, em xin đưa ra ý kiến của mình, các bác xem rồi góp ý cho em với nhé
theo bạn nhiconuong thì mình xin cho ý kiến:
công ty bạn hoạt động được 1 năm rồi mà không phát sinh hoạt động bán ra à mà chưa mua hóa đơn tài chính, bạn nên tiến hành mua hóa đơn đi, thủ tục gồm giấy ĐKKD, đơn xin mua hóa đơn
bạn cũng nên nhanh chóng tiến hành đăng ký MST cho mọi người trong công ty đi
công ty mới thành lập được phép báo lỗ trong 2 năm mà nên lo gì bị giải thể hả bạn
 
vubinhanduong

vubinhanduong

Trung cấp
em nghe nói tháng 5 có quyết định mới thay đổi tỷ lệ trích các khoản theo lương không còn là 25% nữa mà là 30%. Có ai biết rõ tỷ lệ trích cụ thể như thế nào thì nói cho em biết với.

bạn ơi, tỷ lệ trích theo lương tổng cộng là 30.5%, trong đó Doanh nghiệp: 22%, nhân viên: 8.5%
ok đúng đó
 
H

Huyenhtt2000

Sơ cấp
25/10/10
33
0
0
Quốc Oai - Hà Nội
Bạn ơi theo như mình biết thì sang năm 2010, tỷ lệ trích các khoản theo lương là 30.5% trong đó:
BHXH trích bằng 22% lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động với 16% tính vào chi phí của doanh nghiệp và 6% trừ vào thu nhập của người lao động
BHYT trích bằng 4,5% lương cơ bản và phụ cấp (nếu có): 3% tính vào chi phí, 1,5% trừ vào thu nhập
KPCĐ trích 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp
BHTN 2% trong đó 1% do công ty đóng, 1% do người lao động đóng.
Hy vọng có thể giúp được bạn!


Mình thì chỉ có trách nhiệm HT lương chứ ko tính lương. Về tỷ lệ mình ko có ý kiến. Nhưng bên mình tính BHXH,BHYT,BHTN trích tỷ lệ % theo lương cơ bản chứ không phải tổng thu nhập như bạn nói. KPCD = (LCB + một số phụ cấp như thâm niên, trách nhiệm..)*tỷ lệ % trích theo lương.
 
A

almanach

Sơ cấp
7/10/10
2
1
1
tp thanh hóa
BHXH, BHYT, BHTN thì trích trên lương cơ bản và phụ cấp, còn KPCĐ thì trên tổng lương
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA